Đánh giá y học cổ truyền an đông năm 2024

Phòng khám chẩn trị y học cổ truyền Hy Vọng (xã Tân Phú Trung, H.Củ Chi, TP.HCM) chính thức hoạt động từ năm 1978. Lúc đầu, phòng khám có địa chỉ ở Q.Bình Thạnh và có đông bệnh nhân từ các quận, tỉnh thành khác đến thăm khám. Lo sợ quá tải nên năm 2015 phòng khám chuyển đến vùng ngoại thành để thuận tiện hơn.

"Trao yêu thương, trao sức khỏe"

Từ khoảng 10 giờ mỗi ngày, phòng khám chẩn trị y học cổ truyền Hy Vọng đã có khá nhiều người đến khám, châm cứu, mua thuốc. Các nữ tu và tình nguyện viên làm việc liên tục, hỏi han và chăm sóc bệnh nhân tận tình. Đây là phòng khám của các nữ tu cộng đoàn Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ.

Phòng khám y học cổ truyền 45 năm miễn phí ở TP.HCM: Hy vọng của bệnh nhân nghèo

Bà Anna Maria Trần Thị Lý (y sĩ trưởng) cho biết, trước đây bà làm y sĩ của Khoa Y học cổ truyền, BV Nhân dân Gia Định. Năm 1993, nữ tu sáng lập phòng khám qua đời do bệnh nặng và 2 năm sau, bà Anna Maria Trần Thị Lý nghỉ việc ở BV để tiếp quản phòng khám cho đến nay.

Bà Anna Maria Trần Thị Lý chia sẻ về công việc ở phòng khám

DƯƠNG LAN

Phòng khám có 4 phòng điều trị, 1 phòng vật lý trị liệu, mỗi ngày tiếp đón hơn 100 bệnh nhân. Đến nay, phòng khám đã lập khoảng 5.564 bệnh án, làm thẻ điều trị và có hàng trăm ngàn lượt người đến châm cứu. 7 nữ tu Công giáo và các tình nguyện viên làm việc thường xuyên ở phòng khám.

"Phòng khám hoạt động với mục đích từ thiện. Bao nhiêu năm qua chúng tôi vẫn đủ nguồn kinh phí để tiếp tục khám, chữa bệnh miễn phí cho mọi người. Tôi thấy vui và hạnh phúc vì đã thực hiện đúng phương châm của phòng khám là trao yêu thương, trao sức khỏe", nữ tu cho biết.

Phòng khám điều trị miễn phí cho người dân

DƯƠNG LAN

"Quan điểm của các đấng sáng lập rằng sức khỏe là gia tài nên giờ tôi luôn nhắc nhở bệnh nhân giữ gìn sức khỏe. Giường nằm tốn tiền nhất là giường bệnh nên việc điều trị cho bệnh nhân hồi phục sức khỏe để họ trở về với gia đình, tiếp tục công ăn việc làm là điều tôi mừng nhất", bà Anna Maria Trần Thị Lý cho hay.

Phòng khám có các phòng điều trị khác nhau

DƯƠNG LAN

"Các sơ rất nhẹ nhàng và ân cần"

Cũng theo bà Anna Maria Trần Thị Lý, trước đây, nhà dòng có hỗ trợ kinh phí để trả lương cho những người làm việc, hỗ trợ ở phòng khám mỗi tháng 1,5 triệu đồng. Tuy nhiên, hiện nay phòng khám đã tự túc được nên không muốn nhà dòng hỗ trợ thêm.

"Bệnh nhân ai có lòng thì góp vào thùng từ thiện, chúng tôi lấy tiền đó để sửa chữa máy móc, mua bông băng… Ngoài ra, có người cho trứng, cá, đậu hũ nên chúng tôi cũng ít khi phải đi chợ. Các sơ không mua phấn son, làm đẹp nên cũng không cần tiền tiêu nhiều", vị nữ tu bày tỏ.

Nữ tu hạnh phúc khi bệnh nhân hồi phục sức khỏe

DƯƠNG LAN

Chị Bùi Thị Phượng (35 tuổi, ở H.Củ Chi) được chẩn đoán bị suy van tĩnh mạch. Mỗi tuần chị đến phòng khám Hy Vọng 5 lần để châm cứu và vô cùng cảm kích với tấm lòng của các vị nữ tu.

"Mỗi lần tôi châm cứu ở phòng khám đều thấy đỡ và nhẹ người. Các sơ rất nhiệt tình, chu đáo, thăm hỏi bệnh nhân mỗi ngày. Việc khám chữa bệnh miễn phí cho bệnh nhân là điều tuyệt vời. Các sơ không bao giờ đề cập đến tiền bạc, ngược lại bệnh nhân nào khó khăn còn cho thuốc, đồ ăn, kim châm…", chị Phượng chia sẻ.

Nhiều người cảm kích trước tấm lòng của các nữ tu và tình nguyện viên ở phòng khám

DƯƠNG LAN

Bà Trần Thị Bích Ngân (52 tuổi, ở H.Củ Chi) nhận xét: "Tôi mới biết đến phòng khám này không lâu, mỗi lần đến thấy các sơ rất nhẹ nhàng và ân cần. Trước đây tôi đau cổ chân, đầu gối, khó đi lại nhưng đến đây tập vật lý trị liệu có tiến triển tốt. Các sơ có chỉ tôi các bài tập về nhà tập thêm, tôi thấy có hi vọng trở lại".

Ông Võ Hồng Dư - Phó chủ tịch UBND xã Tân Phú Trung cho biết: "Chính quyền liên hệ phòng khám thường xuyên, các sơ cũng hỗ trợ địa phương tham gia các hoạt động thiện nguyện. Sự hỗ trợ của các nữ tu sẽ giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân. Đây cũng là nơi người dân có hoàn cảnh khó khăn được giúp đỡ".

Dự thảo nêu rõ, khám bệnh y học cổ truyền là dùng Tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết) để khám cho người bệnh và chẩn đoán theo bát cương, tạng phủ, kinh lạc, nguyên nhân, bệnh danh.

Chữa bệnh y học cổ truyền là sử dụng các phương pháp chữa bệnh bằng y học cổ truyền (dùng thuốc hoặc không dùng thuốc) để phòng bệnh, chữa bệnh, chứng bệnh và nâng cao sức khoẻ cho người bệnh.

Phương pháp kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại là việc kết hợp các phương pháp khám bệnh, chữa bệnh của y học cổ truyền với các phương pháp khám bệnh, chữa bệnh của y học hiện đại trên cùng một người bệnh nhằm nâng cao chất lượng khám bệnh, điều trị đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Các phương pháp y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại trong khám, chữa bệnh

Theo dự thảo, các phương pháp y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:

Trong khám bệnh: Sử dụng Tứ chẩn, bao gồm: vọng, văn, vấn, thiết.

Trong chữa bệnh: Sử dụng các phương pháp dùng thuốc bao gồm: Ngâm thuốc, đặt thuốc, xông hơi thuốc, khí dụng, bó thuốc, chườm thuốc, thuốc cổ truyền dùng ngoài da, thuốc dùng đường uống, thuốc dùng đường tiêm và các đường dùng phù hợp khác.

Sử dụng các phương pháp không dùng thuốc bao gồm: Xoa bóp, bấm huyệt, dưỡng sinh, khí công, các phương pháp châm, cứu, giác hút, cấy chỉ, chích lể, cạo gió và các phương pháp khác theo quy định danh mục chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành y học cổ truyền của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Các phương pháp y học hiện đại kết hợp với y học cổ truyền trong khám, chữa bệnh

Dự thảo nêu rõ, các phương pháp y học hiện đại kết hợp với y học cổ truyền trong khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm:

Trong khám bệnh: Sử dụng các trang thiết bị của y học hiện đại để khám bệnh, sử dụng các kết quả cận lâm sàng như xét nghiệm, thăm dò chức năng, chẩn đoán hình ảnh và các phương pháp khám bệnh khác để chẩn đoán bệnh.

Trong chữa bệnh: Sử dụng các thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, các trang thiết bị, các hoạt chất đã được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành tại Việt Nam và các phương pháp, chuyên môn kỹ thuật của y học hiện đại kết hợp với các phương pháp, chuyên môn kỹ thuật của y học cổ truyền để điều trị theo tình trạng bệnh lý, giai đoạn bệnh của người bệnh, theo dõi quá trình điều trị và đánh giá kết quả điều trị.

Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại các Bệnh viện đa khoa Y, Dược cổ truyền

Theo dự thảo, việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại các Bệnh viện đa khoa Y, Dược cổ truyền phải được thực hiện như sau:

Căn cứ vào Danh mục thuốc thiết yếu, thuốc được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán và các danh mục thuốc khác do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, thủ trưởng đơn vị hoặc người chịu trách nhiệm chuyên môn xây dựng Danh mục thuốc đáp ứng nhiệm vụ cấp cứu và nhu cầu điều trị người bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Bệnh viện đa khoa Y, Dược cổ truyền phải bảo đảm về tổ chức trong việc khám bệnh, điều trị ngoại trú, điều trị ban ngày và điều trị nội trú bằng thuốc hóa dược, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu; chế biến, bào chế và cung ứng thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu theo nhu cầu điều trị của người bệnh tại bệnh viện.

Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại Bệnh viện hiện đại

Việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại bệnh viện hiện đại được thực hiện như sau:

Thành lập khoa Y, Dược cổ truyền theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BYT ngày 10/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của Khoa Y, dược cổ truyền trong bệnh viện nhà nước hoặc bộ phận khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền tại bệnh viện.

Giám đốc bệnh viện có trách nhiệm chỉ đạo và phê duyệt việc phối hợp giữa các khoa, trong việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại, trong đó khoa Y, Dược cổ truyền, bộ phận khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền là đầu mối.

Sử dụng các phương pháp y học cổ truyền trong khám bệnh, chữa bệnh theo quy định. Sử dụng các trang thiết bị của y học hiện đại để khám bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh theo quy định; tổ chức triển khai ứng dụng, đánh giá hiệu quả các bài thuốc cổ truyền, chế phẩm thuốc cổ truyền, phương pháp khám bệnh, chữa bệnh của y học cổ truyền.

Bảo đảm có đủ dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu và thuốc hóa dược để đáp ứng việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh.

Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại các cơ sở khám, chữa bệnh khác

Theo dự thảo, việc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác được thực hiện như sau:

Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa được sử dụng các phương pháp, chuyên môn kỹ thuật y học cổ truyền, thành phẩm thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định để điều trị cho người bệnh.

Chủ đề