Di tích lịch sử văn hóa mỹ hào năm 2024

Di tích lịch sử văn hóa mỹ hào năm 2024
Di tích lịch sử văn hóa mỹ hào năm 2024

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hưng YênBan Quản lý di tích tỉnh

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Di sản văn hóa vật thể
    • Di tích
      • Cấp quốc gia đặc biệt
      • Cấp quốc gia
      • Cấp tỉnh
    • Bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật
      • Bảo vật quốc gia
      • Cổ vật
      • Di vật
      • Cây di sản
        • TP. Hưng Yên
        • Mỹ Hào
        • Ân Thi
        • Khoái Châu
        • Kim Động
        • Phù Cừ
        • Tiên Lữ
        • Văn Giang
        • Văn Lâm
        • Yên Mỹ
    • Danh mục di tích lịch sử văn hóa
  • Di sản văn hóa phi vật thể
    • Lễ hội truyền thống
    • Nghề thủ công truyền thống
    • Tập quán xã hội và tín ngưỡng
    • Tri thức dân gian
    • Nghệ thuật trình diễn dân gian
    • Ngữ văn dân gian
    • Tiếng nói, chữ viết
  • Tin tức
  • Văn bản
    • Văn bản Trung ương
    • Văn bản của tỉnh
  • Liên hệ
  • Phần mềm quản lý
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Di sản văn hóa vật thể
    • Di tích
      • Cấp quốc gia đặc biệt
      • Cấp quốc gia
      • Cấp tỉnh
    • Bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật
      • Bảo vật quốc gia
      • Cổ vật
      • Di vật
      • Cây di sản
        • TP. Hưng Yên
        • Mỹ Hào
        • Ân Thi
        • Khoái Châu
        • Kim Động
        • Phù Cừ
        • Tiên Lữ
        • Văn Giang
        • Văn Lâm
        • Yên Mỹ
    • Danh mục di tích lịch sử văn hóa
  • Di sản văn hóa phi vật thể
    • Lễ hội truyền thống
    • Nghề thủ công truyền thống
    • Tập quán xã hội và tín ngưỡng
    • Tri thức dân gian
    • Nghệ thuật trình diễn dân gian
    • Ngữ văn dân gian
    • Tiếng nói, chữ viết
  • Tin tức
  • Văn bản
    • Văn bản Trung ương
    • Văn bản của tỉnh
  • Liên hệ
  • Phần mềm quản lý
  • Di sản văn hóa phi vật thể

Di sản văn hóa phi vật thể

Di sản văn hóa phi vật thể

Di sản văn hóa vật thể

  • Di tích
    • Cấp quốc gia đặc biệt
    • Cấp quốc gia
    • Cấp tỉnh
  • Bảo vật quốc gia, di vật, cổ vật
    • Bảo vật quốc gia
    • Cổ vật
    • Di vật
    • Cây di sản
      • TP. Hưng Yên
      • Mỹ Hào
      • Ân Thi
      • Khoái Châu
      • Kim Động
      • Phù Cừ
      • Tiên Lữ
      • Văn Giang
      • Văn Lâm
      • Yên Mỹ
  • Danh mục di tích lịch sử văn hóa

Theo đó, xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh đối với 9 di tích gồm: Đình - chùa Vũ Dương, xã Hồng Quang (Ân Thi); đình Thượng, xã Hồng Nam (thành phố Hưng Yên); đình Đào Du, phường Phùng Chí Kiên (thị xã Mỹ Hào); đình – chùa Hòa Lạc, xã Hòa Phong (thị xã Mỹ Hào); đình – chùa Huệ Lai, xã Phù Ủng (Ân Thi); đình – chùa Thục Cầu, xã Việt Hưng (Văn Lâm); đình Bơi, xã Trưng Trắc (Văn Lâm); nhà thờ Tiến sỹ Phạm Phúc Chiêu, xã Yên Phú (Yên Mỹ); đình – chùa Tây Thi, xã Hồng Quang (Ân Thi).

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THỊ XÃ MỸ HÀO - TỈNH HƯNG YÊN

Cơ quan chủ quản: UBND thị xã Mỹ Hào.

Địa chỉ: Số 23, đường Nguyễn Thiện Thuật, phường Bần Yên Nhân, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.

Trưởng Ban Biên tập: Ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó Chủ tịch UBND thị xã.

Ðây chính là nơi phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn tỉnh. Từ mùa thu năm ấy, vùng quê nghèo với dòng chảy truyền thống yêu nước, cách mạng bền bỉ, đã viết tiếp trang sử mới trong thời đại Hồ Chí Minh.

Sách sử còn ghi vùng đất Mỹ Hào được khai khẩn từ thời kỳ các vua Hùng dựng nước. Trải qua các triều đại Ðinh, Lê, Lý, Trần,... nhân dân Mỹ Hào đã góp phần cùng nhân dân cả nước làm nên những chiến công lẫy lừng, ghi dấu vào lịch sử chống ngoại xâm vẻ vang của dân tộc. Hiện Mỹ Hào có 176 di tích, với 30 di tích, cụm di tích đã được xếp hạng.

Dòng chảy ngàn năm...

Bao đời nay, vùng quê Mỹ Hào có mỹ tục, vào những dịp Tết, lễ hội lớn, kỷ niệm trọng đại trong năm, người dân cùng những người con xa quê trở về tiến hành những nghi lễ, tưởng niệm truyền thống tại quần thể di tích lịch sử văn hóa tại xã Xuân Dục, cận kề trung tâm thị xã. Ðó là di tích chùa Xuân Nhân (chùa Sùng Bảo) nổi tiếng với tích “Tượng đất hóa tượng vàng”, gần với di tích lịch sử cấp quốc gia-Khu lưu niệm Nguyễn Thiện Thuật. Còn nhớ, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nơi đây là một trong những căn cứ của nghĩa quân Bãi Sậy với vị thủ lĩnh Nguyễn Thiện Thuật, trong cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân đồng bằng Bắc Bộ cuối thế kỷ 19.

Cần nói thêm, cây đề Xuân Nhân vốn là vọng gác tiền tiêu của nghĩa quân Bãi Sậy cùng với “cây đa Tân Trào-cây đào Tô Hiệu” đã trở thành những biểu tượng về ý chí kiên cường bất khuất, tô đậm thêm trang sử hào hùng chống quân xâm lược của dân tộc. Cùng trong tổng thể di tích, là Nhà lưu niệm lực lượng nữ du kích Hoàng Ngân và liệt sĩ-Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Vũ Thị Kính. Trong chiến tranh chống Pháp, lực lượng nữ du kích Hoàng Ngân (được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân) đã cùng quân dân trong tỉnh đánh hơn 1.000 trận, lập chiến công lẫy lừng.

Trong những cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, hàng chục nghìn người con đất Mỹ Hào đã lên đường, ra mặt trận chiến đấu bảo vệ non sông. Hàng nghìn người con đất anh hùng đã hy sinh vì nền độc lập của dân tộc. Năm 1996, huyện Mỹ Hào đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Một buổi sớm, chúng tôi cùng lãnh đạo thị xã vượt qua những khu phố khang trang, những con đường xanh mát về xã Tân Lập. Còn nhớ, nơi đây từ khi có Ðảng đến những năm trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, người dân sớm đi theo cách mạng, phong trào Việt Minh phát triển mạnh. Ðược sự giúp đỡ của Xứ ủy Bắc kỳ, Khu an toàn Bãi Sậy được thành lập, lấy thị trấn Bần Yên Nhân là trung tâm và các xã trong vùng nam, bắc đường 5 là cơ sở cách mạng. Xứ ủy đã chọn nhà ông Nguyễn Ðăng Tỵ, thôn Thổ Cốc, ngôi nhà gỗ năm gian chắc chắn và kín đáo đặt trụ sở giao thông của Xứ.

Trong khí thế sôi sục thực hiện Chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, Ban cán sự đảng tỉnh đã họp tại đình làng Thổ Cốc và phát lệnh khởi nghĩa toàn tỉnh. Từ ngày 18/8/1945, đình Thổ Cốc nhộn nhịp không khí may cờ đỏ sao vàng, biểu ngữ, in truyền đơn, áp-phích và phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền toàn tỉnh Hưng Yên. Ngày 19/8/1945, tự vệ và quần chúng trong xã đã đồng loạt nổi dậy, tập hợp thành đội ngũ tay cầm cờ, giơ cao biểu ngữ “Ủng hộ Việt Minh”, “Việt Nam độc lập muôn năm”, “Ðả đảo phát-xít Nhật”.

Cùng ngày, dưới sự chỉ đạo của Ủy ban khởi nghĩa huyện, các thôn lập các đơn vị vũ trang, có trang bị các loại vũ khí thô sơ được huy động cùng đoàn người biểu tình vũ trang xuống giành chính quyền huyện. Trước khí thế sục sôi của quần chúng, tri huyện và toàn bộ lính trong huyện đường không chút phản ứng. Mỹ Hào sớm giành được chính quyền. Sáng 20/8/1945, lá cờ đỏ sao vàng rộng 24m2 tung bay trước đình làng Thổ Cốc, khẳng định chính quyền đã về tay nhân dân.

Sức mạnh nội sinh trong phát triển

Những ngày thu tháng Tám này, trở về Mỹ Hào, được chứng kiến cảnh quan của một đô thị năng động và phát triển. Hiện trên địa bàn có 258 dự án được triển khai đầu tư, trong đó có năm khu công nghiệp lớn cùng nhiều làng nghề đang hoạt động với diện tích hơn 800ha. Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ thị xã nhiệm kỳ 2020-2025 xác định mục tiêu huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, xây dựng thị xã Mỹ Hào trở thành đô thị loại III vào năm 2023; phấn đấu đến năm 2025 cơ bản hoàn thiện các tiêu chí thành phố trực thuộc tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên Nguyễn Hữu Nghĩa trao đổi, đây là đại hội đầu tiên của Mỹ Hào với tên gọi mới: từ huyện trở thành thị xã Mỹ Hào; từ Ðảng bộ huyện thành Ðảng bộ thị xã; từ chính quyền nông thôn chuyển thành chính quyền đô thị.

Nhiệm kỳ này, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã luân chuyển một ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy là đồng chí Trần Thị Thanh Thủy, không phải người địa phương, về đảm nhiệm cương vị Bí thư Thị ủy Mỹ Hào. Ðảng bộ thị xã hiện có 43 chi bộ, đảng bộ trực thuộc Thị ủy với 5.771 đảng viên.

Trước yêu cầu mới cùng những thách thức trong sự phát triển, tập thể Ban Thường vụ Thị ủy tập trung duy trì nghiêm các chế độ, quy định của Ðảng, ban hành, bổ sung quy chế làm việc, phối hợp; tăng cường kỷ luật, kỷ cương và phát huy hiệu quả hoạt động các cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị. Cả Ðảng bộ dồn sức cho hai khâu đột phá và năm giải pháp trọng tâm trên các lĩnh vực.

Trưởng Ban Dân vận Thị ủy Ðào Thị Bằng cho biết: Các cấp ủy, chính quyền thị xã coi trọng thực thi, phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở; nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên ở cơ sở; đề cao trách nhiệm phản biện và giám sát xã hội của nhân dân với tác phong, tư duy mới nhằm phát huy, thu hút trí tuệ, nguồn lực cho các mục tiêu phát triển.

Quá trình xây dựng Ðảng và hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, Ðảng bộ thị xã coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, có năng lực, uy tín, tính chuyên nghiệp cao.

Thực tế cho thấy, những nhân tố nêu trên góp phần bảo đảm cấp ủy, bộ máy chính quyền các cấp ở Mỹ Hào đủ sức giải quyết những vấn đề “nóng”, thách thức đặt ra trong quá trình phát triển. Trong bối cảnh thực hiện “mục tiêu kép”, nhiều chỉ tiêu về phát triển kinh tế-xã hội của thị xã vượt kế hoạch đề ra. Sáu tháng đầu năm 2022, tổng giá trị sản xuất toàn thị xã đạt gần 16 nghìn tỷ đồng, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2021.

Thị xã đã và đang góp phần không nhỏ trong việc đưa tỉnh Hưng Yên gia nhập vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Mỹ Hào đang trong lộ trình trở thành đô thị của Hưng Yên, cùng tầm nhìn trở thành một thành phố gắn với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội, kết nối toàn diện với các đô thị lớn trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng Thủ đô.