Đại dương lớn nhất thế giới là gì năm 2024

Trên bề mặt Trái Đất có 5 đại dương, đó là Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Nam Đại Dương. Vậy bạn có biết đại dương nào sâu nhất thế giới hay không? Nếu đáp án là không thì hãy cùng Primer đi tìm lời giải đáp qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

Tổng quan về các đại dương trên Trái Đất

Đại dương là vùng nước liên tục bao quanh Trái Đất với tổng diện tích là 361.132.000 km2, chiếm tới 70,8% bề mặt Trái Đất. Hiện nay, vùng nước này được chia thành 5 vùng chính, đó là:

Thái Bình Dương

Đại dương lớn nhất thế giới là gì năm 2024
Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất trên thế giới

Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất trên thế giới với diện tích khoảng 165.250.000km2. Nó kéo dài từ Bắc Cực đến Nam Đại Dương và bị giới hạn bởi Châu Mỹ ở phía Đông và Châu Á với châu Úc ở phía Tây. Diện tích bề mặt nước của Thái Bình Dương chiếm tới 46% bề mặt nước của toàn Trái Đất và lớn hơn cả tổng diện tích đất trên Trái Đất cộng lại.

Thái Bình Dương kéo dài khoảng 7.500 km từ Biển Bering ở Bắc Cực đến phía bắc của Nam Đại Dương và đạt chiều rộng Đông – Tây lớn nhất ở vĩ độ khoảng 5°N. Tại đây, khoảng rộng của Thái Bình Dương dài khoảng 19.800 km tính từ Indonesia đến bờ biển Colombia và Peru, tương đương với nửa vòng Trái Đất và gấp hơn 5 lần đường kính Mặt trăng.

Điểm thấp nhất của Thái Bình Dương và cũng là thấp nhất trên Trái Đất chính là rãnh Mariana ở phía đông của đảo Mariana. Độ sâu trung bình của Thái Bình Dương là khoảng 4.188 mét (14.000 ft) còn độ sâu của rãnh Mariana là khoảng 10.911 mét (35.797 ft) dưới mực nước biển. Ngoài rãnh Mariana thì Thái Bình Dương còn có một số rãnh có độ sâu lớn như rãnh Philippine sâu 10.545m, rãnh Tonga sâu 10.882m, …

Hiện nay, diện tích của Thái Bình Dương đang bị thu hẹp do kiến ​​tạo địa tầng. Trong khi đó, diện tích của Đại Tây Dương lại tăng lên mỗi năm, khoảng 2 – 3cm một năm.

Đại Tây Dương

Đại dương lớn nhất thế giới là gì năm 2024
Đại Tây Dương chiếm khoảng 1/5 diện tích bề mặt Trái Đất

Đại Tây Dương là đại dương lớn thứ hai trên thế giới với tổng diện tích là 106.400.000km2. Nó chiếm khoảng 1/5 diện tích bề mặt Trái Đất và khoảng 26% diện tích mặt nước, nối liền với Thái Bình Dương bởi Bắc Băng Dương và hành lang Drake. Đại Tây Dương có hình chữ S kéo dài từ Bắc đến Nam và được chia ra làm 2 phần bởi dòng nước ngược vùng xích đạo vào khoảng 8o Bắc, đó là Bắc Đại Tây Dương và Nam Đại Tây Dương

Ở Đại Tây Dương có một số rãnh sâu là rãnh Puerto Rico nằm ở Bắc Đại Tây Dương (sâu 8.605m), rãnh South Sandwich (sâu 8.428m), rãnh Romancheb (7.454m),…

Ấn Độ Dương

Ấn Độ Dương là đại dương lớn thứ ba trên thế giới với tổng diện tích là 75.000.000 km2, chiếm khoảng 20% ​​lượng nước trên bề mặt Trái đất. Phía Bắc của Ấn Độ Dương là Ấn Độ, Pakistan và Iran, phía Tây là Ả Rập và châu Phi, phía Đông là bán đảo Đông Dương, quần đảo Sunda và Úc còn phía Nam là Nam Đại Dương.

Ấn Độ Dương bao gồm biển Đỏ và vịnh Ba Tư với thể tích nước là khoảng 292.131.000 km3. Các quốc đảo trong Ấn Độ Dương là hòn đảo lớn thứ tư thế giới là Madagascar, đảo Reunion, Seychelles, Comoros, Maldives và Sri Lanka.

Điểm sâu nhất ở Ấn Độ Dương là rãnh Diamantina với độ sâu 8.047m và rãnh Java nằm ngay ngoài khơi Indonesia có độ sâu tối đa là 7.455m.

Đại dương lớn nhất thế giới là gì năm 2024
Điểm sâu nhất ở Ấn Độ Dương là rãnh Diamantina

Nam Đại Dương

Trong suốt một khoảng thời gian dài, chỉ có 4 đại dương được công nhận. Mãi đến mùa xuân năm 2000, Tổ chức Thủy văn Quốc tế (IHO) mới nhận được đề xuất từ các nhà khoa học phân chia vùng biển phía Nam xung quanh châu Nam Cực thành Nam Đại Dương.

Nam Đại Dương còn gọi là Đại dương Nam Cực là đại dương lớn thứ tư trên thế giới với. Nó bao gồm các vùng nước cực Nam trên Trái Đất, từ vĩ độ 60° Nam trở xuống và bao quanh lục châu Nam Cực. Trong vùng nước của Nam Đại Dương có rất nhiều các tảng băng lớn cùng vô số các mảnh băng trôi và băng biển có độ sâu khác nhau.

Từ lâu các nhà khoa học đã công nhận Nam Đại Dương nhưng vì chưa có thỏa thuận quốc tế nào nên một số quốc gia vẫn chưa công nhận nó. Tuy nhiên, vào ngày 8 tháng 6 năm 2021, Ủy ban địa lý Hoa kỳ đã chính thức công nhận Nam Đại Dương là đại dương thứ năm của Trái Đất nhằm tôn vinh Ngày Đại dương Thế giới.

Nam Đại Dương có chiều rộng là 20.300.000km2, tương đương với tổng diện tích của Liên bang Nga và Ấn Độ. Điểm sâu nhất của Nam Đại Dương là Factorian Deep nằm ở rãnh South Sandwich với độ sâu vào khoảng 7.432m. Điểm này được phát hiện bằng tàu ngầm do một trưởng nhóm Victor Vescovo chỉ huy vào năm 2019.

Đại dương lớn nhất thế giới là gì năm 2024
Nam Đại Dương còn gọi là Đại dương Nam Cực là đại dương lớn thứ tư trên thế giới với

Bắc Băng Dương

Bắc Băng Dương là đại dương nhỏ nhất và nông nhất Trái Đất với diện tích là 14.090.000 km2 và có độ sâu trung bình là 1.038m. Đường bờ biển của Bắc Băng Dương được ước tính dài khoảng 45.390 km và nó được bao quanh bởi vùng đất của Nga, Hoa Kỳ, Na Uy, Đan Mạch và Canada.

Nó được bao phủ một phần bởi biển băng trong suốt cả năm và gần như là hoàn toàn trong những tháng mùa đông. Trước khi có sự ra đời của tàu phá băng hiện đại thì những tàu thuyền đi vào Bắc Băng Dương đều có nguy cơ bị mắc kẹt hoặc bị nghiền nát bởi băng biển.

Nhiệt độ và độ mặn của đại dương này thay đổi theo mùa và nó phụ thuộc vào thời gian đóng băng và tan băng. Do tốc độ bốc hơi của nước thấp, lượng nước ngọt đổ vào từ các sông lớn và ít có liên quan đến các đại dương khác nên độ mặn của Bắc Băng Dương là thấp nhất trong 5 đại dương trên Trái Đất.

Tại Bắc Băng Dương có một rãnh có độ sâu lớn nhất là rãnh Eurasian Basin với độ sâu 5.450m, tương đương 3.39 dặm.

Đại dương lớn nhất thế giới là gì năm 2024
Bắc Băng Dương là đại dương nhỏ nhất và nông nhất Trái Đất

Như đã nói ở trên thì bề mặt của Trái Đất được bao phủ bởi 70,8% là nước biển và được chia ra thành 5 đại dương lớn. Trong đó, có một đại dương chiếm khoảng ⅓ diện tích Trái Đất, đó là Thái Bình Dương và đây cũng là đại dương sâu nhất trên thế giới. Thái Bình Dương sở hữu rãnh sâu nhất của Trái Đất là rãnh Mariana với độ sâu gần 11.000m.

Rãnh Mariana nằm ở phía đông quần đảo Mariana và dài khoảng 2.550km, rộng khoảng 69km. Theo cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) thì điểm sâu nhất của rãnh Mariana là vực thẳm Challenger nằm ở vị trí cực Nam của rãnh. Cũng theo NOAA, vực thẳm Challenger sâu khoảng 10.935m và hơn chiều cao của đỉnh nuos Everest khoảng 2.100 m. Đây được xem là ranh giới của 2 mảng kiến tạo là mảng Thái Bình Dương bị lún xuống phía dưới của mảng Philipines.

Rãnh Mariana do Hải quân Hoàng gia Anh dùng tài Challenger II khảo sát lần đầu vào năm 1951 nên nó được đặt tên là vực thẳm Challenger.

Theo tính toán của các nhà nghiên cứu khoa học thì rãnh Mariana nằm ở khoảng cách 6.366,4km tính từ tâm của Trái Đất. Còn Bắc Băng Dương thì cách tâm Trái Đất khoảng 4 – 4,5 km. Nếu tính độ sâu theo khoảng cách từ tâm Trái Đất ra thì đại dương nào sâu nhất thế giới phải là Bắc Băng Dương. Bởi lẽ, nếu tính từ tâm Trái Đất đến đáy của Bắc Băng Dương thì nó sẽ gần hơn so với rãnh Mariana.

Đại dương lớn nhất thế giới là gì năm 2024
Rãnh Mariana là rãnh sâu nhất thế giới

Qua những thông tin mà Primer vừa chia sẻ ở trên, các bạn chắc hẳn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích về các đại dương trên Trái Đất và trả lời được câu hỏi đại dương nào sâu nhất thế giới. Nếu thấy bài viết này hay và ý nghĩa, hãy chia sẻ nó ngay đến bạn bè và người thân của mình để cùng bổ trợ kiến thức cho nhau các bạn nhé.

Nếu có nhu cầu tìm mua bộ lọc nước đầu nguồn đế xử lý nguồn nước của gia đình, hãy liên hệ ngay với Primer theo số Hotline 1900 98 98 35 hoặc để lại số điện thoại trên website Primer để các tư vấn viên có thể hỗ trợ trợ bạn trong thời gian sớm nhất.

Độ sâu nhất của đáy đại dương là bao nhiêu?

Có lẽ, một trong những kiểu địa hình ấn tượng nhất là Rãnh Mariana - một kẽ nứt ở Tây Thái Bình Dương trải dài 2.540km và là nơi có Challenger Deep - điểm sâu nhất Trái Đất với độ sâu khoảng 11.000 mét. James Cameron, đạo diễn phim Titanic là một trong số ít người từng ghé thăm Challenger Deep.

Đại dương nhỏ nhất thế giới có tên là gì?

Bắc Băng Dương (Tiếng Anh: Arctic Ocean, chữ Hán: 北冰洋, tên cũ là Bắc Đại Dương) là đại dương nhỏ nhất trong năm đại dương của Trái Đất, bao quanh cực Bắc, nơi đây băng tuyết bao phủ hoàn toàn vào mùa đông và một phần quanh năm. Có diện tích 14.090.000 km² và có độ sâu trung bình 1.038 mét.

Đại dương sâu nhất là bao nhiêu?

Thái Bình Dương sở hữu rãnh sâu nhất của Trái Đất là rãnh Mariana với độ sâu gần 11.000m. Rãnh Mariana nằm ở phía đông quần đảo Mariana và dài khoảng 2.550km, rộng khoảng 69km.

Con người biết được bao nhiêu về đại dương?

(Dân trí) - Theo Viện Hải dương học Woods Hole, khoảng 71% diện tích Trái Đất được bao phủ trong nước, nhưng cho đến nay chỉ 5% diện tích đại dương được con người khám phá.