Đánh giá kết quả hiệu chuẩn thiết bị

Đây là những câu hỏi mà nhiều bạn quan tâm và thắc mắc, khi gửi 1 thiết bị đi hiệu chuẩn kiểm định. Trước tiên bạn phải hiểu đơn giản thế này. Hiệu chuẩn kiểm định 1 thiết bị chính là đem so sánh đối chiếu giữa thiết bị và thiết bị có độ chính xác cao hơn trong đo lường học. Từ kết quả so sánh này thì mới đánh giá được độ chính xác, sai lệch thiết bị.

1. Khi Hiệu Chuẩn Kiểm Định thì bạn chắc chắc có được các thông số.

  • Số hiệu chính ( chính là độ chênh lệch giữa 2 kết quả ).
  • ĐKBĐĐ (hiểu nôm na nó là khoảng không chắc chắn của 1 kết quả), khoảng không chắc chắn đó gọi là Độ không đảm bảo) link ĐKBĐĐ
  • Hệ số phủ k = 2 (miền phân bố x ± 2σ ) có xác suất tin cậy P = 95%.!

\==> Về cơ bản là mình đi mua 3 giá trị trên đó”

a. Số hiệu chính (số HC):

Là độ chênh lệch giữa 2 giá trị của chuẩn và thiết bị.

VD : khi đo dòng DC của 1 multimeter thì chuẩn phát ra 5.01V, còn trên thiết bị đo là 4.97

Thì số hiệu chính =5.01-4.97=0.4 V

b.ĐKBĐĐ (độ không bảo đảm đo)

Khái niệm ĐKBĐĐ là thông số gắn với kết quả của phép đo, đặc trưng cho sự phân tán của các giá trị có thể quy cho đại lượng đo một cách hợp lý.

Có thể khẳng định rằng không có phép đo nào là chính xác. Mỗi phép đo đều cho một kết quả đo là một giá trị với một khoảng không chắc chắn nhất định, khoảng không chắc chắn đó gọi là Độ không đảm bảo của kết quả đo hay gọn lại là ĐKĐBĐ.

Phương tiện đo càng chính xác, người đo càng chuyên nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng của môi trường xung quanh càng ít thì ĐKĐBĐ sẽ càng nhỏ, đồng nghĩa với chất lượng Hiệu chuẩn cao, năng lực hiệu chuẩn cao.

Độ không đảm bảo đo có nhiều loại, nhưng ĐKĐBĐ được công bố trong các kết quả Hiệu chuẩn, trong các Giấy chứng nhận hiệu chuẩn hoặc trong các tài liệu kỹ thuật của các PTĐ là ĐKĐBĐ mở rộng. ĐKĐBĐ mở rộng có được cuối cùng khi hoàn thành hiệu chuẩn PTĐ, ký hiệu là U.

2. Hiệu chuẩn kiểm định có được đánh giá pass/ fail không

a.Đối với hiệu Chuẩn: 2 trường hợp

th1 : Trên giấy chứng nhận chỉ cung cấp 2 thông : Số Hiệu Chính – ĐKBĐĐ

th2 : Ngoài 2 thông số trên còn đánh giá Pass/Fail

\== >

Th1: xảy ra khi khách hàng không có yêu cầu. Dựa kết quả khách chính là người tự đánh giá cho phương tiện đo của mình có còn phù hợp yêu cầu và mục đích cho sản xuất hay không.

th2: xảy ra khi khách hàng có yêu cầu đánh giá Pass/ Fail theo sai số nhà sản xuất hoặc sai số KH cung cấp. Như vậy khi Hiệu Chuẩn có đánh giá Pass/ Fail thì còn tùy thuộc vào yêu cầu của KH.

b.Đối với Kiểm Định.

Khi kiểm định 1 thiết bi thì tuân theo TCVN (tiêu chuẩn Việt Nam). Mỗi một thiết bị thuộc nhóm 2 đều thực hiện kiểm tra các bước theo (TCVN) của Tổ Chức Đo Lường VN công bố.

Th1: kết quả không nằm trong các yêu cầu của TCVN thì đánh giá “Không Đạt”

Th2: khi kết quả đều nằm trong phạm vi yêu cầu TCVN thì kết luận” Đạt”Note: Kiểm Định không cung cấp thông số ĐKBĐĐ

Vinacontrol CE cung cấp dịch vụ kiểm định thiết bị đo lường, hiệu chuẩn thiết bị đo lường,Dịch vụ triển khai nhanh, chi phí tiết kiệm ,Chi nhanh 3 miền

Ngày 26/7/2019, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 07/2019/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2. Bài viết này phân biệt giữa kiểm định - Hiệu chuẩn thiết bị đo lường mà cần phải biết đến.

1. Phương tiện đo lường - Kiểm định thiết bị đo lường

Phương tiện đo lường là những công cụ, thiết bị vô cùng phổ biến trong sản xuất và trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Vì thế việc đảm bảo tính chính xác, an toàn của thiết bị đo lường là vô cùng cần thiết. Có hai hình thức để xác định, đảm bảo tính chính xác, an toàn của thiết bị đo là: Kiểm định và Hiệu chuẩn thiết bị đo lường.

Đây là hai khái niệm rất hay bị nhầm lẫn, khiến các đơn vị sử dụng phương tiện đo bối rối để lựa chọn cách thức kiểm soát phương tiện đo phù hợp, vậy hãy cùng chúng tôi phân biệt hai hoạt động này.

Đánh giá kết quả hiệu chuẩn thiết bị

Kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị đo lường

2. Phân biệt giữa kiểm định và hiệu chuẩn thiết bị đo lường

Luật Đo lường 2011 đã quy định: Các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh và sử dụng thiết bị đo lường bắt buộc phải kiểm định/hiệu chuẩn để kiểm soát về đo lường.

2.1. Kiểm định phương tiện đo lường là gì?

Là việc xác định, xem xét và đánh giá sự phù hợp của thiết bị so với yêu cầu pháp lý có đạt các chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể hay không, kết quả do cơ quan kiểm định nhà nước xác định là đạt hoặc không đạt.

Kiểm định mang tính chất bắt buộc đối với các phương tiện đo có trong "QUY ĐỊNH VỀ ĐO LƯỜNG ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN ĐO NHÓM 2" theo Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26/09/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Việc kiểm định phương tiện đo lường phải tuân theo các quy trình kiểm định, do kiểm định viên đo lường thuộc các tổ chức được Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định thực hiện. Vinacontrol CE là tổ chức được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ Khoa học Công nghệ chỉ định kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm thiết bị đo lường, chuẩn đo lường theo Quyết định số 2424/QĐ-TĐC.

Thiết bị đo lường sau khi kiểm định, nếu đạt yêu cầu được dán tem kiểm định hoặc cấp Giấy chứng nhận kiểm định của cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường hoặc tổ chức được uỷ quyền kiểm định Nhà nước và có giá trị pháp lý trong cả nước.

✍ Xem thêm: Kiểm định an toàn là gì? Danh mục thiết bị phải kiểm định an toàn

2.2. Hiệu chuẩn phương tiện đo lường là gì?

Là thiết lập mối quan hệ giữa đo lường và phương tiện đo. Hiệu chuẩn liên quan tới xác định mức độ chính xác, xác định sai số của một phương tiện đo. Thực hiện thông qua việc so sánh trực tiếp phương tiện đo với những chuẩn đo lường đã biết nhằm đưa ra một công thức nhằm giúp người sử dụng xác định được giá trị chính xác của các đại lượng khi được đo lường bằng phương tiện đó.

Sau khi được hiệu chuẩn thiết bị sẽ được cấp Giấy kết quả hiệu chuẩn và (trong hầu hết các trường hợp) được gắn tem hiệu chuẩn. Trên cơ sở thông tin này, người sử dụng có thể quyết định phương tiện đo có phù hợp với yêu cầu sử dụng của mình hay không.

Tầm quan trọng của phương tiện đo lường được hiệu chuẩn là: Đảm bảo sự hiển thị số đo của một phương tiện đo phù hợp với các phép đo khác; Xác định độ không đảm bảo đo của phương tiện đo; Thiết lập sự tin cậy của phương tiện đo.

Đánh giá kết quả hiệu chuẩn thiết bị

Vinacontrol CE kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị đo lường

►►► Xem thêm: Danh mục thiết bị điện cần phải kiểm định

Vậy, bản chất về mặt kỹ thuật:

  • Giống nhau của 2 hoạt động: đó là việc so sánh phương tiện đo với chuẩn đo lường để đánh giá sai lệch và các đặc trưng kỹ thuật, đo lường khác của nó;
  • Khác nhau là kiểm định là hoạt động bắt buộc phải thực hiện theo yêu cầu của pháp lý, trong khi hiệu chuẩn là hoạt động tự nguyện theo nhu cầu của người sử dụng thiết bị. .

3. Tổ chức kiểm định - hiệu chuẩn thiết bị đo lường tại Việt Nam

  • Vinacontrol CE - Tổ chức được Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định kiểm định - hiệu chuẩn thiết bị đo lường;
  • Có đầy đủ chuẩn đo lường, phương tiện thực hiện kiểm định/hiệu chuẩn theo quy trình tương ứng;
  • Các chuẩn đo lường và phương tiện đều được định kỳ kiểm định, hiệu chuẩn;
  • Hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại, đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật để mang lại kết quả chính xác tuyệt đối;
  • Đội ngũ kiểm định viên có trình độ chuyên môn cao, luôn cẩn thận trong công việc và đặt độ chính xác lên hàng đầu.

Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc hay yêu cầu dịch vụ kiểm định và hiệu chuẩn thiết bị đo liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800.6083, email [email protected] hoặc để lại thông tin liên lạc để được hỗ trợ.