Điệu thức thứ là gì

Điệu thức thứ là gì

làm sao để biết đâu là âm ổn định và âm không ổn định trong 1 gam(hay điệu thức) ai có cách nào không

Điệu thức thứ là gì
Điệu thức thứ là gì
Điệu thức thứ là gì
Điệu thức thứ là gì
Điệu thức thứ là gì
Điệu thức thứ là gì
Điệu thức thứ là gì

Điệu thức thứ là gì

Trước tiên phải hiểu Điệu thức là gì? ................................ Dựa trên 7 nốt nhạc Do Re Mi Fa Sol La Si mà con người nghĩ ra Hãy hiểu : điệu thức đơn giản là sự tập hợp các nốt nhạc đó theo một hệ thống quy tắc nhất định,để tạo ra những tính chất - màu sắc nhất định của âm thanh. (ở đây tôi tránh nói đến các âm ổn định và ko ổn định trong điệu thức - bạn có thể tìm hiểu thêm) Bạn có thể coi đây như một trò chơi xếp hình dựa trên 7 nốt nhạc - ta ko đc xếp lung tung theo ý thích (thăng giáng tùy tiện các nốt) mà phải cho chúng một quy luật nhất định như thể tạo ra từng form riêng ==> hình thành các điệu thức Điệu thức cũng chính là cơ sở để hình thành ra các Giọng (Gam - scale) trong âm nhạc, Có 2 loại Điệu Thức chính - đó là Điệu Thức Trưởng và Điệu Thức Thứ Lần đầu tiên khi tôi đc học về cái này ,gv đã nói với tôi rằng : đừng quan trọng chuyện vì sao có điệu thức cũng như cách để làm ra chúng ,hãy tạm chấp nhận chúng ta có 2 điệu thức chính là TRưởng và Thứ (tại sao chỉ là 2 điệu thức chính, vì còn có một số điệu thức đặc biệt khác trong nền âm nhạc dân gian) và điệu thức trưởng và thứ này chính là cơ sở để làm nên 2 giọng tiêu biểu là Đô TRưởng và La Thứ. Hay nói ngược lại ,muốn hiểu về điệu thức trưởng và thứ ,ta hãy bắt đầu phân tích từ 2 giọng Do TRưởng và La Thứ. Đây là 2 giọng ko có dấu hóa nào hết ,7 nôt nhạc của chúng đều tự nhiên (ko thăng giáng) Hãy nhớ : Khi bắt đầu xét một giọng ,nốt đầu tiên phải là nốt cùng tên với "tên giọng" cụ thể : Giọng Đo TRưởng ==> nốt Do sẽ là nốt bắt đầu giọng (còn gọi là chủ âm - cũng là âm ổn định nhất trong giọng này) giọng La Thứ ==> nốt La là nốt bắt đầu giọng (chủ âm - cũng là âm ổn định nhất của giọng La thứ)

I/Quy tắc của điệu thức trưởng (thông qua nghiên cứu giọng Do Trưởng)

Như đã nói ở trên, ko dấu hóa và bắt đầu từ nốt Đô ,đây sẽ là sơ đồ giọng Do TRưởng Hình vẽ trên cho ta thấy những quy tắc mà ai ai cũng biết đó là Do-Re, Re-Mi , Fa-Sol, Sol-La , La-Si đều cách nhau 1 cung và chỉ riêng Mi-Fa , Si - Do là cách nhau nửa cung (1/2 cung) Tập hợp những quy tắc trên lại cho ta một quy luật trên giọng DO trưởng như sau: 1 - 1 - 1/2 - 1 - 1 -1 - 1/2 và đó cũng là quy luật của Điệu Thức Trưởng, từ quy luật này đây ta có thể xây dựng ra tất cả các giọng(gam) trưởng khác như Re trưởng ,Sol trưởng hay Fa trưởng .v..v.. Vd xây dựng giọng Re trưởng: - Nốt bắt đầu là nốt Re , vậy thứ tự các nốt cần thành lập trong giọng là Re Mi Fa Sol La Si Do Re - Áp dụng quy luật 1 - 1 - 1/2 - 1 - 1 -1 - 1/2 của điệu thức trưởng vào để tính toán ra các nốt cần thăng (hoặc giáng) Nhìn hình và xét từng nốt: Re -Mi (1 cung): Đúng Mi-Fa (1/2 cung): Sai quy luật điệu thức trưởng - vậy để đúng quy luật ta cho Fa thành Fa# ,ko thể cho Mi xuống Mi giáng đc vì nó sẽ làm khoảng cách Re-Mib = 1/2 cung Từ Fa#-Sol (1/2 cung) : Đúng Sol-La = 1 cung (đúng) La - Si (1cung) : Đúng Si-Do (1/2 cung) : sai quy luật của điệu thức trưởng ==> nâng Do lên Do# Từ Do# - Re (1/2 cung) : Đúng - Vậy qua việc áp dụng quy luật 1 - 1 - 1/2 - 1 - 1 -1 - 1/2 của điệu thức trưởng , ta đã tính toán ra các nốt nhạc trong Re trưởng phải là Re-Mi-Fa#- Sol-La-Si-Do#-Re (để đúng quy luật điệu thức trưởng) ==> giọng Re trưởng có 2 dấu thăng ở Fa và Do Từ phương pháp trên bạn sẽ tính toán đc tất cả các giọng (Gam) trưởng - Hãy thử làm một vài giọng trưởng bạn biết để kiểm tra Chú ý : Những ví dụ trên chỉ để bạn kiểm tra và hiểu ra quy luật của điệu thức trưởng, nó quan trong như thế nào ,và tại sao từ đó ta có thể xây dựng đc các giọng trưởng khác..chứ phương pháp trên ko thể giúp bạn tìm ra thứ tự lần lượt xuất hiện các dấu thăng hoặc giáng (để làm đc điều này bạn phải chạy các vòng quãng 5 tính từ DO trưởng - mà tôi ko muốn đi sâu vào vì sẽ làm xa rời chủ đề chính) Nếu bạn đã đọc và hiểu những gì ở trên ,hãy tự nghiên cứu thêm Điệu Thức TRưởng hòa thanh và giai điệu (vấn đề này rất dễ)

II/Quy tắc của điệu thức thứ (thông qua nghiên cứu giọng La Thứ)

Áp dụng những gì ta đã biết từ điệu thức trưởng Đây là giọng La thứ Hãy tiếp tục xét khoảng cách các nốt từ giọng gốc này như cũ Dễ dàng nhận thấy quy luật của nó là 1 - 1/2 - 1 - 1 - 1/2 - 1 - 1 Hãy ứng dụng quy luật đó để kiểm tra tất cả các giọng thứ bạn biết, dễ như ăn kẹo phải ko? Điệu thức thứ cũng có Thứ hòa thanh và thứ giai điệu (hãy tự nghiên cứu nó - chỉ 2 dòng là đủ để định nghĩa nó)

Kết luận:

Điệu thức trưởng và thứ là cơ sở để tạo ra tất cả giọng trưởng và thứ trong âm nhạc (có 15 giọng trưởng và 15 giọng thứ - ko tính các giọng có thăng kép giáng kép) Khi bạn đã hiểu rằng tất cả giọng trưởng (hoặc thứ) đều có chung quy luật điệu thức như trên, điều này giải thích tại sao đối với một bản nhạc, một bài hát ..cái quan trọng ko phải ở giọng gì, tông gì ,gam gì... mà là ở chuyện nó ở giọng trưởng hay thứ ,và tiết tấu của nó ra sao Một bài hát ở Do trưởng ,dù bạn dịch nó lên Re trưởng , hay Mi trưởng thì nó vẫn cứ là điệu thức trưởng mà thôi, giai điệu của nó ko thay đổi , trừ chuyện tông nó cao hơn Điều này sẽ trả lời đc câu hỏi của những bạn đang bước đầu tập sáng tác ,rằng bài hát của mình sẽ phải ở giọng gì nhỉ? ..đừng nghĩ đến nó ,khi sáng tác bạn chỉ cần tập trung vào ý tứ ca từ, và giai điệu cũng như tiết tấu bài hát ..còn nó ở giọng gì,gam gì là ko quan trọng ..cao quá thì hạ tông, thấp quá thì nâng tông. Có thể bạn sẽ thắc mắc ,vậy lỡ bài hát mình sáng tác ra hoàn toàn ko thuộc vào một giọng nào thì sao ? thăng giáng thất thường ko quy tắc chẳng hạn ..câu trả lời đơn giản rằng ,tôi đố bạn làm đc điều đó, vì điệu thức trưởng và thứ này là dựa vào những gì thuận nhất trong cảm nhận của con người ,nếu bạn sáng tạo ra đc 1 bài hát ko thuộc khuôn khổ đó ..một là bạn là thiên tài, 2 là bạn ko có tí năng khiếu gì về âm nhạc hết (vì bài hát phô lòi và chẳng ra 1 giai điệu gì) Hãy tưởng tượng lúc bạn ngồi chạy gam trên đàn ,nếu chẳng may đánh sai một nốt thăng hoặc giáng ko có trong gam bạn đang chạy , cảm giác lúc đó thể nào? ..bạn có nhận ra ko ..quá rõ ràng, nó làm sai quy luật điệu thức vì vậy nó ko thể chấp nhận đc. Đừng nhầm lẫn giữa 2 khái niệm Gam(scale - hay giọng) và hợp âm (chord) - điều này sẽ làm hạn chế sự tiếp cận các kiến thức âm nhạc khác của bạn . Gam hay các Giọng - chính là đc sinh ra từ Điệu thức trưởng và thứ ,còn Hợp âm (chord) thì khác , nó đc sinh ra từ các Giọng (Gam)

Nguồn: sưu tầm

Thang âm C trưởng bao gồm các phím trắng trên đàn piano, bắt đầu từ nốt C.

Và bạn cũng có thể dùng chung các phím trắng ấy để tạo nên 7 thang âm khác (được gọi là các mode), bằng cách bắt đầu từ những nốt khác trừ C.

Hãy nhìn lại thang âm C trưởng lần nữa:

Vui lòng sử dụng trình duyệt hỗ trợ Web Audio như Chrome, Safari, Firefox hoặc Edge."}>

nhưng bắt đầu từ D thay vì dùng C sẽ cho bạn mode Dorian.

Vui lòng sử dụng trình duyệt hỗ trợ Web Audio như Chrome, Safari, Firefox hoặc Edge."}>

Đây là bảy modes khác mà bắt đầu từ thang âm C trưởng:

C Ionian (trưởng) — CDEFGABC
(công thức: Một Cung - Một Cung - Nửa Cung - Một Cung - Một Cung - Một Cung - Nửa Cung)

D Dorian — DEFGABCD
(công thức: Một Cung - Nửa Cung - Một Cung - Một Cung - Một Cung - Nửa Cung - Một Cung)

E Phrygian — EFGABCDE
(công thức: Nửa Cung - Một Cung - Một Cung - Một Cung - Nửa Cung - Một Cung - Một Cung)

F Lydian — FGABCDEF
(công thức: Một Cung - Một Cung - Một Cung - Nửa Cung - Một Cung - Một Cung - Nửa Cung)

G Mixolydian — GABCDEFG
(công thức: Một Cung - Một Cung - Nửa Cung - Một Cung - Một Cung - Nửa Cung - Một Cung)

A Aeolian (thứ) — ABCDEFGA
(công thức: Một Cung - Nửa Cung - Một Cung - Một Cung - Nửa Cung - Một Cung - Một Cung)

B Locrian — BCDEFGAB
(công thức: Nửa Cung - Một Cung - Một Cung - Nửa Cung - Một Cung - Một Cung - Một Cung)

Cao độ và khoảng cách các nốt có thứ tự luôn giống nhau, nhưng khi bắt đầu từ một nốt ở vị trí khác, thì chúng cho ta một tính chất (cảm xúc) âm nhạc khác nhau. Bạn có thể xem các mode như là các "thế đảo" của nhau.

Bây giờ chúng ta hãy trải nghiệm từng vị trí của các nốt và từng mode khác nhau:

Vui lòng sử dụng trình duyệt hỗ trợ Web Audio như Chrome, Safari, Firefox hoặc Edge."}>