Danh sách các loại cây dược liệu

Cây dược liệu là những loài thực vật có tác dụng dùng để chữa bệnh hoặc bồi bổ cơ thể khi con người sử dụng. Cây dược liệu rất đa dạng về dạng cây, từ cây thân thảo mềm yếu như mã đề, lá lốt, ba kích, hà thủ ô, bồ công anh... hay tới thân bụi: đinh lăng, nhân trần, hoàn ngọc.. và thân gỗ nhỏ như nhóm Citrus, hoa hòe,... thân gỗ lớn như hồi, quế, đỗ trọng, long não, canhkina... Các loại cây dược liệu cũng phân bố trên nhiều địa hình khác nhau từ vùng ven biển, vùng đồng bằng tới các vùng trung du, hay vùng núi cao đều có nên không khó hiều đối với cây dược liệu lại đem lại nguồn cung cấp phong phú như vậy. Trên thế giới về cây dược liệu ở Châu Âu có tới 1482 cây chữa bệnh, Á nhiệt đới và Nhiệt đới 3650 cây chữa bệnh với nhiều nhóm công dụng khác nhau.

Danh sách các loại cây dược liệu

Tìm mua các loại cây dược liệu tại siêu thị hạt giống

Dưới đây là danh mục các loại cây dược liệu được công nhận tại nước ta, bạn đọc tìm mua các loại giống cây tại số 1B Trần Quang Diệu, Đống Đa, Hà Nội. Hoặc liên hệ trự tiếp để nếu ở tỉnh, thành phố khác!

Cỏ sữa (lá lớn, lá nhỏ) (euphoria hirta l; euphorbia thymifolia)

Cà gai leo

Xạ đen

Diệp hạ châu

Chùm ngây

Cỏ tranh (imperata cylindrica l.)

Cúc tần( pluchea indica)

Chanh (citrus limonia osbeck)

Dâu (morus alba)

Bạch đồng nữ

Đinh lăng (polyscias fruticosa l.)

Đơn tía (excoecaria cochinchinensis lour.)

Đại (sứ cùi) (plumeria rubra l)

Đu đủ( carica papaya)

Gừng (zingiber officinale)

Hoắc hương (pogostemon cablin benth)

Hương nhu (ocimum sanxctum l)

Húng chanh( plectranthus amboinicus spreng)

Hương phụ (cyperus rotundus l.)

Ích mẫu ( leonurus heterophyllus sweet)

Ké đầu ngựa (xanthium inaequilaterum dc)

Kinh giới( elsholtzia ciliata thunb.)

Kim ngân( lonicerae japonica)

Danh sách các loại cây dược liệu

Cây dược liệu là nguồn thuốc quý giá của nước ta

Bạch hoa xà thiệt thảo

Kim thất tai (gynura auriculata cass)

Lô hội (aloe vera l.)

Bán hạ nam

Bồ công anh

Cỏ mần trầu

Cỏ nhọ nồi

Cây bách bộ

Bạc hà (mentha arvensis l.)

Bố chính sâm( abelmoschus sagittifolius k.)

Cam thảo đất (scoparia dulcis l)

Cây cối xay (abutilon indicum l)

Cây gai (làm bánh) (boehmeria nivea)

Cỏ mần chầu (eleusine indica l)

Cỏ mực (eclipta prostrata l)

Lạc tiên (passiflora foetida)

Lá lốt (piper lolot)

Mắc cỡ (mimosa pudica l)

Mã đề (plantago major)

Thảo quyết minh (cassiae torae)

Vông nem (erythrina variegata l.)

Xạ can (belamcanda sinensis l.)

Xuân hoa (hoàn ngọc) (pseuderantherum  palatiferum radlk)

Danh sách các loại cây dược liệu

Tìm mua cây dược liệu tốt tại siêu thị hạt giống

Xuyên tâm liên (andrographis paniculata)

Ý dĩ (coix lachryma jobi l.)

Mần tưới (trạch lan) (eupatorium fortunei turez)

Mơ tam thể (paederia lanuginosa wall)

Nhàu (morinda citrifolia l.)

Ngô (bắp) (zea mays l.)

Ngải cứu (artemisia vulgaris)

Nghệ vàng (curcuma longa)

Nghệ đen (curcuma zedoaria rosc)

Ngưu tất (cỏ xước) (achyranthes aspera l.)

Ổi (psidium guajava)

Phèn đen (phyllanthus reticulatus poir)

Quít citrus (reticulate)

Rau má (centella asiatica)

Rau ngót ( sauropus androgynous)

Rau sam (portulaca oleracea)

Râu mèo (orthosiphon aristatus)

Sả (cymbopogon citratus)

Sài đất (wedelia chinensis merr.)

Sò lẻ bạn (tradescantia discolor)

Sâm đại hành (eleutherine bulbosa urb)

Sa kê (artocarpus altilis

Tía tô (perilla ocymoides

Trinh nữ hoàng cung (crinum latifolium l.

Danh sách các loại cây dược liệu

Mỗi loại cây dược liệu có công dụng hữu ích khác nhau

Trắc bá (platycladus orientalis l.)

..... Và nhiều loại cây khác trong danh mục các loại cây dược liệu

Nhóm cây cỏ được sử dụng trực tiếp để chữa trị bệnh. Ví dụ: Rau má, gừng, lá lốt, mã đề, kinh giới, tía tô ...

Nhóm cây cỏ trước sử dụng qua bào chế như cây sinh địa (địa hoàng), sâm, gừng, hà thủ ô, tam thất

Nhóm cây cỏ làm nguyên liệu chiết suất các chất có hoạt tính cao như cây thanh cao hoa vàng, bạc hà, hoa hòe...

Việc dùng thuốc trong nhân dân ta đã có từ lâu đời. Từ quá trình trong lúc tìm kiếm thức ăn từ xa xưa, có khi ăn phải chất độc phát sinh nôn mửa hoặc rối loạn tiêu hoá, hoặc hôn mê có khi chết người, do đó cần có nhận thức phân biệt được loại nào ăn đư ợc, loại nào có độc không ăn được. Kinh nghiệm dần dần tích lũy, không những giúp cho loài người biết lợi dụng tính chất của cây cỏ để làm thức ăn mà còn dùng để dùng làm thuốc chữa bệnh, hay dùng những vị có chất độc để chế tên thuốc độc dùng trong săn bắn hay trong lúc tự vệ chống ngoại xâm. Lịch sử nước ta cho biết ngay từ khi lập nước nhân dân ta đã biết chế tạo và sử dụng tên độc để chống lại kẻ thù.

Hiện nay, việc điều trị bằng cây cỏ theo nghĩa rộng có giá trị gần bằng hoá trị liệu ngay ở những nước được coi là tiên tiến nhất. 

Tìm mua các loại cây dược liệu ở đâu? Bạn đọc tìm mua các loại cây dược liệu và nhiều giống cây hay hạt giống khác có tại siêu thị hạt giống để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể!

Lưu ý:

- Nếu bạn ở TP HCM hoặc các tỉnh khác, có thể liên hệ với chúng tôi để Ship hàng về tận nơi nhận hàng trả tiền.

- Tùy theo đơn hàng và khoảng cách của khách hàng sẽ thu phí vận chuyển.

1. Thanh toán bằng tiền mặt tại nơi nhận hàng

2. Thanh toán bằng chuyển khoản liên hệ tại đây

Quý khách vui lòng gọi vào số 0399616628 để được tư vấn và mua hàng của chúng tôi.

Con người vẫn luôn cho rằng những thứ vật chất xa hoa như vàng hay kim cương là có giá trị lớn nhất? Tuy nhiên, trong tự nhiên còn có những loại dược liệu có giá thành của vô cùng đắt đỏ, vượt xa cả những loại vật chất xa xỉ, thậm chí có tiền còn chưa chắc đã sở hữu được chúng. Lý do là bởi sự khan hiếm và những lợi ích thần kỳ mà chúng mang lại cho sức khỏe được ngợi ca như: “cải lão hoàn đồng”, “trường sinh bất tử”, “kéo dài tuổi xuân”… Sau đây, mời bạn đọc cùng theo dõi 10 loại dược liệu quý có giá lên đến hàng tỷ đồng và tìm hiểu lý do tại sao chúng lại được mệnh danh là những dược phẩm xa xỉ nhất hành tinh. 

Đông trùng hạ thảo Tây Tạng được xem là một trong những loại tiên dược quý giá và đắt đỏ bậc nhất, được nhiều người săn đón và ưa chuộng. Nếu đã từng được một lần thử dùng Đông Trùng hạ thảo, chắc chắn người ta sẽ phải kinh ngạc về hiệu quả mà chúng mang lại cho sức khỏe nhiều không kể siết. 

Danh sách các loại cây dược liệu
Đông trùng hạ thảo Tây Tạng là loại “tiên dược” quý giá và đắt đỏ bậc nhất

Đông trùng hạ thảo có tên khoa học là Ophiocordyceps sinensis, bản chất là một loại nấm mọc ký sinh trên ấu trùng sâu non. Nấm và sâu cộng sinh với nhau. Mùa đông, ấu trùng sâu non tìm chỗ ngủ đông dưới lòng đất, bị bào tử nấm Cordyceps Sinensis hút hết dưỡng chất khiến con trùng chết khô. Sang mùa hạ ấm áp, nấm bắt đầu mọc lên từ đầu con sâu, vươn ra khỏi mặt đất, phát triển thành dạng cây nấm và phát tán bào tử. Do vậy, loại nấm này được gọi là Đông trùng hạ thảo.

Danh sách các loại cây dược liệu
Sự cộng sinh của nấm Cordyceps Sinensis và sâu non đã hình thành nên Đông trùng hạ thảo

Từ xa xưa, Đông trùng hạ thảo được coi là loại thượng dược, bồi bổ sức khỏe, nâng cao thể trạng, chỉ được dùng cho vua chúa. Sau nhiều cuộc kiểm nghiệm, các nhà khoa học đã chứng minh được những tác dụng của Đông trùng hạ thảo nhờ những hàm lượng tinh chất quý giá mà loại chúng sở hữu. Các nhà khoa học cho biết: Trong Đông trùng hạ thảo có chứa protein, các vitamin và 18 loại axit amin mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp, cùng các khoáng chất, vi lượng cần thiết, đặc biệt là 2 loại hoạt chất cordycepin và adenosine…

Bên cạnh đó, Đông trùng hạ thảo cũng có khả năng tham gia phòng ngừa và điều trị rất nhiều loại bệnh lý khác nhau như:

Danh sách các loại cây dược liệu

  • Hỗ trợ điều trị ung thư: Các nghiên cứu đã cho thấy kết quả của những người mắc các chứng ung thư khác nhau khi sử dụng 6 gram Đông trùng hạ thảo mỗi ngày kết hợp với hoá trị trong 2 tháng đã làm giảm kích thước khối u đi đáng kể. Trong khi đó, các bệnh nhân chữa trị bằng phương pháp bức xạ hay hoá trị liệu đơn thuần thì bệnh trạng không chuyển biến đáng kể.
  • Phục hồi chức năng các bệnh và triệu chứng liên quan tới thận như: suy thận mạn tính, suy giảm chức năng thận, tổn thương thận…
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường: Thử nghiệm cho thấy, 95% bệnh nhân tiểu đường sử dụng Đông Trùng Hạ Thảo mỗi ngày giảm rõ rệt lượng đường huyết trong máu, trong khi chỉ có 54% bệnh nhân trong nhóm điều trị bằng các phương pháp khác có thay đổi.
  • Điều trị các bênh về đường hô hấp liên quan đến phổi như: hen suyễn, tắc nghẽn phổi mãn tính, viêm phế quản, ho dai dẳng… nhờ khả năng sử dụng oxy.
  • Hỗ trợ trị các bệnh liên quan đến tim mạch: giữ ổn định và điều chỉnh rối loạn nhịp tim…
  • Nâng cao chức năng hoạt động của gan và điều trị các bệnh về gan như: sơ gan, viêm gan B, C mãn tính và giải độc gan hiệu quả…
  • Ứng dụng trong điều trị HIV/AIDS: Các chuyên gia ở Mỹ đã sử dụng nhóm hoạt chất HEAA (Hydroxy-Etyl-Adenosin- Analogs) có trong Đông trùng hạ thảo để điều trị HIV/ AIDS nhờ khả năng kháng khuẩn và virus cực mạnh.
Danh sách các loại cây dược liệu
Đông trùng hạ thảo có tác dụng phòng ngừa và điều trị rất nhiều bệnh lý khác nhau

Hiện nay, các sản phẩm Đông trùng hạ thảo đảm bảo tiêu chuẩn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và được kiểm định bởi Bộ Y Tế đang được cung ứng tại Hệ thống các cơ sở của Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng dược liệu VietFarm trên toàn quốc. Quý bạn đọc vui lòng tìm hiểu thêm thông tin và giá thành về các sản phẩm Đông trùng hạ thảo của VietFarm TẠI ĐÂY. 

Trên thế giới, các loại nấm linh chi tự nhiên vốn đã rất đắt đỏ và quý hiếm, tuy nhiên Linh chi thái tuế được xem là loại linh chi quý và có giá trị cao hơn rất nhiều so với các loại linh chi thông thường. Thậm chí, người ta còn cho rằng so với kim loại quý như vàng, thì loại linh chi này còn khó tìm và đắt đỏ hơn gấp nhiều lần. Linh chi thái tuế được liệt vào trong danh sách những siêu phẩm quý giá nhất của nhân gian, thường được dùng để làm cống phẩm cho vua chúa quyền quý ngày xưa. 

Danh sách các loại cây dược liệu
Linh chi Thái tuế là loại dược liệu có giá trị cao ngất ngưởng

Linh chi thái tuế có tên khoa học là Ganoderma lucidum, thuộc họ nấm Lim. Loại nấm này thường sinh trưởng và phát triển trên mặt đất với bề ngoài giống như những gốc cây rất khó phát hiện. Bề mặt nấm có rất nhiều vân với vỏ ngoài cứng như gỗ nhưng phần thịt nấm bên trong lại mềm và có tính đàn hồi. Linh chi thái tuế mất rất nhiều thời gian để phát triển, có khi lên đến hàng trăm, hàng nghìn năm, và tuổi thọ càng cao thì giá của chúng lại càng đắt đỏ.

Từ xa xưa, Linh chi thái tuế đã được phát hiện với những công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Đến thời hiện đại, loại nấm này đã được giới khoa học của nhiều quốc gia đưa vào nghiên cứu và chứng minh tác dụng. Trong đó, tiêu biểu nhất là kết quả nghiên cứu từ các chuyên gia của Học viện Đông Y Thiên Tân (Trung Quốc): Trong thành phần của linh chi thái tuế có chứa các hoạt chất như: Polysaccharides, protein, chất béo, nhiều loại axit amin cùng các nguyên tố dinh dưỡng giá trị…  có tác dụng:  phòng chống bệnh ung thư, ngăn ngừa lão hóa và kéo dài tuổi xuân, giải độc, cường tâm, bổ não…

Một nghiên cứu khác tại Mỹ cũng cho thấy: Linh chi thái tuế được hình thành dựa trên sự kết hợp của vi khuẩn, khuẩn nấm và một loại polymer đặc biệt. Nhờ đó, loại nấm này có khả năng cải thiện tuần hoàn máu rất tốt, điều tiết estrogen hiệu quả, nâng cao hệ miễn dịch cho con người giúp chống lại nhiều bệnh tật về gan, tim mạch, dạ dày, đường tiêu hóa và xương khớp…. vô cùng hữu hiệu. 

Danh sách các loại cây dược liệu
Linh chi Thái tuế chứa nhiều dược chất quý báu có lợi cho sức khỏe

Với hàng loạt những công dụng kể trên, hẳn sẽ không còn quá nhiều người thắc mắc linh chi thái tuế là gì và vì sao lại có giá trị đắt đỏ hơn cả vàng nữa. Trên thị trường hiện nay linh chi thái tuế có giá là 39.000 USD/ gram (tương đương gần 1 tỷ đồng) và chúng vô cùng hiếm nên nếu bạn có tiền cũng chưa chắc sở hữu được chúng. 

Ở Việt Nam từ thời xa xưa, dân gian thường có câu: “Đàn ông săn Kỳ, đàn bà làm ruộng” bởi thời ấy hầu như nhà nào có đàn ông, trai tráng thì đều bỏ quê lên rừng săn báu vật này. Kỳ nam được xem là loại gỗ quý đứng đầu nước ta, thời xưa được dùng làm vật phẩm biếu tặng, cống nạp cho các bậc vua chúa, quý tộc. Đến ngày nay, Kỳ nam không những không mất đi giá trị mà còn được săn lùng ráo riết hơn. Với hương thơm mạnh mẽ, đặc trưng Kỳ nam được xem là nguồn dược liệu quý cũng như vật phẩm phong thuỷ cao cấp. 

Danh sách các loại cây dược liệu
Kỳ nam là loại gỗ quý hàng đầu Việt Nam với những đặc tính quý giá

Theo nghiên cứu, Kỳ nam được sinh ra từ cây Dó bầu (loại cây xuất hiện chủ yếu trong các khu rừng già) qua quá trình đề kháng, chống đỡ của cây khi bị nhiễm bệnh hoặc chống đỡ với các tác động tự nhiên như: thiên tai, sinh vật đục thân làm tổ, bị mục khoét, chặt đứt… Khi ấy, thân cây sẽ tiết ra chất nhựa bao quanh khu vực tổn thương, phần nhựa tiết ra theo thời gian sẽ chuyển hóa thành Kỳ. 

Danh sách các loại cây dược liệu
Kỳ Nam hình thành từ quá trình đề kháng từ thân cây dó bầu

Tuy nhiên, không phải cây dó bầu nào cũng có thể tạo ra Kỳ Nam. Cây phân bổ ở phần lớn các quốc gia có khí hậu nhiệt đới, nhưng chỉ có một số ít quốc gia mới có cây dó có thể tạo ra Kỳ nam. Việt nam được xem là vùng địa lý thích hợp nhất cho Kỳ nam hình thành và phát triển, là quốc gia có sản lượng cũng như chất lượng Kỳ nam đứng đầu thế giới.

Hương thơm của Kỳ nam chính là thứ làm nên giá trị “trên mây” của loại dược liệu này. Kỳ nam là thảo mộc có tính ấm, vị hơi ngọt và cay, mùi hương của Kỳ nam không chỉ có tác dụng ngăn chặn tà khí tấn công vào cơ thể mà còn có tác dụng chữa rất nhiều bệnh như: đau dạ dày, tiêu chảy, đau bụng, trị ho, tan đờm, hen xuyễn, giảm đau, kháng viêm… Với hương thơm ngọt ngào, dịu nhẹ, Kỳ nam cũng giúp cho tinh thần của người sử dụng đặc biệt sảng khoái, minh mẫn, xua tan hết căng thẳng, mệt mỏi một cách nhanh chóng. 

Khi đốt lên, Kỳ nam sẽ mang đến mùi một thơm tinh dầu đặc biệt không thể lẫn với bất kỳ hương thơm nào khác. Những vật phẩm được chế tác từ gỗ Kỳ nam có hương thơm gần như là mãi mãi, vậy nên có những đồ trang sức làm từ Kỳ nam đeo đến vài chục năm mà hương thơm vẫn còn lan tỏa. Mùi hương này còn có thể thanh lọc khói bụi, làm sạch không khí, xua đuổi côn trùng, làm giảm ẩm mốc trong không gian sống xung quanh… cực kỳ hữu hiệu. Tinh chất chiết từ Kỳ còn đc pha chế thành các loại tinh dầu và nước hoa, để người sử dụng mang theo bên mình, vừa làm thơm, vừa giữ ấm giúp cơ thể phòng tránh được nhiều bệnh thường gặp như cảm mạo, ốm vặt…

Danh sách các loại cây dược liệu
Vòng gỗ kỳ nam mang lại sức khỏe và may mắn cho người sử dụng

Cho đến ngày nay, cũng rất ít ai có thể sử dụng được loại gỗ này vì giá thành của nó vô cùng cao. Giá Kỳ nam phụ thuộc vào thể tích của khối gỗ, chất lượng dầu trong gỗ, loại kỳ nam, chìm nước hay không chìm nước. 1kg Kỳ nam rục không chìm nước có giá từ 2 – 6 tỷ đồng và từ 8 – 16 tỷ với 1kg Kỳ nam có lượng dầu cao và chìm nước.

Trà Phổ Nhĩ lâu nay lừng danh thiên hạ không chỉ bởi là loại thức uống có mùi vị thơm ngon đặc trưng mà còn bởi dược tính quý báu của nó. Trà Phổ Nhĩ có xuất xứ từ Phổ Nhĩ, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, được biết đến với nhiều tên gọi khác như Trà Kim Qua Cống, Nhân Đầu Cống…

Danh sách các loại cây dược liệu
Trà phổ nhĩ là thức uống xa xỉ nhất thế giới

Một trong những lý do khiến loại trà này thuộc hàng đắt đỏ hàng đầu trên thế giới là bởi giống trà cũng như quy trình chế biến. Nguyên liệu để làm trà phổ nhĩ được tuyển chọn từ những cây trà shan tuyết cổ thụ có tuổi thọ hàng chục năm, sống trên những vùng núi cao ở Vân Nam. Giống như rượu vang phải ủ lâu năm, Trà Phổ Nhĩ sau khi lên men đạt đúng tiêu chuẩn thì càng để lâu càng có hương vị thơm ngon và đắt tiền. 

Quá trình lên men trà phổ nhĩ diễn ra tự nhiên và tốn rất nhiều thời gian, có khi mất đến vài năm. Khi lên men, trà phổ nhĩ sẽ có trạng thái rắn và khô, tách hết nước trong lá trà, chỉ giữ lại những dưỡng chất tốt cùng các vi sinh vật có lợi, chuyển bỏ hết chất xấu. Trà phổ nhĩ tường được nén lại thành đủ hình dạng, phổ biến nhất là hình tròn với lỗ hõm ở giữa, tạo nên bánh trà hoàn hảo. 

Danh sách các loại cây dược liệu
Trà Phổ nhĩ khi lên men được nén thành dạng hình tròn có lỗ hõm ở giữa

Trà Phổ Nhĩ có giá trị cao không chỉ bởi nguyên liệu, cách chế biến, hương vị thơm ngon mà còn do những tác dụng tuyệt vời của trà đối với sức khỏe con người. Điển hình như tác dụng làm đẹp, giảm cân, giải độc đường ruột, thanh lọc cơ thể, giảm cholesterol, sáng mắt, bổ gan, bổ não, tốt cho tim mạch….giúp thư giãn tinh thần, tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật… Khi thấy mệt mỏi, căng thẳng, chỉ cần một tách trà Phổ Nhĩ, bạn sẽ lấy lại được tinh thần tỉnh táo.

Trong trà phổ nhĩ có chứa các nguyên tố vi lượng, polypeptide, polyphenol, lovastatin, các axit amin, chất chống oxy hóa và khoáng chất… hỗ trợ hiệu quả trong việc giảm cân, ổn định lượng sterol và mỡ trong máu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, giúp làm đẹp da và kéo dài tuổi xuân hiệu quả…

Danh sách các loại cây dược liệu
Trà Phổ nhĩ mang lại rất nhiều lợi ích quý báu cho sức khỏe con người

Từ xa xưa, trà phổ nhĩ cũng đã được đúc kết với hàng nghìn lợi ích cho sức khỏe như: thanh nhiệt, bổ gan, bổ não, bồi dưỡng thể trạng yếu, làm tinh thần sảng khoái, có lợi cho hệ tiêu hóa, trị ho, tan đờm… Với một lượng Caffeine vừa đủ, trà phổ nhĩ sẽ giúp người dùng luôn giữ sự tỉnh táo, cải thiện tư duy sắc bén, nhờ tác động kích thích lên hệ thần kinh trung ương, tim và các cơ…

Hiện nay Trà Phổ Nhĩ trên thị trường được bán với mức giá khoảng 3,5 triệu nhân dân tệ/kg (tương đương khoảng 12,5 tỷ đồng/kg).

Trên thế giới, chúng ta được biết đến rất nhiều loại sâm quý như sâm Triều Tiên, sâm Hàn Quốc, sâm Mỹ… nhưng ngày nay, những loại sâm này chưa chắc đã có giá trị đắt đỏ và quý hiếm như Sâm Ngọc Linh rừng tự nhiên. Việt Nam chính là quốc gia may mắn sở hữu giống sâm quý hiếm này với chất lượng bậc nhất trên thế giới. 

Sâm Ngọc Linh rừng tự nhiên chỉ xuất hiện tại vùng núi Ngọc Linh ở Việt Nam. Loại sâm này sinh trưởng ở độ cao gần 2000m so với mực nước biển, chịu ảnh hưởng tác động của rất nhiều yếu tố tự nhiên như: tia tử ngoại, hướng gió Tây và Đông. Sâm phát triển với những nét thổ nhưỡng đặc thù như lớp đất vàng đỏ trên đá granit dày trên 50cm cùng độ mùn từ lớp thực vật tơi xốp… tạo nên tính độc đáo của loài sâm tự nhiên này. 

Danh sách các loại cây dược liệu
Sâm Ngọc Linh là loại sâm quý giá nhất trên thế giới hiện nay

Các loại sâm quý giá nhất chính là nhờ thành phần saponin có tác dụng phòng và điều trị nhiều loại bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư. Thành phần saponin trong Sâm Ngọc Linh cao hơn gấp nhiều lần so với các loại sâm thông thường. Một nghiên cứu đã được thực hiện so sánh giữa sâm Ngọc Linh và nhâm sâm Hàn Quốc cho thấy: Trong sâm Hàn Quốc có chỉ có khoảng 26 saponin, trong khi sâm Ngọc Linh có đến 52 saponin gấp đôi nhân sâm Hàn Quốc. Bên cạnh đó, sâm Ngọc Linh cũng trở thành loại thực vật có hàm lượng hoạt chất ginsenosides RB cao hơn gấp 70 lần các loại khác, mang đến ý nghĩa rất lớn cho y học và sức khỏe con người như: 

  • Hỗ trợ điều trị và phòng tránh các loại ung thư.
  • Bồi bổ khí huyết, chống stress, trầm cảm, lo âu.
  • Cải thiện trí nhớ và tăng cường khả năng vận động.
  • Nâng cao thể trạng và chống suy nhược, suy dinh dưỡng hay còi xương.
  • Giúp ổn định hệ tim mạch và cân bằng huyết áp….
Danh sách các loại cây dược liệu
Sâm Ngọc Linh là một trong những loại dược phẩm thượng hạng bậc nhất với nhiều giá trị cho sức khỏe con người

Tuy nhiên, với số lượng không nhiều lại bị khai thác quá mức, sâm Ngọc Linh đang dần có nguy cơ tuyệt chủng và đã hiếm lại càng hiếm hơn. Chính vì vậy, việc giá sâm Ngọc Linh tự nhiên siêu đắt, thậm chí có giá lên đến cả bạc tỷ cũng phải là điều quá ngạc nhiên đối với những người có thú chơi sâm hoặc mua sâm Ngọc Linh về dùng, biếu tặng. Giá Sâm Ngọc Linh trên thị trường hiện nay dao động từ 80 – 150 triệu đồng/ kg (với loại nhỏ) và khoảng trên 200 triệu đồng/ kg đối với các củ lớn và có hình dáng đẹp.

Nhụy hoa nghệ tây hay còn thường được gọi với cái tên Saffron, là những cụm từ đầu tiên mà nhiều người nghĩ đến khi tìm kiếm những loại dược liệu có giá trị cho sức khỏe. Saffron được xem là một trong những loại dược liệu có giá trị đắt đỏ bậc nhất,1kg saffron có giá khoảng 23.000USD /1kg (tương đương hơn 500 triệu đồng tiền Việt).

Danh sách các loại cây dược liệu
Nhụy hoa Nghệ Tây là loại dược .liệu có mức giá đắt đỏ và quý hiếm

Vậy tại sao giá của saffron lại cao tít tận mây xanh như thế? Bởi lẽ, ngoài những công dụng đáng mơ ước cho sức khỏe và làm đẹp, thì việc sản xuất saffron chính là 1 trong những yếu tố chính làm nên giá trị của loại dược liệu này. Việc sản xuất saffron vốn tiêu tốn rất nhiều công sức và tiền bạc, đặc biệt là quá trình thu hoạch thủ công vô cùng tỉ mỉ và công phu, được thực hiện bởi 100% bàn tay con người. 

Mặt khác, loài hoa Nghệ tây chỉ nở trong thời gian rất ngắn, khoảng cuối tháng 10 và đầu tháng 1. Trung bình ta chỉ thu được hơn 4,5kg nhụy từ 1.700.000 bông hoa, tức là chỉ 4,5kg trên 1 hecta hoa. Người ta phải hái nó khi có ánh nắng mặt trời lúc sáng sớm, tất nhiên, phải hái bằng tay, thật nhẹ rồi ngắt nhụy hoa có hình dạng giống như sợi dây nhưng lại phải hạn chế ánh nắng chiếu vào để không mất đi hương thơm. Sau đó, nhụy hoa sẽ được đem đi phơi ở một độ khô nhất định, nếu không vị đắng đặc trưng của Saffron sẽ không còn. Hoa nghệ tây sau khi nở rất nhanh tàn nên hoa nở hôm nào là phải lấy nhụy ngay hôm đó, không được để tới hôm sau.

Danh sách các loại cây dược liệu
Nhụy hoa Nghệ Tây được thu hái hoàn toàn bằng bàn tay con người, mất rất nhiều thời gian và công sức

Sau đó, nhụy Nghệ tây tây còn phải qua rất nhiều công đoạn phơi khô và sấy theo cách đặc biệt, đóng gói vận chuyển theo rất nhiều quy tắc… cũng đòi hỏi không ít công sức rồi mới đến được đưa ra bán. 

Việc uống trà Saffron có thể giúp tinh thần phấn chấn, chữa mất ngủ, điều hòa nội tiết, an thần, hỗ trợ chữa Alzheimer, trầm cảm, hen, hội chứng tiền kinh nguyệt… và ngăn chặn các bệnh ung thư, tiêu hóa hoặc tim mạch. 

Danh sách các loại cây dược liệu
Uống trà Saffron mỗi ngày không chỉ tăng cường sức khỏe mà còn có tác dụng làm đẹp hiệu quả

Saffron cũng đặc biệt nổi tiếng với các chị em nhờ công dụng ngăn ngừa hình thành các gốc tự do, giúp làm chậm quá trình lão hóa, loại bỏ vi khuẩn gây mụn, kích thích sản sinh tế bào mới giúp nhanh liền sẹo, thâm nám, tàn nhang, dưỡng ẩm và làm sáng mịn da, làm mọc tóc hiệu quả…

Thiên Sơn Tuyết Liên hay còn được gọi là hoa sen núi tuyết, là một chi thực vật có hoa thuộc họ nhà cúc. Ở thời cổ đại, Thiên Sơn Tuyết Liên được xem như “Bách thảo chi vương” (Vua của trăm loài dược thảo), là một trong những loài thực vật quý hiếm ở vùng đất Tân Cương, Tây Tạng.  Người Trung Quốc xưa coi Thiên Sơn Tuyết Liên là sự kết tinh những tinh túy của trời đất, từ gió, mây và tuyết tạo nên ngoài vẻ đẹp tinh khôi cùng những dược tính tuyệt vời. 

Danh sách các loại cây dược liệu
Thiên sơn tuyết liên – Loài hoa sen nở giữa chốn núi tuyết hoang vu, là vua của trăm loài dược thảo

Sở dĩ có tên là Thiên sơn tuyết liên vì nó nằm trên dãy Himalaya với độ cao trung bình khoảng 5000m so với mực nước biển, là loài cây cực hiếm, chủ yếu mọc trong các khe núi đá tuyết. Hoa sen tuyết là loài sinh trưởng chậm, chỉ có 5% số hạt có thể nảy mầm và phải mất từ 5 đến 7 năm mới nở hoa được 1 lần. Khi nở, Thiên Sơn Tuyết Liên thơm ngát cả một vùng đất hoang vu Tây Tạng và được thu hoạch đem về phơi khô để làm thuốc.

Chính vì sinh trưởng trong thời tiết khắc nghiệt với thời gian dài như vậy mà hoa sen tuyết mang trong mình những giá trị to lớn đối với y học và sự sống con người:

Theo Y học cổ truyền, sen tuyết có vị ngọt, tính bình ổn, không độc được sử dụng trong Đông y để tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy lưu thông máu; bồi bổ khí huyết, giải độc tự nhiên; Chữa viêm thấp khớp, các bệnh lý liên quan đến phổi;  bồi bổ sinh lực cho nam giới; chữa đau bụng, cảm lạnh,  chứng sợ độ cao…

Nghiên cứu y học hiện đại đã chứng minh rằng: Trong thành phần của cây có chứa alkaloid, flavonoid và nhiều chất khác…giúp chữa đau nhức, suy giảm chức năng tình dục, phong thấp, thận hư, chống lão hóa. Ngoài ra, hoa còn được điều chế thuốc trợ tim, ngừa chống ung thư, bệnh cao huyết áp…

Danh sách các loại cây dược liệu
Thiên sơn tuyết liên mang lại những ý nghĩa giá trị cho y học và sự sống con người

Với những giá trị quý hiếm đặc trưng, hiện nay Thiên Sơn Tuyết Liên được bán với mức giá trung bình trên thị trường khoảng 100 triệu đồng/ kg.

Chắc hẳn với nhiều người tên gọi cá Sủ Vàng là loại cá đang còn khá xa lạ. Đây  là một loài cá nước mặn, thường sinh sống chủ yếu ở vùng Nam Á và Đông Nam Á, có tên gọi khác là cá sủ kép vây vàng, cá thủ vây vàng…

Sở dĩ, cá sủ vàng đắt như vậy nguyên nhân chính là do loại cá này đang gần như bị tuyệt chủng. Thịt của cá sủ vàng rất ngon khiến chúng trở thành đối tượng hàng đầu trong các bữa tiệc thịnh soạn của những tầng lớp giàu có. Mặt khác, loài cá này được ứng dụng phổ biến trong y học hiện đại nên được các thương gia ra sức truy lùng, khai thác nên xảy ra tình trạng khan hiếm, cạn kiệt..

Danh sách các loại cây dược liệu
Cá sủ vàng là loại cá quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng rất cao

Bên cạnh đó, điều làm nên giá trị của cá Sủ vàng là do bong bóng của chúng có thể dùng để sản xuất một loại chỉ phục vụ trong y học đó là “chỉ tiêu sinh học”. Đây là loại chỉ được ứng dụng rộng rãi và không thể thiếu trong ngành vi phẫu thuật và phẫu thuật, không gây tổn thương lên mô và giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm cho người bệnh sau khi thực hiện phẫu thuật.

Danh sách các loại cây dược liệu
Bong bóng cá sủ vàng không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn ứng dụng làm chỉ phẫu thuật trong ngành y

Bong bóng cá sủ vàng khi phơi khô có giá trị dinh dưỡng tốt hơn cả nhân sâm và có công dụng tuyệt vời trong việc bổ thận, tráng dương, nâng cao chức năng hoạt động của gan… Theo quan niệm của người Trung Quốc, những ai ăn được bong bóng cá Sủ Vàng sẽ có may mắn và làm ăn tấn tới.

Người Đông Nam Á đều cho rằng loài cá này là lộc trời ban, nên thường đánh bắt cá sủ vàng với số lượng lớn. Nếu khai thác được nhiều, thì họ sẽ dễ dàng trở thành triệu phú. Trên thị trường hiện nay bong bóng cá sủ vàng có giá lên đến 55.000 USD/kg (tương đương với hơn 1,2 tỷ đồng). Vì vậy đã có rất nhiều người đã đổi đời nhờ việc đánh bắt loài cá đặc biệt quý hiếm và đắt đỏ này.

Mỹ vị nhân gian không thể không nhắc đến yến sào. Không chỉ là loại thức ăn bổ dưỡng, các loại yến còn được xem như các dược liệu quý giúp bồi bổ cơ thể và mang đến rất nhiều công dụng cho sức khỏe. Sự quý hiếm và những lợi ích mà chúng mang lại mà các loại yến thường được bán với những mức giá đắt đỏ. Tuy nhiên, còn có một loại Yến có giá trị cao hơn rất nhiều đó chính là Yến Huyết , được xem như là thần dược có các giá trị dinh dưỡng “dồi dào”, xếp vào danh sách thực phẩm tự nhiên bổ dưỡng bậc nhất. 

Danh sách các loại cây dược liệu
Yến huyết được xem là mỹ vị nhân gian không chỉ là món ăn đặc sắc mà còn mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe

Trước đây, người ta chỉ có thể tìm thấy yến huyết tại các đảo ngoài tự nhiên với số lượng vô cùng ít ỏi, chỉ chiếm khoảng 2-5% tổng sản lượng khai thác. Do sự khan hiếm nên yến huyết được nhiều giao bán trên thị trường với mức giá rất cao, gấp khoảng 7 lần so với giá của Tổ Yến thông thường. 

Có rất nhiều lời đồn và câu chuyện được gắn liền với sự hình thành yến huyết. Tiêu biểu nhất, phải kể đến sự tích Yến Huyết là do con chim làm tổ quá sức, đến nỗi phải “thổ huyết”.  Tuy nhiên các nhà khoa học chỉ ra rằng: Yến huyết có màu đỏ là do thành phần sắt của đá trong các hang động tạo nên.Vì thế, hàm lượng sắt và chất lượng dinh dưỡng có trong yến huyết cao hơn gấp nhiều lần so với các loại hồng yến hay bạch yến thông thường.

Yến huyết đã được chứng minh về những công dụng tuyệt vời của yến huyết cho sức khỏe con người. Trong yến huyết có chứa đến 18 loại axit amin, các carbohydrat thiết yếu, các hoạt chất Alanine, proline, serine, 31 nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể con người. Một số công dụng của yến huyết đã được nghiên cứu và chứng minh như: bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực, tốt cho xương khớp, phát triển cơ bắp, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư, tốt cho huyết áp, tim mạch, an thần và làm đẹp cực hiệu quả….

Danh sách các loại cây dược liệu
Những món ăn từ yến huyết có chứa các dưỡng chất quý giá giúp nâng cao thể trạng, tăng cường sức khỏe

Với hàng loạt công dụng và sự khan hiếm mà yến huyết được cung cấp với mức giá khá đắt đỏ: khoảng 300tr đồng/1 kg. 

Hồng Hoa Tây Tạng là một trong những dược liệu quý hàng đầu của vùng đất Tây Tạng nhờ sự tích 9 năm mới nở hoa một lần và những công dụng tuyệt vời của loại chúng đối với sức khỏe con người. Hồng hoa tây tạng còn được biết đến với những cái tên khác như: Tạng Hồng Hoa, Lệ Hồng Hoa, Phiên Hồng Hoa, hoa Rum…là cánh hoa của cây Carthamus tinctorius, thuộc họ nhà Cúc, hoa có màu vàng tươi hoặc cam đỏ.

Danh sách các loại cây dược liệu
Hồng hoa Tây Tạng được khai thác từ cánh của cây hoa Carthamus tinctorius

Theo Đông y, Hồng hoa Tây tạng có vị cay, tính ấm, điều trị các bệnh liên quan đến phụ khoa, tim mạch, huyết áp, bổ máu. Hồng hoa có công dụng khai thông khí huyết ứ trệ, dùng chữa bế kinh, đau kinh, ứ huyết sau khi đẻ, khí hư, viêm tử cung, viêm buồng trứng… Tuy nhiên loại dược liệu này cũng được khuyên không sử dụng đối với các mẹ bầu.

Nói về giá của hồng hoa Tây Tạng, nhiều người cho rằng đây là sản phẩm chỉ dành cho nhà giàu. Bởi không nhiều người có thể bỏ ra một số tiền lớn như vậy để sử dụng hồng hoa. Giá của hồng hoa Tây Tạng ở khoảng 90 triệu đồng/kg. Tuy vậy, trên thực tế, mức giá của loại gia vị này trên thế giới còn “ngất ngưởng hơn”, lên tới 6.000 -11.000 USD/kg (tương đương khoảng 120 triệu đến 242 triệu đồng). Chính vì vậy, các cửa hàng bán sản phẩm hồng hoa Tây Tạng hiện nay cũng chỉ cung cấp những gói sản phẩm nhỏ tính theo gram.

Danh sách các loại cây dược liệu
Với những lợi ích cho sức khỏe Hồng hoa Tây Tạng được bán với mức giá đắt đỏ

Trên đây là những thông tin về 10 loại dược liệu đắt đỏ bậc nhất hành tinh có giá lên đến hàng tỷ đồng đã được VietFarm nghiên cứu và tổng hợp. Hy vọng, quý bạn đã có thêm những thông tin bổ ích và hiểu thêm những đặc tính khiến những loại dược liệu này trở nên quý giá như vậy. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi và đừng quên hãy chia sẻ thêm thông tin nếu bạn biết về những loại dược liệu khác nhé!