Đánh giá huawei dtab 10.1 tinhte.vn năm 2024

Khi Huawei bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm và hạn chế giao dịch của Mỹ, một trong những thứ bị ảnh hưởng mạnh nhất với công ty đó là họ không thể dùng được các dịch vụ Google nữa, từ Google Play, Gmail, Google Maps cho đến YouTube. Điều này khiến smartphone Huawei trở nên rất khó bán ở thị trường bên ngoài Trung Quốc. Và để đối phó, Huawei đã sinh ra một thứ gọi là HarmonyOS, hay còn gọi là HongmengOS ở quê nhà của hãng.

HarmonyOS 2.0 vừa được giới thiệu hồi tháng 12 vừa qua, và nó có bản beta để người dùng trải nghiệm trước. Liệu Huawei có thể vượt qua thất bại của hàng loạt hệ điều hành smartphone đã từng xuất hiện (và đã chết) như Windows Phone, BlackBerry OS 10, Sailfish OS, Ubuntu Touch, Firefox OS, Symbian, Meego, WebOS hay Samsung Tizen hau không?

Huawei luôn nói rằng HarmonyOS là một sản phẩm mà họ tự làm trong nhà, thế nên vào năm 2019 khi họ thông báo về HarmonyOS thì nó đã thu hút rất nhiều sự chú ý từ thế giới. Richard Yu, CEO của mảng điện tử tiêu dùng của Huawei, nói rằng HarmonyOS là “một thứ khác hẳn so với Android và iOS). Chủ tịch mảng phần mềm của Huawei cũng lặp lại điều này hồi tháng 12/2020, nhấn mạnh “HarmonyOS không phải là một bản copy của Android, và cũng không phải iOS”.

Thế là chúng tôi quyết định tìm hiểu kĩ hơn, và phát hiện ra rằng HarmonyOS hiện tại chỉ đơn giản là một bản fork của Android (fork trong giới tech có nghĩa là bạn lấy phần mềm mã nguồn mở rồi chỉnh lại theo ý của bạn thành một sản phẩm khác). Những gì hãng đang nói khác với những gì hãng đang làm. và cụm từ “fake it till you make it” giờ đã có thể áp dụng được cho việc phát triển cả một hệ điều hành, chứ không chỉ đơn giản là nói chơi chơi về việc bạn giả bộ bạn có thứ gì đó cho đến khi bạn thật sự sở hữu hay làm được điêu đấy.

Hai ngày kiểm tra nhân thân??

Để tìm hiểu về HarmonyOS thì đầu tiên phải tìm được HarmonyOS để dùng đã. Đây là chuyện rất khó, vì chỉ một số điện thoại Huawei mới được trải nghiệm HarmonyOS thông qua các bản closed beta mà thôi, người dùng bình thường thì không thể làm được. Mà bản closed beta đó lại chỉ áp dụng ở Trung Quốc.

Với Google, từ lâu họ đã có một bộ phát gọi là Android SDK, bạn có thể dùng máy tính của mình download về và bắt đầu thử nghiệm Android thông qua máy ảo. Apple cũng có một bộ SDK tương tự dành cho máy Mac, để bạn có thể trải nghiệm, thử nghiệm và viết app cho iOS từ máy tính của mình.

Còn với Huawei, bạn cần phải vượt qua vòng kiểm tra nhân thân kéo dài 2 ngày. Họ thậm chí còn yêu cầu bạn nộp hình chụp passport của bạn nữa. Bạn cần phải lên Huawei.com đăng kí tài khoản, sau đó đăng kí tham gia chương trình developer bằng cách cung cấp tên, địa chỉ, email, số điện thoại, hình chụp passport hoặc chứng minh nhân dân, và cả hình chụp thẻ tín dụng. Bạn phải chờ 1-2 ngày để Huawei duyệt và kiểm tra thủ công những giấy tờ này. Huawei có nói rằng họ sẽ không tính phí thẻ tín dụng của bạn.

Đánh giá huawei dtab 10.1 tinhte.vn năm 2024
Tôi không hiểu vì sao Huawei lại cần làm điều này? Vì sao họ cần biết mọi thứ về tôi trước khi tôi có thể làm gì đó với sản phẩm của họ? Và tại sao nó cần tới 2 ngày?

Bạn không thể bỏ qua quy trình kiểm tra này được, vì ngay cả khi bạn download được bộ Harmony SDK từ đâu đó thì lúc sử dụng bạn vẫn bị đòi đăng nhập tài khoản developer.

Nếu bạn là một công ty đã có chỗ đứng, có thị phần, thì việc duyệt này là bình thường. Bạn sẽ muốn developer bán được app và nội dung, bạn cần đảm bảo bạn có thể chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng hay thẻ của họ, rồi bạn phải nghĩ đến việc tính thuế các thứ. Điều đó khá là hợp lý. Nhưng với HarmanyOS thì còn rất lâu mới tới đoạn này, và việc download bộ SDK về để thử nghiệm là bước đầu tiên, và nó nên dễ dàng chứ không phải quá khó khăn như thế này.

Huawei nên học Google, chỉ 1 click là co thể download được. Còn khó như thế này thì thôi, tôi sẽ tắt cái tab trình duyệt đang mở Huawei.com rồi quay lại công việc của tôi cho khỏe.

Dù vậy, tôi vẫn làm hết tất cả những yêu cầu nói trên. Tôi sẵn sàng “hi sinh” để có bài này, tôi gửi cho Huawei hình chụp passport và thẻ tín dụng của tôi, và không biết thông tin của tôi bị xài như thế nào ở Trung Quốc. Đây trông như một sự vi phạm quyền riêng tư.

HarmonyOS: cơ bản là Android 10

Sau khi download mọi thứ về, bạn không chạy được trình giả lập trực tiếp trên máy tính của mình như iOS hay Android. Nó chạy trên một thiết bị “remote” nào đó và hình ảnh được stream về máy tính của bạn.

Trình giả lập này chạy lên với giao diện tiếng Trung Quốc, nó đang dùng 1 cái SIM đầu +86 (Trung Quốc luôn) và sử dụng mạng tên "华为内网" (dịch ra là "Huawei Intranet"). Dựa vào đây, tôi đoán rằng thiết bị ảo này nằm đâu đó tại Trung Quốc. Bạn không thể bật tính năng dò địa điểm, bạn cũng không dùng được trình duyệt.

Đánh giá huawei dtab 10.1 tinhte.vn năm 2024

Sau khi nghịch một chút, tôi khá chắc rằng đây là một thiết bị vật lý, nó đang được kết nối vào hệ thống theo cách nào đó. Khi tôi bật chế độ USB Debugging lên, nó sẽ làm chết trình giả lập và tôi bị ngắt ra khỏi emulator. Nếu đây là một thiết bị ảo thì điều này sẽ không diễn ra.

Bạn sẽ cảm nhận nét Android của HarmonyOS khi bạn khởi động chiếc máy này. Giao diện của nó giống hệt như EMUI của Huawei đang dùng cho những chiếc điện thoại của họ, chỉ khác là màn hình About ghi chữ HarmonyOS thay vì chữ Android.

Đánh giá huawei dtab 10.1 tinhte.vn năm 2024

Khi đi vào màn hình quản lý app, tôi có thể xác nhận rằng chiếc điện thoại này chạy Android. Bạn sẽ thấy các app như "Android Services Library," "Android Shared Library," "com.Android.systemui.overlay," "Androidhwext," và nhiều thứ khác nữa. Một số tiến trình có vẻ được đổi tên từ “android-” thành “harmony OS”. Nếu bạn nhìn vào tiến trình tên “HarmonyOS System”, bạn sẽ thấy biểu tượng của Android cũng như một label ghi chữ “version 10”. Ủa, không phải HarmonyOS mới có tới phiên bản 2.9 thôi sao?

Chữ “version 10” này chính là Android 10, có vẻ đây chính là phiên bản mà HarmonyOS sử dụng làm nền. Nếu bạn vào Huawei App Gallery, các app trong này đều có sẵn (vì cơ bản đây là các app Android) và khi cài đặt app nào đó có chữ “system info” thì chúng đều ghi là Android 10 Q. So với một hệ điều hành chưa có người dùng nào thì kho app này thật khủng, có app từ Google, Microsoft, TikTok, Amazon, WeChat, Baidu, Evernote… đủ hết.

Đánh giá huawei dtab 10.1 tinhte.vn năm 2024

So với một bản beta của một hệ điều hành mới, HarmonyOS quá hoàn chỉnh, quá tốt. Chúng tôi quá hiểu rằng một hệ điều hành đang được phát triển thì sẽ trông ra sao. Bạn sẽ không có nhiều app để nghịch, tính năng thì rất hạn chế, giao diện thì xấu. Nếu HarmonyOS thật sự là một OS mới, Huawei thật sự đang làm rất tốt, Apple, Google, Samsung không có tuổi so sánh. Nếu đây là một OS độc lập, Huawei đã sao chép hoàn hảo chức năng điều hướng bằng cử chỉ, các settings, hệ thống phân quyền (permission), tính năng dùng NFC để chi trả, dark mode, và cả một khu vực Notification xịn xò!

Huawei nói rằng HarmonyOS sẽ được giới thiệu trong năm nay, và tôi tin điều đó. Chỉ đơn giản là một bản Android khác thôi, thì chuyện này hoàn toàn khả thi.

Ồ, và đánh giá app thì có nhiều người dùng đánh giá từ nhiều năm trước, khi mà HarmonyOS còn chưa tồn tại. Lạ ghê ta.

Đánh giá huawei dtab 10.1 tinhte.vn năm 2024

Đóng góp lớn nhất của Huawei cho HarmonyOS cũng giống như những gì họ đang làm với Android: Huawei thay thế hệ sinh thái Google Play bằng các dịch vụ của mình. Ở Trung Quốc không có Play Store, không có Play Services, không có các app cài sẵn nào khác ngoài trừ một bản đặc biệt của Wear OS. Ở Trung Quốc, mỗi nhà sản xuất sẽ tự cung cấp app store của riêng mình, và Huawei đã làm điều đó từ nhiều năm nay. Huawei có Huawei Mobile Services để làm các việc như thông báo, bản đồ, sync danh bạ, lịch, hình ảnh, có Huawei App Gallery để phân phối ứng dụng… Mà mấy cái này không liên quan tới HarmonyOS.

Mọi hệ điều hành mã nguồn mở, bao gồm cả Android, đều dùng code từ một số dự án khác. Ví dụ, Android sử dụng nhân Linux, nhân này được fork ra từ Linux và được chỉnh sửa khá nhiều, nó cũng dùng file system Ext4, Java, OpenGL, OpenSSL, WebKit… và nhiều dự án khác. Nhưng ngoài mớ này, Android còn chứa rất nhiều đoạn code do chính Google viết ra, ví dụ như các tùy biến ở kernel, Dalvik VM/Android Runtime, các đoạn mã hỗ trợ màn hình cảm ứng, hỗ trợ gọi điện…

Sau nhiều tiếng đồng hồ dùng HarmonyOS, tôi không thể chỉ ra sự khác biệt giữa nó và Android trừ việc một số chỗ được đổi tên. Nếu có ai đó làm cho Huawei muốn tranh luận với tôi, hãy chỉ cho tôi một số thứ mà trình giả lập này không phải là Android.

Đánh giá huawei dtab 10.1 tinhte.vn năm 2024

Việc bạn lấy Android về rồi biến nó thành một bản OS của riêng bạn chẳng sao cả, nhiều hãng làm rồi, ví dụ như FireOS của Amazon. Nhưng hãy thành thật về chuyện đó, hãy nói rằng “HarmonyOS là một bản fork của Android" thay vì “HarmonyOS không phải là một bản copy của Android”. Đừng gọi HarmonyOS là một thứ hoàn toàn mới.

Hãy như Amazon: họ ghi thẳng trên web là “FireOS là một hệ điều hành dành cho tablet và TV Fire. Fire OS là một bản fork của Android, nên nếu app của bạn chạy được với Android thì khả năng cao là nó cũng chạy được với các thiết bị Amazon Fire”. Kết quả tìm kiếm chữ Android trên tài liệu dành cho lập trình viên của FireOS cho thấy 67 kết quả, còn khi tìm kiếm bên tài liệu của HarmonyOS thì không thấy gì.

Android là một thương hiệu của Google, nên Amazon và Huawei không thể dùng cái tên này trong các tài liệu marketing, quảng bá sản phẩm, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể minh bạch về nguồn gốc của sản phẩm khi bạn công bố ra ngoài.

Tài liệu của Huawei dành cho developer là một cuộc chiến tranh tâm lý

Vì emulator không có gì nhiều để nghịch về HarmonyOS, thế còn mã nguồn, tài liệu và SDK thì sao? HarmonyOS có một phiên bản nguồn mở là “OpenHarmony” nhưng mà dường như nó không liên quan gì tới phiên bản xuất hiện trên trình giả lập mà thôi thử nghiệm. Mã nguồn của OpenHarmony để phiên bản 1.0 và hiện tại chỉ dành cho thiết bị IoT. Nó sử dụng nhân LiteOS IoT của Huawei và không đi kèm app Android.

Và nếu bạn là developer, bạn hãy thử đọc tài liệu ở link này. Bạn sẽ thấy nhiều lần tự hỏi bản thân: “Cái này có hợp lý không” hay thậm chí là “liệu Huawei có đang muốn cung cấp thông tin hữu ích, thành thật và thẳng thắng hay không”. Đa số là không. Trong những câu chữ này đầy các từ khóa buzz mà thôi, và cách viết tài liệu kĩ thuật của Huawei dường như là để làm marketing nhiều hơn. Để hiểu một hệ điều hành đã khó rồi mà còn chơi chữ vô.

Đánh giá huawei dtab 10.1 tinhte.vn năm 2024

Tôi cũng thử build 1 app với bộ SDK của Huawei, và kết quả là nó xuất ra một file .hap (HarmonyOS Ability Packages). Cái này giống với file APK của Android, về cơ bản nó là một file zip lại nhiều tài nguyên bên trong, nếu bạn đổi đuôi file thành .zip thì bạn có thể giải nén và xem được nội dung. Với file .hap cũng y chang như vậy, và khi giải nén ra thì tôi thấy đầy code của Android. Tất cả công cụ decompile app Android đều chạy tốt, vì cơ bản đây chính là app Android mà.

Môi trường dùng để code ra app được Huawei gọi là DevEco Studio, và nó cũng giống với Android Studio của Google. Nó cũng sử dụng Jetbrains IntelliJ IDE, cũng dùng Gradle build system và giao diện cũng tương tự Android Studio. Nếu nhìn vào danh sách các phần mềm bên thứ 3 mà DevEco Studio có sử dụng, bạn sẽ thấy khoản 27 đầu mục cí tên bắt đầu bằng Android, như Android SDK Tools, Android DEX library, Android Gradle… Ít ra thì những thứ này cũng quen thuộc với dân developer.

Chỉ để làm thương hiệu? Có thể ở Trung Quốc chỉ cần vậy là đủ

Về mặt kĩ thuật, cơ bản là không có gì để nói vì HarmonyOS chính là Android đổi tên, và như vậy Huawei vẫn sẽ phụ thuộc vào các chức năng mới của Android. Hiện tại chưa có dấu hiệu cho thấy Huawei sẽ đi theo hướng gì khác biệt như Amazon đã từng làm với Fire OS. Nếu Huawei muốn giảm sử phụ thuộc vào phần mềm Mỹ thì họ chưa đạt được mục đích đó.

Về mặt marketing, đây có lẽ là một kĩ thuật branding. Huawei có thể nói rằng HarmonyOS là của họ và nói rằng họ không phụ thuộc vào phần mềm Mỹ nữa, và hi vọng mọi người tin vào điều đó. “Giữ thể diện" có lẽ là lý do duy nhất HarmonyOS tồn tại, và nó cũng là lý do vì sao công ty không nói gì về sự liên quan tới Android.

Về mặt pháp lý, Huawei không bị cấm dùng Android mã nguồn mở. Các phần mềm mã nguồn mở không nằm trong diện cấm của Mỹ, và Huawei cũng đã sử dụng Android mà không có Google Service tại Trung Quốc từ lâu. Không có gì ngăn Huawei tiếp tục làm điều đó. Huawei chỉ đơn giản là không được dùng bộ app của Google mà thôi.

Huawei nói họ sẵn sàng cấp bản quyền HarmonyOS cho những nhà sản xuất smartphone khác, khi đó Huawei sẽ trở thành một công ty cung cấp OS nhưng không có lý do gì để các nhà sản xuất khác mua cả. HarmonyOS chỉ đang là Android mà chậm hơn thôi. Ngoài ra, không công ty Mỹ nào được phép submit app của mình lên HarmonyOS, trừ Microsoft vì họ có xin phép chính quyền. Facebook, Snapchat, Netflix, Hulu, Amazon, Twitter, Roku, SoundCloud, Pandora, Amazon, Uber, Lyft, Tinder, Shazam, chẳng có cái nào xuất hiện cả. Về cơ bản, ở bên ngoài Trung Quốc mà không có Google Play Service thì xem như chết.

Có thể có một động lực khác cho sự ra đời của HarmonyOS, đó là chính quyền Trung Quốc. Kể từ khi mối quan hệ với Mỹ xấu đi, họ đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước nội địa hóa công nghệ. Năm 2019, Trung Quốc tuyên bố họ có 3 năm để từ bỏ phần mềm và công nghệ nước ngoài theo chính sách “3-5-2”, tức là thay thế được 30% PC nội địa vào 2020, 50% trong 2021 và 20% trong 2022. Trung Quốc đã tự làm được chip x86 tuy chậm, và có hệ điều hành máy tính riêng là Kylin, NeoKylin. Đây là các bản Linux được làm lại và có giao diện nhìn giống Windows.

Nhưng chính sách 3-5-2 chỉ áp dụng cho máy tính của cơ quan chính phủ, nhưng còn ở mảng điện thoại, có thể họ sẽ muốn giả vờ HarmonyOS là một sản phẩm của Trung Quốc, không phải sản phẩm của Mỹ. Kylin cũng dựa trên Linux, nhưng như vậy đã đủ tốt để được chính phủ Trung Quốc chấp thuận, HarmonyOS có thể cũng vậy.