Để mở chương trình file đã có trong Pascal ta sử dụng

MỘT SỐ LƯU Ý KHI THỰC HÀNH PASCAL--o0o—1. Lưu chương trình tên bai2_34 vào đường dẫn D:\lop11a1\Vquang- Tạo thư mục lop11a1 trong ổ đĩa D sau đó mở thư mục lop11a1 ra, tạo thư mục tên Vquang(Tên thư mục không nên quá 8 kí tự và không có khoảng trắng)- Mở Pascal, nhấn F2 hoặc chọn File\Save, gõ đường dẫn trong ô Save file as như hình vẽ hoặc gõD: rồi nhấn Enter, trong ô Save file as, chọn đường dẫn chỉ đến thư mục Vquang trong thư mụclop11a1 trong đĩa D ,nhấn OK, gõ tên file bai2_34 (có thể có phần .Pas hoặc không đều được ),nhấn EnterhoặcĐường dẫn lưufile thể hiện ởđâyChú ý: nếu không gõ đường dẫn thì mặc định file sẽ được lưu vào đường dẫn phía dưới hộp thoạiSave file as2. Sau khi nhấn Alt+F9 để biên dịch có thông báo như dưới đây thì chỉ cần nhấn 1 phím bất kì để xácnhận3. Sau khi nhấn Ctrl+F9 để chạy chương trình màn hình nhập, xuất dữ liệu có thể có dạng sau:- Để nhập 5, 8, 9 cho 3 biến a, b, c: gõ 5 (nhấn Enter) gõ 8 (nhấn Enter)gõ 9 (nhấn Enter)- Để trở về màn hình soạn thảo ban đầu: Nhấn phím EnterChú ý: sau khi nhấn Ctrl +F9 mà không nhập giá trị, nhấn Enter Pascal sẽ không trở về màn hìnhsoạn thảo4. Các lỗi thường gặp1. Lỗi 200do chia cho số 0 hoặc chưa cài tập tin.tpl vào thư mục Bin trong thư mục Pascal → cài tập tin .tpl vào Bin hoặc xóa dòng Uses crtvà lệnh Clrscr trong chương trình → không dùng được thư viện Crt2. Lỗi Unknown identifier: Chưa khai báo biến hoặc viết sai từ ở dòng bị báo lỗi3. Thiếu dấu ; : xem dòng bị báo lỗi hoặc dòng phía trên đó có thiếu dấu ; hay không4. Thiếu dấu ) hoặc dấu : hoặc dấu = xem dòng bị báo lỗi có ghi sai các dấu đó hoặc sai cúpháp lệnh không5. Thiếu End. lỗi thiếu từ khóa End hoặc thiếu dấu chấm sau end6. Thiếu Begin: do thiếu Begin hoặc trên từ khóa Begin có kí tự nào đó7. Lỗi 11: Line too long: Dòng quá dài, ngắt bớt dòng xuống dòng dưới8. Lỗi 106 Invalid numeric format có thể nhập sai kiểu giá trị của biến khi chạy chương trình9. Không thoát được hộp thoại nhỏ trên hộp thoại Save file as → nhấn phím ESC ở góc trái bànphím hoặc nhấnNhấn Esc hoặcnhấn vào đây đểthoát10. Cấu trúc rẽ nhánh If then- Lỗi 57 then expected: thiếu từ khóa Then- Lỗi 113 Error statement : lỗi về câu lệnh, có thể là có dấu ; trước Else11. Cấu trúc lặp:- Lỗi 50 Do Expected: thiếu Do- Lỗi 97 Invalid For control variables: biến điều khiển For không hợp lệ (thường là biếnđiều khiển có kiểu Real)- Lỗi 58 To or Downto Expected: thiếu To hoặc Downto- Lỗi lặp vô hạn nhấn Enter không trở về màn hình soạn thảo, thường xảy ra khi:• Biểu thức lôgic luôn đuôn đúng• Sau Do không có câu lệnh nào (sau Do là dấu ;)• Trong câu lệnh While Do không làm tăng giá trị của biến điều khiển vòng lặp (biếnđếm)→ Để thoát lặp:• Nhấn tổ hợp phím Ctrl+Break, nhấn OK• Nhấn Ctrl+Alt+Delete, chọn chương trình Pascal, nhấn End Task để thoát hẳnchương trình Pascal (sẽ mất bài nếu không lưu bài trước)12. Cửa sổ Pascal quá rộng không thể sử dụng các cửa sổ khác, để chuyển đổi giữa 2 haynhiều cửa sổ nhấn Alt +Tab5. Để mở cửa sổ My Computer nhanh chóng nhấn tổ hợp phím Window +E6. Để thu nhỏ hoặc phóng to cửa sổ Pascal, ra Desktop nhấn chuột phải vào biểu tượng Pascal,chọn Properties, chọn Screen, chọn Full Screen nếu muốn phóng to, chọn Window nếu muốn thunhỏ hoặc nhấn tổ hợp phím nóng ALT+ ENTER7. Để xóa 1 dòng lệnh đã bôi đenChú ý: - Để xóa 1 dòng lệnh và đôn dòng dưới lên nhấn Ctrl+Y- Xóa từ con trỏ đến cuối dòng nhấn Ctrl+Q+Y- Xóa 1 từ sau dấu nháy: Ctrl+T8. Ý nghĩa các menu1. File:• New: mở 1 cửa sổ mới để soạn thảo• Open hoặc F3: mở file đã tạo, chọn đường dẫn đến file cần mở, click chọn file• Save hoặc F2: lưu file đang soạn thảo• Save as: lưu file với tên khác• Save all: lưu tất cả các file đang mở• Change Dir…thay đổi thư mục mặc định khi mở hoặc lưu file (VD khi thường mởhoặc lưu file trong thư mục D:\Pascal, chọn Change Dir, gõ đường dẫn D:\Pascalvào ô Directory Name, nhấn OK)• Exit hoặc Alt+X: thoát khỏi Pascal* Đóng cửa sổ soạn thảo Pascal: Alt+F32. Edit:• Undo hoặc Alt+Back Space (phím ←): quay lại thao tác ngay trước đó• Redo: quay tới thao tác ngay sau đó• Cut hoặc Shift+Deltete: Cắt và dán đối tượng vào ClipBoard• Copy hoặc Ctrl+Insert: sao chépĐể sao chép 1 câu lệnh, bôi đen dòng lệnh đó (dùng chuột giữ và kéo hoặc dùngphím Shift và các mũi tên di chuyển), nhấn phải chuột chọn Copy hoặc nhấnCtrl+Insert, đưa dấu nháy đến vị trí muốn dán, nhấn phải chuột chọn Paste hoặcShift+Insert• Paste hoặc Shift+Insert: dán• Clear hoặc Ctrl+Delete: xóa đối tượng đã chọn (bôi đen)Chú ý: - Để di chuyển khối đến nơi khác nhanh: đánh dấu khối, chuyển dấu nháy đến nơicần dán nhấn Ctrl+K+V- Để xóa khối: đánh dấu khối, nhấn Ctrl+K+Y3. Search:• Find: tìm kiếm từ hoặc câu lệnh• Replace: tìm kiếm và thay thế4. Run:• Run hoặc Ctrl+F9: chạy chương trình•••••Step Over hoặc F8: chạy chương trình từng dòng, xem chương trình con như 1 lệnhTrace Into hoặc F7: chạy chương trình từng dòng kể cả các dòng ở chương trình conCompile hoặc Alt+F9: biên dịch chương trìnhMake hoặc F9: biên dịchGoto Cursor hoặc F4: chạy chương trình đến dòng có con trỏ màn hình (không thựchiện hết chương trình )5. Debug• Evaluate/Modify… hoặc Ctrl+F4: tính giá trị của biểu thức gõ vào trong ô Expression• Add Watch hoặc Ctrl+F7: mở cửa sổ xem giá trị các biến (xem 5 biến gõ 5 lần Ctrl+F7và gõ tên biến vào kết hợp chạy chương trình từng dòng xem giá trị của biến thay đổi)6. Window• Cascade: xếp lớp các chương trình đã mở trên màn hình• Close all: đóng tất cả chương trình đã mở• Previous hoặc Shift+F6: quay trở lại cửa sổ chương trình trước• Next hoặc F6: đến cửa sổ chương trình sau kế chương trình hiện tại• Zoom hoặc F5: thay đổi kích thước cửa sổ chương trình• Close hoặc Alt+F3: đóng cửa sổ chương trình7. Help: trợ giúp. Nhấn F1 hoặc menu Help và gõ kí tự đầu tiên để tìm nhanh từ cần tìm hiểu.Nếu muốn tìm hiểu về từ nào đó trong chương trình, có thể để dấu nháy tại từ đó và nhấnCtlr + F1 hộp thoại thông tin về từ đó sẽ hiện ra

*Bài tập mở đầu:

Ở bài đầu này chúng ta sẽ làm quen với công cụ để lập trình Pascal và làm 1 bài lập trình nhỏ.
Công cụ sử dụng ở đây là Turbo Pascal 7.0 các bạn có thể tải về theo link ở dưới, cài đặt sau đó vào thư mục .TurboPascal-7.0\BIN chạy file (click đúp) TPX có hình chữ MS DOS viết cách điệu (thực ra ở đây có 3 file TPX thì 2 file là có thể xài được chỉ có 1 file là cái icon là nhấn vào ra cái ảnh nhỏ thôi )

Sử dụng như sau:

- Kiểm tra lỗi: F9


- Chạy chương trình Ctrl+F9
- Lưu lại chương trình F2
- Mở chương trình đã có F3
- Thoát khỏi Turbo Pascal Alt + X

Hoặc có thể sử dụng Menu ở trên chỉ cần bạn biết chút tiếng Anh. Chương trình đầu tiên:

Code:

Program Hello;

 var x,y:integer;

begin

     write(Chao mung cac ban den voi khoa hoc pascal’);     

readln;

end.

Phân tích chương trình: Một chương trình bao gồm 3 phần:

Phần 1: Tiêu đề 
Program Hello;


Với Program là từ khóa còn Hello là tên chương trình
Phần 2: Khai báo
var bien: kieu_bien
Khai báo tất cả biến dùng trong chương trình // Phần này sau sẽ nói rõ hơn
Phần 3: Thân chương trình

Nằm trong cụm “begin … end.”
Chú ý sau end phải có dấu “.”
Sau mỗi lệnh phải có dấu “;” // Phần này sau sẽ nói rõ hơn
Với ví dụ trên nhấn F9 nếu báo không có lỗi thì nhấn Ctrl+F9 màn hình đen ngòm sẽ hiện ra với dòng chữ Chao mung cac ban den voi khoa hoc pascal.
Tải về bộ cài Pascal: 
www.brothersoft.com/turbo-pas…ad-272943.html

*Bài tập suy luận:

Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu thêm 1 ví dụ nhỏ nữa: 

và in ra bình phương của nó:

Code:

Program square;

var x:real; {x la 1 bien thuc}

begin

write(‘Nhap vao so thuc x= ‘);{Yeu cau nhap so}

read(x);

write(‘Binh phuong cua so do la: ‘);{in ra binh phuong cua so do}

write(‘x*x:5:0′)

end.

Ở trên chúng ta lưu ý rằng trong {} là các comment tức là các giải thích cho lệnh mình viết để người khác hiểu và chính mình sau xem lại cũng dễ hơn. Các lời giải thích này không có giá trị khi ta chạy chương trình tức không ảnh hưởng tới nội dung chương trình chúng ta muốn thực thi. Sau khi các bạn đã code được như trên chúng ta lại nhấn F9 nếu báo không có lỗi thì nhấn Ctrl+F9 khi có yêu cầu nhập thì hãy gõ 1 số thực vào và nhấn Enter để xem kết quả. Vào ra dữ liệu:Dữ liệu vào tức là cái mà ta đưa vào với mục đích để thu được 1 kết quả mong muốn, nói cho dễ hiểu nó là thóc ta đưa vào máy để thu được gạo ấy. Dữ liệu vào có thể được nhập từ bàn phím, từ 1 file trong máy tính … Dữ liệu ra là những gì ta mong muốn thu được như ở trên thì đó là gạo

Vào ra dữ liệu trong Pascal Đưa ra dữ liệu:

write(‘x1, x2…’);{

hiện ra xâu x1, x2…}
writeln(‘x1, x2…’);{
đuôi ln thể hiện ghi ra xong sẽ xuống dòng}
write(x1,x2..);{
ghi ra giá trị các biến x1, x2}
write(x1:m);{
viết ra giá trị của số nguyên x1 vào m chỗ tính từ bên phải}
write(x1:m:n);{
viết ra giá trị của số thực x1 vào m chỗ tính từ bên phải và có n chữ số ở phần thập phân}


Vào dữ liệu (từ bàn phím):
read(x1,x2, ..); {
nhập giá trị cho biến x1, x2…}
readln(x1,x2, ..);{
nhập giá trị cho biến x1, x2… sau đó bạn phải nhấn Enter để chương trình tiếp tục, thực chất ở đây là cách để tạm dừng chương trình sau khi người dùng nhập đầu vào cho chương trình để họ có thời gian đưa xem xét và đưa ra thao tác tiếp theo}
Tiếp theo chúng ta sẽ làm quen với các phép toán và hàm trong Pascal: Ở đây ta giới thiệu về cách ký hiệu các phép toán trong Pascal thế nào vì ngôn ngữ lập trình cần phải tuân thủ theo 1 quy định chung nào đó để cho máy có thể đọc và hiểu chúng ta muốn làm gì.
1. Các phép toán: + Cộng - Trừ * Nhân / Chia cho kết quả là số thực DIV Chia lấy phần nguyên. Ví dụ (2 div 3) =1 MOD Chia lấy phần dư. Ví dụ (4 mod 3) =3 < > khác nhau = bằng nhau > lớn hơn < nhỏ hơn > = lớn hơn hoặc bằng < = nhỏ hơn hoặc bằng 2. Các hàm toán học

ABS (x) |x|

: lấy giá trị tuyệt đối của số x
SQR (x) x2 : lấy bình phương trị số x
SQRT(x) : lấy căn bậc 2 của x
SIN(x) sin (x) :
lấy sin của x
COS (x) cos (x) :
lấy cos của x
ARCTAN (x) :
arctang (x)
LN (x) ln x :
lấy logarit nepe của trị x (e ( 2.71828)
EXP (x):
e^x
TRUNC (x)
lấy phần nguyên lớn nhất không vượt quá trị số x
ROUND (x) làm tròn giá trị của x, lấy số nguyên gần x nhất