Dân ca là gì âm nhạc lớp 9

Giải bài tập âm nhạc lớp 9 Tiết 13: Ôn tập Tập học nhạc: TĐN số 4 & Âm nhạc thường thức: Một số ca khúc mang âm hưởng dân ca.

Quảng cáo

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Dân ca là gì âm nhạc lớp 9
Chia sẻ

Dân ca là gì âm nhạc lớp 9
Bình luận

Bài tiếp theo

Dân ca là gì âm nhạc lớp 9

Quảng cáo

Báo lỗi - Góp ý

Tiết 11 ôn tập bài hát: Hành khúc tới trường. Ôn tập Tập đọc nhạc : TĐN sô 4. Âm nhạc thường thức : Sơ lược về dân ca Việt Nam. Âm nhạc thường thức Sơ LƯỢC VỀ DÂN CA VIỆT NAM Dân ca là những bài hát do nhân dân sáng tác ra, không rõ tác giả. Đầu tiên bài hát có thể do một người nghĩ ra rồi truyền miệng qua nhiều người, từ đời này qua đời khác và được phổ biến ở từng vùng, từng dân tộc... Các bài dân ca được gọt giũa, sàng lọc qua nhiều năm tháng nên có sức sống bền vững cùng với thời gian. Dân ca của mỗi nước, mỗi dân tộc hay của mỗi vùng, mỗi miền đều có âm điệu, phong cách riêng biệt. Sự khác nhau này tuỳ thuộc vào môi trường sống, hoàn cảnh địa lí và đặc biệt là ngôn ngữ (Ví dụ : dân ca các dân tộc Tây Nguyên khác với dân ca các dân tộc miền núi phía Bắc, dân ca đồng bằng Bắc Bộ dễ phân biệt với dân ca Nam Bộ v.v...). Nhiều bài dân ca đã đạt tới trình độ nghệ thuật cao và có sức hấp dẫn, truyền cảm mạnh mẽ, được phổ biến sâu rộng. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với một nền văn hoá lâu đời, do đó dân ca Việt Nam thật phong phú, đa dạng. Kho tàng dân ca Việt Nam bao gồm nhiều vùng miền, nhiều thể loại : Dân ca Quan họ ở Bắc Ninh, hát Xoan ở Phú Thọ, hát Ví, hát Trống quân ở nhiều lấng quê Bắc Bộ, hát Dô ở Hà TâyƯ), hát Ví dặm ở Nghệ An, Hà Tĩnh ... ở Trung Bộ có Hò Huế, Lí Huế, hát sắc bùa ... ở Nam Bộ có các điệu Lí, điệu Hò, nói thơ v.v ... Dân ca của các dân tộc miền núi phía Bắc (đồng bào Thái, H'mông, Mường ...), dân ca của các dân tộc Tây Nguyên (Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng...) đều có bản sắc riêng. Từ bao đời nay, dân ca gắn bó với đời sống văn hoá và tinh thần của cộng đồng các dân tộc trên khắp dải đất Việt Nam. Từ ngày 1-8-2008, theo Nghị quyết của Quốc hội, hợp nhất tỉnh Hà Tây vào thành phố Hà Nội. Ngoài những làn điệu thuộc các loại dân ca khác nhau còn có những loại hát có nhạc đệm theo như Chầu văn, Ca trù, Ca Huế, Ca Quảng, nhạc tài tử miền Nam... và những hình thức ca kịch dân tộc độc đáo như Tuồng, Chèo, Cải lương. Dân ca luôn được bổ sung và phát triển. Nhiều nhạc sĩ đã dùng chất liệu dân ca để sáng tác nên những bài hát và bản nhạc mới đậm đà màu sắc dân tộc, trở thành những tiết mục biểu diễn rất hấp dẫn. Học hát, nghe các làn điệu dân ca và tìm hiểu về dân ca Việt Nam, chúng ta càng thêm yêu mến và tự hào về nhân dân ta, đất nước ta. Dân ca là sản phẩm tinh thần quý giá của cha ông để lại, cần trân trọng, giữ gìn, học tập và tiếp tục phát triển vốn quý ấy. CÂU HỞI VÀ BÀI TẬP Kể tên một số làn điệu dân ca và cho biết bài đó thuộc vùng, miền nào trên đất nước ta. Tại sao chúng ta phải giữ gìn, học tập và phát triển dân ca ?

Tiết 13 ôn tập Tập đọc nhạc : TĐN sô 4 Âm nhạc thường thức : Một sô ca khúc mang âm hưởng dân ca Âm nhạc thường thức MỘT SỐ CA KHÚC MANG ÂM HƯỞNG DÂN CA Các em đã được học và nghe nhiều bài dân ca tiêu biểu trên khắp miền đất nước. Những bài ca, điệu lí, câu hò... do ông cha ta sáng tạo nên từ trong cuộc sông muôn màu, muôn vẻ còn lưu truyền đến ngày nay. Các em cũng được hát và nghe nhiều bài ca hay do các nhạc sĩ Việt Nam sáng tác. Trong những ca khúc đó có nhiều bài đã khai thác chất liệu từ dân ca. Người ta nói dân ca là những “mỏ quặng” vô cùng quý giá đê các nhạc sĩ khai thác và sáng tạo nên những tác phẩm âm nhạc giàu tính dân tộc. Có thê điểm qua một số ca khúc tiêu biểu : Ca khúc mang âm hưởng dân ca đồng bằng Bắc Bộ Ca khúc thiếu nhi Em đi giữa biển vàng (Nhạc : Bùi Đình Thảo - Lời : Thơ Nguyễn Khoa Đăng) Cái Bống (Nhạc : Phan Trần Bảng - Lời : Ca dao cổ) Màu áo chú bộ đội (Nhạc và lời : Nguyễn Văn Tý) Trâu lá đa (Nhạc : Huy Du - Lời : Thơ Lữ Huy Nguyên) Ca khúc viết cho người lớn Đóng nhanh lúa tốt (Nhạc : Lê Lôi - Lời : Thơ Huyền Tâm) Những cô gái quan họ (Nhạc và lời : Phó Đức Phương) Đất nước lời ru (Nhạc và lời : Văn Thành Nho) Ca khúc mang âm hưởng dân ca miền núi phía Bắc Ca khúc thiếu nhì Đi học (Nhạc : Bùi Đình Thảo - Lời : Thơ Minh Chính - Bùi Đình Thảo) Đi tới trường (Nhạc : Đức Bằng - Lời : Theo tập đọc lớp 1 cũ) Từ rừng xanh cháu về thăm Lăng Bác (Nhạc và lời: Hoàng Long - Hoàng Lân) Ca khúc viết cho người lớn Tiêhg hát giữa rừng Pác Bó (Nhạc và lời : Nguyễn Tài Tuệ) Tình ca Tây Bắc (Nhạc : Bùi Đức Hạnh - Lời : Theo thơ cầm Giang) Cô giáo Tày cầm đàn lên đỉnh núi (Nhạc và lời : Văn Ký) Ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung Ca khúc thiếu nhi Điệu lí quê em (Nhạc và lời : Thái Nghĩa) Hò thả trâu (Nhạc và lời : Hoàng Vân) Ca khúc viết cho người lớn Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm (Nhạc : Trần Hoàn - Lời : Trần Hoàn, Quý Doãn) Miền Trung nhớ Bác (Nhạc và lời: Thuận Yến) Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh (Nhạc và lời : Nguyễn Văn Tý) Huế thương (Nhạc và lời : An Thuyên) Ca khúc mang âm hưởng dân ca Nam Bộ Ca khúc thiếu nhi Như sao sáng ngời (Nhạc và lời: Trương Quang Lục) Em ỉ à con gái má út Tịch (Nhạc và lời : Phan Nhân) Ca khúc viết cho người lớn Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người (Nhạc và lời : Trần Kiết Tường) V àm Cỏ Đông (Nhạc : Trương Quang Lục - Lời : Thơ Hoài Vũ) Cô gái Sài Gòn đi tải đạn (Nhạc và lời : Lư Nhất Vũ) Ca khúc mang âm hưởng dân ca Tây Nguyên Ca khúc thiếu nhi Em nhớ Tây Nguyên (Nhạc và lời : Văn Tấn - Trần Quang Huy) Tiếng chim trong vườn Bác (Nhạc và lời : Hàn Ngọc Bích) Ca khúc viết cho người lớn Tình ca Tây Nguyên (Nhạc và lời : Hoàng Vân) Ngọn lửa cao nguyên (Nhạc và lời : Trần Tiên) ơi Ma-đrắc (Nhạc và lời : Nguyễn Cường) Sông Đắc-krông mùa xuân về (Nhạc và lời : Tô Hải) Nghe những bài hát mang âm hưởng dân ca, ta cảm thấy biết bao gần gũi và thân thiết. Những tác phẩm âm nhạc của các nhạc sĩ Việt Nam đậm bản sắc văn hoá dân tộc đã làm cho đời sống âm nhạc của chúng ta thêm phong phú và độc đáo. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Kể tên một số bài hát mang âm hưởng dân ca. Hát một đoạn ngắn hoặc cả bài hát mang âm hưởng dân ca mà em biết.

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Giáo án Âm nhạc 9 Ôn tập đọc nhạc: TĐN số 4 Âm nhạc thường thức: Một số ca khúc mang âm hưởng dân ca. I. Mục tiêu: - Biết vừa đọc nhạc vừa đánh nhịp bài TĐN số 4. - Bước đầu biết cảm nhận những ca khúc mang âm hưởng dân ca từng vùng miền của đất nước. II. Giáo viên chuẩn bị: - Đàn phím điện tử. - Băng nhạc một số ca khúc chọn lọc mang âm hưởng dân ca Việt Nam. - Tập một số ca khúc để minh hoạ, Đài, Đầu đĩa. III. Tiến trình lên lớp: Hoạt động của Nội dung Hoạt động của Hs Gv 1, Ổn định tổ chức Gv kiểm tra sĩ Lớp trưởng báo số cáo 2, Bài cũ: Gv hỏi ? Muốn xác định bài đó viết ở dọng điệu gì ta cần Hs trả lời dựa vào yếu tố nào? - Dựa vào âm chủ và hoá biểu. ? Thứ nào gọi là giọng rê thứ? Viết công thức chế tạo giọng Rê thứ tự nhiên và Rê thứ hoà thanh. 3, Nội dung bài: Gv ghi lên Nội dung 1: Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 4. - Hs ghi bài bảng Cánh én tuổi thơ (Trích).
  2. Giáo án Âm nhạc 9 Gv đàn - Đàn cao độ sâu đây cho Hs luyện giọng. - Hs đọc đi lên, xuống 2-3 lần. b # # Gv trình bày - Hs nghe lại bài TĐN "Cánh én tuổi thơ" do Gv - Hs theo dõi trình bày. Gv yêu cầu - Tập đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ đệm theo phách. - Hs thực hiện Gv chỉ địng 2-3 Hs thực hiện lại. - Tập đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ đệm với hai âm sắc. Gv chỉ định 2-3 em thực hiện lại. Gv hướng dẫn - Hs đọc nhạc, hát lời đối đáp: Chia lớp thành hai - Hs trình bày nửa, một nửa TĐN và hát lời câu thứ 1 và 3, nửa kia thực hiện câu hai và bốn. Lưu ý Hs nhịp lấy đà và đảo phách trong bài. Gv kiểm tra - Kiểm tra một số Hs trình bày bài TĐN. Gv nhận - Hs lên kiểm tra xét-xếp loại. Gv ghi lên Nội dung 2: Âm nhạc thường thức: - Hs ghi bài. bảng Một số ca khúc mang âm hưởng dân ca. Gv hỏi Hs tìm hiểu về nội dung này qua những bước sau: - Hs trả lời - Theo cách chia các vùng miền trong sgk, đất nước ta gồm mấy vùng dân ca chỉnh? (Gồm năm vùng dân ca là đồng bằng bắc Bộ, miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Nam bộ). Gv hỏi ? Đặc điểm của những ca khúc mang âm hưởng - Hs trả lời dân ca? Gv kết luận Là những ca khúc mới do nhạc sĩ dùng chất liệu - Hs nghe
  3. Giáo án Âm nhạc 9 dân ca để sáng tác nên. Gv hỏi ? Dân ca và ca khúc mang âm hưởng dân ca khác - Hs trả lời nhau ở đặc điểm nào? Gv kết luận - Dân ca do nhân dân sáng tác, không do một tác - Hs nghe. giả nào cụ thể nào, được lưu truyền rộng rãi. - Ca khúc mang âm hưởng dân ca do người nhạc sĩ cụ thể sáng tác, bản nhạc của họ được coi là bản gốc, nên những người biểu diễn cần hát theo bản nhạc đó. Gv viết bảng 1) Ca khúc mang âm hưởng dân ca đồng bằng Bắc - Hs ghi vở Bộ. Gv chỉ định - Gọi 1 Hs đọc ca khúc thiếu nhi và ca khúc người - Hs đọc lớn trong âm hưởng dân ca ĐBBB. Gv hỏi ? Em nào có thể hát một trong 7 ca khúc thiếu nhi - Hs trả lời và thể và người lớn ở SGK? hiện Gv điều khiển - Cho Hs nghe đĩa nhạc bài hát "Đất nước lời ru" - Hs nghe Gv hỏi ? Cảm nhận của em khi nghe bài hát: Thích hay - Hs trả lời không thích? Vì sao thích? Vì sao không thích? Gv củng cố lại cách trả lời của Hs. Gv ghi bảng 2) Ca khúc mang âm hưởng dân ca miền núi phía - Hs ghi vở Bắc. Gv chỉ định - Gọi một Hs đọc ca khúc thiếu nhi và ca khúc - Hs đọc người lớn trong âm hưởng dân ca miền núi phía Bắc? Gv hỏi ? Em nào hát một trong số những ca khúc thiếu - Hs trả lời và hát nhi hay người lớn trong dân ca miền núi phía Bắc? Gv điều khiển - Đệm đàn và hát cho Hs nghe bài "Cô giáo tày - Hs nghe cảm cầm đàn lên đỉnh núi" nhận
  4. Giáo án Âm nhạc 9 Gv hỏi ? Nghe bài "Cô giáo Tày cầm đàn lên đỉnh núi" - Hs trả lời em thấy tác giả đã sử dụng chất liệu dân ca miền nào? (Dân ca miền núi phía Bắc) Gv ghi bảng 3) Ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung - Hs ghi bài Gv chỉ định Gọi Hs đọc ở SGK. - Hs đọc Gv hỏi ? Em nào có thể hát trích đoạn 1 trong số những ca - Hs hát khúc trên ? Gv điều khiển - Cho Hs nghe bài hát "Một khúc tâm tình của - Hs nghe, cảm người Hà Tĩnh" qua đĩa. nhận Gv hỏi ? Em hãy cho biết bài hát mà các em vừa nghe - Hs trả lời nhạc và lời của ai? Mang âm hưởng dân ca miền nào? Gv điều khiển - Cho Hs nghe bài hát "Một khúc tâm tình của - Hs nghe, cảm người Hà Tĩnh" qua đĩa. nhận. Gv hỏi ? Em hãy cho biết bài mà các em vừa nghe nhạc là - Hs trả lời lời của ai? mang âm hưởng dân ca miền nào? - Nhạc và lời Trần Hoàn, mang âm hưởng dân ca miền Trung. Gv ghi bảng 4) Ca khúc mang âm hưởng dân ca Nam Bộ - Hs ghi bài Gv chỉ định - Gọi Hs đọc mục 4 ở SGK - Hs đọc Gv hỏi ? Em nào có thể hát trích đoạn một trong số những - Hs hát trích đoạn viết cho ngưới lớn và thiếu nhi trong âm hưởng dân ca Nam Bộ. Gv điều kiển - Cho học sinh nghe bài hát "Hồ Chí Minh đẹp - Hs nghe cảm nhất tên người" qua bảng nhạc. nhận Gv hỏi ? Em hãy cho biết bài hát "Hồ Chí Minh đẹp nhất - Hs trả lời tên người" nhạc và lời của ai? mang âm hưởng dân ca miền nào?
  5. Giáo án Âm nhạc 9 - HCM đẹp nhất tên Người (N và L: Trần Kiết Tường) mang âm hưởng dân ca Nam Bộ Gv ghi bảng 5, Ca khúc mang âm hưởng dân ca Tây Nguyên - Hs ghi bài Gv chỉ định - Gọi Hs đọc ở sgk. - Hs đọc Gv điều khiển - Cho Hs nghe bài hát" Em nhớ Tây Nguyên", - Hs nghe, cảm "Tình ca Tây Nguyên" qua đĩa nhạc. nhận. Gv hỏi ? Bài hát em vừa nghe nó mang âm hưởng dân ca - Hs trả lời nào? (dân ca Tây Nguyên) Gv hỏi ? Em nào có thể hát trích đoạn một trong số những - Hs hát trích đoạn ca khúc người lớn hoặc thiếu nhi mang âm hưởng dân ca Tây Nguyên? Gv hỏi ? Khi nghe những bài hát mang âm hưởng dân ca - Hs phát biểu các em cảm thấy như thế nào? Gv kết luận - Biết bao gần gũi và thân thiết, càng nghe ta càng - Hs nghe thêm yêu quê hương đất nước và yêu cuộc sống. 4, Củng cố Gv điều khiển - Mở phần đệm ghi sẵn ở đàn bắt nhịp cho Hs đọc - Hs thực hiện lại bài TĐN số 4 kết hợp đánh nhịp Gv chỉ định ? Em hãy nhắc lại một số ca khúc mang âm hưởng - Hs trả lời dân ca của năm vùng dân ca chính? 5, Dặn dò: - Ôn lại những nội dung đã học. - Chuẩn bị tiết học sau./.


Page 2

YOMEDIA

Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Âm nhạc 9 bài 4: Âm nhạc thường thức: Một số ca khúc mang âm hưởng dân ca để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Âm nhạc 9 bài 4: Âm nhạc thường thức: Một số ca khúc mang âm hưởng dân ca được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

26-02-2014 267 7

Download

Dân ca là gì âm nhạc lớp 9

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.