Dấu hiệu băng huyết sau sinh 1 tháng

Rau cài răng lược có nguy hiểm?

Băng huyết sau sinh (Postpartum Hemorrhage) là tình trạng máu chảy trên 500 ml đối với sinh đường âm đạo hoặc trên 1.000 ml đối với mổ lấy thai. 

Băng huyết là bệnh lý sau sinh nguy hiểm. Bệnh nhân bị băng huyết sau sinh có thể bị mất máu, sốc suy hô hấp, hoại tử tuyến yên, thậm chí tử vong…

Phụ nữ mang thai ngoài 20 tuần đều có nguy cơ chảy máu sau sinh.

1. Phân loại tình trạng băng huyết sau sinh

Người ta chia băng huyết làm 2 loại là nguyên phát và thứ phát.

- Băng huyết nguyên phát: Trong vòng 24h đầu sau sinh mà bệnh nhân bị chảy máu (500ml trở lên). Băng huyết nguyên phát xảy ra là do bệnh nhân bị sót rau, bất thường ở bánh nhau, rách đường sinh dục dưới, đờ tử cung…

- Băng huyết thứ phát: Đó là tình trạng bệnh nhân bị chảy nhiều máu sau sinh trong khoảng 24h đầu đến 1-3 tháng sau sinh vẫn mất máu. Tình trạng trên xảy ra là do nhiễm trùng, sót rau.

Bệnh nhân bị băng huyết sau sinh có thể bị mất máu, sốc suy hô hấp, hoại tử tuyến yên, thậm chí tử vong.

2. Các yếu tố nguy cơ của băng huyết sau khi sinh

  • Tuổi tác, tuổi càng cao nguy cơ băng huyết sau sinh càng lớn.
  • Tử cung căng giãn bất thường.
  • Nhau thai bong ra sớm trước khi chuyển dạ.
  • Béo phì có thể gia tăng biến chứng chảy máu trong và sau sinh.
  • Phẫu thuật trên tử cung, như sinh mổ, bóc tách u xơ tử cung.
  • Bị đái tháo đường.
  • Sản phụ gặp số bệnh lý liên quan như hội chứng Marfan, Ehlers-danlos
  • Trong qua trình chuyển dạ bị kéo dài, dùng thuốc tăng co, tiền sản giật…

3. Nguyên nhân và triệu chứng gây băng huyết ‌ở phụ nữ sau sinh

Theo TS. Nguyễn Cảnh Chương – BV Phụ sản Hà Nội, với cơ chế bình thường, quá trình chuyển dạ sau giai đoạn sổ nhau, tử cung co hồi lại, các cơ đan chéo của tử cung co rút ngắn lại sẽ siết các mạch máu của tử cung ở vị trí nhau bám như những nút thắt được gọi là các "nút thắt sinh lý". 

Cùng với cơ chế đông máu bình thường của cơ thể, cơ tử cung co thắt sẽ tạo thành các cục máu đông ở mạch máu giúp ngưng chảy máu. 

Tuy nhiên, trường hợp bất thường khiến tử cung không co hồi được hoặc nhau không tróc và nhau không sổ ra ngoài, băng huyết sẽ xảy ra.

Nguyên nhân

  • Đờ tử cung: Đó là cơ tử cung không co hồi khiến máu chảy tự do, không cầm được dẫn đến băng huyết.
  • Bánh nhau bất thường như cài răng lược, bánh nhau bám thấp, nhau tiền đạo.
  • Tử cung, âm đạo bị vỡ, rách.
  • Rối loạn đông máu đó là nhau bong non, thai lưu, nhiễm trùng…

Triệu chứng

  • Dấu hiệu điển hình của băng huyết sau sinh là chảy máu nhiều, bất thường. 
  • Máu chảy không kiểm soát, màu đỏ tươi. 
  • Bệnh nhân thấy mạch nhanh, huyết áp tụt, tay chân lạnh, vã mồ hôi, da xanh xao… 
  • Nhịp tim tăng. 
  • Âm đạo đau, sưng.

Bị băng huyết sau sinh sẽ để lại những biến chứng và hậu quả khôn lường như thiếu máu, gây viêm nhiễm, hiếm muộn và thậm chí tử vong.

4. Lời khuyên của bác sĩ

Bị băng huyết sau sinh sẽ để lại những biến chứng và hậu quả khôn lường như thiếu máu, gây viêm nhiễm, hiếm muộn và thậm chí tử vong. Theo TS.BS. Nguyễn Cảnh Chương, để phòng ngừa băng huyết sau sinh, sản phụ và người nhà cần tuân thủ các nguyên tắc:

  • Theo dõi thai sản định kỳ, đúng hẹn ở bệnh viện có chuyên khoa sản.
  • Thực hiện làm các xét nghiệm, siêu âm để tầm soát dị tật và các bất thường nếu có.
  • Không nên tự ý dùng thuốc phá thai, nạo thai tại nhà hay những cơ sở không đạt tiêu chuẩn.
  • Có chế độ dinh dưỡng đúng, đủ. Bổ sung canxi, sắt aci folic để ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt.
  • Rèn luyện sức khỏe bằng các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi…

Xem thêm video được quan tâm

Trưa 14/3: Số ca mới tăng gấp đôi trong 24h, Trung Quốc đối mặt đợt dịch tồi tệ chưa từng thấy


Trong bài viết hôm trước, Mẹ Việt đã chia sẻ với các mẹ về băng huyết sau sinh. Đa số các trường hợp xảy ra là băng huyết nguyên phát (xảy ra trong vòng 24h sau sinh). Nhưng một số ít trường hợp là thứ phát, xảy đến trong vòng 12 tuần sau sinh. Nhất là băng huyết sau sinh 1 tháng. Vậy, tình trạng này có đáng lo ngại hay không? Mẹ phát hiện băng huyết sau sinh 1 tháng cần xử lý như thế nào cho an toàn sức khỏe? Các mẹ tiếp tục đọc bài viết nhé!

Bên cạnh về sức khỏe của mẹ, kiến thức nuôi con cũng rất được các mẹ quan tâm và tìm hiểu. Hãy tham gia vào Cộng Đồng Nuôi Dạy Con Tại Nhà. Để mẹ có những kiến thức, kinh nghiệm, bài học từ các mẹ khác và các chuyên gia Mẹ Việt hỗ trợ nhé. THAM GIA NGAY.

Băng Huyết Sau Sinh

Băng huyết sau sinh là tình trạng chảy quá nhiều máu sau khi chuyển dạ. Có thể dẫn tới tử vong ở người mẹ. Được tính là mất 500ml máu đối với mẹ chuyển dạ sinh thường tự nhiên. Và mất 1000ml máu với mẹ sinh mổ. Cụ thể băng huyết sau sinh là gì, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì?

Mẹ tìm hiểu rõ vấn đề này, đọc thêm tại:

Băng Huyết Sau Sinh – Những Điều Mẹ Cần Biết Để Bảo Vệ Chính Mình.

Lưu Ý Mẹ Những Điều Cần Kiêng Cữ Sau Khi Sinh Em Bé

Hiện Tượng Băng Huyết Sau Sinh 1 Tháng

Băng huyết sau sinh 1 tháng thuộc nhóm băng huyết thứ phát (xảy ra trong vòng 12 tuần sau sinh). Các trường hợp băng huyết sau sinh sau 2 tháng, 3 tháng tuy ít nhưng vẫn có xảy ra. Nguyên nhân là do sót nhau, nhiễm trùng hoặc mắc bệnh lý huyết học.

Bị băng huyết sau khi sinh 1 tháng là một cấp cứu sản khoa. Tuy nhiên lại không phải là hiện tượng quá bất thường vì có thể xảy ra với bất cứ sản phụ nào. Trung bình cứ 100 mẹ thì có 2 mẹ xảy ra băng huyết sau sinh 1 tháng. Mẹ sau sinh cần chú ý tình trạng sức khỏe để nhận ra các dấu hiệu bất thường. Người thân cần phải biết xử trí đúng cách để bảo đảm an toàn cho mẹ sau sinh.

Bài đọc cùng chủ đề:

Những Dấu Hiệu Bị Hậu Sản Sau Sinh Mẹ Tuyệt Đối Không Được Xem Thường

Chuyện Ở Cữ Sau Sinh Đúng Cách Của Mẹ Thời Đại 4.0 – Phần 1

Băng Huyết Sau Sinh 1 Tháng Liệu Có Nguy Hiểm

Các trường hợp băng huyết sau sinh 1 tháng đều rất nguy hiểm. Theo các chuyên gia, băng huyết sau sinh, tăng huyết áp và nhiễm trùng là 3 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở sản phụ. Ước tính, cứ mỗi 4 phút trên thế giới lại có 1 sản phụ tử vong vì băng huyết sau sinh. Và nhất là băng huyết sau sinh 1 tháng khi mà các mẹ chủ quan nghĩ rằng mình đã hồi phục. 

Nguyên Nhân, Triệu Chứng Băng Huyết Sau Sinh

Triệu chứng phổ biến khi băng huyết sau sinh là: chảy quá nhiều máu đỏ tươi ở âm đạo sau sinh, đau bụng dưới, sốt,… 

Nguyên nhân gây ra băng huyết sau sinh 1 tháng là: do tử cung không co hồi nhỏ lại (đờ tử cung). Thường xảy ra với các mẹ sau sinh không nghỉ ngơi mà đã lao động nặng. Mẹ mang đa thai nên tử cung quá căng, đa ối, em bé quá lớn. Hay tử cung mẹ co bóp yếu do khối u lành tính hoặc sót nhau thai trong tử cung,…

Băng huyết sau sinh 1 tháng thường xuất hiện ở những đối tượng sau:

  • Phụ nữ trên 35 tuổi, bị thừa cân. 
  • Mẹ sinh 4 con trở lên, mang đa thai, thai quá lớn. 
  • Mẹ có nhau tiền đạo, nhau thai bong non.
  • Mẹ có tiền sản giật, huyết áp cao, thiếu máu,…
  • Sinh mổ, đau đẻ trên 12 giờ,…

Bài viết nổi bật chủ đề kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh:

Ra Mắt Series – Kể Chuyện Mẹ Sóc Chăm Con 

Kể Chuyện Mẹ Sóc Chăm Con – 1 Tháng Tuổi

Xử Trí Băng Huyết Sau Sinh

Băng huyết sau sinh có thể xảy ra trong tháng ở cữ hay cả 12 tuần đầu sau sinh. Nếu mẹ thấy mình có các dấu hiệu băng huyết sau sinh thì cần ngay lập tức đi cấp cứu. Các bác sĩ sẽ tích cực hồi sức, giúp mẹ co hồi tử cung và tìm ra nguyên nhân gây băng huyết. Cụ thể:

  • Xử trí ban đầu: Xoa đáy tử cung, thiết lập đường truyền tĩnh mạch kim lớn. Xét nghiệm công thức máu, đông máu, nhóm máu,…
  • Sử dụng thuốc co hồi tử cung: Oxytocin, Ergometrine,…
  • Tiến hành khâu vết rách cổ tử cung âm đạo. Các bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ vì có thể có nhiều vị trí chảy máu. Và chú ý để tránh khâu vào cùng đồ của mẹ.
  • Soát lòng tử cung: Lấy phần nhau thai – thai – màng nhau còn sót lại và đảm bảo sự toàn vẹn của tử cung.
  • Chèn tử cung: Sử dụng bóng chèn nếu băng huyết do đờ tử cung và chảy máu từ đoạn dưới đường sinh dục.
  • Tắc mạch: Cho kết quả thành công ở 95% mẹ băng huyết sau sinh. Mẹ có huyết động ổn định.
  • Khâu vết rách cổ tử cung âm đạo.

Ngăn Ngừa Băng Huyết Sau Sinh 1 Tháng

Sau sinh mẹ cần nghỉ ngơi nhiều, vận động vừa sức để tử cung có thời gian co hồi. Mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt để bổ sung lượng máu bị thiếu hụt sau sinh. Bên cạnh đó, thực đơn giàu dưỡng chất còn giúp mẹ nhanh phục hồi sức khỏe. Tránh được nhiều biến chứng sản khoa sau sinh. Để ngăn ngừa băng huyết sau sinh 1 tháng, mẹ cần xây dựng thực đơn giàu sắt và vitamin C.

Các mẹ chưa có kinh nghiệm về dinh dưỡng sau sinh và kiến thức chăm sóc sản phụ. Hãy liên hệ chuyên gia của Mẹ Việt để được hỗ trợ, tư vấn sớm nhé. NHẮN TIN.

Thực Phẩm Giàu Chất Sắt

Các thực phẩm giàu chất sắt mẹ nên đưa vào thực đơn để bổ sung sắt và các dưỡng chất:

  • Thịt bò: thực phẩm giàu sắt số 1. Sắt trong thịt bò rất dễ hấp thụ giúp mẹ nhanh tái tạo máu.
  • Gan động vật: chứa hàm lượng sắt cao, ít béo, giàu calo. Gan động vật hỗ trợ quá trình hồi phục sức khỏe, phòng tránh tình trạng thiếu sắt.
  • Rau xanh: Những loại rau có màu xanh đậm như rau chân vịt, cải xoăn giàu vitamin và chất sắt. Có tác dụng hỗ trợ tăng cường khả năng hấp thụ chất sắt vào cơ thể.
  • Trứng: Lòng đỏ trứng gà chứa hàm lượng sắt tương đối cao. Trứng gà còn chứa những chất dinh dưỡng có lợi cho mẹ sau sinh băng huyết như protein, canxi, photpho…
  • Đậu phụ: cũng là nguồn cung cấp sắt hiệu quả đồng thời giúp mẹ ngừa ung thư vú. 
  • Trái cây như nho, chuối: hàm lượng sắt cao, ngoài ra còn bổ sung các khoáng chất, vi chất như photpho, vitamin và glucose…
  • Bí ngô, bí đỏ: chứa nhiều chất sắt cũng như vitamin C và canxi. Thúc đẩy cơ thể mau chóng sản xuất bù đắp lượng máu đã mất và ngừa tình trạng băng huyết.

Thực Phẩm Giàu Vitamin C

Trái cây và rau xanh luôn là nguồn thực phẩm cung cấp vitamin C lý tưởng. Mẹ hãy bổ sung các thực phẩm sau vào bữa chính, bữa phụ hàng ngày nhé. 

  • Ổi: Đứng đầu danh sách thực phẩm giàu vitamin C. Một quả ổi chứa lượng vitamin C gấp 4 lần so với quả cam cùng kích thước. Phần ngay bên dưới lớp vỏ chứa hàm lượng vitamin C nhiều nhất.
  • Bắp cải: Loại rau của mùa đông này chứa tới chứa 145mg vitamin C trên 100g. Nhiều loại vitamin và chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa.
  •  Bông cải xanh: chứa khoảng 106mg vitamin C trên 100g. Một nửa chén bông cải xanh nấu chín cung cấp 51mg vitamin C (tương đương 50% nhu cầu khuyến nghị mỗi ngày).
  • Bông cải trắng: cung cấp lượng vitamin C đáng kể. Ngoài hỗ trợ hấp thu chất sắt, rau họ cải giàu vitamin C và giảm stress oxy hóa và cải thiện khả năng miễn dịch.
  • Quả kiwi: Một quả kiwi cỡ trung bình cung cấp tới 97% lượng vitamin C khuyến nghị hàng ngày. Thường xuyên ăn kiwi có lợi cho tuần hoàn máu, giúp hấp thụ chất sắt hiệu quả.
  • Cải xoăn: Một chén cải xoăn cắt nhỏ cung cấp 80 mg vitamin C (89% nhu cầu khuyến nghị). Nó cũng cung cấp một lượng lớn vitamin K cho cơ thể.
  • Dâu tây: chứa nhiều nguyên tố vi lượng và vitamin C. Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa băng huyết sau sinh. Một cốc nhỏ quả dâu tây khoảng 152g cung cấp 89 mg vitamin C. Tương đương 90% nhu cầu khuyến nghị vitamin C mỗi ngày.

Đọc thêm:

Mới Sinh Nên Ăn Gì – Kinh Nghiệm Cho Mẹ Sau Sinh

Những Thực Phẩm Cần Tránh

Mẹ cũng cần lưu ý tránh những loại thực phẩm để đề phòng băng huyết sau sinh hiệu quả như:

  • Không nên ăn các loại thức ăn cay nóng, uống các chất kích thích. Các chất này cản trở quá trình hấp thu sắt vào cơ thể.
  • Không ăn đồ quá nhiều dầu mỡ, chiên xào, vì dạ dày rất khó hấp thụ và đào thải.
  • Không ăn các đồ ăn quá mặn, nên ăn nhạt, uống nhiều nước để cơ thể nhanh hồi phục.
  • Tuyệt đối không nên ăn dứa và uống nước tía tô. Vì 2 thực phẩm này tăng nguy cơ bị băng huyết sau sinh rất nguy hiểm.

Mẹ đọc thêm:

Phụ Nữ sau Sinh Nên Kiêng Ăn Gì Để Con Khỏe, Mẹ Vui

Kết Luận

Băng huyết sau sinh 1 tháng là biến chứng sản khoa mà không một mẹ nào muốn gặp phải. 

Hiện không có biện pháp xử trí nào hoàn toàn tối ưu trong điều trị băng huyết sau sinh nặng. Vì vậy, mẹ hãy chủ động bảo vệ chính mình trước băng huyết sau sinh. Mẹ hãy thực hiện những cách trên nhé! Chúc mẹ nhanh hồi phục và đừng quên theo dõi các chủ đề nổi bật trên blog Mẹ Việt.

Các bài đọc tiếp theo:

Làm Mẹ – Khó Hay Dễ???

Phụ Nữ Sau Sinh Nên Ăn Hoa Quả Gì Để Hồi Phục Nhanh Và Lợi Sữa

9 Tác Dụng Tuyệt Vời Của Massage Cho Trẻ Sơ Sinh

7 Lợi Ích Vàng Của Giáo Dục Sớm Ba Mẹ Không Nên Bỏ Lỡ

  • Bé 2 Tuổi Chưa Biết Nói – Những Sai Lầm Ba Mẹ Thường Gặp Khi Dạy Con Học Nói - Tháng Tám 4, 2022
  • Trẻ 18 Tháng Chậm Nói – Ba Mẹ Cần Hành Động Ngay - Tháng Tám 3, 2022
  • Trẻ Chậm Nói Đơn Thuần – Ba Mẹ Không Nên Chủ Quan - Tháng Bảy 29, 2022
  • Băng Huyết Sau Sinh – Những Điều Mẹ Cần Biết Để Bảo Vệ Chính Mình - Tháng Bảy 25, 2022
  • Cách Giảm Cân Sau Sinh Hiệu Quả Bất Ngờ Bằng Tập Thể Dục - Tháng Bảy 24, 2022
  • Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé 7-8 Tháng Đảm Bảo Dinh Dưỡng Tối Ưu - Tháng Bảy 19, 2022
  • Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé 4-6 Tháng Và Những Lưu Ý Quan Trọng - Tháng Bảy 18, 2022
  • Cách Nấu Ăn Dặm Cho Bé Kiểu Nhật – Nấu Cháo, Nước Dùng Dashi - Tháng Bảy 15, 2022
  • Cách Cho Bé Ăn Dặm Kiểu Nhật Đúng Chuẩn Giúp Bé Hợp Tác Ăn Ngon - Tháng Bảy 14, 2022
  • Mẹo Chọn Xe Đẩy Du Lịch Siêu Nhẹ Cùng Con Đi Khắp Thế Gian - Tháng Bảy 13, 2022
  • Phương Pháp Ăn Dặm Kiểu Nhật – Huấn Luyện Em Bé Có Khẩu Vị Tuyệt Vời - Tháng Bảy 13, 2022
  • Kinh Nghiệm Mẹ Chọn Xe Đẩy Em Bé Loại Nào Tốt Và Vừa Túi Tiền - Tháng Bảy 11, 2022
Xem Tất Cả Bài Viết Của Tác Giả

Đăng Ký Tham Gia Cộng Đồng Mẹ Việt 

Chúng tôi sẽ gửi cho bạn những thông tin mới nhất trên meviet.vn cũng như các tài liệu, công thức nấu ăn, chế độ dinh dưỡng, kiến thức sức khỏe, video, podcast ... về chủ đề Phụ Nữ, Làm Mẹ, Chăm sóc sức khỏe gia đình

Thông tin trên trang web này không nhằm mục đích chẩn đoán, điều trị, phòng ngừa hoặc chữa khỏi mọi bệnh. Bằng cách truy cập hoặc sử dụng trang web này, bạn đồng ý tuân theo Điều Khoản Dịch Vụ, Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm, Chính sách Affiliate, Chính Sách Bảo Mật và Chính sách bình luận. Nội dung không được sao chép dưới bất kỳ hình thức nào.

Nội Dung Trên Meviet.vn Đã Được Đăng Ký Bản Quyền Bởi DMCA. Vui Lòng không sao chép dưới mọi hình thức. Các Hành Vi sao chép nội dung đều là vi phạm luật bản quyền. Ảnh hưởng đến website của bạn. Copyright © 2018 Meviet · All Rights Reserved · Powered by Mẹ Việt Địa Chỉ: Số 67, Tổ 3, Đa Sỹ, Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội.

Video liên quan

Chủ đề