Đàn ông không lấy vợ gọi là gì năm 2024

Không có người phụ nữ nào lại không mong muốn có được một gia đình nhỏ với hạnh phúc viên mãn hay cưới được một người chồng biết chăm lo, chiều chuộng và làm kinh tế giỏi.

Hầu hết phụ nữ đều là những người mù quáng khi yêu, họ sử dụng tình cảm nhiều hơn lý trí. Tuy nhiên, lúc yêu sẽ không giống với hôn nhân, ở đó, họ có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp hơn. Phụ nữ nếu không muốn rơi vào bể khổ cả đời thì không nên cưới phải những kiểu đàn ông dưới đây:

Vô trách nhiệm

Tình yêu trong hôn nhân được xây nên từ sự đồng lòng của cả vợ chồng. Nó có bền chặt, vững chãi hay dễ đổ vỡ đều phụ thuộc hết vào điều đó. Nếu may mắn tìm được người đàn ông có trách nhiệm, cuộc sống của những người phụ nữ sẽ luôn ngập tràn niềm vui. Còn nếu sống cùng người đàn ông vô trách nhiệm, gánh nặng cuộc đời sẽ đổ hết lên vai người phụ nữ.

Một người đàn ông yêu vợ, thương con, biết chăm lo săn sóc cho gia đình sẽ luôn biết cùng người phụ nữ chung tay gánh vác mọi trách nhiệm, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi.

Còn kiểu đàn ông vô trách nhiệm sẽ coi mọi công việc từ lớn tới nhỏ là việc của phụ nữ, anh ta chỉ cần sống cuộc đời của riêng mình mà chẳng cần lo toan bất cứ điều gì trong gia đình. Tư tưởng bảo thủ cũng khiến những người đàn ông ấy tự cho mình cái quyền được "phớt lờ" mọi việc và để phụ nữ quán xuyến hết.

Không có nguyên tắc

Nguyên tắc được đặt ra để con người chúng ta biết đâu là giới hạn để biết được điểm dừng. Một người đàn ông khi bước chân vào hôn nhân mà không có nguyên tắc riêng sẽ rất dễ bị sa ngã, lạc lối. Thậm chí, họ cũng có thể làm những chuyện mờ ám đằng sau lưng bạn.

Vì thế, người phụ nữ cũng nên xác định sẵn tư tưởng cho người đàn ông của mình trước khi cưới. Những nguyên tắc được đặt ra sẽ giúp hai người dễ tìm được tiếng nói chung, và một người chồng tốt sẽ là người biết giữ khoảng cách, hạn chế tiếp xúc với những người phụ nữ khác.

Không có chí tiến thủ

Sự nghiệp là một trong những điều quan trọng nhất trong cuộc đời mà mỗi người đàn ông đều phải gánh vác. Tuy nhiên trong cuộc sống, vẫn không thiếu những người đàn ông chỉ lo dồn sức vào những cuộc chơi, sống chỉ biết hưởng thụ, làm tới đâu tiêu tới đó. Kiểu người không có chí tiến thủ thường sống làm khổ gia đình, khiến người phụ nữ luôn cảm thấy hết sức thất vọng, mệt mỏi vì không có chỗ dựa.

Một người đàn ông tốt sau khi kết hôn là họ sống trưởng thành, tự biết trách nhiệm của một trụ cột gia đình, biết quan tâm mọi thứ và chăm sóc vợ con. Vì thế, phụ nữ hãy khôn khéo lựa chọn những người đàn ông biết phấn đấu cho sự nghiệp.

Hèn nhát

Người phụ nữ nào cũng đều mong muốn yêu được một người luôn bảo vệ mình. Vì thế, nếu yêu phải một người đàn ông hèn nhát luôn không biết cách bảo vệ vợ con, trốn tránh trách nhiệm, là một nỗi tổn thương tinh thần vô cùng lớn. Kiểu đàn ông hèn nhát sẽ luôn khiến bạn sống trong trạng thái khó chịu, phiền muội

Ở cạnh kiểu người hèn nhát, bạn sẽ có cảm giác như mình bị rơi vào cô đơn, lạc lõng, không có điểm tựa. Vì thế, hãy tránh xa những kiểu đàn ông như vậy để không làm bản thân phải đau lòng.

Nóng nảy, bạo lực

Trên đời này không thiếu những người đàn ông gia trưởng, nóng nảy, thích dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Kiểu người đàn ông này rất khó để cảm hóa. Sau những trận bạo lực với vợ, họ có thể xin lỗi, nói lời ngon ngọt nhưng sau rồi đâu lại vào đây.

Kiểu đàn ông này sẽ khiến vợ cảm thấy tiêu cực, khiến cuộc sống của họ trở nên vô vọng. Điều đáng sợ nhất là người vợ chẳng dám dựa vào chồng vì cô ấy cho rằng chồng không thể mang lại cho mình cảm giác an toàn.

Những người đàn ông không lấy vợ chẳng phải là không thích phụ nữ. Trái lại, những nghiên cứu về đàn ông gần đây ở nhiều nước phát triển cho thấy đa số những người này quan hệ với nhiều phụ nữ hơn người có vợ. Nhiều đôi sống với nhau như vợ chồng nhiều năm mà vẫn theo kiểu “góp gạo thổi cơm chung”, không chịu đăng ký kết hôn. Đó là chưa kể một số người “thay quân” liên tục.

Có nhiều nguyên nhân khiến không ít đàn ông thời nay dị ứng với hôn nhân. Thậm chí có người nói lấy vợ chẳng khác gì đi tù. Bởi vì khi phụ nữ bình đẳng với nam giới, một số chị em coi chồng như “vật sở hữu” của riêng mình. Núp dưới những "mỹ từ" như yêu, quan tâm, chăm sóc, lo lắng cho chồng, có những người vợ đánh đồng tình yêu với sự chiếm hữu.

Những chàng trai chưa vợ nghe những anh có vợ nói chuyện về việc được vợ “quá yêu” mà nổi da gà. Về đến nhà tắt điện thoại, vợ căn vặn: “Sợ em nào gọi hay sao mà phải tắt?”. Mà đúng là sợ thật. Cứ mỗi lần máy có tín hiệu là giật mình thon thót. Phải trả lời thật to, giọng càng thô bạo càng tốt. Chứ nói giọng nhỏ nhẹ, êm ái là chết ngay. Vừa nói vừa vung vẩy chân tay thật hoành tráng. Có khi tắt máy rồi còn thêm một câu ra oai: “Mày cứ liệu đấy, để nhỡ việc mày chết với tao”.

Có anh bị vợ tra khảo cả đêm chỉ vì tại sao lại nói câu to câu nhỏ. Một anh ngày nào vợ cũng gọi vào máy di động đến chục lần. Nghe ồn ào thì hỏi: “Sao ồn thế, đang hát karaoke hả?”. Nghe im ắng lại rít lên: “Có đúng đang trong nhà nghỉ không?”. Đi làm về tươi cười cũng chết: “Chắc vừa tí tởn với con nào nên hí ha hí hửng?”. Mặt buồn rười rượi lại hỏi: “Bố nó bị đá hay sao mà ngơ ngác như mất hồn?”.

Dựng xe xong vào bếp giúp vợ ngay cũng bị lườm: “Chắc lại tòm tem được tí nên về nhà hối hận”. Mệt lử ngồi thừ ra thì: “Chắc chắn con nào nó quần cho đến bã người ra”. Nói tóm lại, nếu đàn ông làm ra tiền, ngoại hình lại dễ coi thì trong con mắt các bà vợ, kiểu gì anh cũng có bồ, không thể chạy đâu cho thoát.

Có anh mỏi mệt vào hàng massage thư giãn toàn thân. Nào ngờ đang khoan khoái nhắm mắt cho nhân viên đấm bóp thì điện thoại vợ gọi đến hỏi đang làm gì, anh ta nói bừa là đang uống cà phê. “Uống với ai mà im phăng phắc thế?”. “Uống một mình!”. “Anh lấy cái thìa gõ vào cốc kêu lanh canh xem nào”. Anh ta nhìn quanh chẳng thấy có cái gì gõ kêu được, thế là bà xã rít lên.

Thử hỏi đàn ông chưa vợ nghe những chuyện này có ai còn dám lấy vợ không? Một số đàn ông lại sợ lấy vợ vì đã phải chứng kiến ngay trong gia đình mình một bà mẹ quá khắc nghiệt, luôn uy hiếp chồng con. Điều đó để lại trong họ một ấn tượng xấu về người vợ. Họ không muốn chính mình lại phải gánh chịu cái cảnh mà bố họ đã trải qua.

Một số khác từng phải nhìn bố mẹ lục đục nhiều năm. Những xung đột, cãi vã, những đay nghiến, chì chiết, những đập phá, gào thét và cả những lời xỉ vả, mắng nhiếc nhau thậm tệ, cả những đòn “thượng cẳng tay, hạ cẳng chân” không đếm xỉa gì đến tình người và cuối cùng là phiên tòa xử ly hôn với những tranh chấp quyết liệt về con cái, tài sản trước khi có một cuộc chia ly mà mỗi người đều thở phào nhẹ nợ khi thoát khỏi người kia.

Cũng có đàn ông sợ lấy vợ vì từ lúc còn nhỏ họ đã phải chứng kiến cảnh “chán cơm thèm phở” của mẹ mà ông bố thật thà đáng thương chẳng hay biết gì, hoặc có biết cũng chẳng làm gì được. Có khi lại là cảnh bố nói dối như cuội để tìm mọi cách ra khỏi nhà vui thú với bồ nhí và cảnh mẹ lục vấn, xét nét, theo dõi, thấp thỏm lo âu đến mất ăn mất ngủ.

Tệ hơn nữa là cảnh “ông ăn chả, bà ăn nem”, cả hai cùng lừa dối nhau nhưng vẫn không chia tay chỉ vì những đứa con chưa trưởng thành. Đôi khi xảy ra hiện tượng ngược lại, có người đàn ông đã in sâu trong óc hình ảnh của mẹ hay cô giáo như một hình tượng được thần thánh hóa đến mức quá hoàn hảo và họ không thể tìm thấy ở đâu một hình ảnh phụ nữ như thế trong đời thực để yêu. Cũng có khi họ tìm thấy một thần tượng ở ngoài đời nhưng lại quá cao xa không thể với tới được. Thế là ngày tháng qua đi, họ vẫn cô đơn.

Có nhà xã hội học cho rằng, nguyên nhân khiến một số đàn ông ngại kết hôn còn bởi vì ngày nay, ở đây cũng có khẩu hiệu “nam nữ bình đẳng”. Họ nghĩ mình chẳng có quyền gì với vợ, không những thế họ còn lo bị vợ áp đảo, mất hết tự do cũng nên. Đó là chưa kể những đàn ông có bệnh trăng hoa mãn tính, tự thấy khó lòng chung thủy được với một phụ nữ duy nhất, vậy thì lấy vợ có khác gì mua gông đeo vào cổ?

Giáo sư Meiko Funabashi, một nhà xã hội học ở Nhật lại cho rằng, tình trạng gia tăng số người không lấy vợ bắt đầu từ lý do kinh tế. Môt anh tên là Eiji Handa, 31 tuổi, làm trên tàu đánh cá biển ở Choshi, miền trung nước Nhật, có thu nhập khoảng 1.500 USD/tuần. Anh ta yêu một cô từ 8 năm nay nhưng không chịu cưới. Anh giải thích: “Tôi chẳng dại gì lấy vợ vì như thế, tôi có toàn quyền với số tiền mà tôi làm ra. Chẳng hơn nộp hết cho vợ rồi muốn tiêu gì lại ngửa tay ra nì nèo”.

Đó là chưa kể khó mà chiều được các cô vợ tân thời. Họ vừa muốn chồng kiếm thật nhiều tiền, lại vừa muốn chồng tan sở phải về nhà ngay. Nhưng nếu lúc nào cũng lo về nhà nấu cơm thì đào đâu ra nhiều tiền?

Đa số đàn ông dị ứng với hôn nhân sống ở thành phố và nhiều người trong số họ có học thức, có thu nhập cao. Cuộc sống hôn nhân chẳng mấy hấp dẫn đối với họ. Trái lại, theo họ, hôn nhân chính là nguyên nhân gây nên bao nhiêu phiền toái trong cuộc đời này. Là chấm dứt những chuyện phiêu lưu tình cảm, cũng chẳng còn được nhậu nhẹt thả phanh với bạn bè. Thay vào đó là một cuộc sống quy củ, nền nếp với những kế hoạch chi tiêu, những cuộc giao tiếp bắt buộc, những bàn luận tranh cãi về những điều không thống nhất.

Nói tóm lại, họ cho hôn nhân đúng là tự chui đầu vào rọ. Nhưng dù hôn nhân có là một cái lồng, thì kẻ ở trong muốn ra, người ở ngoài lại muốn vào. Điều gì khiến một gã đàn ông chưa vợ, hết giờ làm việc, muốn đi đâu thì đi, muốn chơi gì thì chơi, muốn về nhà lúc nào thì về, lại tự nguyện chui đầu vào lồng để có một người phụ nữ quản thúc?

Đó là do trong mỗi chúng ta có một nhịp sống theo một trình tự tự nhiên gọi là đồng hồ sinh học (biological calendar). Đến một lúc nào đó, nếu không chung sống thành đôi thành lứa với một người khác giới để cân bằng tâm sinh lý thì anh sẽ bị... chập mạch.

Cuộc sống lứa đôi cần thiết với đàn ông hơn là với phụ nữ. Người đàn ông có vợ duy trì được cuộc sống ổn định, điều độ hơn. Theo nhà nghiên cứu Jean-Claude Haufmann, người đàn ông độc thân thường có xu hướng tự hủy hoại mình. Họ chết do xuất huyết não nhiều hơn 6 lần những người có vợ; tự tử và đi tù nhiều gấp 3 lần.

Tuy nhiên, không thể dùng biện pháp hành chính để bắt buộc đàn ông lấy vợ. Có lẽ đã đến lúc cả hai phái phải điều chỉnh lại quan niệm của mình về hôn nhân. Đàn ông phải giảm bớt tính tự do, không thể cư xử với vợ như hai người độc thân sống chung một nhà. Còn phụ nữ cũng phải nới lỏng sợi dây trói buộc nhau ra một chút. Chỉ khi nào hai phái cùng tự điều chỉnh mới tiếp cận được chân lý của cuộc sống lứa đôi, để cùng nhau chung hưởng niềm vui thú ngàn đời mà tổ tiên chúng ta đã gọi là: Hạnh phúc gia đình.

Đàn ông lấy vợ lần 2 gọi là gì?

“Tục huyền” và “tái giá” - Báo điện tử Bình Định. Không ít người nghĩ rằng từ “tái giá” có nghĩa là “lấy chồng, lấy vợ lần nữa”, do đó, dẫn đến việc dùng từ này cho nghĩa “lấy vợ lại”, như trong cách dùng “ông ấy vừa tái giá”.

Người đàn ông không lấy vợ gọi là gì?

Theo đó,thứ nhất,trong xã hội phong kiến, người xưa thường kết hôn khi còn rất trẻ. Các cô gái 15, 16 tuổi đã lấy chồng. Còn đàn ông cũng lấy vợ khi 17, 18 tuổi. Khi 24, 25 tuổi mà vẫn chưa cưới được vợ thì đã được coi là “ế vợ”.

Con gái không lấy chồng được gọi là gì?

Những ai chọn sống một mình, không có ý định kết hôn được gọi là honjok, kết hợp giữa 2 từ có nghĩa là "một mình" và "bộ tộc". Ngoài ra còn có một từ mới nữa để chỉ những người phụ nữ không muốn lấy chồng là bihon.

Đàn ông nên lấy vợ nam bao nhiêu tuổi?

Tuy nhiên, ở góc nhìn khoa học, thuyết Goldilocks nhận định rằng, độ tuổi lý tưởng nhất để con trai lấy vợ là từ 25 – 32 tuổi. Ở độ tuổi này, người đàn ông không quá trẻ, nhưng cũng không quá già và đặc biệt là ít xảy ra trường hợp ly hôn trong 5 năm đầu chung sống.

Chủ đề