Dấu hiệu ung thư dạ dày ở trẻ em

Ung thư dạ dày là bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa với những biến chứng, hậu quả nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân. Vì vậy, mỗi cá nhân cần sớm nhận biết dấu hiệu ung thư dạ dày để có thể kịp thời điều trị, hạn chế tổn hại sức khỏe.

1. Dấu hiệu ung thư dạ dày ở từng giai đoạn

Triệu chứng ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu

Tế bào ung thư trong giai đoạn đầu thường chưa có sự xâm lấn nên rất ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, các dấu hiệu ung thư dạ dày ở giai đoạn này thường trùng lặp với các triệu chứng của bệnh lí dạ dày khác. Tuy nhiên, nếu phát hiện cơ thể có những bất thường sau thì nên sớm tiến hành thăm khám tại cơ sở uy tín để được kiểm tra chính xác tình trạng sức khỏe:

  • Liên tục có cảm giác ợ chua, thở ra hơi nóng không có dấu hiệu thuyên giảm là dấu hiệu của sự suy yếu hệ thống các cơ quan tiêu hóa.

  • Xuất hiện cảm giác chán ăn, sợ ăn ngay cả khi đang đói, đặc biệt là những món được chế biến nhiều dầu mỡ.

  • Đau bụng kéo dài liên tục, đau dữ dội hơn tại vùng thượng vị và quá trình này xảy ra không theo một chu kỳ nhất định.

  • Cơ thể sụt cân nhanh chóng trong khoảng thời gian ngắn mà không xác định được nguyên nhân.

  • Hệ tiêu hóa suy giảm chức năng nên cơ thể thường xuyên trong tình trạng thiếu chất, không đủ nguồn năng lượng cần thiết và dẫn đến các biểu hiện chóng mặt, mỏi mệt, làm việc không hiệu quả.

  • Ngoài ra, người bệnh có thể cảm thấy đầy bụng, tức, chướng hơi, đi ngoài liên tục, nghiêm trọng hơn là các dấu hiệu xuất huyết dạ dày, ra máu nhiều lẫn trong phân.

Đau bụng dữ dội, kéo dài có thể là dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn đầu

Triệu chứng ung thư dạ dày ở giai đoạn sau

Dấu hiệu ung thư dạ dày sẽ bộc phát rõ ràng hơn khi bệnh chuyển nặng trong giai đoạn 3 và 4. Đây cũng được xem là giai đoạn phát hiện bệnh phổ biến, tuy nhiên lúc này quá trình điều trị diễn ra thường gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kém và chi phí cao. Ngoài ra, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe với những biểu hiện nghiêm trọng như:

  • Gầy, sút cân rõ rệt; mệt mỏi, chán ăn, hoặc cảm giác ậm ạch khó tiêu.

  • Buồn nôn, nôn. Ngoài ra, trong dịch nôn của bệnh nhân còn xuất hiện máu với mùi hôi tanh khó chịu.

  • Đi ngoài phân đen.

  • Sờ thấy u ở bụng.

  • Đau trướng bụng, nhất là vùng trên rốn. Trong nhiều trường hợp, thuốc giảm đau không còn tác dụng với bệnh nhân.

  • Biểu hiện xuất huyết dạ dày diễn ra ngày càng nghiêm trọng dẫn đến cơ thể mất nhiều máu, da xanh xao, yếu ớt.

  • Thực hiện chẩn đoán thăm dò nhận thấy sự xuất hiện của các khối u tại thượng vị. Khối u này thường lộ rõ sau khi ăn và di chuyển theo nhịp thở của cơ thể. Theo thời gian, các khối u thực hiện quá trình xâm lấn sang các vùng lân cận và không còn khả năng di chuyển.

  • Bệnh chuyển biến nghiêm trọng gây thủng dạ dày sẽ dẫn đến tình trạng bụng cứng như gỗ cần cấp cứu kịp thời.

  • Ngoài ra, bệnh nhân có thể xuất hiện một số biểu hiện ngoài đường tiêu hóa như: gan to bất thường, có thể chứa các khối u do quá trình di căn, tràn dịch màng bụng, màng phúc mạc xuất hiện khối u có thể sờ được,...

Khối u ở dạ dày phát triển dần theo thời gian và xâm lấn các vùng lân cận

2. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Ung thư dạ dày là bệnh lý có thể bắt gặp ở mọi đối tượng trong mọi độ tuổi khác nhau do quá trình sinh hoạt không lành mạnh hoặc do sự tác động của các yếu tố tiêu cực đến sức khỏe. Có thể phân chia thành 3 nhóm yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như sau:

Yếu tố y tế

  • Cơ thể bị xâm nhập, tấn công bởi vi khuẩn Helicobacter Pylori: loại vi khuẩn này khi xâm nhập sẽ gây viêm loét dạ dày, gây hại nghiêm trọng đến chức năng của niêm mạc dạ dày, từ đó hình thành những tổn thương tiền ung thư.

  • Polyp dạ dày, viêm teo niêm mạc, dị sản ruột,... được xem là nhóm bệnh có nguy cơ cao dẫn đến ung thư dạ dày nếu không sớm tiến hành điều trị.

  • Chế độ ăn uống ít rau quả, trái cây, thường xuyên sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, nhiều muối, dầu mỡ, thức ăn không được bảo quản đúng cách,... là những tác nhân thuận lợi cho quá trình hình thành ung thư dạ dày.

  • Viêm dạ dày mãn tính kéo dài nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm teo mãn tính niêm mạc dạ dày.

Yếu tố di truyền

  • Theo mối quan hệ huyết thống trong gia đình có người từng bị ung thư dạ dày.

  • Di truyền một số hội chứng như: hội chứng Polyp, hội chứng Peutz - Jeghers,...

Yếu tố môi trường

Đối tượng làm việc thường xuyên tiếp xúc với các tia bức xạ hoặc trong ngành cao su, khai thác than,... sẽ có nguy cơ mắc ung thư nói chung và ung thư dạ dày nói riêng cao hơn so với người bình thường.

Chế độ ăn uống nên bổ sung nhiều rau xanh để nâng cao và bảo vệ sức khỏe

3. Phương pháp chẩn đoán bệnh

Mỗi cá nhân ngay sau khi phát hiện những dấu hiệu ung thư dạ dày cần đến ngay cơ sở y tế uy tín, chất lượng để có thể tiến hành kiểm tra. Tại đây, các bác sĩ có chuyên môn sẽ thực hiện thăm khám lâm sàng và chỉ định phương pháp chẩn đoán ung thư dạ dày phù hợp.

Nội soi thực quản dạ dày

Đây được xem là phương pháp tốt nhất, được nhiều người áp dụng trong việc phát hiện ra những tổn thương có nghi ngờ liên quan đến ung thư dạ dày. Thông qua hình ảnh nội soi, bác sĩ sẽ tiến hành lấy một mẫu mô nhỏ tại vùng tổn thương để thực hiện xác định chẩn đoán.

Ngoài ra, phương pháp nội soi thực quản dạ dày còn giúp phát hiện những đối tượng đang có nguy cơ đối diện với ung thư dạ dày như: nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori, viêm chuyển sản ruột tại dạ dày, viêm teo dạ dày,... Qua đó, bác sĩ sẽ có những chỉ định thích hợp để điều trị và kiểm soát triệu chứng bệnh.

Sinh thiết

Trong quá trình nội soi, một mẫu mô từ vùng tổn thương sẽ được lấy ra và tiến hành phân tích bằng kỹ thuật phù hợp. Thông thường, bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ thực hiện các quan sát dưới kính hiển vi để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Nếu có dấu hiệu ung thư dạ dày, bệnh nhân sẽ được chỉ định tiến hành thêm một số xét nghiệm liên quan để xác định giai đoạn.

Nên thực hiện tầm soát ung thư định kỳ để có thể kịp thời phát hiện những bất thường của cơ thể. Sớm nhận biết được dấu hiệu ung thư dạ dày là giải pháp quan trọng, cần thiết để mỗi cá nhân có thể chủ động bảo vệ sức khỏe. Nếu cần đặt lịch thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, vui lòng liên hệ số Hotline 1900 56 56 56.

Ung thư dạ dày gây tỷ lệ tử vong cao thứ 3 tại Việt Nam, chỉ sau ung thư gan, ung thư phổi và đang có xu hướng trẻ hóa – Theo Bác sĩ Trần Vương Thảo Nghi, Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

Ung thư dạ dày có thể xảy ra ở mọi giới và mọi lứa tuổi, song phổ biến nhất là ở những người từ 50 tuổi trở lên. Nam giới có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao hơn phụ nữ. Khả năng chữa khỏi bệnh đến 90% nếu được phát hiện sớm từ giai đoạn khởi phát.

Ung thư dạ dày có tỷ lệ tử vong cao thứ 3 trong các loại ung thư, chỉ sau ung thư gan và phổi

Ung thư dạ dày xảy ra khi có sự phát triển bất thường của các tế bào trong dạ dày. Sự thay đổi/ phát triển bất thường xuất phát từ vài tế bào và có thể dần dần tiến triển tạo nên tổn thương ung thư dạng chồi sùi hay dạng loét. Quá trình này có thể ít nhất là vài tháng hoặc vài năm. Chính vì vậy, trong giai đoạn đầu hình thành khối u, nếu không tầm soát sớm thì sẽ không thể phát hiện ra bệnh. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của dạ dày, nhưng phổ biến nhất là phần chính của dạ dày (thân dạ dày) và nơi giao nhau của dạ dày – thực quản (thực quản là ống dẫn thức ăn từ miệng xuống dạ dày). 

Ung thư dạ dày là nguyên nhân thứ 3 gây ra các ca tử vong do ung thư ở cả nam và nữ trên toàn thế giới. Bệnh gây tỷ lệ tử vong cao nhưng rất khó chẩn đoán vì thường không biểu hiện các triệu chứng ở giai đoạn sớm.

Dựa vào mức độ tổn thương, bệnh ung thư dạ dày được chia thành 5 giai đoạn, bao gồm: 

  • Giai đoạn 0: Các tế bào ung thư mới xuất hiện ở lớp niêm mạc dạ dày. Đây còn được gọi là ung thư biểu mô, là giai đoạn sớm của ung thư dạ dày.
  • Giai đoạn 1: Các tế bào ung thư đã gây tổn thương ở lớp thứ 2 của dạ dày.
  • Giai đoạn 2: Các tế bào ung thư đã xâm lấn qua lớp niêm mạc dạ dày. Giai đoạn này còn được gọi là ung thư dưới cơ.
  • Giai đoạn 3: Các tế bào ung thư đã phát triển vào hạch bạch huyết và các cơ quan khác trong cơ thể.
  • Giai đoạn 4: Ở giai đoạn cuối này các tế bào ung thư đã di căn khắp cơ thể, gây nguy cơ tử vong cao.

Dạ dày là cơ quan hình chữ J, nằm ở vùng bụng trên, thuộc một phần của hệ thống tiêu hóa. Khi có tổn thương ác tính hình thành ở dạ dày, tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh và vị trí của tổn thương mà người bệnh có thể có các dấu hiệu khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì các dấu hiệu này thường khá mơ hồ, không đặc hiệu cho ung thư dạ dày (bởi vì các dấu hiệu này cũng có thể xuất hiện trong các bệnh lý lành tính khác của dạ dày). Các dấu hiệu có thể bao gồm:

  • Rối loạn tiêu hóa: Khó nuốt; Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng; Cảm giác buồn nôn, nôn.
  • Cảm giác đau: Đau âm ỉ không theo chu kỳ; Đau khi đói; Đau vùng dưới xương ức khi ăn no.

Triệu chứng bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu rất khó phát hiện và dễ nhầm lẫn với dấu hiệu viêm dạ dày

“Do tính chất không đặc hiệu và khá mơ hồ, nên các triệu chứng này rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm loét dạ dày, vì vậy người bệnh thường chủ quan không tầm soát bệnh sớm. Đây cũng là lý do bệnh ung thư dạ dày thường được phát hiện muộn, khi đã ở giai đoạn tiến triển và/hoặc di căn.” – Bác sĩ Trần Vương Thảo Nghi nhấn mạnh.

  • Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn và ói mửa; Ợ chua thường xuyên; Đầy hơi liên tục; Ăn ít cũng thấy no; Chán ăn.
  • Cảm giác đau: Hay bị đau dữ dội sau khi ăn; Hoặc đau âm ỉ không theo chu kỳ; Đau khi đói; Đau vùng dưới xương ức khi ăn no.
  • Chảy máu ở tổn thương ung thư của dạ dày: Thiếu máu; Phân lẫn máu hoặc phân màu đen; Da vàng.
  • Rối loạn dinh dưỡng do kém/không hấp thu: Sụt cân đột ngột, không rõ lý do; Hoa mắt, chóng mặt; Mệt mỏi đến mức giảm khả năng lao động. 
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn H. pylori (một bệnh nhiễm trùng dạ dày phổ biến đôi khi có thể dẫn đến loét).
  • Polyp dạ dày (sự phát triển bất thường của mô hình thành trên niêm mạc dạ dày).
  • Bệnh viêm loét dạ dày tái đi tái lại, hoặc có tiền căn phẫu thuật các bệnh lý lành tính ở dạ dày.
  • Người từ 50 tuổi trở lên.
  • Đàn ông có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn phụ nữ.
  • Hút thuốc lá, uống rượu bia.
  • Chế độ ăn có nhiều thực phẩm có chứa chất bảo quản, ăn nhiều thức ăn nướng hoặc xông khói/ ngâm muối, ăn ít rau củ quả như đồ ăn lên men, thực phẩm đóng hộp, thịt hun khói.
  • Béo phì.
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày và/ hoặc các hội chứng rối loạn về đường tiêu hóa khác.
  • Người gốc Á (đặc biệt là Hàn Quốc hoặc Nhật Bản), Nam Mỹ hoặc Belarus: Có thể có liên quan đến thói quen ăn uống.

Vi khuẩn H. pylori là thủ phạm nguy hiểm có nguy cơ gây viêm loét và ung thư dạ dày

Bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường rất khó phát hiện vì có các triệu chứng giống như viêm dạ dày. Do đó, muốn phát hiện ung thư dạ dày sớm, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và áp dụng các biện pháp chẩn đoán.

Biện pháp chẩn đoán ung thư dạ dày thường được áp dụng tại bệnh viện bao gồm:

Bác sĩ sẽ dùng một ống mềm, dài, có gắn camera, đưa vào thực quản đi xuống dạ dày. Nếu phát hiện các tổn thương và/ hoặc các khối u nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định làm sinh thiết.Bác sĩ đang nội soi dạ dày cho bệnh nhân tại  Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Đây là kỹ thuật lấy mô từ các vị trí khác nhau của dạ dày, sau đó được xử lý và cắt mỏng để soi dưới kính hiển vi, nhằm xác định bản chất bình thường/ bất thường lành tính hay bất thường ác tính của các tế bào dạ dày (hay còn được gọi là Giải phẫu bệnh).

Trong một vài trường hợp, các bác sĩ có thể cho thực hiện xét nghiệm công thức máu để đánh giá mức độ thiếu máu của người bệnh. Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể cho thực hiện các xét nghiệm máu khác về chức năng gan – thận, các dấu ấn ung thư (tumor marker)… để bổ sung thông tin đánh giá trước điều trị và/ hoặc phối hợp theo dõi sau điều trị.

Bác sĩ có thể cần bổ sung các xét nghiệm về hình ảnh cho việc chẩn đoán ung thư dạ dày thông qua vài phương pháp kiểm tra hình ảnh sau:

  • Chụp X-quang dạ dày
  • Chụp CT và/ hoặc MRI, PET-CT, xạ hình xương.

Bác sĩ bệnh viện Tâm Anh chẩn đoán ung thư dạ dày cho người bệnh bằng phương pháp chụp X-quang.

Ung thư dạ dày là một trong số những căn bệnh nguy hiểm nhất về đường tiêu hóa, có tỷ lệ tử vong cao chỉ sau ung thư phổi và ung thư gan. Mỗi năm Việt Nam lại có 17.527 ca mắc mới ung thư dạ dày, trong số đó, nam giới chiếm nhiều hơn với 11.161 ca và 6.366 ở nữ giới, theo thống kê của Globocan năm 2018.

Bác sĩ Trần Vương Thảo Nghi cho biết, nếu phát hiện muộn khi các tế bào ung thư dạ dày đã di căn vào các cơ quan khác trong cơ thể thì cơ hội sống của người bệnh rất thấp. Ngược lại, nếu được phát hiện sớm từ giai đoạn khởi phát thì cơ hội được chữa khỏi bệnh tới 90%.

Do đó, việc đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, hỏi bệnh sử và đánh giá các yếu tố nguy cơ có thể giúp chủ động tầm soát ung thư dạ dày.  Việc phát hiện bệnh sớm và điều trị ngay từ giai đoạn đầu giúp tăng  hiệu quả điều trị và giúp cải thiện thời gian sống của người bệnh.

Sau khi chẩn đoán xác định bệnh và giai đoạn bệnh, bác sĩ có thể đưa ra các phương pháp điều trị cho người bệnh như sau:

Bác sĩ có thể cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày bị tổn thương kèm các hạch lympho xung quanh, tùy vào giai đoạn bệnh. Người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định phẫu thuật bằng phương pháp mổ mở, phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật robot.Bác sĩ có thể cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày bị tổn thương kèm các hạch lympho xung quanh, tùy vào giai đoạn bệnh.

Xạ trị có thể được áp dụng hỗ trợ sau khi phẫu thuật nhằm làm giảm khả năng tái phát tại chỗ. Xạ trị cũng có thể được chỉ định trong một số trường hợp bệnh di căn đến xương, hạch… nhằm làm giảm nhẹ triệu chứng.

Hóa trị là phương pháp dùng thuốc qua đường truyền tĩnh mạch và/ hoặc đường uống để điều trị ung thư. Hóa trị có thể được dùng trước và/hoặc sau phẫu thuật; có thể phối hợp với xạ trị.

Phác đồ điều trị hóa chất tùy thuộc vào giai đoạn bệnh ung thư và thể trạng của mỗi bệnh nhân.

Liệu pháp nhắm trúng đích (Targeted therapy) thường được áp dụng cho giai đoạn bệnh tiến triển tại chỗ- tại vùng, bệnh tái phát hoặc di căn xa, khi phương pháp phẫu thuật hay xạ trị đơn lẻ không thể tiêu diệt triệt để các tế bào ung thư. Lúc này, người bệnh sẽ được bác sĩ cho dùng thuốc điều trị trúng đích (có thể kết hợp với hóa trị) để hạn chế sự tăng trưởng và xâm lấn rộng của các khối u ác tính.

Khi người bệnh được tiên lượng không thể chữa khỏi ung thư dạ dày, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp chăm sóc và điều trị giảm nhẹ. Đây là phương pháp chăm sóc y khoa kết hợp với điều dưỡng nhằm giảm bớt các triệu chứng đau đớn về thể xác cũng như tâm lý cho người bệnh. 

Ung thư dạ dày ngày càng phổ biến và trẻ hóa, việc điều trị lại tốn kém và khó khăn. Đặc biệt, nếu phát hiện muộn khi các tế bào ung thư đã di căn thì vô phương cứu chữa. Vì vậy, người dân nên nâng cao việc phòng chống bệnh ung thư dạ dày ngay từ sớm bằng cách.

  • Duy trì chế độ sinh hoạt, luyện tập, nghỉ ngơi khoa học.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh với các thực phẩm giàu vitamin và chất xơ. 
  • Hạn chế ăn các thực phẩm giàu nitric và amin thứ cấp như dưa muối, cà muối, đồ ăn lên men, thịt hun khói, đồ nướng. Bởi vì khi đi vào dạ dày, các chất này sẽ kết hợp thành độc tố gây nguy cơ ung thư.
  • Không hút thuốc lá, uống rượu, bia hoặc sử dụng chất kích thích.
  • Hạn chế đồ ăn công nghiệp và nước ngọt đóng chai.
  • Chủ động tầm soát ung thư dạ dày sớm đối với các trường hợp có yếu tố nguy cơ.

Mặc dù độ tuổi thường gặp ung thư dạ dày là từ 50 tuổi trở lên, nhưng những năm gần đây, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa và phổ biến cả ở những người dưới 40 tuổi. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm từ giai đoạn khởi phát thì cơ hội điều trị thành công cao, tỷ lệ sống trên 5 năm đến 90%. Do đó, người dân nên nâng cao việc phòng ngừa và tầm soát ung thư dạ dày từ sớm để tránh những rủi ro đáng tiếc do căn bệnh nguy hiểm này gây ra.

Tại Trung tâm Nội soi & Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành giỏi và tâm huyết với nghề, giàu kinh nghiệm, cùng với sự hỗ trợ của các loại máy móc, thiết bị kỹ thuật cao, hiện đại hàng đầu như: Hệ thống nội soi Fuji 7000, hệ thống phẫu thuật nội soi 3D/4K ICG Rubina Karl Storz, dụng cụ nội soi Robot… giúp phát hiện ung thư giai đoạn sớm, đem lại hiệu quả điều trị tối ưu, kéo dài sự sống cho người mắc ung thư dạ dày.

Đặc biệt, khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh được trang bị phòng pha hóa chất áp suất âm với máy pha chế cách ly vô trùng chuyên dụng theo tiêu chuẩn quốc tế (màng lọc ULPA có hiệu suất lọc 99.999% tạo vùng làm việc đạt chuẩn khí sạch ISO Class 3, phù hợp với tiêu chuẩn Dược điển Mỹ USP 797) bảo vệ tối ưu an toàn cho dược sĩ lâm sàng khi pha thuốc, giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn của thuốc, kết hợp với quy trình chuẩn trong pha chế sẽ giúp cung cấp liều thuốc đạt độ chính xác cao, đảm bảo chất lượng và hiệu quả điều trị.

Thêm vào đó, khoa Ung bướu còn phối hợp chặt chẽ với các khoa khác (Ngoại tổng quát, Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Nội tổng quát, Chẩn đoán hình ảnh, Xét nghiệm…), để lập kế hoạch điều trị đa mô thức cho người bệnh; đồng thời cập nhật và ứng dụng những tiến bộ về sinh học phân tử để xây dựng chiến lược cá thể hóa trong điều trị. Khoa còn hỗ trợ tư vấn tâm lý và dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư. 

Phòng truyền hóa chất của khoa Ung bướu, bệnh viện Tâm Anh thoáng đãng với ghế truyền hiện đại, đảm bảo tốt nhất cho việc hóa trị của bệnh nhân ung thư.

Tại khoa Ung bướu, hệ thống phòng điều trị trong ngày với đầy đủ trang thiết bị tiện nghi hiện đại và phòng điều trị lớn được trang bị ghế truyền hóa chất tiêu chuẩn Nhật Bản với thiết kế 3 động cơ thông minh giúp dễ dàng điều chỉnh độ cao, nâng gập linh hoạt, có màn hình, bàn ăn gắn kèm đảm bảo nhu cầu giải trí, thư giãn trong quá trình điều trị và sự riêng tư của mỗi người bệnh. Người bệnh được hỗ trợ lấy máu xét nghiệm, cấp phát thuốc ngay tại khoa.

Khu nội trú được thiết kế và bài trí theo tiêu chuẩn của khách sạn cao cấp với đầy đủ đồ dùng cá nhân, phòng nghỉ có minibar, tivi màn hình LED, Internet, thiết bị kết nối nhân viên y tế 24/24; 100% hệ thống khí y tế và các thiết bị cấp cứu bố trí tại giường; nhà vệ sinh gắn thiết bị kết nối nhân viên y tế…

Đặc biệt, khoa Ung bướu còn thường xuyên hợp tác, kết nối với các chuyên gia trong và ngoài nước, tổ chức hội chẩn trực tuyến, giúp bệnh nhân yên tâm với kế hoạch điều trị.

Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

  • Hà Nội: 108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP.Hà Nội

Đặt lịch khám: 1800 6858

  • TP.HCM: 2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM

Đặt lịch khám: 0287 102 6789

  • Fanpage: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
  • Website: //tamanhhospital.vn 

Video liên quan

Chủ đề