Đánh giá chung của kiểm soát viên

Kiểm soát viên là trọng tài kiểm tra “sức khỏe” doanh nghiệp – Đây là ý kiến phát biểu của đại biểu tại Hội nghị Tổng kết công tác kiểm tra, giám sát năm 2015 và triển khai kế hoạch công tác năm 2016, được Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam VRG tổ chức sáng 28/4, tại TP.HCM.

Chia sẻ với hội nghị về vai trò kiểm soát viên tại đơn vị mình, ông Lê Văn Vui – TGĐ Công ty TNHH MTV Cao su Bình Long cho biết chức năng, nhiệm vụ được thể hiện rất rõ. Kiểm soát viên tham gia rất sâu vào hoạt động của doanh nghiệp. Giữa Hội đồng Thành viên và kiểm soát viên có quy chế phối hợp, tạo điều kiện làm việc, được tham gia tất cả những cuộc họp, những văn bản chỉ đạo của cấp trên đều có bút phê của kiểm soát viên …

“Chức năng, nhiệm vụ rất rõ, tuy nhiên để nâng cao vai trò, kiểm soát viên phải xác lập vị thế trong doanh nghiệp. Bên cạnh trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đòi hỏi kiểm soát viên phải có tầm, có năng lực, kỹ năng trong hoạt động kiểm tra giám sát. Năng lực ở đây là khả năng nắm bắt về chuyên môn, những hoạt động trọng tâm của doanh nghiệp, am tường về luật pháp. Thậm chí “thổi còi” doanh nghiệp nếu làm trái quy định của pháp luật. Kiểm soát viên giống như trọng tài kiểm tra sức khỏe của doanh nghiệp”, ông Vui phát biểu.

Còn ông Nguyễn Minh Hùng – TGĐ Công ty Cổ phần KCN Nam Tân Uyên, cũng đánh giá cao vai trò kiểm soát viên: “Khi có những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ, chúng tôi ngồi lại với nhau cùng bàn bạc, tìm giải pháp. Những lúc như vậy, thành viên Ban kiểm soát thường tham mưu, hướng dẫn và nêu giải pháp tháo gỡ”.

Đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị, ông Vũ Văn Đồng – Trưởng phòng tài chính nghiệp vụ 3, Cục Tài chính Doanh nghiệp – Bộ Tài chính, đánh giá cao vai trò kiểm soát viên trong việc góp phần cùng doanh nghiệp thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao trong bối cảnh ngành cao su gặp rất nhiều khó khăn trong năm 2015.

“Hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo tồn và phát triển vốn là mục tiêu lớn nhất của doanh nghiệp. Kiểm soát viên là “cánh tay” chủ đạo, tham gia vào quá trình quản lý, phát huy hiệu quả nguồn vốn tốt hơn. Nhiệm vụ kiểm soát viên là phải nắm vững những chủ trương, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tham gia ngay từ đầu chứ không phải kiểm tra giám sát theo định kỳ. Để hoàn thành nhiệm vụ, kiểm soát viên phải có kỹ năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm”, ông Đồng đánh giá.

Trong khi đó, Bí thư Đảng ủy, TGĐ VRG Trần Ngọc Thuận cho rằng năm 2016 nhiệm vụ của kiểm soát viên rất nhiều và quan trọng. Đây là năm đề án tái cơ cấu VRG tiếp tục được triển khai thực hiện quyết liệt. Công tác cổ phần hóa, thoái vốn, sắp xếp lại doanh nghiệp tiếp tục được quan tâm thực hiện. Đặc biệt là cổ phần hóa Công ty Mẹ Tập đoàn đồng thời với 20 đơn vị thành viên và 4 đơn vị sự nghiệp trong năm 2016 – 2017.

1. Chuyên viên kiểm soát nội bộ là ai?

Chuyên viên kiểm soát nội bộ là người có trách nhiệm trong việc kiểm tra, đánh giá các mối nguy cơ, tiềm ẩn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nội bộ doanh nghiệp hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Họ là người theo dõi và đo lường các hoạt động kinh doanh của công ty và đánh giá mức độ hiệu quả của các hoạt động đó.

Đánh giá chung của kiểm soát viên

Kiểm soát nội bộ là một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp - Ảnh: Internet.

Cụ thể, vai trò của họ là kiểm soát hoạt động nội bộ công ty thông qua việc giám sát về quản trị kinh doanh hay quy trình kế toán. Đồng thời, điều hướng các hoạt động này theo đúng mục tiêu đã đề ra ban đầu. Từ đó giúp doanh nghiệp tránh khỏi những sai sót về pháp luật cũng như báo cáo tài chính một cách chính xác nhất. Đây là một vị trí vô cùng quan trọng và đòi hỏi chuyên môn cao trong công việc.

2. Vai trò của chuyên viên kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp

Về cơ bản, họ có vai trò như một người "kiểm soát viên pháp lý" cho mỗi doanh nghiệp. Vai trò của họ bao gồm:

● Lên kế hoạch và xây dựng bộ quy tắc ứng xử, quy định nội bộ trong công ty.

● Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định đã đề ra.

● Hình thành quy trình hoạt động, làm việc cho mỗi phòng ban.

● Hình thành quy trình hoạt động, sản xuất kinh doanh phù hợp với tính chất mỗi phòng ban và có sự kết hợp hài hòa với nhau. Ngoài ra, cần đảm bảo tuân thủ theo đúng quy chế, quy định chung của công ty.

● Giám sát và xử lý nội bộ nếu có bất kỳ vi phạm nào diễn ra, nâng cao tính hiệu quả trong việc vận hành quy định của công ty.

Như vậy, công việc của chuyên viên kiểm soát nội bộ sẽ không được đánh giá cụ thể bởi các số liệu KPI hay kết quả làm việc của cá nhân họ. Họ được đánh giá thông qua chất lượng của từng nhân viên, từng phòng ban hay rộng hơn sẽ là hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Khi công việc kiểm soát nội bộ tốt sẽ kéo theo sự hoạt động hiệu quả của mọi người và công ty.

Đánh giá chung của kiểm soát viên

Vai trò của chuyên viên kiểm soát nội bộ - Ảnh: Internet.

3. Mô tả công việc của chuyên viên kiểm soát nội bộ

3.1 Thiết lập, kiểm soát hệ thống dữ liệu nội bộ và tiến hành làm bản báo cáo

● Soạn thảo và công bố các chính sách, nội quy trong việc kiểm tra và giám sát nội bộ cho toàn bộ nhân sự trong công ty biết.

● Kiểm tra các quy trình trong nội bộ xem đã thống nhất và hợp lý chưa. Cần đảm bảo các kế hoạch đề ra có thể thực hiện được và nhất quán giữa các phòng ban với nhau. Đánh giá, phân tích về những cơ hội, rủi ro từ báo cáo tài chính của hệ thống. Từ đó, đưa ra những biện pháp khắc phục theo sự đồng ý của ban giám đốc.

● Duy trì và nâng cao chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ tại trong công ty.

● Thực hiện đánh giá các hoạt động, quy trình kinh doanh và báo cáo kiểm soát nội bộ.

3.2 Thiết lập quy trình kiểm soát nội bộ

● Triển khai việc kiểm tra nội bộ đột xuất hoặc theo định kỳ về hiệu quả công việc của cá nhân và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

● Tăng cường nhắc nhở và đốc thúc nhân sự nâng cao hiệu suất công việc và báo cáo lại cho ban giám đốc.

● Đưa ra các ý kiến, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và chất lượng nội bộ.

Đánh giá chung của kiểm soát viên

Kiểm tra, đánh giá các hoạt động tài chính của doanh nghiệp - Ảnh: Internet.

3.3 Thực hiện kiểm tra, đánh giá

● Thực hiện giám sát các phòng ban, cá nhân dựa trên các quy tắc của công ty.

● Tìm ra nguyên nhân những sai phạm của cá nhân đó mắc phải và đề ra hướng giải quyết tuân thủ theo quy định của công ty.

● Kiểm soát, đánh giá các hoạt động của công ty theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng hoặc năm. Lên kế hoạch sửa đổi hoặc cập nhật những điều luật mới, mô tả công việc của từng vị trí trong bộ quy tắc, quy định của công ty.

4. 3 Kỹ năng quan trọng nhất mà chuyên viên kiểm soát nội bộ cần có

4.1 Nắm vững kiến thức chuyên môn

Vì liên quan đến các vấn đề tài chính, kế toán doanh nghiệp nên vị trí chuyên viên kiểm soát nội bộ đòi hỏi yêu cầu cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, kiểm toán. Ngoài ra, bạn cần thông hiểu về luật pháp cơ bản, luật kinh doanh, các nghiệp vụ về kiểm toán nội bộ. Một số chứng chỉ mà bạn cần có để "ghi điểm" với nhà tuyển dụng như ACCA, MBA hoặc CFA,.. Nếu như bạn làm việc cho các công ty nước ngoài thì cần có thêm kiến thức về kinh doanh thương mại quốc tế hoặc các kiến thức pháp lý liên quan.

Đánh giá chung của kiểm soát viên

Chứng chỉ ACCA cho chuyên viên kiểm soát nội bộ - Ảnh: Internet.

4.2 Kỹ năng phân tích và kiểm soát

Chuyên viên kiểm soát thì không thể thiếu kỹ năng kiểm soát và phân tích vấn đề. Đây là yếu tố giúp bạn nâng cao hiệu quả trong quá trình làm việc. Bạn có thể tự tin đánh giá vấn đề về tài chính, quản trị hay kế toán doanh nghiệp một cách minh bạch và trung thực nhất.

Bên cạnh đó, kỹ năng này còn giúp bạn đưa ra những dự đoán về rủi ro và cơ hội của doanh nghiệp dựa vào những phân tích tình hình hoạt động kinh doanh nội tại của công ty, đối thủ và xu thế thị trường.

4.3 Kỹ năng giao tiếp

Không chỉ có giao tiếp nội bộ trong doanh nghiệp mà chuyên viên kiểm soát nội bộ còn phải ngoại giao với các cơ quan kiểm toán khác bên ngoài. Vì vậy, kỹ năng giao tiếp là một điều bắt buộc ở vị trí này. Hãy trau dồi cho bản thân sự tự tin, linh hoạt về kiến thức lẫn chuyên môn.

5. Yêu cầu tuyển dụng chuyên viên kiểm soát nội bộ

Với tính chất công việc và mức độ quan trọng của vị trí này, vậy nên yêu cầu tuyển chuyên viên kiểm soát nội bộ có thể nói là khá cao so với mặt bằng chung của những ngành nghề khác.

● Yêu cầu có bằng Đại học chuyên ngành Kế toán, Tài chính hoặc Quản trị kinh doanh.

● Có kinh nghiệm làm việc từ 3 – 5 năm hoặc các ngành nghề liên quan đến nội bộ doanh nghiệp.

● Thông hiểu các kiến thức về pháp lý và quy trình kế toán.

● Khả năng làm việc độc lập, linh hoạt, đa nhiệm.

● Thích ứng nhanh và có khả năng giao tiếp, ứng xử tốt.

● Sử dụng thành thạo hoặc có bằng cấp về sử dụng công cụ văn phòng Microsoft Office.

6. Mức lương của chuyên viên kiểm soát nội bộ

Với những thông tin vừa nêu trên thì mức lương chuyên viên kiểm soát nội bộ cũng sẽ tương ứng với năng lực. Mức lương ở vị trí này được đánh giá khá cao, rất hấp dẫn đối với những bạn đam mê ngành nghề này.

Theo thống kê tại CareerBuilder, mức lương trung bình của 1 nhân viên kiểm soát nội bộ có thể 14 triệu đồng một tháng. Tùy thuộc vào quy mô công ty ứng tuyển và vị trí địa lý nơi bạn làm việc, công việc này có thể đem lại mức lương cao nhất lên đến 45 triệu đồng.

Đánh giá chung của kiểm soát viên

Mức lương của chuyên viên kiểm soát nội bộ được cập nhật bởi careerbuilder.vn - Ảnh: Internet.

Điều này đồng nghĩa với việc cạnh tranh giữa các ứng viên cũng rất cao. Hãy chuẩn bị cho mình một bản CV thật xuất sắc để nắm bắt cơ hội này nhé!

7. Tìm kiếm việc làm chuyên viên kiểm soát nội bộ ở đâu?

Với thời đại công nghệ hiện nay, những người trẻ không khó để tìm kiếm việc làm trên Internet thay vì đi tìm trực tiếp ngoài đời. Việc làm chuyên viên kiểm soát nội bộ cũng vậy, luôn có sẵn trên các trang tuyển dụng hoặc tìm việc. Với mức lương cao và khả năng thăng tiến trong tương lai, việc làm này thu hút nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ yêu thích công việc quản trị.

Tuy yêu cầu công việc không dễ dàng như các công việc phổ thông như thu ngân, nhân viên văn phòng hoặc nhân viên bán hàng nhưng bản thân công việc này thường được tuyển dụng bởi các doanh nghiệp lớn. Đổi lại mức lương kèm chính sách rất tốt sẽ là một sự đầu tư cho tương lai của bạn.

Hiện tại, bạn có thể tham khảo việc làm chuyên viên kiểm soát nội bộ trên trang careerbuilder.vn.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ mà CareerBuilder gửi đến bạn về vị trí chuyên viên kiểm soát nội bộ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc này. Chúc bạn tự tin trong quá trình tham gia ứng tuyển vào vị trí này nhé!