Đánh giá nguyên tử hoá học 8

  • Lý thuyết hóa học 8 bài 4
    • 1. Nguyên tử là gì?
  • 2. Cấu tạo nguyên tử:
  • Bài tập hóa học 8 bài 4 – Có đáp án
  • Các nội dung lý thuyết liên quan khác

Hóa học 8 Bài 4 được đội ngũ của Kiến Guru biên soạn bám sát nội dung kiến thức trong chương trình Hóa 8 với cách giải đầy đủ và chi tiết nhất, giúp bạn đọc dễ dàng nắm vững được lý thuyết và cách làm các dạng bài tập liên quan đến bài học này.

Lý thuyết hóa học 8 bài 4

Nội dung lý thuyết hóa học 8 bài 4 tập trung vào các chủ đề liên quan đến nguyên tử. Đây là một khái niệm mới lạ. Để hiểu rõ hơn “Nguyên tử là gì? Cấu tạo của nó như thế nào?”, mời bạn đọc ôn lại kiến thức dưới đây nhé!

1. Nguyên tử là gì?

Đánh giá nguyên tử hoá học 8

Caption: Hóa học lớp 8 bài 4 nguyên tử

  • Các chất đều được cấu tạo từ nguyên tử. Có vô số các chất khác nhau – con số này có thể lên đến hàng chục triệu. Tuy nhiên, số lượng nguyên tử chỉ có khoảng hơn 100 loại.
  • Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện. VD: Kim loại Sắt (Fe) do rất nhiều nguyên tử sắt cấu tạo thành.
  • Đường kính nguyên tử cực kỳ bé, khoảng 10-8 cm.

Đánh giá nguyên tử hoá học 8

Caption: Đường kính nguyên tử hóa 8 bài 4

2. Cấu tạo nguyên tử:

Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương (+) và vỏ nguyên tử mang điện tích âm (-).

Đánh giá nguyên tử hoá học 8

Caption: Cấu tạo nguyên tử hóa 8 bài 4

  • Hạt nhân nguyên tử: gồm hạt proton (kí hiệu là p), mang điện tích dương (+) và hạt nơtron (kí hiệu là n), không mang điện. Số đơn vị điện tích hạt nhân Z = số p = số e.
  • Các hạt electron (kí hiệu là e), mang điện tích âm (-) chuyển động xung quanh hạt nhân theo quỹ đạo hình tròn (hình elip) tạo thành lớp vỏ nguyên tử. Do đó, vỏ nguyên tử đồng thời cũng mang điện tích âm (-) của các hạt e.
  • Vì nguyên tử trung hòa về điện nên số hạt proton trong hạt nhân và số electron là bằng nhau: số p = số e.
  • Kích thước nguyên tử: các nguyên tử có kích thước khoảng 10-10 m= 0,1 nm. Nguyên tử nhỏ nhất là nguyên tử Hidro có bán kính khoảng 0,053nm. VD: Để có 1 mẩu sắt (Fe) dài cỡ 1mm người ta cần tới 4 triệu nguyên tử sắt xếp hàng liền nhau.
  • Kích thước hạt nhân: các hạt nhân đều có kích thước khoảng 10-14m = 10-5 nm.
  • Khối lượng nguyên tử ≃ khối lượng hạt nhân. Điều này xuất phát từ khối lượng các hạt e rất nhỏ, không đáng kể. Trong đó, proton và nơtron có khối lượng bằng nhau.
  • Trong bảng tuần hoàn hóa học, đối với 82 nguyên tố đầu tiên, số proton và số nơtron có mối liên hệ với nhau: 1 < n/p <1,5.
  • Số khối của hạt nhân, kí hiệu là A, là tổng số proton (kí hiệu là Z) và số hạt nơtron (kí hiệu là N) của hạt nhân đó: A = Z+N.
  • Số đơn vị điện tích hạt nhân Z và số khối A là những đại lượng đặc trưng của hạt nhân hay nguyên tử. Vì khi biết Z và A của một nguyên tử, ta biết được số proton, số electron, số nơtron trong nguyên tử đó.
  • Proton và nơtron đều có khối lượng xấp xỉ bằng 1đvC.

3. Lớp electron:

  • Trong nguyên tử, các electron chuyển động rất nhanh và sắp xếp theo thứ tự từ trong ra ngoài. Mỗi lớp có một số lượng electron nhất định.
  • Electron có mức năng lượng từ thấp đến cao sẽ được xếp ở các lớp theo thứ tự từ: gần → xa so với hạt nhân nguyên tử.
  • Những electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp trên cùng một lớp. Nhờ các hạt electron, các nguyên tử có thể liên kết với nhau để tạo thành phân tử.

Đánh giá nguyên tử hoá học 8

Caption: Nguyên tử Cacbon có 3 lớp e – Hóa 8 bài 4 nguyên tử

Bài tập hóa học 8 bài 4 – Có đáp án

Sau khi đã nắm được các nội dung lý thuyết của hóa học lớp 8 bài 4 nguyên tử, Kiến sẽ cùng các bạn đọc vận dụng các kiến thức vừa ôn tập vào giải các bài tập trong sách giáo khoa nhé!

Bài 1 (SGK Hóa 8 Trang 15): Hãy chép các câu sau vào vở bài tập với đầy đủ các từ hay cụm từ thích hợp:

“ … là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện: từ …. tạo ra mọi chất. Nguyên tử gồm …. mang điện tích dương và vỏ tạo bởi ….”

Hướng dẫn giải:

Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện: từ nguyên tử tạo ra mọi chất. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm”.

Bài 2 (SGK Hóa 8 Trang 15):

a) Nguyên tử tạo thành từ ba loại hạt nhỏ hơn nữa, đó là những hạt nào?

b) Hãy nói tên, kí hiệu và điện tích những loại hạt mang điện?

c) Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào trong hạt nhân?

Hướng dẫn giải:

  1. Nguyên tử tạo thành từ 3 loại hạt nhỏ hơn là: hạt nơtron, hạt electron và hạt proton.
  2. Tên, ký hiệu và điện tích của các loại hạt mang điện là:
  • Hạt electron, ký hiệu là e, mang điện tích (-).
  • Hạt proton, ký hiệu là p, mang điện tích (+).
  1. Những nguyên tử cùng loại có cùng số p trong hạt nhân.

Bài 3 (SGK Hóa 8 Trang 15): Vì sao nói khối lượng hạt nhân cũng là khối lượng của nguyên tử?

Hướng dẫn giải:

Khối lượng của nguyên tử bao gồm khối lượng hạt nhân và khối lượng các electron xung quanh. Tuy nhiên, khối lượng các hạt electron quá nhỏ (xấp xỉ 9,1094.10-31 kg ≈ 0 u, với u là đơn vị đo khối lượng nguyên tử), dường như không đáng kể. Do đó, khối lượng hạt nhân đồng thời cũng chính là khối lượng của nguyên tử.

Bài 4 (SGK Hóa 8 Trang 15): Trong nguyên tử, electron chuyển động và sắp xếp như thế nào? Lấy ví dụ minh họa với nguyên tử oxi.

Hướng dẫn giải:

Trong nguyên tử, các electron luôn chuyển động nhanh xung quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp theo thứ tự từ gần đến xa so với hạt nhân. Ví dụ minh họa: Nguyên tử oxi có 8 electron chia hai lớp, lớp trong có 2 và lớp ngoài có 6 electron.

Bài 5 (SGK Hóa 8 Trang 16): Cho biết sơ đồ một số nguyên tử sau:

Đánh giá nguyên tử hoá học 8

Caption: Sơ đồ nguyên tử – Hóa 8 Bài 4

Hãy chỉ ra số p trong hạt nhân, số e trong nguyên tử, số lớp electron, số e lớp ngoài cùng mỗi nguyên tử.

Hướng dẫn giải: Đối với nguyên tử Heli, ta có:

  • Số p trong hạt nhân = số e trong nguyên tử = 2.
  • Số lớp electron (số vòng tròn): 1.
  • Số e lớp ngoài cùng: 2.

Tương tự với các nguyên tử còn lại, ta có bảng sau:

Nguyên tửSố p trong hạt nhânSố e trong nguyên tửSố lớp electronSố e lớp ngoài cùng
Heli2212
Cacbon6624
Nhôm131433
Canxi 202042

Một số bài tập vận dụng có đáp án:

(Tham khảo đề bài tại nguồn)

Bài tập 1: Nguyên tử Nhôm có điện tích hạt nhân là 13+. Trong nguyên tử nhôm, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Hãy cho biết số khối của nhôm.

Hướng dẫn giải:

  • Điện tích hạt nhân của nguyên tử nhôm là 13+ nên số p = số e = 13.
  • Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt, có:

(e + p) – n =12 hay 2p – n =12 → n = 2p – 12 = 2 x 13 – 12 = 14.

  • Số khối của Nhôm là: A = n + p = 27.

Bài tập 2: Biết tổng số hạt của nguyên tử Z là 21. Số hạt không mang điện chiếm 33,33% tổng số hạt trong nguyên tử. Hỏi nguyên tử Z có cấu tạo như thế nào?

Hướng dẫn giải:

  • Số hạt không mang điện chiếm 33,33% → n = 33%. 21 = 7.
  • Tổng số hạt trong nguyên tử là 21, mà số p = số e → p = e = (21-7)/2 = 7.
  • Vậy nguyên tử Z có cấu tạo với 7 electron.

Bài tập 3: Nguyên tử sắt có điện tích hạt nhân là 26. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Tính số khối của sắt.

Hướng dẫn giải:

  • Gọi số hạt proton và số hạt nơtron của Sắt (Fe) lần lượt là p và n

→ số hạt e = số hạt p

  • Ta có: p = 26 → n = 2p -22= 2.26 – 22 = 30.

→ Số khối của nguyên tử sắt là: A = 30 + 26 =56.

Bài tập 4: Cho một nguyên tử Y nặng gấp 14 lần so với nguyên tử Hidro. Hãy tính giá trị nguyên tử khối của Y và cho biết nguyên tử Y là nguyên tố nào. Viết ký hiệu hóa học của Y.

Hướng dẫn giải:

  • Nguyên tử khối của Hidro là 1 đvC.
  • Vì nguyên tố Y nặng gấp 14 lần so với nguyên tử Hidro nên suy ra: Nguyên tử khối của Y là 14 x 1 = 14 (đvC).
  • Kết luận: Nguyên tử Y là nguyên tố Nitơ (N).

Các nội dung lý thuyết liên quan khác

Bạn đọc có thể tham khảo:

  • Lý thuyết về khối lượng và diện tích của các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử:
Tên hạtKý hiệuKhối lượngDiện tích
Protonp1,6726.10-27 (Kg) ≈ 1u+ 1,602.10-19 C

1+

(đơn vị điện tích)

Notronn1,6748.10-27 (Kg) ≈1u0
Electrone9,1094.10-31 (Kg) ≈ 0 u– 1,602.10-19 C

1-

(đơn vị điện tích)

  • Đơn vị đo khối lượng nguyên tử ký hiệu là u: 1u = khối lượng của một nguyên tử đồng vị 12C =1,67.10-27 kg = 1,67.10-24 kg.
  • Kích thước của hạt nhân nhỏ hơn rất nhiều so với kích thước của nguyên tử: Nguyên tử có cấu tạo rỗng.

Tài liệu Hóa học 8 Bài 4 giúp bạn đọc có cái nhìn khái quát hơn về nguyên tử và cách giải các dạng bài tập vận dụng xung quanh chủ đề này. Ngoài ra, bạn đọc cũng có thể tham khảo tài liệu bổ trợ môn hóa học 8 tại đây. Kiến Guru chúc bạn học tốt!