Dây rốn thai nhi có chiều dai bao nhiêu năm 2024

Dây rốn quấn cổ bé thông minh là đúng hay sai?

Dây rốn quấn cổ bé thông minh là điều mà mẹ bầu thường nghe các bà, các mẹ nói. Thực hư điều này như thế nào? Dây rốn quấn cổ là gì? Dây rốn quấn cổ bé thông minh đúng hay sai?

Dây rốn thai nhi có chiều dai bao nhiêu năm 2024
Theo một nghiên cứu, có khoảng 1/3 số em bé được sinh ra với dây rốn quấn cổ, cứ khoảng 3 mẹ bầu thì sẽ có 1 người gặp tình trạng này. Như vậy nó là phổ biến trong thai kỳ, thường mẹ bầu gặp vấn đề này ở tuần 24-26 (12%) và ở thai đủ tháng (37%). Dây rốn quấn cổ bé thông minh là đúng hay sai? Sự thực như thế nào sẽ được chia sẻ cụ thể dưới đây.

Dây rốn quấn cổ là gì? Để biết dây rốn quấn cổ bé thông minh đúng hay sai, trước hết bạn cần hiểu dây rốn quấn cổ là gì.

Dây rốn được cấu tạo từ các tế bào gốc thành cuống rốn tạo nên hợp chất dẻo mềm giúp bảo vệ các mạch máu bên trong để nuôi thai nhi. Dây rốn thường có chiều dài trung bình khoảng 50-60cm. Thông thường dây càng dài thì càng làm tăng nguy cơ dây quấn cổ, thậm chí còn có hiện tượng thắt nút.

Dây rốn quấn cổ hay còn gọi là tràng hoa quấn cổ, vòng rau quấn cổ. Đây là hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi từ 1 đến nhiều vòng. Tình trạng này diễn ra nhiều ở tam cá nguyệt thứ 2 trở đi, vì lúc này em bé đã có sự cử động, di chuyển nhiều trong bụng mẹ.

Dây rốn quấn cổ có nguy hiểm không? Theo như các chuyên gia y tế, tình trạng vòng rau quấn cổ phần lớn không gây nguy hiểm. Bằng chứng là đa số thai nhi bị dây rốn quấn cổ đều phát triển bình thường, sinh ra khỏe mạnh.

Dây rốn thai nhi có chiều dai bao nhiêu năm 2024

Vì sao dây rốn quấn quanh cổ thai nhi?

Các bác sĩ cho biết rằng sự chuyển động của thai nhi sẽ khiến dây rốn căng ra và dài thêm. Dây dài là nguyên nhân gây ra tình trạng dây rốn quấn cổ em bé. Bên cạnh đó, dây rốn quấn cổ cũng do một số trường hợp sau:

– Cấu trúc của dây rốn kém: Điều này có nghĩa là các tế bào gốc cấu tạo nên dây rốn thiếu chất nên làm cho khả năng bôi trơn kém đi, do đó không chỉ xảy ra tình trạng dây rốn quấn cổ mà còn thắt nút, gây nguy hiểm cho tính mạng của thai nhi.

– Đa ối: Mẹ gặp bất thường về nước ối hoặc trong thai kỳ phải làm việc nặng nhọc, quá sức sẽ khiến em bé có xu hướng quay đầu xuống dưới, do vậy dây rốn quấn quanh người.

– Mẹ bầu mang đa thai: sự chật chội của tử cung khiến dây rốn dễ mắc vào người, quấn cổ bé.

Cách chữa dây rốn quấn cổ thai nhi đơn giản mà hiệu quả

Cách chữa dây rốn quấn cổ thai nhi theo y học hiện đại vẫn chưa tìm ra giải pháp tích cực trong khi đó mẹo dân gian lại có truyền miệng có vẻ hữu dụng.

Làm thế nào để nhận biết bé bị tràng hoa quấn cổ? Mẹ bầu biết được thai nhi có tràng hoa quấn cổ hay không là nhờ phương pháp siêu âm màu Doppler. Cách này cũng sẽ cho mẹ biết em bé bị quấn bao nhiêu vòng.

Bên cạnh đó, mẹ có thể biết được điều này thông qua thai máy, hoặc cảm nhận cá nhân. Hiện tượng dây rốn quấn cổ thường xuất hiện ở tháng thứ 5 hoặc 6 của thai kỳ và rõ rệt nhất là ở tháng cuối.

Dây rốn thai nhi có chiều dai bao nhiêu năm 2024

Dây rốn quấn cổ bé thông minh đúng hay sai?

Theo quan niệm dân gian, nếu các bé gái có tràng hoa quấn cổ thì sau này sẽ có cuộc sống giàu sang, phú quý và rất sung sướng; còn các bé trai sẽ đào hoa, thông minh và lanh lợi.

Tuy nhiên, trên quan điểm khoa học, chưa có một nghiên cứu nào chứng minh vấn đề dây rốn quấn cổ bé thông minh là đúng hay sai.

Trên thực tế, hiện tượng dây rốn quấn cổ gây một số ảnh hưởng đối với cả mẹ và bé.

Ảnh hưởng của dây rốn quấn cổ như thế nào? Tràng hoa quấn cổ có thể có những ảnh hưởng đối với 2 mẹ con như sau:

▪ Đối với bà mẹ

Hầu hết những mẹ bầu có thai nhi bị vòng rau quấn cổ đều cảm thấy lo lắng, áp lực vì sợ em bé xảy ra bất trắc.

Bên cạnh đó, việc dây rốn quấn cổ còn tăng nguy cơ mẹ bầu phải sinh mổ vì khi dây quấn nhiều vòng khiến cho đầu em bé ngửa ra sau nên khó sinh thường qua đường âm đạo.

▪ Đối với trẻ

Dây rốn quấn cổ sẽ khiến quá trình trao đổi chất của bé bị cản trở, giảm lưu lượng máu cung cấp cho thai nhi khiến bé sinh ra có thể nhẹ cân hoặc bị thiếu máu.

Nếu mẹ sinh thường, em bé có thể gặp bất thường về nhịp tim do cơn co thắt có thể khiến dây rốn bị xiết lại làm cho nhịp tim thai giảm, cơ thể bé thiếu oxy, gây ngạt.

Đặc biệt với những trẻ hiếu động, tình trạng này sẽ nguy hiểm hơn vì em bé càng cử động mạnh, cử động nhiều thì càng dễ bị dây quấn siết chặt gây nghẹt thở. Điều này dẫn tới nguy cơ thai lưu. Mặc dù tỷ lệ thai lưu vì tràng hoa quấn cổ rất thấp, thế nhưng không phải không xảy ra, vì vậy mẹ cũng cần phải đề phòng.

Thực tế chưa chứng minh dây rốn quấn cổ bé thông minh, thế nhưng, nếu mẹ gặp trường hợp này cần lưu ý một số vấn đề sau để tránh bất trắc:

▪ Khám thai định kỳ

Để có thể phát hiện ra những bất thường với thai nhi có tràng hoa quấn cổ, mẹ bầu cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ của bác sĩ. Các bác sĩ có thể đảm bảo sự an toàn của 2 mẹ con bằng cách đo tim thai thường xuyên cho bé.

Việc thăm khám ở những tháng cuối còn cho mẹ biết em bé còn có vòng rau quấn cổ hay không hoặc bé bị quấn bao nhiêu vòng để bác sĩ có thể chỉ định phương pháp sinh thích hợp.

▪ Có chế độ sinh hoạt lành mạnh, hợp lý

Mẹ bầu nên có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học và nghỉ ngơi hợp lý. Bên cạnh đó, cần giữ tinh thần lạc quan, thoải mái; lựa chọn một các bài thể dục phù hợp với sức khỏe và thể trạng của mẹ bầu như đi bộ, yoga. Bà bầu cũng hạn chế làm việc nặng hoặc quá sức.

Đồng thời, mẹ bầu bị tình khi thai nhi có tràng hoa quấn cổ cũng không nên đến chỗ đông đúc, ồn ào vì sẽ kích thích làm cho em bé vận động mạnh khiến dây rốn quấn nhiều vòng hơn. Mẹ có thể lựa chọn những bản nhạc nhẹ nhàng, êm ái để 2 mẹ con cùng thư giãn.

Mẹ tuyệt đối tránh việc dùng các biện pháp chữa mẹo dân gian để chữa tình trạng dây rốn quấn cổ như bò ngược chiều kim đồng hồ, bò quanh giường. Vì nếu mẹ bầu làm sai cách có thể khiến tử cung co bóp mạnh, ảnh hưởng xấu tới em bé, thậm chí nguy hiểm tới thai nhi.

Như vậy, bạn đã biết dây rốn quấn cổ bé thông minh thực ra là một kinh nghiệm vui được truyền từ đời này qua đời khác. Mẹ bầu gặp trường hợp này không được chủ quan, tuy nhiên cũng đừng lo lắng, chỉ cần theo dõi sát sao là mẹ và bé đều sẽ khỏe mạnh.