Doanh số cho vay của ngân hàng là gì năm 2024

Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, có những hoạt động riêng trong hoạt động kinh tế tài chính. Trong đó, hoạt động tín dụng là một lĩnh vực quan trọng, quan hệ tín dụng là quan hệ xương sống, là nguồn sinh lợi chủ yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Tại bài viết dưới đây, UB Academy sẽ bật mí cho bạn một số chỉ tiêu nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại mà bạn cần biết.

1. Hiệu quả tín dụng là gì?

Hiệu quả tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng để có thể đánh giá được phản ứng chất lượng trong các hoạt động tín dụng của ngân hàng. Cụ thể, yếu tố này sẽ là những biểu hiện cho thấy kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng đang phát triển như thế nào.

Thông thường thì chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ được đánh giá qua rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng khác nhau như:

  • Khả năng cung ứng tín dụng có thích hợp với yêu cầu phát triển của kinh tế xã hội hiện nay hay không?
  • Đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nhưng vẫn phải tuân thủ được nguyên tắc hòa trả nợ vay đúng hạn.
  • Lợi nhuận cho ngân hàng thương mại đến từ các nguồn nào? Đầu tư tín dụng hay mục tiêu tăng trưởng kinh tế?

Như vậy,có thể nói rằng hiệu quả tín dụng cũng sẽ giúp ta đánh giá được mối quan hệ biện chứng giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn trong nền kinh tế xã hội.

2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại

2.1. Đánh giá thông qua Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ = doanh số thu nợ/doanh số cho vay

  • Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả trong việc thu nợ của ngân hàng.
  • Nó phản ánh trong một thời kì nào đó, với doanh số cho vay nhất định ngân hàng thu về bao nhiêu đồng vốn.

2.2. Đánh giá thông qua Hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu quả sử dụng vốn = Tổng dư nợ/ tổng vốn huy động

  • Chỉ tiêu phản ánh ngân hàng cho vay bao nhiêu trong tổng vốn huy động được, đồng thời đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng.
  • Nếu chỉ tiêu này lớn, một mặt phản ánh tình hình cân đối giữa huy động vốn và cho vay tốt, một mặt đánh giá khả năng huy động vốn chưa tốt.
  • Nếu chỉ tiêu này nhỏ, một mặt phản ánh tình hình cho vay chưa tốt, một mặt phản ánh tình hình huy động vốn tốt.

Lưu ý:

Số liệu dư nợ lớn hơn huy động là bình thường đối với chi nhánh vì chi nhánh còn huy động tiền từ hội sở chuyển xuống; hoặc các chi nhánh khác chuyển sang.

Vì vậy đánh giá chỉ tiêu Hiệu quả sử dụng vốn = Tổng dư nợ/ Tổng vốn huy động của chi nhánh chỉ đúng ở mức độ tương đối. Về lý thuyết thì chỉ tiêu này không được lớn hơn 1, vì còn phải trích lập dự phòng; nhưng nếu phân tích ở 1 chi nhánh thì chỉ tiêu này đôi khi lớn hơn 1. Nếu bạn phân tích trên toàn hệ thống thì chính xác hơn.

Tuy nhiên bạn có thể giữ nguyên như vậy; và giải thích chi nhánh làm việc hiệu quả; giải ngân được nhiều nên phải huy động từ các chi nhánh khách chuyển sang.

2.3. Đánh giá thông qua Vòng quay vốn tín dụng (vòng)

Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ/ Dư nợ bình quân

(Trong đó dư nợ bình quân trong kỳ = (dư nợ đầu kỳ + dư nợ cuối kì)/2

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của Ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn.

Lưu ý:

Đối với những năm nào nhà nước đưa ra gói cứu trợ hoặc hỗ trợ lãi suất để doanh nghiệp vay bổ sung vốn lưu động ngắn hạn (2009) thì năm đó vòng quay vốn tín dụng có thể cao hơn các năm khác (cần phải nhận định rõ).

2.4. Đánh giá thông qua Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ

  • Đây là chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng cũng như chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện chất lượng tín dụng càng kém; và ngược lại. Theo quy định của NHNN hiện nay, chỉ tiêu này không được vượt quá 3%.
  • Cho thấy khả năng thu thu hồi vốn của ngân hàng đối với các khoản vay.

2.5. Đánh giá thông qua Hệ số rủi ro tín dụng

Hệ số rủi ro tín dụng = Tổng dư nợ/ Tổng tài sản có

Hệ số này cho thấy tỷ trọng của các khoản mục tín dụng trong hoạt động của ngân hàng. Khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn; nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao.

Thông thường, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng được chia thành 03 nhóm:

  • Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng xấu : là những khoản cho vay có mức độ rủi ro lớn nhưng có thể mang lại thu nhập cao cho ngân hàng. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.
  • Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình : là những khoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và thu nhập mang lại cho ngân hàng là vừa phải. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.
  • Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tốt : là những khoản cho vay có mức độ rủi ro thấp nhưng có thể mang lại thu nhập không cao cho ngân hàng. Đây là khoản tín dụng cũng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

Vậy những nhân tố nào sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại? UB Academy sẽ bật mí ngay sau đây để giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn về hoạt động này.

3.1. Uy tín của ngân hàng

Mối quan hệ của ngân hàng uy tín với số lượng khách hàng thì luôn đi theo tỷ lệ thuận. Điều này có nghĩa là những ngân hàng càng uy tín thì sẽ có khả năng thu hút khách hàng cao hơn so với những ngân hàng khác. Việc số lượng khách hàng ngày càng trở nên đông đảo chính là dấu hiệu để phản ánh được hiệu quả tín dụng của ngân hàng hiện tại là rất tích cực và khả quan. Ngoài ra, những ngân hàng uy tín thường rất đầu tư vào các tiến bộ khoa học công nghệ dành cho khách hàng cũng như việc cung cấp những thông tin mới nhất trên thị trường.

3.2. Chất lượng của khách hàng vay vốn

Một trong những hoạt động tín dụng mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng phải kể đến đó là hoạt động cho vay vốn. Nhiều việc cho khách hàng vay tiền cũng như thu lãi thì ngân hàng có khả năng để chi trả cho các khoản chi phí liên quan. Ngoài ra việc này cũng sẽ giúp hạn chế nguy cơ rủi ro ở mức tối đa.

Nếu như khách hàng uy tín khi vay vốn và luôn tuân thủ các nguyên tắc vay cũng như mục đích sử dụng vốn đã ký kết trong hợp đồng tín dụng thì đây là điều kiện rất tốt. Đặc biệt, những khách hàng có sự nhạy bén trong quá trình kinh doanh và làm việc thì còn có thể hỗ trợ ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra khi ngân hàng tạo điều kiện để khách hàng có nguồn thu nhập tốt hơn thì khách hàng cũng sẽ có trách nhiệm trong nghĩa vụ trả nợ để đảm bảo được sự phát triển của Ngân hàng trong tương lai.

3.3. Tình hình của nền kinh tế xã hội

Nếu như một đất nước có nền kinh tế xã hội ổn định thì chắc chắn sẽ là bàn đạp rất tốt để hỗ trợ cho năng lực sản xuất và năng lực công nghệ dành cho các doanh nghiệp nói chung cũng như các ngân hàng và khách hàng nói riêng. Sự ổn định của nền tài chính tiền tệ trong một quốc gia còn hỗ trợ cho vấn đề giải quyết việc làm tăng thu nhập lẫn nâng cao mức sống nên cũng sẽ ảnh hưởng rất tích cực đến chất lượng tín dụng.

Trên đây là những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại bạn cần biết. UB Academy hy vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Đừng quên theo dõi Chuyên mục điểm tin UB Academy và Diễn đàn U&Bank để cập nhật những tin tức mới nhất về ngành.

Lãi suất cho vay của ngân hàng là bao nhiêu?

Bảng so sánh lãi suất vay ngân hàng mới nhất 2024.

Cấp tín dụng và cho vay khác nhau như thế nào?

Về sau, tín dụng đã chuyển sang hình thức vay mượn bằng tiền tệ. Cho vay, còn gọi là tín dụng, là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn tài chính cho đối tượng khác (bên đi vay) trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thường kèm theo lãi suất.

Dư nợ cho vay của ngân hàng là gì?

Dư nợ là nợ được phát sinh trong giao dịch tín dụng tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Tổng dư nợ là toàn bộ số tiền mà người vay phải trả cho ngân hàng, tổ chức tín dụng trong giao dịch vay vốn trước đó.

Thời hạn cho vay là như thế nào?

Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày tiếp theo của ngày tổ chức tín dụng giải ngân vốn vay cho khách hàng cho đến thời điểm khách hàng phải trả hết nợ gốc và lãi tiền vay theo thỏa thuận của tổ chức tín dụng và khách hàng.

Chủ đề