Đĩa oản nghĩa là gì

Bánh oản có ăn được không? cách làm bánh oản như thế nào? Bánh oản là một loại bánh thơm ngon được nhiều người yêu thích, nhất là trẻ nhỏ. Vì được làm từ nguyên liệu là bột đã được làm chín và đường, rất an toàn nên bánh oản hoàn toàn có thể ăn được, thậm chí thơm ngon như bánh in. Màu sắc sặc sỡ của mỗi chiếc vỏ bánh tạo nên sức thu hút kỳ lạ cho lũ trẻ. Bánh oản còn là món bánh từ lâu đã gắn liền với văn hóa tâm linh của người Việt. Những chiếc bánh oẳn xanh, đỏ, tím vàng là thức bánh không thể thiếu ở các đình, chùa Việt Nam. Nhưng bạn có biết bánh oản là gì và cách làm bánh oản như thế nào không? Hãy cùng chuyên mục món ngon của Dichvuhay.vn tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

  • Cách làm bánh trứng gà non giòn ngon cho bé yêu ăn chơi cuối tuần

Bánh oản có ăn được không?

Bánh oản hay còn gọi là bánh cộ, một số nơi gọi là bánh in, là món bánh được làm từ các loại bột dùng để đưa ra cúng Phật, cúng tổ tiên ông bà trong những dịp lễ Tết, giỗ,…Bánh oản cũng có rất nhiều chủng loại: bánh oản bột nếp, bánh oản bột huỳnh tinh, bánh oản bột đậu xanh, bánh oản bột đậu quyên, bánh oản bột đậu ván, bánh oản hạt sen trần… Bột sau khi làm chín được in và tạo hình bằng các khuôn và thường có hoa văn chữ Thọ, chữ Lễ, chữ Phúc, hay hình hoa sen và trái đào tiên…Đặc trưng của bánh oản là thường được gói bằng giấy gương ngũ sắc nên một số miền còn gọi món bánh này là bánh ngũ sắc.

Đĩa oản nghĩa là gì

Theo quan niệm của người Việt, bánh oản có màu trắng trong, thanh khiết, làm từ bột và đường là tinh hoa của trời đất nên mỗi dịp lễ tết, người Việt thường bày bánh oản ra cúng ở những nơi trang trọng trong tâm linh như đình, chùa, bàn thờ Tổ tiên.

Nguyên liệu làm bánh oản

  • + 500gr bột nếp, 30gr bột năng
  • + 500gr đường
  • + 200ml nước lọc, ¼ tsp nước cốt chanh, 2 tsp nước hoa bưởi.

Để thực hiện ta cần chuẩn bị dụng cụ làm bánh oản như sau:

  • + Khuôn bánh oản
  • + Bát sạch
  • + Thìa
  • + Giấy gương đủ màu gói bánh oản

Cách làm bánh oản truyền thống

  • + Bước 1: Trước hết, bạn trộn bột nếp và bột năng lại với nhau, sau đó đem rang trên chảo cùng với lá dứa cho đến khi thấy lá chuyển màu xanh rêu là đã bột chín.
  • + Bước 2: Tiếp đến bạn đun sôi đường và nước lọc đến khi đường tan hết và sợi đường kéo chỉ thì nhấc xuống để nguội. Bạn cho thêm nước cốt chanh và nước hoa bưởi vào đảo đều.
  • + Bước 3: Bạn cho hỗn hợp bột đã rang chín từ từ vào âu nước đường rồi trộn đều cho đến khi bột thấm hết nước đường.
  • + Bước 4: Sau đó bạn phủ bột áo lên khuôn bánh, ém hỗn hợp bột vào khuôn, không đi chuyển bánh trong vòng ít nhất 15 phút để bánh định hình và tránh bánh bị vỡ. Sau đó thì gỡ bánh ra khỏi khuôn.
  • + Bước 5: Dùng giấy gương đủ màu gói bánh oản lại là hoàn thành.

Kết: Bánh oản là một loại bánh thơm ngon được nhiều người yêu thích, nhất là trẻ nhỏ. Vì được làm từ nguyên liệu là bột đã được làm chín và đường, rất an toàn nên bánh oản hoàn toàn có thể ăn được, thậm chí thơm ngon như bánh in. Màu sắc sặc sỡ của mỗi chiếc vỏ bánh tạo nên sức thu hút kỳ lạ cho lũ trẻ. Thực chất, mỗi màu giấy bọc oản còn mang một ý nghĩa tâm linh khác nhau. Sặc sỡ mà không xa hoa, chiếc bánh oản đã trở thành món quà tinh thần trong đời sống người Việt.

Tags: cách làm phẩm oản, mua bánh oản ở đâu, cách trang trí oản, cách làm bánh khảo, oản cúng, bánh in, oản thắp hương, phẩm oản cúng sao là gì

Phong tục thờ cúng là nét văn hóa tín ngưỡng thiêng liêng đã có từ lâu đời gắn liền với đời sống người Việt. Do đó, cứ đến ngày rằm, mùng một, người Việt lại sắm đồ lễ bày biện, trang hoàng lên bàn thờ Gia Tiên, Thần Tài, bàn thờ tại đền, chùa, … Trong đó, không thể thiếu Oản Đường hay còn gọi là Oản Tài Lộc.

Tại sao lại gọi là Oản Tài Lộc?

Ban đầu Oản được gọi với cái tên đơn giản là Oản Đường hay Bánh Oản, có nơi gọi là Bánh Thảo, Bánh In. Bởi oản có vị ngọt từ đường và được đóng thành bánh. Các bánh Oản thắp hương thường được tạo bằng khuôn với hoa văn chữ Thọ, chữ Phúc, chữ Lộc, … và thường được gói bằng giấy kiếng màu đỏ, xanh, tím, … vô cùng nổi bật và bắt mắt. Nó được sử dụng nhiều để dâng lễ cúng Phật, cúng gia tiên trong các dịp lễ nhằm cúng xin tài lộc, bình an cho gia quyến. Dần dần, oản đường trở thành lễ vật cúng xin tài lộc không thể thiếu trên mỗi bàn thờ. Và cũng từ đó, theo thói quen người dần dần gọi Oản ĐườngOản Tài Lộc. 

Đĩa oản nghĩa là gì
Oản Tài Lộc dâng lễ bàn thờ Gia Tiên

Nguồn gốc Oản Tài Lộc

Oản Tài Lộc đã xuất hiện trong đời sống người Việt từ ngàn xưa. Chưa có tài liệu nào cụ thể ghi nhận thời điểm và nguồn gốc ra đời của loại bánh oản này. Người ta cho rằng oản được tạo ra và song hành cùng sự phát triển của Phật Giáo. Phẩm oản được tạo ước lệ từ hình dáng chính yếu của các tòa tháp Phật Giáo. Nó truyền tải nhiều tầng ý nghĩa. Theo Phật Giáo, tháp có sự liên kết sinh – tử và tái sinh. Nó không có bắt đầu cùng không có kết thúc giống như vòng tuần hoàn của đất trời, tạo hóa. Do đó, phẩm oản được bày biện trên bàn thờ Phật với sự thành tâm, tôn kính thờ phụng thiêng liêng.

Tuy nhiên, không phải bất cứ vùng miền nào tại Việt Nam cũng gọi loại bánh này như vậy. Do sự sai khác về lối sống, vị trí, cách thức làm bánh và hương vị bánh mà người ta có thể gọi OảnBánh Khảo hay Bánh In, Bánh Cộ. Trong đó, cách gọi bánh oản, bánh khảo là của miền bắc. Cụ thể là vùng đồng bằng sông Hồng. Bánh oản cho loại bánh không nhân và bánh khảo cho loại bánh có nhân sen đường hoặc đậu xanh. Còn cách gọi bánh in, bánh cộ là cách gọi bánh đậm chất Huế. Do xuất phát từ đặc điểm làm bánh là phải đóng khuôn có in hình nổi. 

Nguyên liệu làm oản và cách làm bánh oản ngon, đẹp, bắt mắt

Để làm được một chiếc Bánh Oản ngon và đẹp mắt bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu như: 500gr bột nếp, 30gr bột năng, ½ thìa nước cốt chanh, 2 thìa nước hoa bưởi, một ít lá dứa, 500gr đường, 200ml nước lọc, khuôn và dụng cụ làm bánh. 

1. Bắt đầu làm bánh, bạn trộn bột nếp và bột năng lại với nhau. Đem hỗn hợp này rang trên chảo cùng với lá dứa đến khi nào thấy lá chuyển xanh rêu là được.

2. Tiếp theo, bạn đun sôi nước rồi cho đường vào. Keo đường cho đến khi sợi đường kéo chỉ thì mang ra để nguội. Sau đó, cho nước chanh cùng nước hoa bưởi vào trộn đều.

3. Cho hỗn hợp bột vừa rang vào âu nước đường rồi trộn đều.

4. Sau đó, cho hỗn hợp này vào khuôn. Chú ý, bạn phải rắc một lớp bột áo vào khuôn trước. Điều này giúp cho hỗn hợp bột và đường không bị dính vào khuôn.

5. Chờ 15 phút thì gỡ bánh ra khỏi khuôn.

Vậy là bạn đã hoàn thành công việc làm bánh oản thơm ngon tuyệt đẹp.

Trang trí Oản Tài Lộc

Sau khi hoàn thiện công đoạn làm bánh, bạn có thể trang trí bánh oản cho thêm phần bắt mắt và trang trọng. Thông thường, người ta thường đặt một miếng giấy nhỏ lên chóp oản và bọc oản này với giấy gương. Nếu cầu kỳ hơn bạn có thể bọc nhiều hơn một lớp giấy gương và tạo hình hoa hay hình bông sen. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể gán hoa vải hay hoa giấy cùng lá ngọc, cành vàng hay lông vũ lên quanh oản cho thêm phần lộng lẫy, sang trọng. Giống như những mẫu Oản Nghệ Thuật tuyệt đẹp được những nghệ nhân tài ba từ Oản Cô Tâm thực hiện sau đây.

>> Những mẫu oản dâng lễ đẹp nhất do nghệ nhân của Oản Cô Tâm thực hiện

Đĩa oản nghĩa là gì
Oản Nghệ Thuật thành tâm lễ Tứ Phủ

Oản Tài Lộc nghệ thuật dâng lễ ở đâu?

Ngày nay, do yêu cầu về thẩm mỹ ngày càng cao, người ta không còn cúng lễ Oản Đường đơn giản với oản và giấy kiếng ngũ sắc nữa mà thay vào đó là Oản Tài Lộc nghệ thuật. Oản Tài Lộc nghệ thuật là loại oản được đầu tư thiết kế trang trí cầu kỳ, lộng lẫy với nhiều màu sắc và chi tiết. Loại oản này thường được dâng bái tại bàn thờ thần linh tứ phủ, bàn thờ thần tài, bàn thờ phật và bàn thờ gia tiên. Mỗi loại oản với những màu sắc và cách trang trí khác nhau sẽ thích hợp, có ý nghĩa với mỗi vị thần linh khác nhau.  

Oản lễ Tứ Phủ 

Tứ Phủ là gì – Tứ phủ gồm những ai?

Tứ Phủ hay Tứ Phủ Công Đồng là một tín ngưỡng nằm trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam. Tứ phủ bao gồm: Thiên phủ (miền trời), Nhạc phủ (miền rừng núi), Thủy phủ (miền sông nước), Địa phủ (miền đất). Trong tứ phủ còn bao gồm hệ thống các thần linh, các vị thánh với một trật tự chặt chẽ. Về cơ bản, các vị thánh là: 

Những chú ý khi dâng lễ Oản Tứ Phủ và những mẫu oản thông dụng

Khi dâng lễ Oản Tứ Phủ cần chú ý màu sắc lễ vật. Bởi mỗi vị thánh sẽ chứng mỗi màu sắc lễ vật khác nhau. Ví dụ như với Chúa Đệ Nhất Tây Thiên phải sắm oản màu đỏ, Chúa đệ nhị Nguyệt Hồ phải sắm oản màu xanh, chúa Đệ Tam Lâm Thao phải sắm oản màu trắng, … Bạn có thể tham khảo màu sắc oản thắp hương đúng ứng với mỗi vị thánh Tứ Phủ tại mục Oản tứ phủ tại website oản cô tâm tại mục oản lễ Tứ Phủ.

Xem thêm toàn bộ mẫu Oản Tứ Phủ: https://oancotam.com/oan/oan-le-tu-phu/

Đĩa oản nghĩa là gì
Oản đẹp thành tâm dâng lễ Tứ Phủ Công Đồng

Oản lễ Thần Tài 

Oản lễ Thần Tài cần chú ý màu gì?

Theo tục dân gian thì thờ Thần Tài sẽ giúp gia khuyến gặp may mắn trong chuyện tiền bạc, làm ăn. Do đó, tại các cơ sở kinh doanh thường có bàn thờ cúng Thần Tài đặt cạnh cửa tiệm. Thông thường, người dân sắm lễ cúng thần tài với mâm ngũ quả, rượu, giấy tiền, hoa quả, bánh kẹo và đặc biệt là mâm Oản Tài Lộc được trang trí tỉ mỉ lộng lẫy, ngoài ra quý khách khi dâng Oản Thần Tài chú ý oản sẽ có màu đỏ hoặc vàng. 

Xem toàn bộ mẫu Oản Thần Tài: https://oancotam.com/oan/oan-le-than-tai/

Quan niệm rằng, Oản Tài Lộc dâng lễ càng to, càng cầu kỳ lộng lẫy thì sẽ giúp chứng lộc cho gia chủ càng nhiều. Do đó, khi mua các mâm oản cúng tiến Thần Tài người ta thường mua các oản có màu rực rỡ như đỏ hoặc vàng với các chi tiết trang trí trên oản lộng lẫy, tỉ mỉ, nghệ thuật, đẹp mắt nhất. 

Đĩa oản nghĩa là gì
Oản Tài Lộc đỏ son lễ Thần Tài cầu làm ăn phát đạt, may mắn

Khi nào nên dâng lễ Oản Thần Tài

Thông thường, vào những ngày bình thường, gia chủ chỉ cần thắp một nén hương và vái lạy thần tài, cầu xin ngài phù hộ cho một ngày may mắn, buôn may, bán đắt là được. Tuy nhiên, khi đến ngày rằm, mùng 1 hàng tháng hay ngày Tết, đặc biệt là ngày mùng 10 tháng giêng hàng năm cần phải sắm lễ đầy đủ và thành tâm. Trong những lễ vật này, tuyệt đối không thể thiếu oản. Vì oản tượng trưng cho tài lộc, phú quý. Cho nên, thiếu oản trong mâm lễ giống như việc thiếu đi cây hút tài, hút lộc cho gia khuyến vậy. 

Lý do nên thay Oản Thần Tài hàng tháng

Vì oản tượng trưng cho tài lộc, phú quý nên rất nhiều người thường để oản này tại bàn thờ Thần Tài trong thời gian dài. Tuy nhiên, không nên để oản này trên bàn thờ Thần Tài quá 3 tháng kể từ thời điểm sắm lễ, bởi sau 3 tháng gia chủ nên xin lộc và hạ lễ rồi tiếp tục dâng oản mới, lễ mới. Do đó, nếu bạn sắm oản Tài lộc dâng Thần Tài vào mùng 1 tháng trước thì mùng 1 vào 2 tháng sau bạn nên mua một mâm oản mới thay thế sẽ tốt nhất.

Oản lễ Gia Tiên

Oản dâng lễ Gia Tiên cần chú ý màu gì?

Việc thờ cúng gia tiên là truyền thống lâu đời, là nét đẹp văn hóa của người Việt. Nó thể hiện sự hiếu nghĩa, biết ơn của người đời sau đối với người đời trước. 

Xem thêm toàn bộ mẫu Oản Gia Tiên: https://oancotam.com/oan/oan-le-gia-tien/

Tại bàn thờ gia tiên, người ta quan niệm rằng, bàn thờ trông càng đẹp, càng sung túc thì lộc càng nhiều. Bởi điều này thể hiện, con cháu rất quan tâm tới việc thờ cúng tổ tiên. Để bàn thờ luôn sung túc ngoài việc trưng bày các vật lễ như bát hương, cây nến, lọ hoa thì người ta còn để thờ một mâm Oản Tài Lộc màu vàng hoặc màu đỏ. Đây là hai màu nổi bật mà cực kỳ sang trọng. Đặc biệt khi đặt trên bàn thờ tổ tiên. Lưu ý oản thắp hương Gia Tiên phải là màu đỏ hoặc vàng.

Đĩa oản nghĩa là gì
Oản đẹp thắp hương Gia Tiên, thể hiện lòng tôn kính

Khi nào nên dâng lễ Oản Gia Tiên

Dâng lễ Oản Gia Tiên, gia chủ có thể dâng vào ngày Tết hoặc ngày giỗ tổ, hoặc mùng 1 đầu tháng, ngày rằm. Hơn thế trên bàn thờ rất chú ý cách sắp xếp cân xứng thống nhất, nên gia chủ nên sắm 2 mâm Oản Gia Tiên để đặt hai bên bàn thờ. Điều sẽ tạo được sự cân xứng, thống nhất cho bàn thờ.

Bao lâu thì nên thay Oản Gia Tiên

Cũng giống như Oản Thần Tài, Oản Gia Tiên khi thờ cúng cũng không nên để quá 3 tháng. Để một lễ vật hỏng, mốc trên bàn thờ là phải tội. Do đó, cứ sau 3 tháng bạn nên mua mới và thay thế các mâm oản mình đã mua trước đây.

Oản lễ Phật

Khi dâng lễ cửa Phật, bạn nên dâng một mâm Oản Nghệ Thuật được trang trí tỉ mỉ với hoa văn họa tiết tao nhã. Bởi oản là lễ vật gắn liền với Phật Pháp. Như đã nói trong phần nguồn gốc của oản tài lộc, oản mang rất nhiều ý nghĩa tượng trưng cho triết lý đất trời của nhà Phật. Do đó nó chính là lễ vật thích hợp nhất để thể hiện lòng thành tâm, tôn kính của mỗi con hương khi đến vái cửa Phật. 

Xem thêm toàn bộ mẫu Oản Phật: https://oancotam.com/oan/oan-le-phat/

Đĩa oản nghĩa là gì
Oản đi lễ chùa, thành tâm dâng lễ nơi cửa Phật

Nên mua oản Tài Lộc ở đâu?

Muốn dâng lễ oản tài lộc đẹp, chất lượng, bạn nên mua oản ở những cơ sở chuyên bán oản tài lộc uy tín. Trên sản phẩm có ghi đầy đủ rõ ràng các thông tin như nguyên liệu, cách dùng, cách bảo quản, thông tin, địa chỉ doanh nghiệp để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Tốt nhất bạn nên mua oản tại Oản Cô Tâm. Vì Oản Cô Tâm được đầu tư chất lượng từ khâu nguyên liệu đến khâu trang trí. Oản Cô Tâm được làm từ nếp cái hoa vàng thơm ngon cho ra những mẻ bánh trắng mịn, dẻo, thơm hiện hoa văn rõ ràng bắt mắt. Bên cạnh đó, mọi thông tin sản phẩm và doanh nghiệp đều được cập nhật rõ ràng trên website của Oản Cô Tâm. Ngoài ra bạn có thể dễ dàng lựa chọn và đặt hàng online ngay trên máy tính hoặc điện thoại thông qua website, facebook Oản Cô Tâm. Chúng tôi cũng có đội ngũ tư vấn MIỄN PHÍ giúp bạn chọn lựa được sản phẩm ưng ý và phù hợp nhất. 

Oản Tài Lộc Cô Tâm

Oản Cô Tâm là một trong những đơn vị uy tín chuyên cung cấp Oản Tài Lộc dâng lễ gia tiên, lễ tứ phủ, lễ chùa, lễ phật, lễ thần tài. Mọi sản phẩm oản được tạo ra đều có sự nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng chuyên sâu. Do đó, bánh oản do Oản Cô Tâm cung cấp không chỉ đẹp, chất lượng mà còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa tâm linh thiêng liêng. Từ đó giúp các đồng anh, lính chị đẹp bóng sang đồng khi mang những mẫu oản tài lộc cô Tâm đi bái yết cửa cha, cửa mẹ, cửa các ngài.

Hiện nay Oản Cô Tâm đang cung cấp 4 loại phẩm oản phục vụ riêng cho việc dâng lễ Gia Tiên, dâng lễ Tứ Phủ, dâng lễ cửa Phật và dâng lễ Thần Tài. Mỗi loại oản mang những đặc điểm khác biệt riêng có, và những ý nghĩa tâm linh riêng. Khách hàng muốn tham khảo chi tiết các sản phẩm này vui lòng truy cập website Oản Cô Tâm, tại mục sản phẩm chúng tôi có rất nhiều mẫu oản được trang trí họa tiết tỉ mỉ khác nhau, đa dạng lựa chọn cho khách hàng.