Dđơn vị sự nghiệp có được xuất hóa đơn năm 2024

Bộ Tài chính đang tiếp tục lấy ý kiến các đơn vị liên quan để rà soát, sửa đổi bổ sung quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL), cơ chế này liên quan nhiều đến các cơ quan báo chí.

Ngày 9/9, Bộ Tài chính cho biết, thời gian qua, Bộ đã nhận được thông tin phản ánh từ một số cơ quan báo chí về việc việc ban hành Thông tư số 19/2023/TT-BTC ngày 03/4/2023 bãi bỏ Thông tư số 150/2010/TT-BTC ngày 27/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với các cơ quan báo chí gây khó khăn cho các đơn vị trên.

Về vấn đề này, Bộ Tài chính cung cấp thông tin giải thích về quá trình lấy ý kiến và xây dựng chính sách.

Theo đó, căn cứ Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12, Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL), ngày 27/9/2010, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 150/2010/TT-BTC hướng dẫn về thuế GTGT và thuế TNDN đối với các cơ quan báo chí.

Ngày 21/6/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 60/2021/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 15/8/2021) quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị SNCL bổ sung nhiều quy định mới về cơ chế tài chính của đơn vị SNCL.

Tại Nghị định số 60 quy định kể từ thời điểm thực hiện chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương thì đơn vị SNCL tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (nhóm 1) và đơn vị SNCL tự bảo đảm chi thường xuyên (nhóm 2) được trả lương theo kết quả hoạt động như doanh nghiệp; đơn vị tự đảm bảo một phần chi thường xuyên (nhóm 3), đơn vị do ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên (nhóm 4) chi trả tiền lương theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ và các khoản đóng góp theo tiền lương theo quy định của Nhà nước đối với đơn vị SNCL; chi tiền công theo hợp đồng, vụ việc (nếu có).

Trong thời gian Chính phủ chưa ban hành chế độ tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW thì đơn vị SNCL chi trả tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ, các khoản đóng góp theo lương và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối với đơn vị SNCL; chi tiền công theo hợp đồng, vụ việc (nếu có).

Ngày 19/6/2013, Quốc hội ban hành Luật thuế GTGT số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 và Luật thuế TNDN số 32/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TNDN số 14/2008/QH12. Theo đó, quy định tại Thông tư số 150/2010/TT-BTC không còn phù hợp với quy định của các Luật thuế GTGT, thuế TNDN hiện hành.

Căn cứ quy định về quy trình xây dựng VBQPPL tại Luật Ban hành VBQPPL, ngày 15/11/2022, Bộ Tài chính đã có công văn số 11892/BTC-CST gửi xin ý kiến các Bộ, ngành có liên quan, UBND các địa phương, VCCI về dự thảo Thông tư bãi bỏ Thông tư số 150/2010/TT-BTC; đồng thời đăng dự thảo Thông tư trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính và Cổng thông tin điện tử Chính phủ để lấy ý kiến tổ chức, cá nhân theo quy định.

Đến ngày 3/4/2023, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 19/2023/TT-BTC bãi bỏ Thông tư số 150/2010/TT-BTC.

Thực hiện Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 5/9/2022 Nghị quyết của Chính phủ về phương án phân loại tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) trong năm 2022, hiện nay Bộ Tài chính đang tiếp tục lấy ý kiến các đơn vị liên quan để rà soát, sửa đổi bổ sung quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị SNCL.

Bộ Tài chính khẳng định rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là các cơ quan báo chí trong quá trình xây dựng Dự thảo Nghị định (trong đó có ý kiến về cơ chế tiền lương theo cơ chế như doanh nghiệp phù hợp với Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp) để trình Chính phủ ban hành (dự kiến trong tháng 12/2023).

Tổ chức, cá nhân khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải có nghĩa vụ lập hóa đơn để giao cho người mua, bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho nhân viên và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả và phải ghi đầy đủ nội dung theo Điều 10 của Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này.

➤ Theo Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về thời điểm lập hóa đơn, theo đó:

  • Thời điểm lập hóa đơn là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc sử dụng hàng hóa hoặc hoàn thành cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu hay chưa thu được tiền;
  • Trường hợp thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng);
  • Trường hợp giao hàng hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn, dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

Ví dụ: Ngày 22/12/2021, công ty DEF xuất hàng ra khỏi kho để bán cho khách hàng thì ngày hôm đó công ty DEF phải xuất hóa đơn, không cần biết công ty DEF đã thu được tiền hay chưa.

➤ Thông tư 39/2014/TT-BTC cũng có quy định như sau: “Cơ sở nhận nhập khẩu ủy thác khi xuất trả hàng nhập khẩu ủy thác, nếu đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu thì lập hóa đơn GTGT để cơ sở đi ủy thác nhập khẩu làm căn cứ kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hóa ủy thác nhập khẩu. Trường hợp cơ sở nhận nhập khẩu ủy thác chưa nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu, khi xuất trả hàng nhập khẩu ủy thác, cơ sở lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hóa trên thị trường. Sau khi đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu cho hàng hóa nhập khẩu ủy thác, cơ sở mới lập hóa đơn theo quy định trên.

Trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa, khi xuất hàng giao cho cơ sở nhận ủy thác, cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ. Khi hàng hóa đã thực xuất khẩu có xác nhận của cơ quan hải quan, cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu lập hóa đơn GTGT để kê khai nộp thuế, hoàn thuế GTGT hoặc hóa đơn bán hàng”.

Xem thêm:

Cách tính thuế nhập khẩu;

Cách tính thuế xuất khẩu;

Cách xuất hóa đơn quà tặng cho nhân viên.

2. Quy định mức phạt khi bán hàng không xuất hóa đơn GTGT

➤ Theo Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn quy định như sau:

  • Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với các trường hợp:
    • Không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định về hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ;
    • Không lập hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho nhân viên, trừ hàng hóa luân chuyển hoặc tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ cho người mua theo quy định.

➤ Theo Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi trốn thuế, cụ thể:

Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế:

  • Phạt tiền gấp 1,5 lần số tiền trốn thuế đối với người nộp thuế thực hiện hành vi vi phạm mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
  • Phạt tiền gấp 2 lần số tiền trốn thuế đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định mà có một tình tiết tăng nặng;
  • Phạt tiền gấp 2,5 lần số tiền trốn thuế đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định có hai tình tiết tăng nặng;
  • Phạt tiền gấp 3 lần số tiền trốn thuế đối với người nộp thuế thực hiện hành vi vi phạm có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.

\>> Kết luận: Theo đó, bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ mà không lập hóa đơn sẽ bị xử phạt như sau:

  • Xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn với mức phạt tối đa là 20.000.000 đồng;
  • Nếu bị cơ quan thuế phát hiện hành vi trốn, gian lận thuế sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt theo số lần tính trên số tiền thuế trốn và gian lận;
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc lập hóa đơn theo quy định và nộp đủ số tiền trốn thuế vào ngân sách nhà nước đối với các hành vi vi phạm theo quy định như trên.

Tham khảo: Dịch vụ hóa đơn điện tử Viettel và Easyinvoice.

II. Quy định về trường hợp không cần phải xuất hóa đơn GTGT

Xuất hóa đơn là một trong những việc bắt buộc cần phải có trong kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại trừ, không cần phải xuất hóa đơn, trường hợp cụ thể được phân loại như sau: ➤ Trường hợp theo quy định tại Thông tư 219/2013/TT-BTC:

Tổ chức hoặc cá nhân nhận các khoản thu bồi thường bằng tiền, tiền hỗ trợ, tiền thưởng, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.

➤ Trường hợp theo quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC:

Khi bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị dưới 200.000 đồng thì doanh nghiệp không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn. Tuy nhiên cuối mỗi ngày, doanh nghiệp vẫn lập thành một hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng ghi tổng số tiền cho toàn bộ số hàng hóa, dịch vụ bán trong ngày.

➤ Trường hợp theo quy định tại Thông tư 119/2014/TT-BTC:

Các trường hợp đơn vị kinh doanh tự sản xuất, xây dựng tài sản cố định nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh chịu thuế GTGT thì khi hoàn thành, nghiệm thu hay bàn giao, không cần phải lập hóa đơn.

Các trường hợp xuất máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, mượn, trả lại, nếu có đầy đủ hợp đồng và các chứng từ liên quan thì đơn vị kinh doanh không phải lập hóa đơn, tính và nộp thuế GTGT.

➤ Trường hợp theo quy định tại Thông tư 26/2015/TT-BTC:

Nếu xuất hàng hóa luân chuyển hay tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh thì không phải lập hóa đơn và không phải nộp thuế GTGT.

Ví dụ: Doanh nghiệp ABC là công ty chuyên sản xuất các sản phẩm giày da các loại, sau giai đoạn sản xuất đế giày, công ty chuyển tiếp qua khâu sản xuất tiếp theo để hoàn thành sản phẩm. Trong trường hợp này thì doanh nghiệp ABC không phải lập hóa đơn.

Ngoài ra, trường hợp xuất hàng hóa ký gửi đại lý cũng không phải xuất hóa đơn.

Xem thêm: Đối tượng không phải kê khai và tính nộp thuế GTGT.

III. Một số câu hỏi về trường hợp xuất hóa đơn và không xuất hóa đơn GTGT

1. Khi bán hàng hóa, dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mà người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế thì người bán có phải lập hóa đơn không?

Người bán vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.

2. Trường hợp phát hiện ra hóa đơn lập có sai sót thì phải xử lý ra sao?

Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, người bán được lựa chọn thông báo điều chỉnh từng hóa đơn hoặc nhiều hóa đơn đối với hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải cấp lại mã hoặc cần xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế. Thông báo gửi đến cơ quan thuế chậm nhất ngày cuối cùng của kỳ kê khai thuế GTGT phát sinh hóa đơn điều chỉnh. Sau khi điều chỉnh hoặc thay thế, nếu tiếp tục sai sót lần tiếp theo thì xử lý như sai sót lần đầu. Xem thêm: Cách xử lý hóa đơn điện tử viết sai.

3. Với những trường hợp dùng hàng hóa dịch vụ để khuyến mại, cho, biếu, tặng, trả thay lương cho nhân viên, tiêu dùng nội bộ thì có phải lập hóa đơn không? Nội dung ghi trên hóa đơn ra sao?

Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định thì các trường hợp trên đều phải lập hóa đơn GTGT. Đối với hàng hóa dùng để khuyến mại, cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho nhân viên, tiêu dùng nội bộ thì trên hóa đơn ghi đầy đủ các nội dung và tính thuế GTGT như hóa đơn thông thường. Ghi rõ nội dung hàng hóa dùng để khuyến mại, cho, biếu, tặng…

4. Trường hợp lập hóa đơn bán hàng nhưng có nhiều mặt hàng, có được lập bảng kê đính kèm không?

Theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP có quy định hóa đơn điện tử không được sử dụng bảng kê đính kèm. Nên khi xuất hóa đơn sẽ ghi đầy đủ các mặt hàng cần xuất bán trên phần mềm hóa đơn điện tử mà không bị giới hạn số dòng hàng hóa.