Đau bụng ở giữa rốn là bị làm sao

Đau bụng quanh rốn là những cơn đau bất thường xuất hiện ở khu vực quanh rốn. Tình trạng này có thể do các bệnh lý gây ra, vì vậy cần cảnh giác.

 Việc đánh giá đúng cơn đau đòi hỏi sự hiểu rõ các nguyên nhân, cũng như cách thức chẩn đoán bệnh. Đặc biệt cần phải chú trọng đối với người già và trẻ em – những đối tượng dễ xuất hiện các biến chứng đặc biệt nguy hiểm.

Có nhiều nguyên nhân được cho là gây nên các cơn đau bụng quanh rốn, một trong số đó xuất phát từ những biến chứng, căn bệnh thông thường sau:

Triệu chứng điển hình của viêm đường tiêu hóa là tiêu chảy và đau bụng quanh rốn.

1. Viêm đường tiêu hóa 

Các “hung thủ” được xác định gây viêm đường tiêu hóa là các loại vi rút, vi khuẩn, sinh vật ký sinh… Ngoài cơn đau bụng quanh rốn, có thể có những triệu chứng đi kèm sau:

  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Sốt
  • Da ẩm ướt và đổ nhiều mồ hôi

Điều trị: Thông thường, các triệu chứng trên sẽ tự biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu bạn mắc chứng tiêu chảy hay ói mửa sẽ dẫn đến tình trạng mất nước nếu không được bổ sung kịp thời. Đặc biệt đối với các đối tượng như trẻ em, người già, người suy giảm miễn dịch cần cảnh giác.

2. Viêm ruột thừa 

Đau bụng quanh rốn cũng được xem là dấu hiệu sớm của chứng viêm ruột thừa. Trên thực tế, nếu mắc phải chứng viêm ruột thừa, bạn sẽ cảm thấy những cơn đau nhói xung quanh rốn; thậm chí ở vùng bụng dưới bên phải kèm theo các triệu chứng:

  • Phình bụng
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Những cơn đau thắt khi ho hay vận động mạnh
  • Rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy
  • Sốt…

Điều trị: Nếu nghi ngờ/bị viêm ruột thừa, hãy đến các cơ sở y tế để can thiệp kịp thời nhằm tránh ruột thừa bị vỡ – đó là biến chứng nặng nề, gây đe dọa đến tính mạng. Hướng điều trị cho vấn đề này đó là phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa.

Viêm loét dạ dày - tá tràng gây đau bụng dữ dội.

3. Viêm loét dạ dày – tá tràng

Triệu chứng cơ bản của viêm loét dạ dày – tá tràng là những cơn đau nóng rát xung quanh rốn, hay thậm chí lan lên đến vùng xương ức. Ngoài ra còn kèm:

  • Đau dạ dày
  • Cảm giác đầy hơi; ợ hơi
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Lười ăn

Điều trị: Rơi vào trường hợp này bạn cũng nên đi khám bác sĩ sớm. Bác sĩ sẽ nhận định các triệu chứng và các xét nghiệm hỗ trợ khác để đưa ra phương pháp điều trị, các loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh.

4. Viêm tụy cấp

Bệnh xuất hiện bất ngờ, đột ngột do việc sử dụng các chất có cồn, các tác nhân truyền nhiễm, thuốc và cả sỏi mật… Bệnh gây đau bụng quanh rốn kèm các triệu chứng:

  • Buồn nôn và ói mửa
  • Sốt
  • Tim đập nhanh

Điều trị: Trường hợp bệnh nhẹ có thể điều trị với phần tụy còn lại, dịch truyền tĩnh mạch và thuốc giảm đau. Trường hợp nghiêm trọng hơn cần được đưa vào bệnh viện điều trị và nếu nguyên nhân được xác định là do sỏi mật cần tiến hành phẫu thuật loại bỏ sỏi.

Tắc nghẽn ruột non có thể dẫn đến đau bụng và buồn nôn.

5. Tắc nghẽn ruột non

Tình trạng tắc nghẽn có thể diễn ra ở một phần hay toàn bộ ruột non, ngăn thức ăn đi qua hệ thống tiêu hóa. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ trở thành một biến chứng nguy hiểm. Tắc nghẽn ruột non được xác định xuất phát từ:

  • Chất truyền nhiễm
  • Hội chứng sa ruột, bệnh viêm ruột
  • Khối u, vết sẹo từ ca phẫu thuật bụng trước

Tắc nghẽn ruột non không chỉ gây ra những cơn đau bụng quanh rốn, mà còn những biến chứng sau:

  • Buồn nôn và ói mửa; Phình bụng
  • Mất nước; Sốt
  • Táo bón nặng
  • Tim đập nhanh

Điều trị: Người bị tắc nghẽn ruột non sẽ được đưa vào viện điều trị. Tại đó, các bác sĩ sẽ truyền dịch tĩnh mạch và thuốc nhằm lại dịu cơn buồn nôn và ói mửa, sử dụng liệu pháp nhằm làm giảm sức ép của ruột, hay phẫu thuật nhằm “sửa chữa” sự tắc nghẽn, đặc biệt khi nguyên nhân được xác định là do ca phẫu thuật bụng trước đó.

6. Phình động mạch chủ

So với các nguyên nhân gây đau bụng quanh rốn trên, đây là nguyên nhân khá nghiêm trọng, gây ra bởi sự suy yếu hoặc phồng lên của thành động mạch chủ. Các triệu chứng đi kèm bệnh:

  • Khó thở; Hạ huyết áp
  • Tim đập nhanh; Ngất xỉu
  • Sự suy yếu bất chợt một bên

Điều trị: Hướng điều trị cho vấn đề này bao gồm việc thay đổi cuộc sống sinh hoạt thường ngày: kiểm soát huyết áp, ngừng hút thuốc lá… Sự can thiệp y tế bằng các ca phẫu thuật là điều thiết yếu khi động mạch chủ bụng bị rách nhằm giảm tối đa các tác động xấu đến cơ thể.

Ngoài ra, thoát vị rốn, thiếu máu động mạch mạc treo (động mạch nuôi ruột non và ruột già) cũng được xác định là các “thủ phạm” gây ra các cơn đau bụng quanh rốn

Tóm lại, đau bụng quanh rốn do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và các nguyên nhân thường xuất phát từ các biến chứng, bệnh nguy hiểm. Do đó, không nên chủ quan khi phát hiện những cơn đau quanh khu vực rốn. Đặc biệt, cơn đau kéo dài vài ngày kèm các triệu chứng sốt, đau dữ dội, buồn nôn và mắc ói, sưng hoặc đau bụng….

Sinh viên Y18 Nguyễn Đình Lộc 

ĐH Y Dược Tp.HCM

Theo Healthline

Đau bụng quanh rốn ở trẻ em có thể đại diện cho khá nhiều tình trạng bệnh lý từ nhẹ (rối loạn tiêu hóa) cho đến các bệnh nặng hơn chẳng hạn như đông máu cục bộ hoặc đau ruột thừa.

Bạn nhận thấy con yêu tỏ ra khó chịu ở khu vực quanh rốn kèm theo các biểu hiện như sốt, ói mửa, chướng bụng và băn khoăn đây là dấu hiệu của các bệnh gì? Thật ra, có khá nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trên. Bài viết sau, Hello Bacsi sẽ giới thiệu 8 thủ phạm có thể khiến tình trạng đau bụng quanh rốn ở trẻ em xuất hiện.

Nguyên nhân gây đau bụng quanh rốn ở trẻ em

Có khá nhiều nguyên nhân khiến bé bị đau bụng quanh rốn, chẳng hạn như:

1. Viêm dạ dày, ruột là thủ phạm gây đau bụng quanh rốn ở trẻ em

Viêm dạ dày, ruột là tình trạng viêm đường tiêu hóa. Bạn có thể đã nghe qua bằng cái tên cúm dạ dày. Nguyên nhân có thể là do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Ngoài việc trẻ bị đau bụng quanh rốn, con còn có thể xuất hiện những biểu hiện sau:

  • Sốt
  • Tiêu chảy
  • Da rịn mồ hôi
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa

Viêm dạ dày, ruột thường không cần điều trị y tế. Các triệu chứng sẽ tự biến mất trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, một biến chứng khác của tình trạng này là mất nước có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, bé cần được cha mẹ chăm sóc đặc biệt.

2. Trẻ bị viêm ruột thừa

Đau bụng quanh rốn ở trẻ em cũng đại diện cho căn bệnh viêm ruột thừa. Ban đầu, cơn đau chỉ xuất hiện khu vực rốn và cuối cùng lan dần về phía dưới bên phải bụng. Các triệu chứng khác có thể xuất hiện kèm theo bao gồm:

  • Sốt
  • Bụng đầy hơi
  • Ăn không ngon
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như táo bón hoặc tiêu chảy
  • Cơn đau trở nên dữ dội hơn khi bé ho hoặc thực hiện một số cử động.

Viêm ruột thừa là tình trạng cấp cứu. Nếu không được điều trị nhanh chóng, ruột thừa của bé có thể bị vỡ, gây ra các biến chứng có khả năng đe dọa tính mạng. Con sẽ cần đến phẫu thuật mổ ruột thừa và dành thời gian nghỉ ngơi nhằm hồi phục sức khỏe.

3. Viêm loét dạ dày gây đau bụng quanh rốn ở trẻ em

Loét dạ dày là một loại đau có thể hình thành trong dạ dày hoặc ruột non (tá tràng). Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, chẳng hạn như nhiễm vi khuẩn helicobacter pylori, trẻ nhỏ sử dụng các loại thuốc như ibuprofen (Advil, Motrin) hoặc aspirin trong thời gian dài. Loét dạ dày có thể gây ra hiện tượng đau bụng quanh rốn ở trẻ nhỏ, đôi khi cơn đau có thể lan đến xương ức.

Một vài triệu chứng khác của bệnh bao gồm:

  • Ợ hơi
  • Ăn không ngon
  • Cảm thấy mệt mỏi
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.

Bạn nên bàn với bác sĩ về phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh loét dạ dày của bé. Một số loại thuốc có thể được sử dụng cho tình trạng này bao gồm:

  • Thuốc ức chế bơm proton
  • Thuốc chẹn thụ thể histamine
  • Chất bảo vệ, chẳng hạn như sucralfate (Carafate).

>>> Bạn có thể quan tâm: Bố mẹ biết gì về bệnh viêm dạ dày ruột ở trẻ em?

4. Đau bụng quanh rốn ở trẻ do viêm tụy cấp

Viêm tụy cấp có thể gây đau quanh rốn trong một số trường hợp. Nguyên nhân do viêm nhiễm, sử dụng các loại thuốc nhất định… Ngoài đau bụng, các triệu chứng của viêm tụy có thể bao gồm: buồn nôn và nôn mửa, nhịp tim nhanh.

Viêm tụy nhẹ thường được điều trị bằng cách cho bé nghỉ ngơi, truyền dịch tĩnh mạch, thuốc giảm đau. Đối với những trường hợp trẻ em đau bụng quanh rốn nặng hơn, bé có thể sẽ phải nhập viện và thực hiện các biện pháp y tế cần thiết.

5. Thoát vị rốn khiến trẻ bị đau bụng

Thoát vị rốn ở trẻ là hiện tượng mô bụng phình ra thông qua một lỗ ở cơ bụng quanh rốn của bạn. Thoát vị rốn thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, nhưng chúng cũng có thể xuất hiện ở các bé lớn hơn. Khi trẻ mắc phải, thoát vị rốn sẽ gây ra hiện tượng đau bụng quanh rốn ở trẻ em hoặc tại vị trí thoát vị. Bạn có thể nhận thấy bụng con phình ra kèm theo sưng tấy.

Ở trẻ sơ sinh, hầu hết thoát vị rốn sẽ ở tự lành lại khi lên 2 tuổi. Bên cạnh đó, bé có thể cần được phẫu thuật nhằm ngăn chặn tình trạng tắc ruột.

6. Trẻ bị tắc ruột non

Tắc ruột non là tình trạng một phần hoặc toàn bộ ruột non của trẻ nhỏ bị tắc nghẽn. Tình trạng này có thể khiến thức ăn không tiến sâu được vào đường tiêu hóa. Nếu không được điều trị, bệnh có thể chuyển biến nghiêm trọng. Một số nguyên nhân có thể gây tắc ruột non ở trẻ nhỏ, bao gồm:

  • Nhiễm trùng
  • Thoát vị
  • Khối u
  • Bệnh viêm ruột
  • Mô sẹo lần từ phẫu thuật bụng trước

Ngoài tình trạng trẻ bị đau bụng quanh rốn, bé còn có thể có những triệu chứng như:

  • Đau bụng sốt ở trẻ em
  • Tăng nhịp tim
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Đầy hơi ở bụng
  • Mất nước
  • Ăn không ngon
  • Táo bón nặng

Nếu mắc phải chứng tắc ruột, bé sẽ cần phải nhập viện. Bác sĩ có thể chỉ định phương pháp tiêm tĩnh mạch và thuốc để giảm buồn nôn. Giải nén ruột là một thủ thuật giúp giảm áp lực trong ruột cũng sẽ được thực hiện trong trường hợp cần thiết.

>>> Bạn có thể quan tâm: Tắc ruột ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Triệu chứng & thuốc

7. Phình động mạch chủ

Phình động mạch chủ là một tình trạng nghiêm trọng, gây ra bởi sự suy yếu hoặc phình ra của thành động mạch chủ, từ đó đe dọa tính mạng nếu động mạch chủ bị vỡ ra, khiến máu chảy vào nội tạng. Khi động mạch chủ bị phình lớn, bạn sẽ nhận thấy hiện tượng trẻ bị đau bụng quanh rốn kèm theo các triệu chứng khác bao gồm:

  • Khó thở
  • Huyết áp thấp
  • Tăng nhịp tim
  • Ngất xỉu
  • Yếu bất ngờ ở một bên cơ thể.

Khi đã được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra đau bụng quanh rốn từng cơn ở trẻ em, bác sĩ có thể chỉ định hình thức phẫu thuật nhằm ngăn chặn các biến chứng xấu khác phát triển.

8. Trẻ bị đau bụng do thiếu máu cục bộ

Thiếu máu cục bộ xảy ra khi lưu lượng máu bị gián đoạn, thường do máu đông hoặc tắc mạch gây ra. Nếu bé mắc phải, con sẽ cảm thấy đau ở khu vực quanh rốn. Khi tình trạng tiến triển, trẻ cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu như nhịp tim tăng cao, đi ngoài ra máu. Nếu nghi ngờ con đang mắc phải chứng bệnh trên, bạn hãy đưa bé đến bệnh viện ngay nhé. Các biện pháp điều trị có thể bao gồm phẫu thuật và điều trị chống đông máu.

Khi nào bạn nên đưa trẻ bị đau bụng đi khám?

Nếu tình trạng đau bụng quanh rốn ở trẻ em kéo dài hơn một vài ngày, bạn nên cho trẻ gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân. Hãy đến bệnh viện ngay lập tức nếu bé biểu hiện các triệu chứng sau đây bên cạnh đau bụng:

  • Sốt
  • Vàng da
  • Đau bụng dữ dội
  • Máu trong phân
  • Sút cân không rõ nguyên nhân
  • Trẻ bị đau bụng và nôn mửa không dứt
  • Sưng hoặc đau phần bụng dưới.

Bạn hãy tham khảo thêm bài viết “Làm gì để trẻ nhỏ bị đau bụng cảm thấy dễ chịu hơn?” để biết thêm thông tin khi bé bị đau bụng nhé!

Chẩn đoán đau bụng quanh rốn ở trẻ em

Để xác định nguyên nhân bé bị đau bụng quanh rốn, trước tiên bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh của bé và thực hiện kiểm tra thể chất. Tùy thuộc vào đánh giá, trẻ có thể thực hiện thêm một vài xét nghiệm bổ sung, chẳng hạn như:

  • Xét nghiệm máu để đánh giá số lượng tế bào máu và mức độ điện giải
  • Phân tích nước tiểu để loại trừ nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hoặc sỏi thận
  • Lấy mẫu phân để kiểm tra mầm bệnh
  • Xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp X-quang hoặc CT để giúp hình dung các cơ quan trong bụng của bé.

Trên đây là những chia sẻ của Hello Bacsi về 8 nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng quanh rốn và cách chẩn đoán bệnh. Có nhiều nguyên nhân có thể gây đau bụng quanh rốn ở trẻ em nhưng dù là lý do nào bạn cũng đừng nên xem nhẹ mà hãy đưa con đến bác sĩ khám để phòng tránh trường hợp xấu xảy ra nhé.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ đề