Đại hội trù bị là gì năm 2024

Mở đầu phiên họp trù bị, đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng tuyên bố lý do.

Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước điều khiển phiên họp. Tiếp đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang xin ý kiến Đại hội thông qua chương trình phiên họp trù bị, thông qua Quy chế làm việc của Đại hội.

Cũng trong sáng nay, Đại hội đã hoàn thành các phần việc quan trọng gồm: bầu Đoàn Chủ tịch, Đoàn thư ký, Ban thẩm tra tư cách đại biểu, thông qua chương trình làm việc của Đại hội, thông qua Quy chế bầu cử của Đại hội và thông qua Báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu.

Chiều nay, các đại biểu nghiên cứu tài liệu tại đoàn. Phiên khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng sẽ bắt đầu vào lúc 8h sáng 21/1/2016.

Tham dự Đại hội XII có 1510 đại biểu, đại diện cho hơn 4,5 triệu đảng viên, trong đó đại biểu đương nhiên có 197 đồng chí là Ủy viên Trung ương chính thức và dự khuyết khóa XI; 1300 đại biểu được bầu tại các đại hội Đảng bộ trực thuộc Trung ương; 13 đại biểu chỉ định.

Công tác chuẩn bị Đại hội đã được Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo chặt chẽ, đến nay đã hoàn tất.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng có nhiệm vụ đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và nhìn lại chặng đường 30 năm đổi mới của đất nước; xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp phát triển đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong 5 năm tới.

Chủ đề của Đại hội là "Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại".

Đại hội lần này sẽ thảo luận và thông qua các văn kiện quan trọng: Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2016-2020; Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI; Báo cáo về tổng kết việc thi hành Điều lệ Đảng khóa XI và đề xuất bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng (nếu có); Báo cáo việc thực hiện Nghị quyết trung ương 4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.

Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng giữa hai kỳ Đại hội.

Tổng số đại biểu tham dự đại hội là 1.587 đại biểu, đại diện cho hơn 5,1 triệu đảng viên trong cả nước, tăng gần 80 đại biểu so với Đại hội XII, đông nhất trong 13 kỳ Đại hội Đảng toàn quốc. Trong đó, đại biểu đương nhiên chiếm tỷ lệ 12,04%; đại biểu được bầu tại các đại hội Đảng bộ trực thuộc Trung ương chiếm tỷ lệ 87,02%; đại biểu chỉ định chiếm tỷ lệ 0,95%; đại biểu nữ chiếm tỷ lệ 13,99%; đại biểu là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 11,03%; đại biểu là Anh hùng Lực lượng vũ trang chiếm tỷ lệ 0,19%; đại biểu là Nhà giáo Ưu tú chiếm tỷ lệ 0,82%; đại biểu là Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú chiếm tỷ lệ 0,95%.

Đại hội trù bị tiến hành thông qua chương trình phiên họp trù bị, thông qua Quy chế làm việc, Chương trình làm việc, Quy chế bầu cử Đại hội XIII và Báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu; tiến hành bầu Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký, Ban Thẩm tra tư cách đại biểu.

Sau phiên trù bị, các đại biểu sinh hoạt tại đoàn nghiên cứu các tài liệu Đại hội, gồm báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về các văn kiện Đại hội XIII, báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương khóa XII…

Trước đó, đầu giờ sáng, trước giờ khai mạc phiên trù bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, các đồng chí: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn cùng các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng và đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đặt hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc Việt Nam.

Vòng hoa của Đoàn mang dòng chữ: "Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại".

Trong giờ phút thiêng liêng, các đại biểu bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Người đã hiến dâng cuộc đời mình vì độc lập của Tổ quốc và tự do, hạnh phúc của nhân dân, Người đã đặt nền tảng tư tưởng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, đưa đất nước vững bước trên con đường đổi mới, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đại biểu nguyện một lòng đi theo con đường Người đã vạch ra, quyết tâm xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn cùng các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng và đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đặt hoa và dâng hương tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ, tưởng nhớ những người con ưu tú của dân tộc đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Vòng hoa của Đoàn mang dòng chữ: "Đời đời nhớ ơn các Anh hùng liệt sĩ".

Hệ thống các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng bao gồm Báo cáo chính trị là báo cáo trung tâm, cùng với các báo cáo chuyên đề là Báo cáo kinh tế - xã hội (bao gồm các Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025) và Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng đã có sự thống nhất cao, thể hiện tầm cao trí tuệ của Đảng ta, dân tộc ta.

Các văn kiện trình Đại hội XIII lần này không chỉ kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng mà còn nhìn lại 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020; đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 (năm kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước); xác định mục tiêu, phương hướng đến năm 2030 (năm kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng); và tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2045 (năm kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Các mục tiêu nêu cụ thể hướng tới những dấu mốc phát triển quan trọng của đất nước ta là: Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước: Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể mà Đại hội đề ra là cơ sở hết sức quan trọng để xác định phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; bảo đảm tính đồng bộ, khả thi, vừa đáp ứng được yêu cầu lâu dài, vừa có trọng tâm và các khâu đột phá chiến lược cần ưu tiên triển khai thực hiện; tạo thống nhất từ nhận thức cho đến hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong giai đoạn từ nay đến giữa thế kỷ XXI.