Đánh giá kỳ thi tuyển dụng công chức năm 2024

Theo nghị định mới của Chính phủ, kể từ ngày 1.8.2024, cơ quan tuyển dụng công chức chỉ tuyển dụng công chức đối với người đạt kết quả kiểm định.

Đánh giá kỳ thi tuyển dụng công chức năm 2024
Cơ quan tuyển dụng chỉ tuyển dụng công chức với người vượt qua kỳ thi kiểm định chất lượng đầu vào. Ảnh minh họa: VGP

Ngày 26.10, theo tìm hiểu của Lao Động, Bộ Nội vụ đang tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng thông tư quy định về nội quy và quy chế tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

Theo dự thảo được Bộ Nội vụ công bố, Bộ trưởng Bộ Nội vụ sẽ quyết định thành lập Hội đồng xây dựng ngân hàng câu hỏi và đáp án gồm 9 hoặc 11 thành viên.

Trước 30 ngày làm việc tính đến ngày tổ chức kiểm định, Hội đồng kiểm định chất lượng có trách nhiệm gửi thông báo triệu tập thí sinh dự thi. Mỗi phòng thi có không quá 45 thí sinh.

Hạ tầng kỹ thuật của điểm thi không được kết nối với bên ngoài qua mạng Internet trừ đường truyền dự phòng cho phòng máy chủ để xử lý các tình huống bất thường về kỹ thuật trong thời gian thi.

"Nguyên tắc chung là mọi liên lạc trong thời gian thi ở một vị trí liên lạc chỉ được thực hiện với sự tham gia của ít nhất hai thành viên được giao trách nhiệm; nội dung trao đổi phải được công khai và ghi lại thành biên bản với chữ ký xác nhận về nội dung của các thành viên cùng thông báo, tiếp nhận thông tin trước khi thực hiện", dự thảo của Bộ Nội vụ nhấn mạnh.

Trong dự thảo này, Bộ Nội vụ cho biết sẽ không phúc khảo kết quả đối với bài thi trắc nghiệm trên máy vi tính.

Quy định tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức được Bộ Nội vụ xây dựng nhằm hướng dẫn cụ thể Nghị định 06/2023 của Chính phủ quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

Nghị định 06/2023 của Chính phủ quy định cụ thể việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức sẽ được diễn ra định kỳ 2 lần vào tháng 7 và tháng 11 hàng năm, áp dụng đối với người đăng ký tuyển dụng vào công chức thông qua hình thức thi tuyển.

Trước ngày 31.1 hàng năm, Bộ Nội vụ công bố kế hoạch tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

Hình thức kiểm định là thi trắc nghiệm trên máy tính với nội dung là những hiểu biết chung về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, quản lý hành chính Nhà nước; quyền, nghĩa vụ của công chức; kiến thức về xã hội, văn hóa, lịch sử, đạo đức công vụ…

Theo quy định, thời gian kiểm định chất lượng đầu vào đối với người tham gia thi tuyển vào vị trí việc làm có yêu cầu trình độ đại học trở lên là 120 phút, số lượng câu hỏi 100 câu; kiểm định chất lượng đầu vào đối với người tham gia thi tuyển vào vị trí việc làm có yêu cầu trình độ trung cấp, cao đẳng là 100 phút, số lượng câu hỏi 80 câu.

Kết quả kiểm định được xác định theo số câu trả lời đúng trong bài thi. Thí sinh trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên được xác định là đạt yêu cầu kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

Theo quy định tại Nghị định 06/2023, việc tổ chức thi vòng 1 trong thi tuyển công chức vẫn tiếp tục được thực hiện theo Nghị định 138/2020 đến hết ngày 31.7.2024.

Tuy nhiên kể từ ngày 1.8.2024, cơ quan tuyển dụng công chức chỉ tuyển dụng công chức đối với người đạt kết quả kiểm định.

Theo Nghị định trên, việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức áp dụng đối với người đăng ký tuyển dụng vào công chức thông qua hình thức thi tuyển.

Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức là hoạt động đánh giá, công nhận kiến thức nền tảng cần thiết đối với thí sinh trước khi tham gia tuyển dụng công chức tại cơ quan có thẩm quyền.

Bộ Nội vụ là cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức được tổ chức định kỳ 02 lần vào tháng 7 và tháng 11 hàng năm.

Điều kiện đăng ký dự kiểm định

Điều 36 Luật Cán bộ, công chức:

1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:

  1. Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
  1. Đủ 18 tuổi trở lên;
  1. Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
  1. Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;

đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

  1. Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;
  1. Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.

2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:

  1. Không cư trú tại Việt Nam;
  1. Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
  1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.

Nghị định quy định điều kiện đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức.

Những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức không được đăng ký dự kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

Hình thức kiểm định

Hình thức kiểm định là thi trắc nghiệm trên máy vi tính.

Nội dung kiểm định gồm: Đánh giá năng lực tư duy, năng lực ứng dụng kiến thức vào thực tiễn; hiểu biết chung, cơ bản của thí sinh về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nhà nước; quản lý hành chính nhà nước; quyền, nghĩa vụ của công chức, đạo đức công vụ; kiến thức về xã hội, văn hóa, lịch sử.

Theo quy định, thời gian kiểm định chất lượng đầu vào đối với người tham gia thi tuyển vào vị trí việc làm có yêu cầu trình độ đại học trở lên là 120 phút, số lượng câu hỏi 100 câu; kiểm định chất lượng đầu vào đối với người tham gia thi tuyển vào vị trí việc làm có yêu cầu trình độ trung cấp, cao đẳng là 100 phút, số lượng câu hỏi 80 câu.

Kết quả kiểm định được xác định theo số câu trả lời đúng trong bài thi. Thí sinh trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên thì được xác định là đạt yêu cầu kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

Kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức có giá trị sử dụng trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày có quyết định phê duyệt của Bộ Nội vụ. Trong thời hạn kết quả kiểm định còn giá trị, người đạt kết quả kiểm định được đăng ký thi tuyển công chức ở các cơ quan, tổ chức trong phạm vi toàn quốc.

Thi tuyển công chức, đã đạt kiểm định đầu vào thì không phải thi vòng 1

Việc tổ chức thi vòng 1 trong thi tuyển công chức tiếp tục được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 138/2020/NĐ-CP đến hết ngày 31/7/2024. Trong thời gian này, người đạt kết quả kiểm định chất lượng đầu vào theo quy định tại Nghị định này khi tham gia thi tuyển công chức không phải thực hiện thi vòng 1 theo quy định tại khoản 1 Điều 8 và điểm a, điểm b khoản 3 Điều 14 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP.

Kể từ ngày 1/8/2024, cơ quan tuyển dụng công chức chỉ tuyển dụng công chức đối với người đạt kết quả kiểm định.

Thi công chức vòng 1 đến vòng 2 bao nhiêu ngày?

Từ đó, bạn có thể đúc kết và đưa ra cho bản thân một lộ trình ôn thi phù hợp hơn, từ đó nâng cao tỷ lệ chiến thắng của bạn trong các Kỳ thi Công chức. Như các bạn đã biết, không có một quy định cứng nào phải là Vòng 1 và Vòng 2 cách nhau 5 – 10 – 15 ngày.

Kiểm định chất lượng đầu vào công chức là gì?

Theo Bộ Nội vụ, kiểm định chất lượng đầu vào công chức là cơ sở để các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng lựa chọn, đáp ứng theo yêu cầu nhiệm vụ, góp phần nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức trong giai đoạn hiện nay.

Đánh giá công chức là gì?

Đánh giá công chức để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với công chức.

Biên chế là gì?

Biên chế là danh sách các chức danh công chức, viên chức, số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước theo quy định của pháp luật.