David mccullough là ai

 Phát biểu trong lễ tốt nghiệp của các học sinh lớp 12 Trường trung học Wellesley High ở bang Massachusetts (Mỹ) tuần trước, giáo viên tiếng Anh David McCollough Jr đã gây sốc khi nói thẳng: “Các em chẳng có gì đặc biệt”.

Phát biểu trong lễ tốt nghiệp của các học sinh lớp 12 Trường trung học Wellesley High ở bang Massachusetts (Mỹ) tuần trước, giáo viên tiếng Anh David McCollough Jr đã gây sốc khi nói thẳng: “Các em chẳng có gì đặc biệt”.

David mccullough là ai
Giáo viên David McCollough Jr khi đọc bài diễn văn gây sốc - Ảnh: The Swellesley Report

Thế nhưng, bài phát biểu của David McCollough lại được nhiều tờ báo và hãng tin Mỹ đăng tải, và thu hút được hàng chục ngàn comment (bình luận) trên mạng Internet, phần lớn đều ủng hộ thông điệp của ông McCollough. Trong bài diễn văn tại lễ tốt nghiệp năm 2012, thay vì lặp lại những câu sáo mòn như “Chúng tôi rất tự hào về các em”, “Các em rất tài năng”, “Thế giới là của các em”..., ông McCollough đưa ra một thông điệp mà giới truyền thông Mỹ mô tả là “Xin chào mừng các em đến với cuộc đời thực”. Wellesley High là trường công nổi tiếng ở thị trấn giàu có Wellesley, có truyền thống lâu đời và từng sản sinh nhiều nhân tài cho nước Mỹ. David McCollough Jr là con trai của nhà sử học - nhà văn David McCollough, người từng đoạt giải thưởng Pulitzer. Trước các học sinh của mình đang xúng xính trong bộ đồng phục tốt nghiệp giống nhau, đang háo hức cầm trên tay tấm bằng, McCollough dõng dạc nói rằng “Các em chẳng có gì là đặc biệt”, “chẳng có gì là phi thường”! Một gáo nước lạnh như được giội xuống mọi thành tích vẻ vang của trường!

Được chăm bẵm quá mức

Trước bao ánh mắt mở to sửng sốt, McCollough điềm nhiên nói tiếp: “Các em đã được hầu hạ tận miệng, nâng niu mỗi ngày, được nuông chiều, được bảo bọc cẩn thận. Vâng, người lớn đã ôm hôn các em, cho các em ăn, lau miệng... cho các em. Họ dạy dỗ, hướng dẫn, lắng nghe, động viên và an ủi các em. Các em được nâng niu, phỉnh phờ, dỗ ngon dỗ ngọt, được nghe toàn những lời nài nỉ. Các em được người lớn ngợi khen đến tận trời xanh, được gọi là cục cưng. Đúng vậy đó. Chúng tôi đã ở bên cạnh các em trong các trò chơi, vở kịch, các cuộc biểu diễn âm nhạc, hội chợ khoa học. Những nụ cười tỏa sáng khi các em bước vào phòng, đáp lại mỗi tin nhắn trên Twitter của các em là những tiếng hô hào hứng. Và giờ các em đã chinh phục được trường trung học. Nhưng đừng lầm tưởng rằng các em là đặc biệt. Không có chuyện đó đâu nhé!”. Đến đây, McCollough dẫn các học sinh vào một hiện thực đang chờ đợi mình. “Mỗi năm có ít nhất 3,2 triệu học sinh tốt nghiệp từ hơn 37.000 trường trung học trên toàn quốc. Đó là 37.000 học sinh tiêu biểu của các trường, 37.000 chủ tịch hội học tập, 92.000 giọng ca nổi bật, 340.000 vận động viên... Nhưng tại sao lại tự giới hạn chúng ta ở trường trung học thôi? Hãy thử nghĩ xem. Nếu cả triệu người mới có một người như các em thì trên thế giới 6,8 tỉ dân này sẽ có tới gần 7.000 người như các em. Hãy nhìn toàn cảnh. Hành tinh của chúng ta không phải là trung tâm Hệ mặt trời, Hệ mặt trời không phải là trung tâm Ngân hà, Ngân hà cũng chẳng phải là trung tâm vũ trụ. Các nhà thiên văn đã khẳng định vũ trụ không có trung tâm đâu, do đó các em không thể là “cái rốn” của vũ trụ. Ngay cả tỉ phú Mỹ nổi tiếng Donald Trump cũng chẳng là “cái đinh” gì”. McCollough dẫn dắt tiếp: “Người Mỹ chúng ta giờ đây yêu các danh hiệu hơn là những thành công thật sự. Chúng ta coi danh hiệu là mục tiêu và sẵn sàng thỏa hiệp, tự hạ thấp các chuẩn mực, hoặc phớt lờ thực tế khi cho rằng đó là cách nhanh nhất hoặc duy nhất để có được những thứ có thể đem ra khoe mẽ, để có một vị trí tốt hơn trong xã hội... Hậu quả là chúng ta đang coi rẻ các trải nghiệm đáng giá, thế nên việc xây dựng một cơ sở y tế ở Guatemala trở thành chìa khóa để chạy xin vào học tại Bowdoin (học viện nghệ thuật nổi tiếng ở Mỹ) hơn là việc này vì cuộc sống của người dân Guatemala”.

Hạnh phúc không tự tìm đến

McCollough nhấn mạnh mục tiêu thật sự của giáo dục không phải đem lại lợi thế vật chất mà là sự hiểu biết, yếu tố quan trọng của hạnh phúc. “Trước khi các em tỏa đi khắp nơi, tôi kêu gọi các em hãy làm những gì mình yêu thích và tin tưởng. Hãy kháng cự lại sự thỏa mãn nhất thời, vẻ lóng lánh bề ngoài của vật chất, sự tê liệt của lòng tự mãn. Hãy xứng đáng với những lợi thế mà mình có”. Sau khi khuyên các học sinh hãy tiếp tục đọc sách thường xuyên, phát triển ý thức về đạo đức, khẳng định cá tính, dám ước mơ, làm việc chăm chỉ và tư duy độc lập, yêu những người mình yêu hết mình, McCollough nhắc nhở: “Hãy làm như vậy một cách nhanh chóng, bởi mỗi giây phút đều quý giá. Cuộc sống hạnh phúc, có ý nghĩa là một thành tựu đòi hỏi nỗ lực, chứ không phải là thứ từ trên trời rơi xuống vì các em là người tốt hay vì cha mẹ đưa đến tận tay các em. Các em hãy nhớ rằng những người tạo dựng nên nước Mỹ đã nỗ lực đảm bảo quyền được sống, được tự do và mưu cầu hạnh phúc. Mưu cầu là một động từ, và tôi nghĩ các em sẽ không có nhiều thời gian để nằm ườn một chỗ xem mấy trò nhảm nhí trên YouTube. Đừng mong chờ cảm hứng và niềm đam mê sẽ tự tìm đến với các em. Hãy đứng dậy, bước ra bên ngoài, tự mình khám phá, tìm kiếm cảm hứng cùng niềm đam mê và hãy giữ chắc nó bằng cả hai bàn tay”.

Kết thúc phát biểu của mình, ông McCollough nhắn nhủ các học sinh hãy tự chủ, độc lập, sáng tạo không vì sự thỏa mãn do hành động đó mang lại, mà vì những điều tốt đẹp nó đem đến cho người khác. “Và khi đó, các em sẽ phát hiện sự thật vĩ đại và lạ lùng của cuộc sống. Đó là lòng vị tha, sống vì người khác, và đó là điều tuyệt vời nhất các em có thể làm được cho bản thân. Những niềm vui ngọt ngào nhất trong cuộc sống chỉ đến khi các em nhận ra rằng mình không có gì là đặc biệt”.

Sự quan tâm thái quá của người lớn khiến cái tôi của bọn trẻ phình to. Do đó, tôi nghĩ chúng cần một cách suy nghĩ mới. Đưa chúng vào đời với cái tôi quá lớn chẳng khác nào làm hại chúng

McCollough khẳng định. Trả lời phỏng vấn Fox News, McCollough giải thích ông muốn các học sinh hiểu rằng chúng phải nỗ lực nếu muốn thành công trong cuộc đời.


(Theo Tuổi trẻ/ The Swellesley Report)

Home Entertainment & Pop Culture Television & Radio TV & Radio Personalities

Thử tưởng tượng tình huống như sau. Ở một ngôi trường danh giá, có truyền thống lâu đời, quy tụ những tinh hoa đất nước, không phải ai muốn vào học cũng được, học sinh tốt nghiệp cầm tấm bằng trong tay, áo mũ thùng thình, cha mẹ lặp đi lặp lại câu “cha mẹ tự hào về con” khiến cho đứa con từ tự hào dễ trở thành tự phụ, mường tượng tương lai tươi sáng, xem như con đường trước mặt là đầy hoa… Thế mà thầy các em lại dội một gáo nước lạnh vào mặt các em khi nói : “Các em chẳng có gì đặc biệt”!

David McCullough Jr. là giáo viên Anh văn tại Trường Trung học Wellesley ở Bang Massachusetts, Mỹ. Khi phát biểu trong buổi lễ tốt nghiệp của học sinh lớp 12 ở trường vào ngày 07 tháng 6 năm 2012, ông làm cho tất cả người tham dự sửng sốt. Ông đưa ra một ví von thật hiển nhiên: “Nếu ai cũng đoạt cúp, thế thì mấy chiếc cúp đó là vô nghĩa.” Ai cũng hiểu ngay ý nghĩa, nhưng bình thường ít ai nghĩ đến ý nghĩa này.

Bài phát biểu của ông sau đó được nhiều hãng tin lớn khắp thế giới (LAT, CBS, MSNBC, The Boston Globe, The Daily Mail…) đăng tải, thu hút sự quan tâm, phản hồi của vô số bạn đọc. Ngoài ra, clip về bài diễn văn của David McCullough Jr. được đưa lên YouTube thu hút gần 2 triệu lượt người xem với hàng nghìn bình luận. Hầu hết mọi người đều ủng hộ sự thẳng thắn của ông.[1]

Đột ngột “trở thành hiện tượng” vào giữa tháng 6/2012 với bài phát biểu “Các em chẳng có gì đặc biệt”, David McCullough Jr. sau đó từ chối lời đề nghị gặp gỡ từ hàng trăm hãng truyền thông khắp thế giới vì “không muốn nhịp sống đời thường bị đảo lộn”.[2] Trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi, ông giải thích: “Sự quan tâm thái quá của người lớn khiến cái tôi của bọn trẻ phình to. Do đó, tôi nghĩ chúng cần một cách suy nghĩ mới. Đưa chúng vào đời với cái tôi quá lớn chẳng khác nào làm hại chúng.”

McCollough giải thích ông muốn học sinh hiểu rằng chúng phải nỗ lực nếu muốn thành công trong cuộc đời.[3]

Diễn văn Tốt nghiệp Trường Trung học Wellesley

Tôi lấy làm vinh hạnh và cảm kích vì được có đặc ân phát biểu chiều hôm nay. Tôi xin cảm ơn.

Thế là chúng ta đang ở đây… lễ tốt nghiệp… buổi lễ long trọng để hướng về tương lai của cuộc đời.

David mccullough là ai

(Đừng hỏi: “Còn hôn lễ thì sao?” Hôn lễ chỉ là chuyện một chiều và kém hiệu quả. [cười] Hôn lễ chỉ hào nhoáng phô trương cho cô dâu thôi. [cười] Ngoài việc đành phải chấp nhận một danh mục những yêu sách vô lý, chú rể chỉ xớ rớ cho có mặt ở đó thôi. [cười] Không có cảnh đoàn người tuần tự tiến bước trịnh trọng theo kiểu này-mọi-người-xem-tôi-đây. Không có trao phần thưởng gì cả. Không có công bố thay đổi danh hiệu gì cả. Các em có thể nào tưởng tượng ra có cái sô truyền hình nào dành riêng cho các em ngắm mấy anh chàng lo thử mặc bộ xì-mốc-kinh không? [cười] Các ông bố ngồi đấy mắt lệ nhòa vừa vui mừng vừa cảm thấy khó tin [cười], còn mấy anh con trai vừa lấp ló ở góc phòng vừa thì thầm lời ghen tỵ. [cười] Riêng với cánh đàn ông, sau sự chần chừ thử thách sức chịu đựng, hôn lễ sẽ có tính chất bỗng dưng… tự phát, hầu như thiếu cẩn trọng… giờ nghỉ giữa hai hiệp [cười] trên đường đi đến cái tủ lạnh. [cười] Và rồi, tần suất của sự thất bại: số liệu thống kê cho chúng ta biết rằng phân nửa trong số quý cô và quý anh sẽ ly dị. [cười] Một tỷ lệ như thế chỉ tổ khiến cho quý cô và quý anh đứng cuối bảng trong giải bóng chày American League East. Đội Baltimore Orioles có thành tích còn cao hơn các hôn lễ.

Nhưng cái lễ này… lễ tốt nghiệp… lễ lạc thì lần nào cũng chắc ăn. Từ ngày hôm nay trở đi… đúng thật là… dù đau yếu hay mạnh khỏe, qua những sụp đổ tài chính, qua những cơn khủng hoảng tuổi trung niên và những cô bán hàng khuyến mãi có ngoại hình hấp dẫn vừa phải trong các hội chợ thương mại ở Cincinnati, [cười] qua sự kiên nhẫn ngày càng thiếu đối với cách quậy phá, qua mọi hững hờ, thiếu hòa hợp và những mặt khác, các em vẫn là học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học, các em và mảnh bằng tốt nghiệp như hai mà một, “cho đến khi cái chết mang đến phân ly”.[4]

Không, lễ tốt nghiệp là nghi lễ mở đầu vĩ đại của cuộc đời, với những người phục vụ riêng cho nó và cách thể hiện tượng trưng cực kỳ phù hợp. Nói ví dụ, việc thử quần áo cho nghi thức đầy triển vọng của sự chuyển đổi là khi chúng ta lâm vào cảnh chiều nay, địa điểm hành lễ. Bình thường, thầy muốn tránh ngôn từ sáo rỗng, chỉ muốn chạm tới nó với một cây sào, nhưng ở đây chúng ta đang ở trên một sân chơi chữ nghĩa bằng phẳng. [cười] Ăn thua là ở chỗ đó. Nó nói lên điều gì đó. Còn cái bộ trang phục theo nghi thức… chẳng ra hình thù gì cả, chỉ là đồng phục, một-cỡ-vừa-với-mọi-người. [cười] Cho dù trai hay gái, cao hay thấp, học giả hay phất phơ, hoa khôi dạ vũ xịt thuốc nhuộm da hoặc sát nhân X-Box xuyên thiên hà, [cười] các em để ý mà coi, tất cả các em đều ăn mặc y chang như nhau. Còn cái mảnh bằng… ngoại trừ tên của em, cũng y chang như nhau.

Tất cả mấy cái đó phải là thế, không ai trong số các em có cái gì đặc biệt. [cười]

Các em chẳng có gì là đặc biệt. Các em chẳng có gì là khác thường.

Trái ngược với những gì mà cái cúp bóng đá U9[5] ngầm chỉ ra, [cười] phiếu điểm lớp bảy chói lọi, cho dù cái con khủng long màu tím béo ụ[6] nào đó đoan chắc với các em, [chương trình TV dành cho thiếu nhi] Mister Rogers và [nhân vật sô truyền hình] Aunt Sylvia, không cần biết có bao nhiêu lần cái ông hiệp sĩ thập tự chinh mặc áo choàng bên nhà ngoại nhào xuống để cứu thoát các em, các em chẳng có gì đặc biệt.

Vâng, các em được nuông chiều đến mức nhõng nhẽo, được nâng như nâng trứng, được thương yêu như điếu đổ, được cho đội mũ bảo hộ, được bao bọc trong ảo tưởng. Vâng, người lớn có năng lực với bao lo toan mà ôm ấp các em, hôn hít các em, bón cho các em ăn, lau miệng cho các em, chùi mông cho các em, đào tạo các em, dạy các em học, làm huấn luyện viên cho các em, làm gia sư cho các em, lắng nghe các em, cố vấn cho các em, an ủi các em rồi lại cổ vũ các em thêm. Các em được huýt cùi chỏ [để nhắc nhở thầm kín], bị phỉnh phờ, được lèo lái, được nài nỉ. Các em được chiều đãi, được nịnh nọt và được gọi là cục cưng. [cười] Vâng, như thế đấy. [cười] Và, chắc hẳn rồi, chúng tôi đã ở bên cạnh các em trong những trò chơi, vở kịch, những buổi biểu diễn âm nhạc, những hội chợ khoa học. Nhất định rồi, những nụ cười phát lên bừng bừng khi các em bước vào phòng, hàng trăm cái miệng há hốc mừng rỡ mỗi khi các em cất tiếng chíp chíp như chim… [cười]

Và bây giờ các em đã chinh phục được trường trung học… và không ai chối cãi được, ở đây tất cả chúng tôi tụ tập đón chờ các em, là niềm hãnh diện và vui sướng của cộng đồng này, những người đầu tiên bước ra từ tòa nhà mới lộng lẫy đó… Nhưng đừng có tưởng rằng các em là đặc biệt. Bởi vì các em chẳng có gì là đặc biệt cả.

Có bằng chứng theo kinh nghiệm ở khắp nơi, những con số mà ngay cả một thầy giáo Anh văn không thể phớt lờ. Needham ở ngay đây có trên dưới hai nghìn học sinh tốt nghiệp trung học. Trên khắp đất nước có ít nhất 3,2 triệu học sinh đang tốt nghiệp từ hơn 37.000 trường trung học. Tức là có 37.000 đại diện học sinh đọc diễn văn tốt nghiệp, 37.000 học sinh là thủ khoa, 92,000 giọng alto hòa hợp, 340.000 vận động viên điển hình, 2.185.967 đôi giày uggs[7]… [cười]

Nhưng tại sao lại chỉ giới hạn trong các trường trung học không thôi? Dù sao thì các em đang rời khỏi trung học mà. Thế thì nên nghĩ đến điều này: ngay cả nếu các em thuộc hạng tinh hoa theo tỷ lệ là 1 trong 1 triệu, trên hành tình này có 6,8 tỉ người, vậy thì có 6.800 người ngang bằng các em. Hãy tưởng tượng các em đang đứng ở đâu đó trên Đường Washington và ngắm nhìn 6.800 người đang chạy qua.

Hãy xem qua bức tranh toàn cảnh: thầy muốn nhắc cho các em nhớ rằng hành tinh của các em không phải là trung tâm của Hệ Mặt trời, Hệ Mặt trời không phải là trung tâm của Ngân hà, và Ngân hà không phải là trung tâm của vũ trụ. Thật ra, các nhà vật lý-vũ trụ trấn an chúng ta rằng vũ trụ không có trung tâm; vì thế mà các em chẳng phải là cái rốn của vũ trụ. [cười & vỗ tay] Donald Trump cũng thế… mà ai đó phải nói cho ông ta nghe cho dù bộ tóc đó quả là một hiện tượng. [cười]

Hẳn là các em muốn phản đối: “Nhưng thầy Dave ạ, Walt Whitman[8] nói cho em biết em là phiên bản của sự hoàn hảo! Epictetus[9] nói cho em biết em là tia chớp của Zeus[10]!” Thầy không phản đối. Thế là có 6,8 tỉ sự hoàn hảo, 6,8 tỉ tia chớp của Zeus. Các em thấy đó: nếu ai cũng đặc biệt, thế thì chẳng ai là đặc biệt cả. Nếu ai cũng đoạt cúp, thế thì mấy chiếc cúp đó là vô nghĩa. Trong sự cạnh tranh kiểu Darwin của chúng ta vốn trực tính nhưng không đến nỗi khôn khéo – mà tôi nghĩ do chúng ta e sợ mình là không quan trọng, một phần vì chúng ta sợ hãi cái chết – người Mỹ chúng ta sau này có xu hướng rất tai hại là cứ thích mấy màn tung hô trao tặng danh hiệu hơn là thành tích thật sự. Chúng ta xem đó như là thành tích điểm – và chúng ta lấy làm vui mà gia giảm các tiêu chuẩn, hoặc phớt lờ thực tế, nếu chúng ta cho rằng đó là cách nhanh nhất hoặc cách duy nhất để có một cái gì đó đặt lên tủ trang trí, cái gì đó để chụp ảnh với nó, khoác lác về nó, cái gì đó để đẩy chúng ta lên thành tượng đài xã hội.

Các em chơi cái trò đó như thế nào thì không còn là quan trọng, thậm chí các em thắng hay bại thì không còn là quan trọng, hoặc học hỏi hay phát triển, hoặc thích làm việc ấy hay không cũng không quan trọng…

Hậu quả là chúng ta xem thường những nỗ lực đáng giá, để rồi xây một trạm y tế ở Guatemala mà cứ như là áp dụng cho [Học viện Nghệ thuật] Bowdoin chứ không phải cho sức khỏe của người dân Guatemala. Hiện tượng này trở thành một bệnh dịch – và trong tiến trình lây lan, nó cũng không tha cho trường Wellesley cổ kính yêu dấu… khi mà tốt không còn đủ tốt, khi mà điểm B trở thành điểm C mới, và giáo trình lớp trung cấp lại được dán nhãn cao cấp.

Thầy mong các em bắt lỗi được thầy khi thầy nói “một trong những người giỏi nhất”. Thầy nói “một trong những người giỏi nhất” để các em tự mãn về mình, tự vênh vang trong thứ hạng độc đáo cho dù thứ hạng này là mơ hồ và không ai kiểm chứng được, tự xem như thuộc tầng lớp ưu tú cho dù đó là ai, với sự thăng tiến hoang tưởng trong sự cạnh tranh hoang tưởng. Nhưng cái câu này chẳng có lô-gic gì cả. Theo định nghĩa, chỉ có một người giỏi nhất. Mỗi người hoặc là giỏi nhất hoặc là không phải giỏi nhất.

Nếu các em tiếp thu được điều gì đó trong các năm học ở đây, thì thầy mong chính từ nền giáo dục mà các em tìm được niềm hồ hởi của việc học tập, chứ không phải tìm lợi thế về vật chất. Thầy cũng mong – như Sophocles đã thyết phục chúng ta – các em học được rằng túi khôn là yếu tố chủ yếu của hạnh phúc. (Nhân tiện đây cũng nói luôn: yếu tố thứ hai là kem lạnh, cho biết thế thôi.) [cười] Thầy cũng mong các em đã tiếp thu được đủ để nhận ra mình còn biết ít làm sao… vẫn còn biết quá ít… vào lúc này… bởi vì ngày hôm nay chỉ mới là bước khởi đầu. Từ đây các em sẽ đi về đâu, đó mới là điều hệ trọng.

Thế thì, khi các em khởi hành và trước khi tỏa đi các nơi, thầy thúc giục các em hãy làm bất kỳ công việc gì các em yêu thích chứ không vì lý do nào khác, và tin rằng đó là công việc có tầm quan trọng. Đừng màng gì đến công việc mà các em không tin vào nó, cũng giống như đừng cưới ai nếu các em không yêu say đắm… Đừng bị lôi kéo đến những cái thuận tiện sẵn có chỉ vì dễ dãi với chính mình, đến ánh lóng lánh của vật chất, đến sự tê liệt mê muội do cái tật tự mãn. Hãy tỏ ra xứng đáng với những lợi thế của các em.

Và đọc sách… đọc mọi lúc… đọc như là một vấn đề của nguyên tắc, như là như một vấn đề của lòng tự trọng. Hãy đọc như là thức ăn bổ dưỡng cho cuộc sống. Hãy phát huy và gìn giữ tính nhạy cảm về đạo đức và thể hiện tính khí để áp dụng đạo đức. Hãy ước vọng cao xa. Hãy làm việc chăm chỉ. Hãy tự mình động não. Hãy yêu thương mọi thứ mà các em yêu thương, yêu thương mọi người mà các em yêu thương, yêu hết lòng. Xin các em đừng chần chừ, bởi vì cứ mỗi thời khắc trôi qua những gì quý giá lại càng ít đi. Nếu có những sự bắt đầu thì chắc chắn có những sự dừng lại, nên các em sẽ không thể nào vui hưởng buổi lễ đến lúc cuối cho dù buổi chiều có tốt đẹp đến đâu.

Cuộc đời viên mãn, cuộc đời nổi bật, cuộc đời có liên quan, là một thành tựu, không phải là cái gì đấy bỗng dưng rơi vào lòng các em chỉ vì các em là người dễ thương hay vì mẹ các em đặt hàng để người ta mang đến cho các em. Các em hãy nhớ rằng bậc ông cha lập quốc đã nỗ lực đảm bảo quyền được sống, được tự do và được mưu cầu hạnh phúc – “mưu cầu” là một động từ khá tích cực mà tôi nghĩ nó sẽ không cho các em nhiều thời giờ rãnh rỗi để nằm ườn ra đó mà xem mấy con vẹt làm trò xiếc trên YouTube. [cười] […]

Điểm cốt lõi là: đừng nhàn nhã, hãy xắn tay vào cuộc. Đừng chờ cho đến khi cảm hứng hoặc đam mê tìm đến các em. Hãy đứng dậy, bước ra ngoài, khám phá, tự kiếm tìm, và nắm giữ với cả hai tay. […]

Giống như danh hiệu, cuộc sống viên mãn là hệ quả, là một sản phẩm phụ đầy phấn khởi. Nó xảy ra khi các em đang nghĩ về những ý niệm quan trọng hơn. Leo lên núi không phải để cắm một lá cờ, mà để nắm lấy thách thức, hít thở khí trời và ngắm phong cảnh. Cứ leo lên hầu các em có thể nhìn thấy thế giới, chứ không phải để thế giới trông thấy các em. Đi Paris để đến Paris, không phải để lập thành tích du lịch và tự chúc mừng mình đã từng trải việc đời.

Các em hãy vận dụng ý chí tự do, vận dụng tư tưởng sáng tạo và độc lập, không phải để tự mãn cho các em, mà vì điều tốt lành các em mang đến cho người khác, những người còn lại trong số 6,8 tỉ và những người đi tiếp theo sau. Rồi các em sẽ tìm thấy sự thật vĩ đại và lạ lùng trong kinh nghiệm của con người, ở chỗ: lòng vị tha là điều tốt nhất mà các em có thể làm được cho chính mình.

Lúc đó, những niềm vui ngọt ngào nhất trong đời chỉ đến khi các em nhận ra rằng mình không có gì là đặc biệt.

Bởi vì ai cũng thế.

Chúc mừng các em. Chúc may mắn. Vì các em và vì chúng tôi, hãy vui lòng tự tạo dựng những cuộc đời phi thường. [vỗ tay và huýt sáo hồi lâu]

Diệp Minh Tâm dịch từ bản ghi hình: YouTube – http://www.youtube.com/watch?v=_lfxYhtf8o4

Chú thích

[1] http://tin.tuyensinh247.com/david-mccullough-jr-hay-noi-thang-c35a4113.html – 30/4/2013

[2] http://tuoitre.vn/tag/index.html?t=’David%2bMcCullough%2bJr.’

[3] http://www.toantin.org/forums/index.php/topic/29086-bai-di%e1%bb%85n-van-c%e1%bb%a7a-david-mccullough-jr-%e2%80%93-you-are-not-special-commencement/

[4] Đoạn này gián tiếp nói đến hôn nhân: “dù đau yếu hay mạnh khỏe” và “cho đến khi cái chết mang đến phân ly” là những ngôn từ thông dụng trong các lời thề của hôn lễ, “thiếu hòa hợp” là nguyên nhân hay được đưa ra trong các vụ ly dị.

[5] U9: ý nói độ tuổi ở dưới lớp 9.

[6] Con khủng long màu tím béo ụ: hình ảnh con khủng long tên Barner được thể hiện trong một số băng hình, sách và chương trình truyền hình cho trẻ em, rất được ưa thích.

[7] Uggh: cách chơi chữ: ugg là loại giầy bốt ở Úc và Tân Tây Lan làm bằng da cừu, và trong tiếng Anh “Uggh!” là tiếng kêu chỉ sự gớm ghiếc, tương tự như cách người Việt nói “Ẹ!”, ám chỉ mùi hôi của giày vớ.

[8] Walter Whitman (1819-1892): thi sĩ, nhà báo và nhà khảo luận người Mỹ.

[9] Epictetus (55-135): nhà hiền triết cổ đại Hy Lạp.

[10] Zeus: vị thần chúa tể trong thần thoại Hy Lạp, có vũ khí là sấm sét.