Đánh giá chi tiêu công kinh tế công cộng

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHI TIÊU CÔNG VIỆT NAM (GIAI ĐOẠN 2016- 2020) Giảng viên: PGS.TSê Thị Diệu Huyền Nhóm lớp: 01 Nhóm thảo luận: 05 Hà Nội, 2020

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

  • 1 Nguyễn Thị Ngọc Giang 21A Họ và tên Mã sinh viên
  • 2 Nguyễn Thị Hoa 21A
  • 3 Vũ Khánh Huyền 21A
  • 4 Đặng Thị Hường 21A
  • 5 Lê Thị Kim Liên 21A
  • 6 Đinh Huyền Linh 21A
  • 7 Lại Thanh Nhàn 21A
  • 8 Nguyễn Thị Thùy Dương 21A
  • 9 Nguyễn Trọng Cường 21A

MỞ ĐẦU

Ngân sách nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với một quốc gia. Cụ thể đối quốc gia đang phát triển như Việt Nam, trong điều kiện ngân sách nhà nước còn eo hẹp, bên cạnh việc cải thiện hệ thống thu sao cho hiệu quả thì việc chi ngân sách sao cho bền vững, tránh tình trạng thất thoát, thâm hụt ngân sách luôn là một bài toán khó. Việc sự dụng linh hoạt chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa giúp Chính phủ có thể điều tiết nền kinh tế đi đúng quỹ đạo trong đó có việc sử dụng công cụ chi tiêu công. Chi tiêu ngân sách không chỉ đảm bảo hoạt động hiệu quả bộ máy nhà nước, ổn định đời sống kinh tế mà còn tạo tiền đề quan trọng tác động vào vấn đề tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội. Để tìm hiểu việc chi ngân sách đó có mang lại hiệu quả và đạt được mục đích đã đề ra của Chính phủ hay không, chúng ta cần nắm vững lý luận chung về chi Ngân sách nhà nước và phân tích, đánh giá tình hình, thực trạng chi Ngân sách nhà nước của Việt Nam hiện nay để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục yếu kém, sai lầm. Nhóm 05 chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô và các bạn trong suốt quá trình học tập môn Tài chính công. Trong quá trình làm bài tập lớn có điều gì thiếu xót, nhóm chúng em rất mong sự góp ý của cô và toàn thể các bạn trong lớp để có một kiến thức nền vững chắc nhất, hoàn thành tốt môn học và đóng góp xã hội sau này. Nhóm 05 xin chân thành cảm ơn!

  1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHI TIÊU CÔNG
  1. Khái niệm chi tiêu công Theo nghĩa hẹp: chi tiêu công là toàn bộ số tiền mà Chính phủ bỏ ra để cung cấp hàng hóa, dịch vụ công, cũng như đảm bảo và duy trì bộ máy hoạt động của Chính phủ. Theo nghĩa rộng: chi tiêu công phản ánh cách thức mà Chính phủ phân bổ nguồn lực công, tức là phản ánh đầy đủ chi phí xã hội của hoạt động Chính phủ nhằm tái phân phối thu nhập giữa các khu vực kinh tế. → Chi tiêu công là các khoản chi tiêu bởi chính phủ (bao gồm chi tiêu các cấp chính quyền từ chính quyền từ trung ương đến địa phương) để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ.
  2. Đặc điểm chi tiêu công Chi tiêu công phục vụ lợi ích chung của cộng đồng. Điều này xuất phát từ chức năng quản lý toàn diện nền kinh tế xã hội của Nhà nước và cũng chính trong quá trình thực hiện chức năng đó, Nhà nước cung cấp một lượng hàng hóa khổng lồ cho nền kinh tế. Chi tiêu công luôn gắn liền với bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội mà Nhà nước thực hiện. Các khoản chi tiêu công do chính quyền Nhà nước các cấp đảm nhiệm theo các nội dung đã được quy định trong phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước và các khoản chi tiêu này nhằm đảm bảo cho các cấp chính quyền thực hiện chức năng quản lý, phát triển kinh tế- xã hội. Các cấp của cơ quan quyền lực Nhà nước là chủ thể duy nhất quyết định cơ cấu, nội dung, mức độ của các khoản chi tiêu công nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Chi tiêu công mang tính chất công cộng, tương ứng với những đơn đặt hàng của Chính phủ về mua hàng hóa, dịch vụ nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Đó cũng là những khoản chi cần thiết và phát sinh tương đối ổn định như chi lương cho

Ngoài ra, các hoạt động điều tiết như: bảo vệ người tiêu dùng, chống độc quyền, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh thực phẩm,... cũng đều mang hàm ý phân phối. Tuy nhiên, đứng sau mỗi mức độ phân phối lại đó đều hàm chứa sự đánh đổi giữa hiệu quả và công bằng, vì nó có liên quan đến những chi phí nhất định để đảm bảo hoạt động phân phối lại mang tính hiệu quả cao. Ổn định hóa nền kinh tế Các chính sách chi tiêu công giữ vai trò thiết yếu trong việc đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô như: cải thiện cán cân thanh toán, nâng cao tốc độ tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế, chính sách kinh tế vĩ mô nhằm ổn định thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế bao gồm: chính sách tài khóa (thuế và chi tiêu của Chính phủ) và chính sách tiền tệ (mức cung tiền, lãi suất, tín dụng). Bằng việc sử dụng một cách cẩn thận hai công cụ của chính sách này, Chính phủ có thể tác động tới tổng chi tiêu của xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tổng sản lượng, tỷ lệ người lao động có việc làm, mức giá cũng như tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế. 4. Phân loại chi tiêu công a. Theo mục đích chi tiêu Cách phân loại này thương được sử dụng trong đánh giá phân bổ nguồn lực của Chính phủ nhằm thực hiện hoạt động và mục tiêu khác nhau của chính phủ. Theo cách phân loại này, chi tiêu công bao gồm: Chi thường xuyên: là các khoản chi để mua hàng hóa và dịch vụ không lâu bền, thường mang tính chất lặp đi lặp lại qua các năm. Có thể kể đến: lương công chức nhà nước, chi cho tu sửa cơ sở hạ tầng,...

Chi đầu tư phát triển: là khoản chi tiêu về mua đất thiết bị, tài sản vật chất và vô hình khác, trái phiếu Chính phủ,... có giá trị nhất định và được sử dụng hơn 1 năm trong quá trình sản xuất. b. Theo chức năng Cách phân loại này thường được sử dụng trong đánh giá phân bổ nguồn lực của Chính phủ nhằm thực hiện hoạt động và mục tiêu khác nhau của Chính phủ, bao gồm: Chi cho các dịch vụ nói chung của Chính phủ (hay chi hành chính): là những khoản chi ngân sách cho những hoạt động thường xuyên để đảm bảo Chính phủ có thể thực hiện các chức năng của mình. Gồm: chi trả lương, chi cho các cơ quan hành chính của Chính phủ, chi cho cảnh sát, tòa án,... Chi cho các dịch vụ kinh tế: bao gồm những khoản đầu tư của Chính phủ vào cơ sở hạ tầng, điều tiết, trợ cấp sản xuất,... Chi cho các dịch vụ cộng đồng và xã hội: là các khoản chi cho cộng đồng nói chung, các hộ gia đình và các cá nhân như: chi cho giáo dục, y tế, hưu trí, trợ cấp thất nghiệp, phúc lợi, văn hóa, giải trí,... Chi khác: chủ yếu là để trả lãi cho các khoản nợ của Chính phủ hoặc phân bổ ngân sách giữa các cấp chính quyền. c. Theo tính chất Để phục vụ cho mục đích phân tích kinh tế, một cách phân loại chi tiêu công phổ biến là người ta xem xét các khoản chi tiêu đó có thực sự đòi hỏi tiêu hao nguồn lực của nền kinh tế quốc dân hay không. Bao gồm: Chi mua sắm hàng hóa dịch vụ: là những khoản chi tiêu đòi hỏi các nguồn lực kinh tế. Việc khu vực công cộng sử dụng những nguồn lực này sẽ loại bỏ việc sử dụng chúng vào

cộng cũng không ngừng tăng theo, số liệu thống kê cho thấy, mức chi tiêu của hàng hóa công cộng không chỉ tăng về số tuyệt đố mà còn cả tỷ trọng trong GDP. Thứ hai: do thay đổi của công nghệ. Sự thay đổi công nghệ ảnh hưởng lớn đến tỷ trọng chi tiêu cho hang hóa công cộng, thể hiển qua việc làm thay đổi quy trình sản xuất và các sản phẩm được tạo ra, sự tác động đó có thể theo chiều hướng làm tăng hoặc giảm tầm quan trọng tương đối của các loại hàng hóa công cộng, do đó cũng làm chi tiêu công cộng thay đổi theo. Thứ ba: do sự thay đổi dân số. Đây cũng là một yếu tố quan trọng quyết định sự thay đổi tỷ trọng chi tiêu công cộng. Dân số tăng sẽ ảnh hướng đến các khoản chi tiêu cho giáo dục, y tế. Tương tự hiện tượng “Lão hóa dân số” cũng khiến chính phủ phải tăng thêm các khoản chi cho y tế và phúc lợi xã hội, đó là các chi phí phát sinh khác do việc thiếu hụt lực lượng lao động gây ra. Thứ tư: do quá trình đô thị hóa. Quá trình đô thị hóa sẽ làm nảy sinh nhiều nhu cầu mới vốn không có ở các vùng nông thôn. Đại bộ phận những nhu cầu phát sinh thêm đó là các hàng hóa và dịch vụ công cộng như đường xá, cầu cống, khu vui chơi, giải trí, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục... vì thế, chi tiêu công cũng sẽ tăng. Thứ năm: do chi phí cung cấp hàng hóa dịch vụ công tăng. Khi xã hội ngày càng phát triển, ngày càng công nghiệp hóa thì hệ thống các mối quan hệ xã hội, thương mại và pháp lý trong nền kinh tế càng trở nên nhiều và phức tạp hơn. Khi đó, chính phủ cần phải có vị thế mạnh hơn để thiết lập và vận hành tổ chức giải quyết những mối quan hệ đan xen đó, điều này tất yếu dẫn đến sự tăng nhanh và mở rộng của chi tiêu công, đặc biệt trong lĩnh vực luật pháp và duy trì trật tự cho giao thông, liên lạc. 6. Tác động của chi tiêu công tới các chỉ tiêu

Tác động tích cực Đổi với tăng trưởng kinh tế: trong một số trường hợp sự cắt giảm quy mô chi tiêu chính phủ có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và trong một số trường hợp khác sự gia tăng chi tiêu chính phủ lại có lợi cho tăng trưởng kinh tế. Rahn (1986) xây dựng mô hình phản ánh mối quan hệ giữa quy mô chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế và được các nhà kinh tế sử dụng rộng rãi khi nghiên cứu vai trò của chi tiêu công. Đường cong Rahn hàm ý tăng trưởng sẽ đạt tối đa khi chi tiêu chính phủ là vừa phải và được phân bổ cho những hàng hóa công cộng cơ bản như cơ sở hạ tầng, bảo vệ quyền sở hữu và thực thi pháp luật. Tuy nhiên, chi tiêu công sẽ có hại đối với tăng trưởng kinh tế khi nó vượt quá mức giới hạn này, gọi là ngưỡng chi tiêu công. Ngưỡng chi tiêu công là điểm ở đó bất kỳ sự gia tăng chi tiêu công thấp hơn giá trị này sẽ có tác động đến tăng trưởng kinh tế, trong khi lớn hơn sẽ có hiệu ứng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Tuy các nhà kinh tế còn bất đồng, về con số chính xác nhưng cơ bản họ thống nhất với nhau rằng, mức chi tiêu công tối ưu với tăng trưởng kinh tế dao động trong khoảng 15 đến 20% GDP. GDP(%) Ngưỡng tối ưu Chi tiêu công Đường cong Rahn thể hiện chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế Trong đợt dịch COVID-19, chính sách chi tiêu công của chính phủ đã phần nào giúp đỡ các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp,... khắc phục tình trạng khó khăn. Chính phủ cùng những công cụ chi tiêu công của mình đã, đang và sẽ đưa nền kinh tế vượt qua thời kỳ

của nền kinh tế, dẫn đến thâm hụt NSNN quá cao. Khi ngân sách bị bội chi có thể được bù đắp bằng phát hành tiền hoặc vay nợ, đều gây ra nguy cơ lạm phát tăng. Vấn đề cung tiền: việc điều chỉnh chính sách chi tiêu công sẽ làm ảnh hưởng tới lượng cung tiền. Có thể gây ra mất cân bằng trong cán cân ngân sách. Đòi hỏi phải có sự can thiệp và tác động mạnh mẽ, kịp thời từ phía chính phủ thông qua các chính sách tiền tệ hợp lý. II. THỰC TRẠNG CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2016 ĐẾN NAY

  1. Cơ cấu thu chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam từ 2016 đến nay
  2. Cơ cấu thu chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam từ 2016 đến nay Cùng với quá trình đẩy mạnh đổi mới nền kinh tế đất nước, công tác quản lý thu chi ngân sách nhà nước và cơ cấu thu chi ngân sách ở Việt Nam giai đoạn từ 2016 đến nay đã có những chuyển biến tích cực. Từ 2016 đến 2019, cơ cấu thu ngân sách nhà nước liên tiếp vượt dự toán. Cụ thể, năm 2016 vượt 8,6%, năm 2017 vượt 6,7%, năm 2018 vượt 8,5% và năm 2019 vượt 9,1%. Đặc biệt, năm 2019, cả thu ngân sách trung ương và thu ngân sách địa phương đều vượt dự toán (thu ngân sách trung ương vượt xấp xỉ 4%, thu ngân sách địa phương vượt 16%). Tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu ngân sách đã tăng từ 79,8% năm 2016 lên 81,9% năm 2019 và dự toán năm 2020 đạt 83,6%. Tỷ trọng thu từ dầu thô và thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu trong tổng thu ngân sách năm 2016 tương ứng là 3,6% và 15,7%; năm 2019 tương ứng là 3,6% và 13,5%; dự toán năm 2020 tương ứng là 2,3% và 13,8%.

Cơ cấu dự toán thu ngân sách nhà nước của Việt Nam từ 2016- 2020 (đơn vị: tỷ đồng) Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Thu nội địa 785 990 1.099 1.173 1. Thu từ dầu thô 54 38 35 44 35. Thu cân đối ngân sách từ hoạt động XNK

172 180 179 189 208.

Thu viện trợ 3 3 5 4 5. Tổng thu NSNN 1 500 1.212 1.319 1.411 1. → Cơ cấu thu ngân sách của Việt Nam đã có sự dịch chuyển theo hướng bền vững hơn với sự tăng dần tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu ngân sách nhà nước tăng, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn thu từ tài nguyên khoáng sản (dầu thô) và hoạt động xuất nhập khẩu (do thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam khi thực hiện các cam kết quốc tế). Cùng với đó, cơ cấu chi ngân sách nhà nước cũng đang có những chuyển biến căn bản. Năm 2016, dự toán chi ngân sách nhà nước là 1,2 nghìn tỷ đồng, thực hiện chi ngân sác nhà nước đạt 1 nghìn tỷ đồng tăng 6,8% so với dự toán. Đến năm 2018, quyết toán chi ngân sách nhà nước là 1,435 nghìn tỷ đồng, giảm 87,765 nghìn tỷ đồng (giảm 5,8% so với dự toán).

Bước sang năm 2020, đây sẽ là một năm rất khó khăn đối với việc hoàn thành các kể hoạch đặt ra. Do dịch bệnh COVID-19 và dịch tả lợn châu phi làm các hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại, đầu tư, du lịch,... gặp nhiều khó khăn do đó thu ngân sách nhà nước có xu hướng giảm. Để thực hiện phòng chống, kiểm soát cũng như dập dịch bệnh thì ngân sách nhà nước buộc phải tăng cho các hoạt động y tế, bảo đảm vệ sinh môi trường, các hoạt động hỗ trợ kiểm soát dịch và các hoạt động đảm bảo an sinh xã hội. → Từ dự báo tình hình kinh tế thế giới và trong nước cùng với tinh thần phấn đấu tích cực Chính phủ trình dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 như sau: Dự toán thu NSNN: 1,3 nghìn tỷ đồng, đạt tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước là 22,2% GDP và dự toán chi NSNN: 1,1 nghìn tỷ đồng.

  1. Bội chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam từ 2016 đến nay Trong các năm gần đây, Việt Nam đã triển khai Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia 2016-2020, với mục tiêu giảm mức bội chi NSNN giai đoạn 5 năm không quá 3,9%GDP đến năm 2020 không quá 3,5% GDP, đã thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ NSNN, cắt giảm các khoản chi không cần thiết; tăng cường công tác kiểm tra, giảm sát việc quản lý và sử dụng NSNN, tình trạng nợ công; đồng thời tăng cường quản lý thu, thành tra, kiểm tra, chống chuyển giá, trốn thuế,... Điều này đã giúp cho bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát. Năm 2016, dự toán bội chi ngân sách nhà nước là 254 nghìn tỷ đồng, bằng 4,95%GDP. Với kết quả thu chi ngân sách nhà nước năm 2016, bội chi ngân sách giữ ở mức dự toán là 254 nghìn tỷ đồng, bằng 4,95%GDP kế hoạch. Năm 2017, quyết toán số bội chi ngân sách nhà nước là 136,926 nghìn tỷ đồng, bằng 2,74%GDP thực hiện, giảm 41,338 nghìn tỷ đồng so với dự toán quốc hội quyết định; trong đó ngân sách địa phương quyết toán không bội chi giảm so với dự toán 6 nghìn tỷ đồng; ngân sách trung ương quyết toán 136,962 nghìn tỷ đồng, bằng 2,744%GDP, giảm 35,338 tỷ đồng so với dự toán quốc hội quyết định.

Năm 2018, quyết toán số bội chi ngân sách nhà nước là 153,110 nghìn tỷ đồng, bằng 2,8%GDP thực hiện, giảm 50,89 nghìn tỷ đồng so với dự toán quốc hội quyết định; trong đó ngân sách địa phương quyết toán không bội chi; ngân sách trung ương quyết toán bội chi 153,110 nghìn tỷ đồng, bằng 2,8%GDP. Dự toán bội chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam từ 2016- 2020 (đơn vị: tỷ đồng) Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Bội chi ngân sách nhà nước

254 178 204 222 234.

  1. Tình trạng nợ công, rủi ro nợ công ở Việt Nam Nợ công là một phần quan trọng và không thể thiếu trong tài chính của mỗi quốc gia. Trong các năm gần đây, Việt Nam triển khai Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị về cơ cấu lại ngân sách, nợ công, bảo đảm nền tài chính an toàn, bền vững hiệu quả theo hướng tích cực về cơ cấu, kỳ hạn, lãi suất, đảm bảo khả năng trả nợ. Tính đến cuối năm 2019, dư nợ công đã xuống mức 56,1% GDP, trong đó dư nợ chính phủ là 49,2%, dư nợ vay nước ngoài của quốc gia đạt khoảng 48,5% trong phạm vi quốc hội cho phép. So với tỷ lệ nợ công vào cuối năm 2016 trước đó, tỷ lệ này đã giảm rõ rệt. →Tuy nợ công có xu hướng giảm và nằm trong phạm vi cho phép của quốc hội là không vượt quá 65% nhưng vẫn ở mức cao so với trung bình các nước khác (hơn 50%). Về tình hình năm 2020, các chỉ tiêu nợ so với GDP nhiều khả năng sẽ tiếp tục giảm, khi Chính phủ dự báo đến cuối năm 2020 nợ công khoảng 54,3% GDP, nợ Chính phủ khoảng 48,5% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP khoảng 45,5%. Mặc dù quy mô danh mục nợ Chính phủ đến cuối năm 2019 được kiểm soát tốt ở mức 49,2% GDP (so với mức 52,7% vào năm 2016; 51,7% vào năm 2017 và 50% vào 2018)

Dự toán chi thường xuyên NSTW là 404,63 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 3,4% so dự toán năm 2016 tính lại. Chi thường xuyên của các bộ, cơ quan trung ương bố trí chặt chẽ, tiết kiệm, cơ bản chỉ bằng hoặc thấp hơn năm 2016 là năm đã thực hiện tiết kiệm qua nhiều năm. Dự toán chi thường xuyên NSĐP là 491,65 nghìn tỷ đồng; được tính theo định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN năm 2017. Năm 2018, Dự toán chi thường xuyên 2018 là 940,748 tỷ đồng. Thực tế cho thấy, Chi thường xuyên đạt 954,1 nghìn tỷ đồng, vượt 13,37 nghìn tỷ đồng (+1,4%) so dự toán. Trên cơ sở tổng hợp dự toán chi NSNN, số phân bổ sử dụng từ dự phòng NSNN, uớc thực hiện chi quý I năm 2020 đạt 343,1 nghìn tỷ đồng, bằng 19,6% dự toán, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, chi thường xuyên đạt gần 246,6 nghìn tỷ đồng, bằng 23,3% dự toán, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng chi Ngân sách nhà nuớc tính đến thời điểm 15/3/2019 uớc tính đạt 254,5 nghìn tỷ đồng bằng 15,6% dự toán năm. Trong đó chi thuờng xuyên đạt 192 nghìn tỷ đồng. 76% 13% 11% Cơ cấu chi NSNN đến 15/3/ Chi thường xuyên Chi đầu tư phát triển Chi trả nợ

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê mới đuợc công bố liên quan đến ngân sách nhà nuớc, tồng chi ngân sách Nhà nuớc tính đến thời điểm 15/3/2019 ước tính đạt 254, nghìn tỷ đồng, bằng 15,6% dự toán năm, trong đó chi thường xuyên đạt 192,7 nghìn tỷ đồng, bằng 19,3%. Như vậy, chi thường xuyên vẫn chiếm đến 76% tổng chi ngân sách nhà nước. 2. Chi đầu tư phát triển Bảng dự toán NS nhà nước chi cho đầu tư phát triển giai đoạn 2016- Năm Chi đầu tư phát triển Tổng chi ngân sách Tỷ trọng chi đầu tư phát triển (%) 2016 254 1.273 20, 2017 357 1.390 25, 2018 399 1.523 26, 2019 429 1.633 26, 2020 470 1.747 26, Dự toán chi ngân sách nhà nước cho đầu từ phát triển tăng liên tục theo hướng tích cực từ năm 2016 (254 tỷ đồng) đến năm 2020 (470 tỷ đồng), tăng 215 tỷ đồng ( tương đương với mức tăng 6,9%), gấp gần 1,85 lần, tuy nhiên vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng cơ cấu chi ngân sách nhà nước. Giai đoạn 2016 - 2018, Bộ Tài chính đã thực hiện cơ cấu lại một bước chi ngân sách, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên. Kết quả là dự toán chi cho đầu tư phát triển đã tăng hơn 26%.

Chủ đề