Đại học luật hà nội nằm ở đâu

Đại học Luật Hà Nội là một trong những nơi đào tạo hàng ngàn cử nhân ngành luật, cung cấp đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý, cán bộ tư pháp của nước ta. Vậy trường luật có những ngành nào? Điểm chuẩn ra sao? Cơ sở vật chất hiện đại không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn rõ nét nhất về Đại học Luật Hà Nội.

Đại học luật hà nội nằm ở đâu

Xem thêm: Review trường Đại học Ngoại thương (FTU) – Lựa chọn hàng đầu cho giấc mơ kinh tế

Đại học luật hà nội nằm ở đâu

1. Giới thiệu chung về HLU

Đại học Luật Hà Nội có tên tiếng Anh là Hanoi Law University

Tên viết tắt: HLU

Trường có địa chỉ tại số 87 đường Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà Nội.

Đại học Luật Hà Nội thành lập vào ngày 10 tháng 11 năm 1979 với tiền thân là trường Đại học Pháp lý Hà Nội. Đến ngày 6 tháng 7 năm 1993 đổi tên thành Đại học Luật Hà Nội.

Trường có mục tiêu đến năm 2030 phấn đấu trở thành trường đại học trọng điểm quốc gia, chuyên đào tạo trong lĩnh vực pháp luật, là trung tâm nghiên cứu khoa học pháp lý hàng đầu nước ta và có vị thế trong khu vực.

2. Đời sống sinh viên

Đại học luật hà nội nằm ở đâu

Sinh viên Đại học Luật Hà Nội giành giải quán quân hùng biện Socrates 2019.

Cũng như rất nhiều sinh viên trường khác, sinh viên Luật Hà Nội cũng có vô vàn những điều thú vị mà không phải ai cũng biết.

Điều thứ nhất: Con trai Luật rất kiêu và chảnh đấy nhé, các bạn nữ nếu có ý định tán trai trường Luật thì hoặc là da mặt thật “dày” hoặc là bỏ ý định đó đi, vì nghe đâu khả năng trúng vietlott 5 lần liên tiếp còn cao hơn xác suất tán đổ trai HLU.

Điều thứ 2: Khi yêu con gái HLU, bạn sẽ chẳng sợ bị ai bắt nạt bởi các cô gái học luật luôn có 1 nghìn lẻ 1 cách để cho người đó ra tòa. Điều duy nhất bạn phải sợ khi yêu gái trường luật là…chính cô ấy.

Điều thứ 3: HLU có bộ 7 sát thủ nổi tiếng được các sinh viên truyền tai nhau qua nhiều thế hệ, đó là: hiến pháp, lý luận triết học, đường lối, công pháp, tài chính và đặc biệt là trùm cuối TOEIC.

Điều thứ 4: Học phí siêu rẻ là điều mà nhiều sinh viên HLU cảm thấy tự hào. Bởi vậy nên nếu trượt môn chỉ cần nhịn ăn vài bữa là đã đủ tiền học lại. Muốn biết học phí siêu rẻ ra sao thì đọc thêm phần học phí ở cuối bài nhé.

3. Cơ sở vật chất

Đại học luật hà nội nằm ở đâu

Tòa nhà A hình chữ L là biểu tượng của HLU

Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển, cơ sở vật chất của Đại học Luật Hà Nội bao gồm:

– 90 phòng học, giảng đường;

– 2 hội trường lớn với lần lượt 400 và 700 chỗ ngồi;

– 2 phòng thực hành tin học;

– 5 phòng thư viện với diện tích 1.382 mét vuông;

– 1 phòng đọc có diện tích 389 mét vuông.

Ngay từ những năm 1988, trường đã sử dụng hệ thống quản trị rất tiên tiến với phần mềm Libol được sử dụng rộng rãi để phục vụ quá trình tra cứu, quản lý người đọc…

Thư viện sử dụng hệ thống máy tính được kết nối với hai cơ sở dữ liệu pháp luật trực tuyến đồ sợ là Heinonline và Westlaw.

Nằm trên con đường Nguyễn Chí Thanh đẹp nhất Hà Nội với những hàng hoa sữa trải dài suốt con đường, mỗi mùa thu đến hương hoa sữa tỏa vào len lỏi từng góc giảng đường đầy thơ mộng. Quả là một đặc ân với những ai thích mùi hương đặc trưng này của Hà Nội.

Nếu hỏi sinh viên HLU về nơi hiện đại bậc nhất trường, chắc hẳn ai cũng sẽ tự hào giới thiệu tòa nhà A – tòa nhà biểu tượng của HLU. Được thiết kế dưới dạng hình chữ L (Law) với 15 tầng cao vút với hệ thống thang máy và phòng học vô cùng hiện đại. Đây không chỉ là giảng đường, mà sảnh nhà A cũng là nơi để các bạn sinh viên tập tành văn nghệ, tham gia các buổi họp đội – nhóm của các câu lạc bộ, các buổi sinh hoạt ngoại khóa…

4. Chương trình đào tạo

Đúng như cái tên – Đại học Luật Hà Nội, trường có thế mạnh đào tạo đội ngũ cử nhân ngành luật chất lượng và nổi tiếng của nước ta. Trường đào tạo ngành Luật với nhiều chuyên ngành khác nhau như Luật thương mại quốc tế, Luật kinh tế, các chương trình liên kết với đại học nước ngoài. Không chỉ vậy, trường còn đào tạo thêm chuyên ngành Ngôn ngữ Anh.

Đại học luật hà nội nằm ở đâu

Một phiên tòa lưu động được tổ chức tại Đại học Luật Hà Nội

Không chỉ là những buổi học nhàm chán với trang giáo án dày cộp, sinh viên HLU còn được tham gia các phiên tòa lưu động của Tòa án tổ chức ngay tại trường. Các phiên tòa này sẽ giúp sinh viên biết được trình tự các bước của một buổi xét xử, được tiếp xúc trực tiếp với một vụ án trên thực tế từ đó áp dụng các kiến thức mà mình đã được học để đưa ra phán đoán về mức hình phạt với người phạm tội.

Reivew chi tiết các ngành đào tạo của HLU:

5. Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên khi ra trường

Sinh viên ngành Luật khi ra trường có thể trở thành luật sư làm việc trong cơ quan nhà nước hoặc tòa án. Không chỉ vậy, người làm trong ngành luật có thể làm việc trong ngành công an, các công ty tư vấn luật hoặc các vị trí pháp chế của các công ty kinh doanh. Công việc của một nhân viên pháp chế là người có vai trò tạo ra các quy tắc, quy định trong nội bộ công ty, đồng thời tham gia việc điều tiết và kiểm soát các hoạt động của công ty tuân thủ theo luật (của doanh nghiệp và pháp luật). Bộ phận pháp chế của một công ty sẽ thực hiện các hoạt động lưu trữ tài liệu, xem xét quan hệ lao động, hợp đồng, giấy phép công nghệ thương hiệu, tư vấn pháp lý cho công ty…

Đại học luật hà nội nằm ở đâu

Sinh viên HLU khi ra trường có thể trở thành các luật sư, công tố viên…

Đối với sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, sau khi ra trường các em có thể làm các công việc phiên dịch, biên dịch, tiếp viên hàng không, giảng viên tiếng Anh…

6. Mức học phí

Mức học phí của Đại học Luật Hà Nội năm học 2021 – 2022 có sự khác nhau giữa các chương trình đào tạo.

– Đối với chương trình đại trà: Mức học phí là 980.000 đồng/tháng (280.000 đồng/tín chỉ).

– Đối với chương trình chất lượng cao: Mức học phí là 3.025.000 đồng/tháng (1.015.000 đồng/tín chỉ).

– Đối với chương trình liên kết với Đại học Arizona (Hoa Kỳ): Mức học phí là 10.000 USD/1 năm học. Ngoài ra, Đại học Luật sẽ cập học bổng cho sinh viên là 2.000 USD.

Là một trường Luật hàng đầu của cả nước, với những sự đầu tư kỹ lưỡng trong cả việc giảng dạy, Đại học Luật Hà Nội luôn là sự lựa chọn hàng đầu của những ai có nguyện vọng theo đuổi ngành Luật và trở thành luật sư trong tương lai.

Review Đại học Luật Hà Nội Review HLU

Đăng vào 09/12/2016 09:38

Ra đời cùng với việc thành lập Trường Đại học Pháp lý Hà Nội (năm 1979), nay là Trường Đại học Luật Hà Nội, Phòng Đào tạo ban đầu có tên là Phòng Giáo vụ từ đầu thập niên tám mươi của thế kỷ XX. Nhiệm vụ của Phòng Giáo vụ vừa quản lý đào tạo vừa quản lý sinh viên với phạm vi chức năng và nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Do vậy, tháng 5 năm 1998, Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội đã ban hành văn bản tách Phòng Giáo vụ thành 2 phòng với chức năng, nhiệm vụ khác nhau, đó là Phòng Đào tạo làm nhiệm vụ quản lý đào tạo và Phòng công tác sinh viên làm nhiệm vụ quản lý sinh viên. Với tư cách là một đơn vị chuyên môn nằm trong khối phòng ban thuộc Trường Đại học Luật Hà Nội, Phòng Đào tạo có nhiệm vụ thực hiện các vấn đề liên quan đến quản lý đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Hiệu trưởng Nhà trường.

I. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ

        1. Phối hợp với các khoa xây dựng mục tiêu, chương trình và phương pháp đào tạo hệ đại học chính quy trình Hiệu trưởng xem xét quyết định; tham gia xây dựng các đề án, chương trình đào tạo mới của Nhà trường, mở các mã ngành đào tạo mới theo yêu cầu của quá trình hội nhập khu vực và thế giới cũng như nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước;

        2. Tham mưu cho Ban Giám hiệụ nhà trường các chiến lược về đào tạo và quản lý đào tạo cho phù hợp với quy định về đào tạo theo tín chỉ; xây dựng và tổ chức triển khai các văn bản về quản lý đào tạo;

        3. Tham gia nghiên cứu khoa học, phối hợp với các đơn vị triển khai đề tài nghiên cứu khoa học, tham dự các hội thảo khoa học;

        4. Lập kế hoạch tuyển sinh và phối hợp với các đơn vị tổ chức triển khai công tác tuyển sinh hệ đại học chính quy và văn bằng 2 chính quy hàng năm;

        5. Lập kế hoạch giảng dạy, học tập, thi hết học kỳ, thực tập chuyên môn và khóa luận tốt nghiệp;

       6. Kiểm tra, theo dõi, đôn đốc và thực hiện kế hoạch đào tạo ở các Khoa, kiểm tra việc thực hiện quy chế đào tạo, đề xuất ý kiến để bổ sung, thay đổi các quy định cho phù hợp thực tiễn của Trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo;

       7. Tổ chức cho sinh viên đăng ký khối lượng học tập theo hệ thống tín chỉ, quản lý thời khóa biểu cá nhân của sinh viên; tập huấn các cố vấn học tập để nắm vững quy định về quản lý sinh viên và tư vấn cho sinh viên trong quá trình học tập;

       8. Lập thời khoá biểu, bố trí phòng học và tổ chức kiểm tra việc thực hiện thời khoá biểu và lịch trình giảng dạy của giảng viên; xác nhận việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của giảng viên;

       9. Quản lý kết quả học tập của sinh viên hệ đại học chính quy và văn bằng 2 chính quy hàng năm; lập danh sách sinh viên được học tiếp, học lại, ngừng học, thôi học, hoàn thiện điểm và danh sách sinh viên tốt nghiệp; tham mưu cho lãnh đạo trường về xét tốt nghiệp cho sinh viên đào tạo theo hệ thống tín chỉ;

       10. Quản lý các lớp văn bằng đại học thứ hai chính quy;

      11.  Đề xuất với lãnh đạo Nhà trường tổ chức các cuộc họp chuyên môn để triển khai  kế hoạch giảng dạy và học tập, kế hoạch thi học kỳ và các cuộc họp liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị;

       12. Tổ chức việc mua phôi bằng tốt nghiệp ở Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quản lý phôi bằng và cấp phát văn bằng cho hệ đại học chính quy và văn bằng 2 chính quy hàng năm theo quy định;

       13. Xác nhận kết quả học tập của sinh viên và phát bằng cho sinh viên hệ đại học chính quy và văn bằng 2 chính quy hàng năm tốt nghiệp;

      14. Phối hợp với các Khoa tổ chức đánh giá chất lượng giảng dạy và học tập, nghiên cứu và phổ biến các kinh nghiệm đào tạo;

       15. Tổ chức khai giảng và bế giảng các khoá đào tạo hệ đại học chính quy và văn bằng hai chính quy; tổ chức phổ biến quy chế đào tạo cho sinh viên hệ đại học chính quy và văn bằng 2 chính quy hàng năm đến nhập trường;

       16. Tổ chức tuyển sinh và quản lý đào tạo đối với các lớp chất lượng cao;

       17. Cung cấp thông tin về đào tạo và quản lý đào tạo cho Ban quản trị Website của Trường;

       18. Triển khai các công việc để tiếp nhận sinh viên hệ cử tuyển, hệ đào tạo theo địa chỉ sử dụng và theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

      19. Phối hợp cùng các đơn vị xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai cho sinh viên học tập học phần giáo dục quốc phòng-an ninh; cấp phát cho sinh viên các chứng chỉ về giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng-an ninh;

       20. Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài trường tổ chức cho sinh viên kiểm tra phân loại tiếng Anh theo chuẩn TOEIC và tổ chức các lớp ngoại ngữ theo quy định.

       21. Phối hợp với Trung tâm Pháp luật Nhật Bản và Trung tâm Pháp luật Đức triển khai các lớp tiếng Nhật và tiếng Đức trong khuôn khổ hợp tác với Nhật Bản và CHLB Đức.

       22. Chủ trì trong việc tổ chức/phối hợp tổ chức thi THPT Quốc gia theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

II. CƠ CẤU TỔ CHỨC

Cơ cấu tổ chức của Phòng gồm:

- 01 Trưởng phòng

- 01 Phó Trưởng phòng

- 7 chuyên viên                     

Chia thành 3 bộ phận chính:  Tuyển sinh; Kế hoạch; Hành chính - Giáo vụ

- Chi bộ phòng Đào tạo gồm: 10 đảng viên (TS. Trần Quang Huy, phó Hiệu trưởng sinh hoạt cùng Chi bộ Phòng Đào tạo);

Bí thư chi bộ: TS. Lê Đình Nghị

- Công đoàn Phòng: gồm 10 thành viên (TS. Trần Quang Huy, phó Hiệu trưởng sinh hoạt cùng Công đoàn Phòng Đào tạo);

Chủ tịch công đoàn: CN. Chu Đình Phong

III. ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ

- Phòng Lãnh đạo: 024.37734241 (Trưởng phòng, phòng 109 nhà B) 024.37730238 (Phó trưởng phòng, phòng 108 nhà B)

- Bộ phận Tuyển sinh và Hành chính - Giáo vụ: 024.38359803 (Phòng A106 nhà A)

- Bộ phận Kế hoạch: 024.38351879 (Phòng A107 nhà A)

- Địa chỉ phòng: Phòng Đào tạo Trường Đại học Luật Hà Nội, số 87 Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, Thành phố  Hà Nội.

- Địa chỉ Email:

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

STT

Ảnh

NGƯỜI THỰC HIỆN

NHIỆM VỤ

01

 

Đại học luật hà nội nằm ở đâu

TS. Lê Đình Nghị

Trưởng phòng

Giảng viên

- Chỉ đạo chung;

- Chịu trách nhiệm trước Ban Giám hiệu Nhà trường trong tổ chức và điều hành công việc của Phòng Đào tạo;

- Trực tiếp chỉ đạo công tác tuyển sinh đại học hệ chính quy và văn bằng 2 chính quy, liên thông đại học hình thức chính quy;

- Chỉ đạo công tác tổ chức/phối hợp tổ chức thi THPT Quốc giá;

- Chỉ đạo công tác xét tuyển và đào tạo hệ cử tuyển, theo dõi việc thực hiện hợp đồng và thanh lý hợp đồng đào tạo cử tuyển hàng năm;

- Trực tiếp chỉ đạo công tác đào tạo Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng;

- Quản lý đào tạo việc dạy và học ngoại ngữ đối với các khóa hệ đại học chính quy;

- Trực tiếp thực hiện công tác tư vấn cho Ban Giám hiệu về chương trình đào tạo, các quy định về quản lý đào tạo với các hệ đại học chính quy và văn bằng hai chính quy;

- Trực tiếp chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học của đơn vị;

- Quản lý và cấp phát phôi bằng tốt nghiệp;

- Phụ trách công tác quản lý các lớp chất lượng cao;

- Xây dựng báo cáo công tác của đơn vị;

- Trực tiếp chỉ đạo công tác Hành chính giáo vụ đối với hệ đại học chính quy và văn bằng hai chính quy;

- Theo dõi và xác nhận thanh toán đối với hệ đại học chính quy và văn bằng hai chính quy;

       

02

Đại học luật hà nội nằm ở đâu
 

ThS. Nguyễn Thu Thủy    

Phó Trưởng phòng

Chuyên viên chính

- Trực tiếp chỉ đạo công tác kế hoạch;

 - Tham gia ban biên tập Cổng TTĐT của Trường, duyệt các nội dung thông tin liên quan đến đơn vị đưa lên Cổng TTĐT của Trường;

- Trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng kế hoạch giảng dạy, thời khóa biểu, lịch thi, bố trí hội trường giảng dạy cho các hệ đào tạo đại học chính quy và hệ Vừa làm vừa học;

- Trực tiếp chỉ đạo công tác theo dõi và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, thời khóa biểu của giảng viên đối với hệ đại học chính quy và văn bằng 2 chính quy;

- Trực tiếp chỉ đạo việc tổng hợp giờ giảng, kiểm tra và xác nhận giờ giảng. Lập phiếu chi cho các hoạt động quản lý đào tạo đối với các hệ đại học chính quy và văn bằng hai chính quy;

- Thực hiện các công tác khác theo sự ủy quyền của Trưởng phòng.

03

Đại học luật hà nội nằm ở đâu
 

CN. Phạm Thị Minh

Chuyên viên

 - Chuyên viên bộ phận kế hoạch: Xây dựng kế hoạch đào tạo, thời khoá biểu, lịch thi hệ đại học chính quy, văn bằng 2 chính quy, vừa làm vừa học;

- Xử lý các công văn, báo cáo tổng kết, báo cáo số liệu theo yêu cầu của Ban Giám hiệu giao nhiệm vụ cho đơn vị xử lý, làm đầu mối xử lý;

- Quản lý sinh viên Khóa 14 hệ VB2CQ;

- Quản lý và giải quyết hồ sơ của sinh viên Khóa 15 trở về trước.

04

 

Đại học luật hà nội nằm ở đâu

CN. Phạm Thị Bích Liên

Chuyên viên chính

- Quản lý học tập Khoá 41;

- Quản lý học tập Khóa 16 hệ VB2CQ;

- Giải quyết các công việc liên quan đến sinh viên K29, K33, K37 và VB2K4BCQ;

05

Đại học luật hà nội nằm ở đâu
 

CN. Chu Đình Phong

Chuyên viên

- Quản lý học tập Khóa 42;

- Quản lý Khóa 15 hệ văn bằng 2 chính quy, trực tiếp quản lý lớp VB2K15ECQ;

- Giải quyết các công việc liên quan đến sinh viên K31, K35, K38, VB2K6A,B, VB2K8A,B,C, VB2K11A,B,C,D, K12VB2, K13VB2 chính quy;

- Quản lý trang thiết bị làm việc, văn phòng phẩm của Phòng..

06

 

Đại học luật hà nội nằm ở đâu

ThS. Nguyễn Hoài Phương

Chuyên viên

- Trưởng nhóm hành chính giáo vụ;

- Quản lý học tập Khóa 40 hệ chính quy;

- Trợ lý tuyển sinh hệ đại học chính quy và văn bằng 2 chính quy;

- Giải quyết các công việc liên quan đến sinh viên K36, K30, VB2K7A,B chính quy,

07

Đại học luật hà nội nằm ở đâu
 

ThS. Đỗ Thị Thơ       

Chuyên viên

- Quản lý và cấp phát bằng cho sinh viên các khoá hệ đại học chính quy, văn bằng 2 chính quy, cấp bản sao văn bằng, xác nhận văn bằng;

- Lập phiếu thanh toán, theo dõi thanh toán giảng dạy, chấm bài đối với hệ chính quy và văn bằng 2 chính quy;

- Giải quyết các công việc liên quan đến sinh viên Khóa 34, VB2K9 chính quy;

- Chịu trách nhiệm đưa các thông tin liên quan đến đơn vị lên Cổng TTĐT của Trường;

- Quản lý việc in, phân phối phôi bảng điểm, các loại biểu mẫu, hồ sơ phục vụ cho nhiệm vụ cùa đơn vị.

08

 

Đại học luật hà nội nằm ở đâu

CN. Nguyễn Hữu Tuấn

Chuyên viên  

- Theo dõi và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, thời khóa biểu của giảng viên đối với hệ đại học chính quy và văn bằng 2 chính quy;

- Thông báo lịch giảng, điều chỉnh hội trường, phòng học;

- Quản lý sinh viên hệ liên thông chính quy Khóa 1;

- Giải quyết các công việc liên quan đến sinh viên K17, 20, 22,24, 26, 27; Văn bằng 2K 2, 3, 4, 5 CQ, K1B Tp. Hồ Chí Minh;

- Lập bảng và theo dõi hội trường giảng dạy của các hệ đào tạo;

- Quản lý công tác hành chính của Phòng.

9

 

Đại học luật hà nội nằm ở đâu

ThS. Trần Lệ Trinh

Chuyên viên

- Quản lý  sinh viên Khóa 39;

- Thực hiện các công việc liên quan đến đào tạo hệ cử tuyển, đào tạo dự bị đại học;

- Đảm nhận công tác trao đổi sinh viên, hợp tác quốc tế về trao đổi, đào tạo, bồi dưỡng sinh viên;

- Quản lý việc in, phân phối các loại phôi chứng chỉ GDTC, phôi bản sao văn bằng từ sổ gốc;

- Giải quyết các công việc liên quan đến sinh viên Khoá 16, 18,19, 21, 23, 25, 28; K1A Tp. Hồ Chí Minh,  VB2K1CQ, VB2K10CQ.