Diệp lục có tốt không

TPO - Chất diệp lục có rất nhiều ích lợi đối với sức khỏe, từ giảm cân đến ngăn ngừa ung thư. Thật khó tin đó lại là sự thật? Dưới đây là những cơ sở khoa học về lợi ích của chất diệp lục đối với sức khỏe. Tuy nhiên, bạn nên được chuyên gia y tế tư vấn trước khi dùng.

Chất diệp lục có trong rau củ quả hấp thụ ánh sáng mặt trời giúp cây quang hợp, và chúng cũng giúp cho cây có màu xanh tuyệt đẹp. Bạn có thể tìm thấy lượng diệp lục dồi dào trong các loại rau xanh và lượng ít hơn trong trái cây (táo, kiwi và lê).

1. Hỗ trợ giảm cân

Một nghiên cứu được công bố năm 2014 về chứng thèm ăn cho thấy nếu thêm nước diệp lục vào chế độ ăn hàng ngày sẽ giảm cân nhiều hơn trong vòng 12 tuần. Những người uống nước diệp lục dễ giảm cân hơn nhóm không uống thường xuyên. Uống nước diệp lục cũng giảm cảm giác thèm thức ăn nhanh và giảm hàm lượng LDL-cholesterol. Một nghiên cứu khác của nhóm tác giả này được công bố vào năm 2013 cho thấy nước diệp lục tạo cảm giác no “giả”. Họ đã thêm nướcdiệp lục vào chế độ ăn giàu cacbohydrat của 20 phụ nữ thừa cân. Kết quả là nước diệp lục đã ức chế cảm giác thèm ăn và tăng tiết hoóc-môn CCK - giúp chuyển hóa các chất béo và protein trong chế độ ăn.

2. Ngăn ngừa ung thư

Một nghiên cứu sơ bộ cho thấy diệp lục có thể làm giảm nhẹ những tổn thương ôxy hóa từ các chất gây ung thư và tia xạ. Diệp lục có trong nước ép rau củ gắn kết với các phân tử gây ung thư được sản sinh do tiếp xúc hàng ngày với khói thuốc lá, thịt nướng và độc tố nấm từ thức ăn mốc. Diệp lục cùng với các chất gây ung thư tạo thành một phức hợp khiến cơ thể khó hấp thu, vì vậy cơ thể sẽ đào thải phức hợp đó qua phân, giúp ngăn ngừa ung thư.

3. Giải độc

Nước diệp lục có khả năng gắn kết và loại bỏ các kim loại nặng gây độc như thủy ngân ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, chúng còn giúp cơ thể tiêu diệt, loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn mới. Chúng còn là nguồn magiê tốt và hiệu quả, có thể kiềm hóa cơ thể. Diệp lục cũng là chất chống ôxy hóa, ngăn ngừa ôxy hóa gây hại trong cơ thể.

4. Giảm mùi hôi

Bạn có bị hôi miệng hoặc có vấn đề ở đường tiêu hóa không? Trong các cơ sở y tế, nhiều thập kỷ qua người ta đã dùng diệp lục tại chỗ để giảm mùi hôi trên vết thương hở. Tới nay, đã có nước diệp lục đường uống để giảm mùi nước tiểu và phân; chúng có thể hoạt động như một chất khử mùi và chất thúc đẩy chức năng tiêu hóa tốt. Các chuyên gia y tế khuyên nên uống nước bổ sung này để tránh hơi thở có mùi.

Nguồn thực phẩm tự nhiên chứa nhiều diệp lục

Diệp lục có tự nhiên trong rau và một số loại trái cây như kiwi, táo, lê, rau bina, đậu xanh, cải xoong, đậu đường, cải bắp, và cây mùi tây.

Những lưu ý khi dùng nước diệp lục

Chưa có ghi nhận nào về việc chất diệp lục tự nhiên gây độc đối với cơ thể. Với bất kỳ chất bổ sung nào, hãy hỏi ý kiến bác sỹ trước khi uống, vì nó có thể tương tác với một số thuốc bạn đang dùng.

Chất diệp lục (diệp lục tố, chlorophyll) là một sắc tố thực vật hấp thụ ánh sáng trong quá trình quang hợp để tạo ra năng lượng. Đúng như tên gọi, diệp lục tạo nên màu xanh cho thực vật và một số loại tảo. Chất diệp lục trong thực phẩm chức năng thường được chiết xuất từ rau lá xanh, rong biển, tảo và thảo mộc.

So với thực phẩm bổ sung diệp lục dạng bột, viên nén, nước diệp lục đang ngày càng được săn đón bởi sự tiện lợi. Nước diệp lục chứa chlorophyllin – một dẫn xuất tổng hợp của chloryphyll có thể tan trong nước, dễ tiêu thụ hơn. Nhiều nhãn hàng bổ sung thêm hương bạc hà, dâu tây vào nước diệp lục để tạo mùi vị thơm ngon, dễ uống.

Công dụng của nước diệp lục

Diệp lục có tốt không
Thực phẩm chức năng bổ sung diệp lục có dạng dung dịch, bột và viên

Chất diệp lục không phải thành phần xa lạ trong ngành thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, những nghiên cứu về chất diệp lục chưa thể đưa ra kết luận chắc chắn về lợi ích sức khỏe của nó.

Do đó, trong những năm gần đây, nhiều công dụng của chất diệp lục đã bị thổi phồng, quảng cáo sai sự thật. Dưới đây là một số tác dụng tiềm năng của nước diệp lục:

- Chống oxy hóa mạnh mẽ: Trong diệp lục chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp chống lại các gốc tự do, từ đó hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa sớm.

- Hỗ trợ chức năng gan: Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy, nước diệp lục giúp cải thiện chức năng gan, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm do các vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hóa. Gan là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong quá trình thải độc tự nhiên của cơ thể. Do đó, sử dụng diệp lục có thể hỗ trợ gan loại bỏ các độc tố khỏi máu.

- Chất khử mùi tự nhiên: Một nghiên cứu quy mô nhỏ cho thấy diệp lục có thể hỗ trợ giảm mùi hôi ở người mắc hội chứng mùi cá – một rối loạn di truyền hiếm gặp.

- Tiềm năng hỗ trợ ngăn ngừa ung thư: Một số nghiên cứu trên động vật gặm nhấm cho thấy, chlorophyllin có thể giảm khả năng hấp thụ độc tố aflatoxin (chất có liên quan đến bệnh ung thư) ở thành ruột. Nhờ đó, chất diệp lúc giúp giảm nguy cơ hình thành khối u ác tính. Tuy nhiên, đây chỉ là nghiên cứu bước đầu trên động vật, chưa được kiểm chứng với con người.

Lưu ý khi sử dụng nước diệp lục trong chế độ dinh dưỡng

Diệp lục có tốt không
Nước diệp lục chỉ hỗ trợ cải thiện sức khỏe, không giúp "trị bệnh"

Với những bằng chứng trên, người tiêu dùng nên cẩn trọng khi lựa chọn và tìm hiểu thực phẩm bổ sung diệp lục trên thị trường. Diệp lục không phải “vua thải độc”, không hỗ trợ giảm cân, cũng khó có thể phòng và điều trị “bách bệnh”.

Với người đang điều trị bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng bất cứ dạng thực phẩm chức năng nào của diệp lục. Trẻ em, bà bầu và phụ nữ đang cho con bú được khuyến cáo không sử dụng nước diệp lục.

Theo các chuyên gia, liều lượng diệp lục an toàn là từ 100-300mg, chia làm 3 lần uống mỗi ngày. Khi dùng nước diệp lục, bạn cần tuân thủ hướng dẫn trên bao bì, không sử dụng quá nhiều. Nước diệp lục có thể dùng để pha loãng với nước lọc, thêm vào sinh tố, nước ép hoa quả.

Diệp lục có tốt không
Nước diệp lục không thể thay thế rau lá xanh trong chế độ dinh dưỡng

Diệp lục trong tự nhiên hoàn toàn không gây hại với cơ thể. Tuy nhiên, chlorophyllin trong nước diệp lục có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Tiêu chảy, nước tiểu và phân có màu đậm, lưỡi có màu xanh. Tuyệt đối không bôi diệp lục lên da hoặc vết thương hở.

Hơn nữa, thực phẩm bổ sung diệp lục không thể thay thế rau củ quả trong chế độ ăn uống. Không chỉ giàu diệp lục tự nhiên, rau củ, trái cây còn là nguồn chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể. Thực đơn hàng ngày của bạn nên có một khẩu phần rau lá xanh như rau chân vịt, rau cải, xà lách, bắp cải xanh... Hãy là người tiêu dùng thông thái khi lựa chọn và sử dụng nước diệp lục để nâng cao sức khỏe.

Diệp lục có tác hại gì không?

Chất diệp lục tự nhiên và nước diệp lục không được cho là có hại. Nhưng một số tác dụng phụ có thể xảy ra, bao gồm: Tiêu chảy. Phân xanh, vàng hoặc đen, thể bị nhầm với xuất huyết tiêu hóa.

Ai không nên uống diệp lục?

Tuy nhiên, theo như các chuyên gia cũng như nhiều bác sĩ có thâm niên lâu năm vẫn chưa chứng minh được rằng liệu nước diệp lục khi dùng cho bà mẹ mang thai và đang cho con bú thì có bị ảnh hưởng gì không. Vậy nên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối thì nhóm đối tượng này được khuyên rằng không nên sử dụng.

Uống diệp lục hàng ngày có tác dụng gì?

Chất diệp lục giúp giữ cân bằng canxi trong máu, đồng thời hỗ trợ gan trong việc loại bỏ các độc tố khỏi cơ thể. Ngoài ra, chất diệp lục còn được biết đến rất tốt cho việc cải thiện sức khỏe tổng thể của ruột, phổi và hệ thống sinh sản ở phụ nữ. Tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Uống diệp lục là gì?

Những lợi ích sức khỏe của nước diệp lục là gì? Nhiều người cho rằng uống nước diệp lục có thể giúp giảm cân, giải độc, ngăn ngừa ung thư, tạo máu, chữa lành vết thương, điều trị mụn trứng cá và giúp trung hòa mùi cơ thể của bạn từ trong ra ngoài, giống như một chất khử mùi bên trong.