Đánh giá bệnh viện an bình năm 2024

SKĐS - Ngày 19/7, Sở Y tế TP.HCM công bố điểm chất lượng bệnh viện năm 2022 của 115 bệnh viện trên địa bàn TP.HCM. Trong đó, có 54 bệnh viện công lập và 61 bệnh viện tư nhân.

Kết quả đánh giá chất lượng bệnh viện ghi nhận, trong 115 bệnh viện có 37 bệnh viện đạt điểm chất lượng trung bình trên 4 (theo thang điểm 5) tăng 15,6% so với năm 2021. Số lượng bệnh viện đạt điểm dưới 2,5 chỉ còn 1 bệnh viện thuộc khối bệnh viện tư nhân.

Theo đó, Bệnh viện Hùng Vương đứng đầu danh sách với 4,73 điểm (cao nhất là 5 điểm). Trong khi đó, thấp nhất là Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn với 2,32 điểm.

Bệnh viện Hùng Vương liên tiếp đứng đầu bảng xếp hạng điểm chất lượng bệnh viện ở TP.HCM.

Cũng theo Sở Y tế TP.HCM, trong hai năm gần đây, hai bệnh viện chuyên khoa sản là Bệnh viện Hùng Vương và Từ Dũ luôn dẫn đầu bảng xếp hạng điểm chất lượng bệnh viện. Tuy nhiên, năm 2022, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã vươn lên đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng điểm chất lượng các bệnh viện.

Cụ thể, trong 37 bệnh viện đạt điểm trung bình từ 4 trở lên (mức chất lượng tốt) có 11 bệnh viện trên 50% tiêu chí đạt mức 5 (mức tối đa).

Có 8 bệnh viện đạt điểm trung bình trên 4,5, tăng 33% so với năm 2021; 29 bệnh viện từ 4 – 4,5 tăng 11,5% so với năm 2021 và 9 bệnh viện dưới 3 giảm 40% so với năm 2021.

Nhóm bệnh viện tư nhân có điểm trung bình tăng 9% so với năm 2021, nhóm bệnh viện tuyến thành phố tăng 2,5% so với năm 2021 và nhóm bệnh viện quận, huyện tăng 0,3% so với năm 2021.

Bảng kết quả đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2022 của Sở Y tế TP.HCM.

Qua đó, nhóm bệnh viện tư nhân có điểm trung bình tăng nhiều hơn so với các nhóm bệnh viện công lập. Nhóm bệnh viện quận, huyện mức độ cải tiến còn chậm hơn các nhóm khác.

Sở Y tế nhận định, nhìn chung sau một năm nỗ lực thực hiện các hoạt động chuyên môn, triển khai cải tiến chất lượng tại các bệnh viện, Sở Y tế đã ghi nhận hầu hết các bệnh viện có nhiều hoạt động cải tiến rõ rệt, thích ứng linh hoạt, hiệu quả trong tình hình mới, góp phần xây dựng nền kinh tế thành phố trong năm vừa qua.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Sở Y tế ghi nhận vẫn còn một số vấn đề tồn tại cần khắc phục và ưu tiên cải tiến trong thời gian tới. Đó là kiểm soát nhiễm khuẩn, công tác dinh dưỡng tiết chế, tuân thủ quy định ghi chép hồ sơ bệnh án và đặc biệt lưu ý các điều kiện đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự khi có thay đổi phải được cho phép bởi cơ quản quản lý có thẩm quyền để duy trì hoạt động chuyên môn khám chữa bệnh đảm bảo an toàn người bệnh.

Sáng 31-8, Bệnh viện An Bình tổ chức Lễ khánh thành công trình cải tạo, xây dựng bệnh viện (giai đoạn 1). Tham dự buổi lễ có ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP HCM.

Khu hướng dẫn, khám chữa bệnh rộng rãi, trang bị máy bấm số tự động để người dân được khám nhanh chóng

Tại buổi lễ, bác sĩ Hồ Hải Trường Giang, Giám đốc Bệnh viện An Bình, cho biết bệnh viện được xây dựng, cải tạo với 2 giai đoạn. Giai đoạn một, xây dựng quy mô 200 giường với số vốn hơn 450 tỉ đồng, được tài trợ không hoàn lại bởi Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát. Trong đó, có 1 tầng hầm, 12 tầng nổi, tổng diện tích sàn xây dựng hơn 23.000 m2, phục vụ cho 21 khoa lâm sàng, 4 khoa cận lâm sàng, 9 phòng ban với các khu khám bệnh, điều trị nội trú...

Đại diện Công ty Vạn Thịnh Phát tặng cho UBND TP HCM tài sản cải tạo, xây dựng Bệnh viện An Bình

Giai đoạn hai sẽ xây dựng quy mô 300 giường. Vốn đầu tư dự kiến 600 tỉ đồng, nguồn từ ngân sách TP.

"Bệnh viện định hướng trở thành bệnh viện xanh, kỹ thuật cao nhằm cung cấp các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, đồng thời tạo ra các dịch vụ y tế chất lượng cao với chi phí hợp lý, hài lòng người bệnh" - bác sĩ Giang nói.

Bác sĩ Hồ Hải Trường Giang, Giám đốc Bệnh viện An Bình phát biểu trong buổi lễ

Sau khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, đội ngũ nhân viên, lãnh đạo Bệnh viện An Bình nỗ lực phát triển đơn vị đạt tiêu chuẩn, phù hợp với quy mô về số lượng bệnh nhân và nhu cầu hình thành các chuyên khoa mới; đẩy mạnh phát triển chuyên sâu nhằm nâng cao chất lượng điều trị và cải thiện tỷ lệ tử vong.

"Công viên bệnh viện sẽ có cây xanh, nơi tập thể dục, thoáng mát cho bệnh nhân... được xây dựng mới trên nền những khối nhà cũ" - bác sĩ Giang cho hay.

Đại biểu cắt băng khánh thành công trình cải tạo, xây dựng Bệnh viện An Bình

Ngoài cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế cũng được bệnh viện chú trọng đầu tư như: máy CT –Scanner, hệ thống máy X-Quang kỹ thuật số, hệ thống nội soi tiêu hóa, máy siêu âm doppler màu chuyên tim, máy siêu âm màu tổng quát, máy đo loãng xương toàn thân tia X, máy giúp thở chức năng cao, hệ thống phẫu thuật nội soi TMH, máy đo điện cơ, máy IPL, hệ thống máy xét nghiệm PCR real – time tự động…

Trang thiết bị khoa Phục hồi chức năng được chú trọng đầu tư

Phòng phẫu thuật được trang bị hệ thống lọc khí sạch AHU, đạt chuẩn ISO 8

Màn hình điều khiển phòng mổ cảm ứng

Bệnh viện có phòng mổ hiện đại bậc nhất Việt Nam - phòng mổ hybrid

Bệnh viện An Bình là bệnh viện đa khoa Hạng I, trực thuộc Sở Y tế TP HCM với quy mô 500 giường bệnh, 25 khoa khoa lâm sàng và cận lâm sàng, 9 phòng ban chức năng và gần 650 viên chức, người lao động. Mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận và chăm sóc gần 2.000 người bệnh.

Ngoài ra, bệnh viện liên kết đào tạo thực hành trường-viện cho sinh viên Trường ĐH Y Dược, Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Trường ĐH Kinh tế...

Chủ đề