Đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay là gì năm 2024

Để đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo kê biên tài sản thi hành án, bạn cần đăng nhập vào trang web bằng tài khoản của khách hàng thường xuyên hoặc dưới dạng khách hàng không thường xuyên. Sau khi đã đăng nhập, bạn sẽ vào được Trang chủ, từ đây bạn có thể lựa chọn các trường hợp đăng ký mà bạn cần. Nếu bạn muốn đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo kê biên tài sản thi hành án lần đầu hãy chọn Đăng ký giao dịch bảo đảm để đi đến màn hình Đăng ký lần đầu. Màn hình Đăng ký lần đầu rất đơn giản và dễ dùng..

Màn hình Đăng ký lần đầu gồm bốn thẻ (tab) mà bạn có thể chọn bất cứ thứ tự nào bạn muốn:

  • Thẻ đầu tiên sẽ hiện lên khi bạn truy cập, màn hình sẽ tự động hiển thị những thông tin về bạn hoặc cơ quan, tổ chức mà bạn là người dùng đăng nhập và loại đơn bạn sẽ đăng ký. Trên thẻ, bên dưới tên và địa chỉ của bạn hoặc cơ quan, tổ chức đăng nhập sẽ có nút “Chọn người đăng ký làm bên nhận bảo đảm”. Bạn có thể nhấn nút này nếu bên nhận bảo đảm chính là bên đăng ký. Nếu bạn nhấn nút này, thì bạn có thể bỏ qua thẻ “ Bên nhận bảo đảm”. Bạn sẽ phải chọn loại đăng ký mà bạn sẽ đăng ký, trong số các lựa chọn sau: Đăng ký giao dịch bảo đảm, đăng ký hợp đồng hợp đồng bao gồm: Hợp đồng mua trả chậm, trả dần có bảo lưu quyền sở hữu của bên bán, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng cho thuê tài chính, hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ và thông báo kê biên tài sản thi hành án.
  • Thẻ thứ hai là thẻ “bên bảo đảm, bên mua, bên thuê tài sản, bên thuê tài chính, bên chuyển giao quyền đòi nợ, người phải thi hành án (sau đây gọi là bên bảo đảm). Thẻ này dùng để điền thông tin về một hoặc nhiều bên bảo đảm, tức là bên có nghĩa vụ thanh toán với bên nhận bảo đảm. Để thêm một bên bảo đảm, trước hết chọn nút “Thêm bên bảo đảm” để mở màn hình thêm bên bảo đảm. Sau đó chọn loại bên bảo đảm và kê khai thông tin về giấy tờ xác định tư cách pháp lý của bên bảo đảm như sau:
  • * Đối với cá nhân là công dân Việt Nam thì phải kê khai đầy đủ họ và tên, số Chứng minh nhân dân theo đúng nội dung ghi trên Chứng minh nhân dân.
    • Đối với cá nhân là người nước ngoài thì phải kê khai đầy đủ họ và tên, số hộ chiếu theo đúng nội dung ghi trên Hộ chiếu.
    • Đối với cá nhân là người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam thì phải kê khai đầy đủ họ và tên, số Thẻ thường trú theo đúng nội dung ghi trên Thẻ thường trú.
    • Đối với tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam có đăng ký kinh doanh, nhà đầu tư nước ngoài thì phải kê khai tên và mã số thuế do cơ quan thuế cấp. Đối với tổ chức không có đăng ký kinh doanh thì kê khai tên đã đăng ký theo quy định của pháp luật.
    • Đối với tổ chức được thành lập, hoạt động theo pháp luật nước ngoài thì kê khai tên được đăng ký tại cơ quan nước ngoài có thẩm quyền. Trong trường hợp tên được đăng ký của tổ chức không viết bằng chữ Latinh thì kê khai tên giao dịch bằng tiếng Anh.
  • Trong mọi trường hợp, bạn cần nhập vào địa chỉ của bên bảo đảm. Nếu có nhiều hơn một bên bảo đảm, bạn có thể tiếp tục thêm vào các bên bảo đảm bằng cách nhấn nút “Thêm bên bảo đảm”.
  • Thẻ thứ ba là thẻ “bên bán, bên cho thuê tài sản, bên cho thuê tài chính, bên nhận chuyển giao quyền đòi nợ, chấp hành viên thực hiện việc thông báo (sau đây gọi là bên nhận bảo đảm)”. Đây là thẻ dùng để điền thông tin về một hay nhiều bên nhận bảo đảm. Nếu bạn chưa chọn người đăng ký là bên nhận bảo đảm, hoặc có nhiều hơn một bên nhận bảo đảm, hãy nhấn nút “Thêm bên nhận bảo đảm” để hiển thị màn hình nhập thông tin về bên nhận bảo đảm. Nhập thông tin về tên, địa chỉ của bên nhận bảo đảm vào các ô tương ứng. Tiếp tục cho đến khi đã nhập hết thông tin của tất cả các bên nhận bảo đảm
  • Thẻ thứ tư là thẻ “Tài sản ”. Thẻ này dùng để nhập thông tin mô tả về tài sản dùng để bảo đảm cho nghĩa vụ của bên bảo đảm, tài sản trong hợp đồng và thông báo kê biên tài sản thi hành án. Mô tả tài sản có thể là mô tả chung hoặc mô tả cụ thể. Bạn có thể nhập thông tin mô tả tài sản với độ dài tùy ý vào ô dùng để nhập thông tin mô tả hoặc Bạn có thể đính kèm file PDF chứa thông tin mô tả tài sản bảo đảm
  • Trường hợp tài sản là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và tài sản này không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc tài sản hình thành trong tương lai thì bạn phải mô tả chính xác số khung của phương tiện giao thông cơ giới vào trường số khung. Để điền nhiều số khung, nhấn nút “Số khung” trên thanh công cụ.

Sau khi đã điền đầy đủ thông tin, bạn có thể nhấn nút “Xem lại” để kiểm tra tất cả các chi tiết đã nhập. Nếu tất cả mọi chi tiết đã chính xác, bạn nhấn nút “Xác nhận” đề gửi thông tin đăng ký. Nếu có chi tiết cần chỉnh sửa thì bạn có thể nhân nút “Chính sửa” để trở về các thẻ và tiến hành chỉnh sửa.

Sau khi gửi thông tin đăng ký, một trang xác nhận thông tin đăng ký sẽ được hiển thị. Trang này bao gồm tất cả các nội dung bạn đã đăng ký, cùng với số đơn đăng ký, ngày giờ đăng ký. Bạn có thể in ra để lưu làm tài liệu.

Mục đích của việc đăng ký giao dịch đảm bảo tiền vay là gì?

Mục đích của việc áp dụng bảo đảm tiền vay là nhằm tạo thêm quyền cho các TCTD đối với khách hàng (ngoài các quyền theo hợp đồng tín dụng), nếu khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Bảo đảm tiền vay chỉ trở nên quan trọng sau khi TCTD đã quyết định cho khách hàng vay vốn.

Đăng ký giao dịch bảo đảm quyền tài sản ở đâu?

Theo khoản 5 Điều 10 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, cơ quan thực hiện đăng ký thế chấp ô tô là trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm.

Phạm vi bảo đảm tiền vay là gì?

Phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay đối với tổ chức tín dụng. Nghĩa vụ trả lãi vay, lãi quá hạn, các khoản phí (nếu có) không thuộc phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nếu các bên có thoả thuận. 2. Giá trị tài sản bảo đảm tiền vay phải lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

Tại sao khi cho vay cần có bảo đảm tín dụng?

Một khi có rủi ro xảy ra thì ngân hàng phải chịu tổn thất. Để hạn chế rủi ro thì ngay từ đầu tất cả các khoản cho vay phải có ít nhất hai nguồn trả nợ tách biệt. Do đó bảo đảm tín dụng là một tiêu chuẩn bổ sung những hạn chế của nhà quản trị ngân hàng cũng như phòng ngừa những diễn biến không thuận lợi.