Điện oto là gì

Điện oto là gì

Một chiếc xe hơi càng hiện đại càng được trang bị nhiều hệ thống điện – điện tử phức tạp. Các hệ thống này nhằm giúp cho chiếc ô tô ngày nay thông minh hơn, dễ dàng điều khiển hơn và đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của con người. Nhưng, cũng chính điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho những người thợ, nhất là những người thợ theo kiểu “cha truyền con nối” hoặc “nghề dạy nghề”. Khi những chiếc xe “cỏ” dần bị thay thế thì “nồi cơm” của họ cũng dần nhỏ lại. Họ phải đối diện với những lựa chọn do sự khắc nghiệt của quy luật chọn lọc tự nhiên đặt ra hoặc là bỏ nghề tìm một “chân trời” khác hoặc là phải tiếp tục thay đổi, học tập để thích nghi. Đa phần sẽ lựa chọn con đường thứ 2 là sẽ tiếp tục chinh phục những khó khăn, thử thách vì nhiều lý do trong đó lý do đơn giản nhất nhưng lại lớn nhất đó là yêu nghề, yêu mùi dầu nhớt.

Điện oto là gì

Tuy nhiên, việc học đôi khi không đơn giản, nhẹ nhàng như hình ảnh bên ngoài của nó, nhất là học thêm về phần điện – điện tử ô tô. Nó không mang dáng vẻ nặng nhọc về mặt thể chất như hình ảnh lấm lem nhớt hoặc mồ hôi ướt áo như những “bác” thợ vốn đã quá quen thuộc mà nó mệt nhọc hơn về mặt đầu óc, đôi khi trong quá  trình sửa chữa khắc phục một  pal điện sẽ gây ra những sự “rối loạn”, căng thẳng, không biết bắt đầu từ đâu, đôi khi không biết việc mình làm có ý nghĩa gì … Vì lý do này nên không phải ai cũng có thể tiếp tục được.

Vậy làm thế nào để tiếp cận – sửa chữa những hệ thống điều khiển điện – điện tử trên ô tô một cách dễ dàng và hiệu quả?

Đầu tiên chúng ta cần trang bị những kiến thức cơ bản như:

– Dòng điện, điện áp, điện trở

– Sự sụt áp của dòng điện, định luật ôm

– Các điều kiện làm việc của hệ thống, chức năng của hệ thống (hệ thống làm việc khi nào)

Sau đó, chúng ta cần tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các hệ thống. Nguyên lý hoạt động là phần quan trọng nhất vì nó sẽ giúp chúng ta chẩn đoán và sửa chữa. Về mặt cơ bản thì hệ thống điều khiển điện – điện tử ô tô chia ra làm ba phần chính:

– Tín hiệu đầu vào (từ các cảm biến)

– Bộ xử lý (ECU/ECM)

– Tín hiệu đầu ra (tín hiệu điều khiển cho các bộ chấp hành)

Về cơ bản, chỉ cần hiểu rõ về nguyên lý chúng ta sẽ có khả năng chẩn đoán và khoanh vùng hư hỏng nằm ở phần nào trong ba phần của 1 hệ thống điều khiển điện tử.

Điện oto là gì

Ở mức độ cao hơn chúng ta có thể thay đổi về cách điều khiển cho hệ thống (lập trình lại hộp). Phần này đòi hỏi người thợ phải có kiến thức vừa sâu vừa rộng đồng thời phải có đầy đủ công cụ, thiết bị hỗ trợ mới có thể làm được.

Điện oto là gì

Đôi dòng chia sẻ hy vọng giúp được các anh (em) có được cái nhìn tổng quan về cách tiếp cận với các hệ thống điều khiển điện – điện tử trên ô tô. Cảm ơn các anh (em) đã dành thời gian quý báu để đọc bài viết.

Chúc cho các anh (em) có thật  nhiều sức khỏe để tiếp tục theo đuổi đam mê và giúp gia đình ô tô Việt Nam ngày càng lớn mạnh.

TG: Nguyễn Văn Hữu (Giáo viên lớp sửa chữa ô tô Trung Tâm Hướng Nghiệp Dạy Nghề Thanh Xuân)

Địa chỉ duy nhất : 83 Triều Khúc, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại :  0961.677.991

1. Tổng quan 

Kỹ thuật điện – điện tử ô tô là một ngành nghề chuyên sâu về lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa điện, điện lạnh và điều khiển điện tử trên ô tô. Là ngành đang cần nguồn nhân lực có trình độ tay nghề ở thời điểm hiện tại và tương lai để đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành Công nghiệp Ô tô ở Việt Nam nói riêng và khu vực Asean nói chung. 

2. Chương trình đào tạo 

Chương trình đào tạo cao đẳng ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô cung cấp cho người học những nền tảng cơ bản để phát triển toàn diện về nhân cách và nghề nghiệp, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước; có tư cách đạo đức và sức khỏe tốt; có kiến thức và kỹ năng thực hành lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa điện, điện lạnh và điều khiển điện tử trên ô tô; tham gia công tác tổ chức, quản lý kỹ thuật trong các công ty/doanh nghiệp về ô tô và thiết bị cơ khí động lực; có khả năng thích ứng với các thay đổi nhanh của công nghệ, khả năng tự học trong môi trường làm việc và học tập lâu dài; tự tin, tư duy năng động, có kỹ năng giao tiếp hiệu quả, khả năng độc lập tác nghiệp, khả năng hòa nhập, hợp tác và làm việc theo nhóm, khả năng thích ứng trong môi trường hội nhập quốc tế. 

3. Chuẩn đầu ra (kỹ năng đạt được sau khi tốt nghiệp) 

Thực hiện được việc tháo lắp các chi tiết, cơ cấu, hệ thống trên ô tô và các phương tiện giao thông khác; Thực hiện được việc bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và các phương tiện giao thông khác; Lập được quy trình bảo dưỡng, sửa chữa ô tô – Xe máy; Sử dụng thành thạo máy chẩn đoán mã lỗi, các thiết bị đo kiểm trong nghề sửa chữa ô tô; Sử dụng thành thạo các phần mềm sửa chữa ô tô, tra cữa mã lỗi ô tô….; Đọc hiểu được các tài liệu tiếng anh chuyên ngành ô tô; Tư vấn kỹ thuật được cho các công ty/doanh nghiệp và khách hàng,….. 

4. Vị trí việc làm 

Cố vấn dịch vụ; Kỹ thuật viên lắp ráp ô tô; Kỹ thuật viên bảo dưỡng, sửa chữa Ô tô; Đăng kiểm viên các trạm đăng kiểm xe cơ giới Nhân viên kho phụ tùng, Nhân viên tư vấn bán hàng ( Trong lĩnh vực ô tô và các phương tiện giao thông, thiết bị cơ khí Động lực khác).