Danh sách trúng tuyển vào lớp 10 quảng ngãi năm 2022

Trường THPT Số 1 Tư Nghĩa Quảng Ngãi is on Facebook. To connect with Trường THPT Số 1 Tư Nghĩa Quảng Ngãi, log in to Facebook.

Trường THPT Số 1 Tư Nghĩa Quảng Ngãi is on Facebook. To connect with Trường THPT Số 1 Tư Nghĩa Quảng Ngãi, log in to Facebook.

Danh sách trúng tuyển vào lớp 10 quảng ngãi năm 2022

@THPTSo1TuNghiaQuangNgai

Danh sách trúng tuyển vào lớp 10 quảng ngãi năm 2022

Danh sách trúng tuyển vào lớp 10 quảng ngãi năm 2022

Danh sách trúng tuyển vào lớp 10 quảng ngãi năm 2022

Danh sách trúng tuyển vào lớp 10 quảng ngãi năm 2022

Danh sách trúng tuyển vào lớp 10 quảng ngãi năm 2022

VIÊN NGUYỄN   -   Thứ tư, 10/08/2022 15:07 (GMT+7)

Danh sách trúng tuyển vào lớp 10 quảng ngãi năm 2022
Nhiều học sinh thi trượt vào 10 ở Trường THPT Lý Sơn sẽ được đăng ký học hệ giáo dục thường xuyên tại đây nếu có nhu cầu. Ảnh: V.N

Sau giải thể, lộ ra nhiều cái khổ 

Mới đây, huyện Lý Sơn lần đầu tiên tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 10. Những năm trước, học sinh lớp 9 ở Lý Sơn không thi vào 10 như các địa phương khác mà thực hiện xét tuyển học sinh vào 10. Căn cứ vào chỉ tiêu được phân, Trường THPT Lý Sơn xét tuyển theo danh sách điểm từ cao xuống thấp cho đến khi hết chỉ tiêu. Theo đó, năm 2021-2022, huyện Lý Sơn có 336 học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trong đó có 249 học sinh trúng tuyển vào 10.

Như vậy, còn 87 học sinh không trúng tuyển. Đồng thời năm học 2020-2021, có 60 học sinh thi trượt vào hệ giáo dục phổ thông và chưa học nghề hoặc chưa học giáo dục thường xuyên. Đa số các em sau khi thi trượt lớp 10 vào Trường THPT huyện Lý Sơn đều bỏ bọc, chứ không vào đất liền để theo học các hệ đào tạo khác.

Những năm trước, nếu thi trượt lớp 10 vào Trường THPT Lý Sơn thì một số ít học sinh sẽ đăng ký vào học ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên ở huyện. Tuy nhiên, số lượng học sinh đăng ký học ở trung tâm này rất ít, nên trung tâm luôn trong tình trạng “ế” học sinh.

Ông Lê Văn Ninh - Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên ở huyện đi vào hoạt động năm 2013, nhưng đến 2019, huyện thì phải giải thể vì hoạt động không hiệu quả. Mỗi năm chỉ có khoảng 15 học viên theo học hệ thường xuyên, riêng học nghề hầu như ko có ai học, vì tâm lý phụ huynh ở huyện đảo, thà để con bỏ học chứ không muốn cho con mình học hệ giáo dục thường xuyên.

Học sinh Lý Sơn cũng không ngoại lệ

Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn Lê Văn Ninh cho biết, trước thực trạng trên, mới đây UBND huyện Lý Sơn đã có buổi làm việc với Sở GDĐT tỉnh Quảng Ngãi.

Theo đó, trên cơ sở đề xuất của huyện, Sở đã thống nhất tăng chỉ tiêu cho Trường THPT Lý Sơn khoảng 15-20 chỉ tiêu vào Truờng THPT Lý Sơn trên cơ sở xét điểm từ trên xuống đối với các em bị trượt trong kỳ thi vào lớp 10 vừa qua. Riêng số học sinh bị trượt còn lại, huyện đã có văn bản gửi Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Ngãi, và trung tâm này đã thống nhất mở lớp hệ giáo dục thường xuyên ngay tại Trường THPT Lý Sơn nếu các em học sinh có nhu cầu theo học.

“Phương án giảng dạy, học phí… như thế nào thì do Trung tâm này quy định. Riêng về học phí cho các em theo học hệ thường xuyên, huyện sẽ nghiên cứu hỗ trợ. Đây chỉ là giải pháp trước mắt, còn về lâu dài huyện sẽ tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu về vấn đề định hướng, phân luồng học sinh trong giáo dục. Nhiều học sinh trên đảo học rất yếu nhưng phụ huynh vẫn muốn con em mình được học hệ giáo dục phổ thông, như vậy thì bất hợp lý” - ông Ninh thẳng thắn.

Phó Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Quảng Ngãi Vũ Thị Liên Hương chia sẻ, trước đây huyện Lý Sơn có Trung tâm giáo dục thường xuyên, tuy nhiên vào năm 2019, huyện Lý Sơn đã giải thể trung tâm này vì hoạt động không hiệu quả.

Trước đây, khi nắm thông tin huyện Lý Sơn có chủ trương giải thể trung tâm, Sở đã có ý kiến với huyện, nếu giải thể trung tâm thì số học sinh thi trượt vào Trường THPT Lý Sơn sẽ không thể tiếp tục theo học ở huyện…

Vì kiều kiện xa xôi với đất liền nên người dân huyện Lý Sơn có nguyện vọng mong Nhà nước tạo điều kiện cho con em họ học tập trên đảo đến hết bậc Trung học phổ thông. Tuy nhiên, theo quyết định phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”, thì đến 2025, phấn đấu ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp. Đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 30%.

Bà Vũ Thị Liên Hương thẳng thắn, nếu chiếu theo quyết định này, thì huyện Lý Sơn có đặc thù đến đâu thì cũng không thể ngoại lệ. Cái khó ở đây là phụ huynh ở huyện Lý Sơn chỉ muốn con em mình được theo học hệ trung học phổ thông, chứ không mặn mà với các hệ đào tạo khác, dẫn đến nhiều học sinh ở đảo sau khi không thi đỗ vào Trường Trung học phổ thông ở Lý Sơn đã bỏ học.

Năm nay Trường THPT Lý Sơn có văn bản đề xuất Sở GDĐT tổ chức thi chứ không xét tuyển như mọi năm và được Sở thống nhất và tạo điều kiện hết mức với tỉ lệ đỗ và trượt 72/28, nghĩa là có 72% học sinh sẽ trúng tuyển vào hệ công lập, còn 28% học sinh thi trượt sẽ học ở các hệ khác.

“Vì là huyện đảo, nên sở đã tạo điều kiện hết mức cho Lý Sơn rồi, vì theo quy định phải 70/30”- bà  Hương nói.