Điện giải liệu pháp là gì

2.1. Rối loạn Natri máu

Natri máu mức bình thường là 135-145 mmol/l. Natri có mặt chủ yếu ở dịch ngoại bào, cùng với Clo, Bicarbonat... duy trì áp suất thẩm thấu cho dịch ngoại bào. Chuyển hóa Natri chịu ảnh hưởng của hormone steroid vỏ thượng thận.

Tăng Natri máu

Bao gồm các nguyên nhân thường gặp như:

  • Ưu năng vỏ thượng thận (h/c Cushing), khi điều trị bằng corticoid
  • Tăng aldosteron tiên phát (h/c Cohn)
  • Đái tháo nhạt

Hậu quả: Giữ nước, phù, tăng huyết áp, có thể gây mất nước trong tế bào.

Triệu chứng lâm sàng như: Khát, sút cân, da nhão, tim đập nhanh, thiệu niệu, có thể xuất hiện: sốt, mê sảng, thở sâu và nhanh, hôn mê...

Giảm Natri máu

Các nguyên nhân thường gặp như:

  • Mất muối nhiều qua đường tiêu hóa, nước tiểu, mồ hôi (nôn, lỗ dò, tiêu chảy, say nắng, ra mồ hôi nhiều...)
  • Thiểu năng vỏ thượng thận (addison)
  • Tổn thương ống thận nặng, suy thận mạn

Hậu quả: Giảm Natri máu gây nhược trương dịch gian bào, nước sẽ vào tế bào, giảm khối lượng máu, giảm huyết áp, có thể trụy tim mạch, làm thiểu niệu gây suy thận, có thể phù não...

Triệu chứng lâm sàng; khát, phù, ngất, hoa mắt, khô niêm mạc, nhịp tim nhanh, giảm huyết áp tư thế đứng, thiểu niệu, có thể bị sốc và hôn mê.

2.2. Rối loạn Kali máu

Kali máu bình thường ở mức 3,5-4,5 mmol/l. Kali được coi là ion chủ yếu trong khu vực tế bào, cùng với một số ion khác của nội bào tạo nên áp suất thẩm thấu cho nội bào. Kali đóng vai trò quan trọng trong co cơ, dẫn truyền thần kinh, hoạt động enzym, và chức năng màng tế bào...

Tính hưng phấn của cơ tim, sự dẫn truyền, nhịp tim chịu ảnh hưởng rõ rệt của sự thay đổi K, Mg và Ca trong dịch ngoại bào.

  • Nồng độ K ngoại bào tăng hay giảm đều làm giảm tính hưng phấn và tốc độ dẫn truyền.
  • Nồng độ K cao: ức chế dẫn truyền, ngừng tim ở thì tâm trương.
  • Nồng độ K thấp: ngừng tim ở thì tâm thu.
  • Nồng độ K bất thường có ảnh hưởng đến điện thế của màng cơ tim, phản ánh qua điện tâm đồ.
  • Nồng độ K cao hay thấp đều làm tổn thương sự co các cơ vân và cơ trơn, gây nên liệt mềm.

Tăng Kali máu

Các nguyên nhân thường gặp như:

  • Suy thận
  • Từ tế bào ra: sốc phản vệ, chấn thương nặng, bỏng nặng, tiêu cơ vân...
  • Nhiễm toan
  • Tan máu
  • Suy vỏ thượng thận

Các triệu chứng lâm sàng như: mệt mỏi, liệt mềm, chướng bụng, tiêu chảy, ảnh hưởng đến chức năng tim( nhịp tim chậm, ngừng tim...) và các dấu hiệu tổn thương các cơ quan khác như thận...

Giảm Kali máu

Các nguyên nhân thường gặp như:

  • Đưa vào ít ( nhịn đói, nghiện rượu, truyền dịch kéo dài không có kali...)
  • Hấp thu kém
  • Mất nhiều: do đường tiêu hóa( nôn mửa, tiêu chảy), do thận, đường da,...
  • Bệnh liệt chu kỳ di truyền Westphal

Khi điều trị bằng cortisol, thuốc lợi tiểu kéo dài

Các triệu chứng lâm sàng như: mệt mỏi, yếu cơ, giảm phản xạ, liệt mềm, tiểu tiện đêm...

2.3. Rối loạn Clo máu

Clo máu bình thường là 90-110 mmol/l. Clo chủ yếu ở dịch ngoại bào, cùng với các ion khác Clo tạo ra áp suất thẩm thấu của cơ thể. Những thay đổi của Clo thường đi kèm những thay đổi của Natri.

Tăng Clo máu

Các nguyên nhân thường gặp như:

  • Mất nước
  • Ưu năng vỏ thượng thận
  • Đái tháo nhạt
  • Tăng áp lực thẩm thấu trong đái tháo đường

Giảm Clo máu

Nguyên nhân thường gặp:

  • Do ăn nhạt
  • Mất muối
  • Thiểu năng vỏ thượng thận

Video liên quan

Chủ đề