De tài nghiên cứu khoa học về dịch vụ ăn uống

Mẫu Khóa luận tốt nghiệp Ngành Nhà hàng Khách sạn đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại khách sạn Ngọc Lan cho các bạn sinh viên tham khảo, Bài mẫu các bạn DOWNLOAD phía dưới bài viết nhé

Lời mở đầu Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại khách sạn Ngọc Lan

1. Lý do chọn đề tài

Hoạt động kinh doanh khách sạn đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của đất nước, là sự kết hợp hài hòa của nhiều nghiệp vụ chuyên sâu như: kinh doanh dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung. Trong tất cả các nghiệp vụ kinh doanh đòi hỏi nhà quản lý  không được quá coi trọng nghiệp  vụ này, xem nhẹ nghiệp vụ kia mà phải biết kết hợp  chặt chẽ, đồng bộ nhằm  tạo  thành một hệ thống dịch vụ thống nhất, toàn diện và bổ trợ cho nhau.

Trong điều kiện kinh tế thị trường, trước sức cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt thì đòi hỏi các nhà quản lý không chỉ quan tâm đến kết quả mà quan trọng  hơn phải quan tâm đến năng suất và chất lượng của mọi hoạt động.  Theo quy luật tất yếu của thị trường, doanh nghiệp nào sức cạnh tranh yếu  kém  thì buộc phải nhường  chỗ cho những doanh nghiệp năng động hơn biết thích ứng với cơ chế thị trường, biết tạo dựng và củng cố ngày càng vững chắc uy tín và vị thế của mình. Vì vậy, việc đánh giá đúng thực trạng và tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ  trong kinh doanh khách sạn đã, đang và sẽ luôn là vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp  nhưng lại mang tính chất bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển.

Ngày nay, do chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao, nhu cầu về sử dụng  dịch vụ ăn uống càng phức tạp và mang tính cao cấp. Việc ăn uống tại nhà nhiều khi  mất thời gian, trong khi đó, yêu cầu về tác phong công nghiệp nơi làm việc lại rất cao dẫn đến nhiều người không có đủ thời gian để ăn uống tại nhà. Bên cạnh đó, đi ăn tại  các nhà hàng, khách sạn luôn tạo ra cảm giác thoải mái, lịch sự phù hợp với việc xã  giao giữa bạn bè, đồng nghiệp. Đến với các nhà hàng, người tiêu dùng còn có nhiều cơ hội được thưởng thức nét văn hoá ẩm thực tinh túy từ  mọi miền, mọi quốc gia. Ngoài ra, việc đến ăn tại các khách sạn còn để  mọi người thể hiện  mình. Vì thế, nếu như  trước kia điều này bị coi là “xa xỉ” thì ngày nay đang trở thành “mốt” và là một hiện tượng phổ biến trong đời sống hàng ngày. Từ những nhận định trên cho thấy, sự phát triển nhanh chóng của ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống trong những năm tới là điều hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, để giữ vững được vị trí trong làng kinh doanh ăn uống thì các nhà hàng, khách sạn phải không ngừng tự mình nâng cao  chất lượng dịch vụ.

Khách sạn Ngọc Lan là một khách sạn có  kinh nghiệm  lâu năm trong hoạt động kinh doanh ăn uống. Với hệ thống gồm 4 nhà hàng, dịch vụ ăn uống mang lại khoảng 30% doanh thu mỗi năm cho khách sạn.

Xuất phát từ những lý do trên, cùng với nhận thức của bản thân sau 4 năm đại học, tôi đã lựa chọn đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại khách sạn Ngọc Lan” làm đề tài cho  khóa  luận tốt nghiệp của mình. Do hạn chế về mặt thời gian, tôi chỉ xin đi sâu  vào nghiên  cứu về nhà hàng Âu – Á Morin – nhà hàng lớn nhất trong hệ thống các nhà hàng của khách sạn Sài Gòn Morin, mỗi năm đóng góp trên 40% vào cơ cấu doanh  thu  từ dịch  vụ ăn uống của toàn khách sạn.

2.  Mục tiêu nghiên cứu

  • Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nhà hàng, kinh doanh ăn uống trong khách sạn; chất lượng, chất lượng dịch vụ và chất lượng dịch vụ ăn uống trong kinh doanh khách sạn, để từ đó có cái nhìn tổng quan về những vấn đề này.
  • Điều tra, thu thập ý kiến đánh giá của khách về chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng  Âu – Á Morin, từ đó có cơ sở để đánh giá đúng thực trạng  chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng và tìm ra các tác nhân ảnh hưởng.
  • Đưa ra những giải pháp và một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng Âu – Á Morin trong thời gian tới.

3.  Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về dịch vụ ăn uống và  chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng Âu – Á Morin, khách sạn Ngọc Lan.

4.  Phạm vi nghiên cứu

  • Về nội dung: Đề tài đi vào đánh giá chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng Âu – Á Morin, khách sạn Ngọc Lan thông qua ý kiến đánh giá của khách hàng lưu trú tại khách sạn. Từ đó, đưa ra các định hướng và giải pháp thích hợp nhằm nâng cao  chất lượng dịch vụ.
  • Về không gian: Đề tài được thực hiện trong phạm vi khách sạn Sài Gòn  Morin, trên địa bàn thành phố Huế.
  • Về thời gian:
    • Số liệu thứ cấp: Thu thập các số liệu, tài liệu về du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế và khách sạn Sài Gòn Morin từ năm 2017 –
    • Số liệu sơ cấp: Các số liệu điều tra khách hàng được tiến hành từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2020.

5.  Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

  • Phương pháp duy vật biện chứng
  • Phương pháp quan sát
  • Phương pháp bảng hỏi
  • Phương pháp thống kê
  • Phương pháp phân tích thống kê
  • Phương pháp phân tích so sánh.

Và một số phương pháp khác.

6.  Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, đề tài gồm có 3 chương:

  • Chương 1: Cơ sở khoa học của Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại khách sạn
  • Chương 2: Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng Âu – Á Morin, khách sạn Ngọc Lan.
  • Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng Âu – Á Morin, khách sạn Ngọc Lan.
De tài nghiên cứu khoa học về dịch vụ ăn uống
Bài mẫu nâng cao chất lượng dịch vụ Alacarte

Xem thêm

Báo giá ===> Nhận viết thuê báo cáo thực tập

Đề cương Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại khách sạn Ngọc Lan

  • PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ. 1
  • Lý do chọn đề tài 1
  • Mục tiêu nghiên cứu 2
  • Đối tượng nghiên cứu. 2
  • Phạm vi nghiên cứu. 2
  • Phương pháp nghiên cứu. 3
  • Kết cấu của đề tài 3
  • PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4
  • CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
  • CƠ SỞ LÝ LUẬN. 4
  • Nhà hàng và kinh doanh nhà hàng trong khách sạn 4
  • 1.1.     Khái niệm nhà hàng. 4
  • 1.2.     Đặc điểm riêng của kinh doanh nhà hàng trong khách sạn 4
  • 1.3.     Vai trò của hoạt động kinh doanh nhà hàng trong khách sạn. 5
  • Vị trí, chức năng, nhiệm vụ chung của bộ phận F&B 6
  • Quy trình phục vụ tổng quát một lượt khách tại nhà hàng. 7
  • Chất lượng và chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng của khách sạn 8
  • 4.1.     Một số khái niệm 8
  • 4.1.1.      Chất lượng và chất lượng dịch vụ. 8
  • 4.1.2.      Chất lượng dịch vụ khách sạn và chất lượng dịch vụ ăn uống. 9
  • 4.2.     Đặc điểm của chất lượng dịch vụ ăn uống. 10
  • 4.2.1.      Khó đo lường và đánh giá 10
  • 4.2.2.      Chỉ được đánh giá chính xác qua sự cảm nhận của người tiêu dùng trực tiếp 10
  • 4.2.3.      Phụ thuộc vào quá trình cung cấp dịch vụ của nhà hàng. 11
  • 4.2.4.      Tính nhất quán cao. 12
  • 4.3.     Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ăn uống. 12
  • 4.3.1.      Cơ sở vật chất kỹ thuật 12
  • 4.3.2.      Đội ngũ nhân viên phục vụ. 13
  • 4.3.3.      Chất lượng và chủng loại sản phẩm. 15
  • CƠ SỞ THỰC TIỄN. 16
  • Tình hình phát triển du lịch trên thế giới. 16
  • Du lịch Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng trước yêu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ. 17
  • CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĂN UỐNG TẠI NHÀ HÀNG ÂU – Á MORIN, KHÁCH SẠN SÀI GÒN
  • MORIN – HUẾ 20
  • TỔNG QUAN VỀ KHÁCH SẠN NGỌC LAN 20
  • Giới thiệu chung về khách sạn Ngọc Lan 20
  • 1.1.     Vị trí khách sạn 20
  • 1.2.     Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn 20
  • 1.3.     Chức năng, nhiệm vụ chung của khách sạn 22
  • 1.4.     Các dịch vụ khách sạn cung cấp. 22
  • 1.5.     Tổ chức lao động trong khách sạn 23
  • Các nguồn lực chính của khách sạn. 24
  • 2.1.     Cơ sở vật chất kỹ thuật 24
  • 2.1.1.      CSVCKT phục vụ lưu trú. 24
  • 2.1.2.      CSVCKT phục vụ ăn uống. 25
  • 2.1.3.      CSVCKT các dịch vụ bổ sung 25
  • 2.2.     Nguồn nhân lực. 26
  • 2.3.     Nguồn vốn 28
  • 3.Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Ngọc Lan qua 3 năm (2017 – 2019). 30
  • 3.1.     Tình hình khách đến khách sạn qua 3 năm (2017 – 2019). 30
  • 3.2.     Cơ cấu nguồn khách đến khách sạn theo quốc tịch qua 3 năm (2017 – 2019). 33
  • 3.3.     Kết quả kinh doanh của khách sạn qua 3 năm (2017 – 2019) 37
  • ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĂN UỐNG TẠI NHÀ HÀNG ÂU – Á MORIN 40
  • 1.Thực trạng hoạt động kinh doanh của nhà hàng Âu – Á Morin 40
  • 1.1.     Cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà hàng Âu – Á Morin 40
  • 1.1.1.      Khu vực nhà hàng. 40
  • 1.1.2.      Khu vực bếp 43
  • 1.2.     Mô hình tổ chức quản lý và cơ cấu đội ngũ lao động nhà hàng Âu – Á Morin. 44
  • 1.2.1.      Mô hình tổ chức quản lý. 44
  • 1.2.2.      Cơ cấu đội ngũ lao động 45
  • 1.3.     Sản phẩm dịch vụ ăn uống của nhà hàng Âu – Á Morin. 48
  • 1.4.     Thực trạng cung cấp dịch vụ ăn uống tại nhà hàng Âu – Á Morin 49
  • 1.4.1.      Quy trình phục vụ một lượt khách tại nhà hàng. 49
  • 1.4.2.      Mối quan hệ trong, ngoài và sự phối hợp hoạt động của bộ phận F&B. 52
  • 1.5.     Kết quả kinh doanh dịch vụ ăn uống của nhà hàng Âu – Á Morin qua 3 năm (2017 – 2019) 53
  • 1.5.1.      Kết quả kinh doanh dịch vụ ăn của nhà hàng (2017 – 2019) 53
  • 1.5.2.      Kết quả kinh doanh dịch vụ uống của nhà hàng (2017 – 2019) 56
  • 2.Đánh giá chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng Âu – Á Morin thông qua ý kiến của khách hàng. 58
  • 2.1.     Sơ lược về mẫu điều tra 58
  • 2.1.1.      Thông tin về phiếu điều tra. 58
  • 2.1.2.      Thông tin về đối tượng điều tra 58
  • 2.1.3.      Phương pháp xử lý và phân tích số liệu. 60
  • 2.2.     Phân tích kết quả điều tra 61
  • 2.2.1.      Đánh giá của khách về CSVCKT 61
  • 2.2.2.      Đánh giá của khách về đội ngũ nhân viên phục vụ. 65
  • 2.2.3.      Đánh giá của khách về yếu tố sản phẩm 74
  • 2.3. Đánh giá chung. 81

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĂN UỐNG TẠI NHÀ HÀNG ÂU – Á MORIN, KHÁCH SẠN NGỌC LAN. 83

  • Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của hoạt động kinh doanh ăn uống tại nhà hàng Âu – Á Morin trong năm 2020 và những năm tiếp theo. 83
  • 1.1.     Phương hướng kinh doanh của nhà hàng trong thời gian tới 83
  • 1.1.1.      Nghiên cứu thị trường. 83
  • 1.1.2.      Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 83
  • 1.1.3.      Tiết kiệm chi phí. 84
  • 1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của nhà hàng trong thời gian tới 84
  • Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống của nhà hàng Âu – Á Morin trong giai đoạn mới. 85
  • 2.1.     Hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật 85
  • 2.2.     Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động 86
  • 2.3.     Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ăn uống 88
  • 2.4.     Tạo nguồn cung cấp thực phẩm, nguyên liệu ổn định 89
  • 2.5.     Tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để tối đa hóa lợi nhuận. 89
  • 2.6.     Tăng cường hoạt động quảng cáo và thường xuyên thu nhận ý kiến phản hồi của khách hàng. 89
  • 2.7.     Các giải pháp khác. 90
  • PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 91
  • KẾT LUẬN 91
  • KIẾN NGHỊ.
  • 2.1.     Đối với chính quyền và các ban ngành liên quan. 93
  • 2.2.     Đối với khách sạn Ngọc Lan. 93

Xem thêm

Kho 99+  Mẫu báo cáo thực tập tại khách sạn

Kết luận Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại khách sạn Ngọc Lan

Ngày nay, khi du lịch đang ngày càng trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống con người thì hoạt động kinh doanh du lịch cũng không ngừng phát triển và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước. Cùng với xu hướng phát triển chung của du lịch thế giới, ngành du lịch nước ta nói chung và hoạt động kinh doanh khách sạn nói riêng cũng không ngừng phát triển, trở thành một ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

  • Với sự tăng lên nhanh chóng về số lượng các khách sạn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, vừa đáp ứng được nhu cầu phục vụ khách du lịch, nhưng cũng xuất hiện sự cạnh tranh ngày một cách gay gắt. Vì vậy để có thể củng cố được uy tín và đứng vững trong cơ chế thị trường hiện nay thì khách sạn Ngọc Lan nói chung và nhà hàng Âu – Á Morin nói riêng đã không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ.
    Nhờ sự nỗ lực đó, cùng với lợi thế về đội ngũ nhân viên gắn bó lâu năm và giàu kinh nghiệm, cùng với hệ thống CSVCKT tương đối đồng bộ, trong 3 năm qua (2017
  • – 2019), nhà hàng Âu – Á Morin đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu về đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại khách sạn Ngọc Lan” và qua thời gian thực tập tiếp xúc thực tế tại khách sạn, tôi đã rút ra được 8 kết luận như sau:
  • 1. Trình độ chuyên môn của nhân viên chưa cao, số lượng nhân viên có bằng đại học chiếm tỷ trọng không nhiều. Khả năng về ngoại ngữ của nhân viên còn hạn chế, chủ yếu chỉ nói được tiếng Anh ở mức độ giao tiếp thông thường chứ chưa thực sự thành thạo.
  • 2. Khách sạn chưa tạo được sự khác biệt trong phong cách phục vụ, yếu tố con người chưa được phát huy tối đa. Hơn nữa, những yếu kém trong chất lượng dịch vụ chủ yếu tồn tại ở đội ngũ nhân viên, các yếu tố khác mặc dù vẫn có nhưng không cấp bách bằng. Nhiều nhân viên còn có thái độ phân biệt giữa khách quốc tế với khách nội địa.
  • 3. Một số nhân viên còn có thái độ ỷ lại, ý thức tự giác làm việc chưa cao, có tư tưởng ngại khó ngại khổ, chưa có tinh thần đồng đội và ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ của công và giữ gìn tài sản chung.
  • 4. Các loại hình dịch vụ bổ sung còn hạn chế và chưa có sự khác biệt với các khách sạn khác, hầu như các dịch vụ bổ sung của khách sạn Sài Gòn Morin thì khách sạn đồng hạng nào cũng có nên rất khó để có thể kéo dài thời gian lưu trú của khách.
  • 5. Các hoạt động khuếch trương quảng cáo còn hạn chế và chưa tạo được ấn tượng với khách. Đa số khách đến với khách sạn đều thông qua các hãng lữ hành, đối tượng khách tự tìm đến với khách sạn rất ít. Thậm chí nhiều khách muốn tìm hiểu thông tin về khách sạn trước khi đến ở thì cũng không có nguồn để tìm, thông tin nhận được rất hạn chế.
  • 6. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số khách hàng cảm thấy hài lòng về tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của nhà hàng như CSVCKT, đội ngũ NVPV và yếu tố sản phẩm. Nhưng bên cạnh đó vẫn không thể tránh khỏi một số ít khách hàng khó tính chưa thực sự hài lòng về một vài nhân tố nhỏ như: tên gọi của món ăn, mức giá bán, thời gian chế biến, ngoại hình của đội ngũ NVPV, trình độ ngoại ngữ của nhân viên v.v. Mặc dù chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số khách nhưng qua đó vẫn cho thấy rằng, chất lượng dịch vụ của nhà hàng là chưa thực sự hoàn hảo để có thể thỏa mãn được tất cả các đối tượng khách. Nhà hàng cần phải có sự nỗ lực hơn nữa để ngày càng đến gần với khách hàng hơn bằng cách khắc phục nhanh chóng các hạn chế mắc phải này.
  • 7. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS tuy không mới nhưng cũng phần nào phản ánh được mức độ cảm nhận của khách về chất lượng dịch vụ tại nhà hàng Âu – Á Morin. Qua đó làm cơ sở để nhà hàng rút kinh nghiệm, hạn chế các mặt tiêu cực và phát huy những thế mạnh của mình.
  • 8. Đề tài nghiên cứu đã cơ bản đánh giá được thực trạng chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng Âu – Á Morin, tìm ra một số nguyên nhân để trên cơ sở đó định hướng các giải pháp. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian nên đề tài mới chỉ nghiên cứu trong phạm vi nhỏ là 1 nhà hàng. Đề tài này là cơ sở cho những nghiên cứu với phạm vi lớn hơn như cho cả khách sạn và mở rộng ra cho hoạt động kinh doanh ăn uống trên địa bàn toàn tỉnh.

Xem thêm

Kho 99+  Mẫu báo cáo thực tập tại Nhà hàng

Kiến nghị Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại khách sạn Ngọc Lan

Để góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng Âu – Á Morin trong năm 2020 và những năm tiếp theo, tôi xin đưa ra một số kiến nghị đối với chính quyền cấp cơ sở và ban lãnh đạo khách sạn Ngọc Lan như sau:

2.1. Đối với chính quyền và các ban ngành liên quan

  • – Tiếp tục đưa ra những giải pháp, chính sách, chiến lược và các hoạt động quảng bá tuyên truyền cho du lịch Thừa Thiên Huế trên các đoạn thị trường, đặc biệt là thị trường khách du lịch quốc tế nhằm duy trì thị trường đã có, mở rộng thị trường mới. Số lượng khách tăng lên đồng nghĩa với nhu cầu sử dụng dịch vụ ăn uống tăng và từ đó ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống sẽ phát triển.
  • – Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cấp hệ thống đường giao thông, các phương tiện thông tin liên lạc và CSVCKT phục vụ du lịch. Đồng thời phải giải quyết nhanh chóng, chính xác những thủ tục, giấy tờ liên quan đến khách nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc đón khách đến Huế.
  • – Giữ vững và phát huy những nét đẹp trong nghệ thuật văn hoá ẩm thực Việt Nam, đặc biệt là nghệ thuật ẩm thực Huế để giới thiệu cho du khách thế giới. Thường xuyên mở các cuộc triển lãm cũng như tham gia các cuộc triển lãm nghệ thuật ẩm thực trên thế giới để có cơ hội giới thiệu về nét đẹp ẩm thực Việt Nam.
  • – Để hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh và tránh tình trạng các khách sạn, nhà hàng mọc lên nhiều mà chất lượng lại không đảm bảo thì nên có những quy định chặt chẽ, những tiêu chuẩn cụ thể về VSATTP và phải thường xuyên kiểm tra để đánh giá tiêu chuẩn đạt được ở mỗi khách sạn, nhà hàng. Đồng thời, cần đưa ra khung giá chung nhằm hạn chế việc bán phá giá.

2.2. Đối với khách sạn Ngọc Lan

  • – Cải tạo và nâng cấp những CSVC cũ đã xuống cấp, tăng cường một số CSVCKT trong nhà hàng, bổ sung thêm các dụng cụ ăn uống còn thiếu, bổ sung thêm xe đẩy, trang bị ghế xoay ở quầy bar cho khách ngồi, thay mới những dụng cụ nấu nướng trong bếp đã quá cũ, sử dụng loại gạch chống trơn trượt để lát trong nhà bếp v.v…
  • – Đào tạo lại một số nhân viên để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tăng cường ý thức làm việc cho các nhân viên, đặc biệt là thái độ phục vụ phải nhiệt tình, chu đáo và vui vẻ hơn. Nâng cao tinh thần làm việc, tinh thần tập thể của các nhân viên.
  • – Tuyển thêm nhân viên nam, nhân viên biết tiếng Pháp.
  • – Nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân viên trong việc bảo vệ, giữ gìn tài sản chung, sử dụng tiết kiệm điện, nước,. hạn chế tối đa các chi phí không cần thiết.
  • – Tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm.
  • – Tham gia nhiều hơn nữa vào các cuộc triển lãm nghệ thuật ẩm thực, các cuộc
  • thi nấu ăn giỏi do tỉnh tổ chức.
  • – Tổ chức giao lưu giữa ban giám đốc với nhân viên và giữa nhân viên với nhau để tạo không khí đoàn kết, thân mật trong nội bộ, tạo cơ hội để lãnh đạo hiểu được tâm tư nguyện vọng của nhân viên, từ đó có sự quan tâm thích đáng hơn tới đời sống vật chất và tinh thần của họ.
  • – Hoàn thiện các kênh phân phối, tiếp tục duy trì mối quan hệ với hãng lữ hành trong và ngoài nước để đảm bảo lượng khách được cung cấp ổn định. Bên cạnh đó cần tăng cường khả năng liên kết với các khách sạn cùng thứ hạng khác trên địa bàn để hạn chế khả năng bán phá giá, tiến tới cạnh tranh lành mạnh.

Trên đây là một số ý kiến đóng góp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng Âu – Á Morin, từ đó hướng đến hoàn thiện chất lượng dịch vụ của khách sạn Sài Gòn Morin – Huế. Chất lượng là con đường ngắn nhất nhưng cũng khó khăn nhất để đến với khách hàng, vì vậy muốn đạt được mục tiêu này cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa khách sạn và các ban ngành liên quan. Tôi cũng xin mượn những nội dung này để khép lại đề tài nghiên cứu của mình tại đây. Xin chân thành cám ơn!

Trên đây là một số nội dụng mẫu khóa luận tốt nghiệp Nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống tại khách sạn Ngọc Lan mình làm sơ lược để cho các bạn có thể tham khảo nếu bạn nào có nhu cầu triển khai nội dung theo đề cương trên hoặc là theo một đề cương khác với đề tài báo cáo tốt nghiệpcác bạn có thể liên hệ Làm thuê khóa luận tốt nghiệp với mình qua sđt/Zalo: 0909232620 nhé!

DOWNLOAD FILE

Báo cáo thực tập tại khách sạn, Báo cáo thực tập tại nhà hàng

De tài nghiên cứu khoa học về dịch vụ ăn uống

De tài nghiên cứu khoa học về dịch vụ ăn uống

De tài nghiên cứu khoa học về dịch vụ ăn uống

De tài nghiên cứu khoa học về dịch vụ ăn uống

De tài nghiên cứu khoa học về dịch vụ ăn uống

De tài nghiên cứu khoa học về dịch vụ ăn uống