Độc quyền trong nền kinh tế thị trường là gì

Cạnh tranh và độc quyền nó có tác động như thế nào đến nền kinh tế thị trường? Bài viết dưới đây TheBank sẽ cung cấp đến bạn những nội dung liên quan đến cạnh tranh và độc quyền.

- Cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế xã hội, nó được hiểu là một sự ganh đua của các chủ thể kinh doanh trên thị trường nhằm chiếm thị phần cao hay những ưu thế hơn về phía mình của các doanh nghiệp

Độc quyền trong nền kinh tế thị trường là gì

Khái niệm về cạnh tranh và độc quyền 

Độc quyền trong nền kinh tế thị trường là gì

Thực trạng cạnh tranh và độc quyền hiện nay ở Việt Nam 

Độc quyền trong nền kinh tế thị trường là gì

Ý nghĩa của cạnh tranh và độc quyền 

Ý nghĩa của cạnh tranh

  • Cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
  • Cạnh tranh có vai trò điều phối các hoạt động kinh doanh trên thị trường
  • Cạnh tranh đảm bảo cho việc sử dụng các nguồn lực kinh tế một cách hiệu quả nhất
  • Cạnh tranh có tác dụng thúc đẩy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong kinh doanh
  • Cạnh tranh kích thích sự sáng tạo, là nguồn gốc của sự đổi mới liên tục trong đời sống kinh tế – xã hội

Ý nghĩa của độc quyền

Độc quyền đề cập đến một tình huống thị trường trong đó chỉ có một người bán hàng hóa. Không có sự thay thế chặt chẽ cho hàng hóa mà nó tạo ra và có những rào cản gia nhập. Nhà sản xuất duy nhất có thể ở dạng chủ sở hữu cá nhân hoặc một đối tác hoặc một công ty cổ phần. Nói cách khác, dưới sự độc quyền không có sự khác biệt giữa công ty và ngành công nghiệp.

Nhà độc quyền có toàn quyền kiểm soát việc cung cấp hàng hóa. Có quyền kiểm soát nguồn cung hàng hóa, ông sở hữu sức mạnh thị trường để định giá. Do đó, là một người bán duy nhất, nhà độc quyền có thể là một vị vua không có vương miện. Nếu có độc quyền, độ co giãn chéo của nhu cầu giữa sản phẩm của nhà độc quyền và sản phẩm của bất kỳ người bán nào khác phải rất nhỏ.

Mối quan hệ cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường

Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do, độc quyền đối lập với cạnh tranh tự do. Nhưng sự xuất hiện của độc quyền không thủ tiêu được cạnh tranh, trái lại còn làm cho cạnh tranh trở nên đa dạng, gay gắt và có sức phá hoại to lớn hơn.

Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, không chỉ tồn tại sự cạnh tranh giữa những người sản xuất nhỏ, giữa những nhà tư bản vừa và nhỏ như trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, mà còn có thêm các loại cạnh tranh sau:

Một là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các xí nghiệp ngoài độc quyền. Các tổ chức độc quyền tìm mọi cách chèn ép, chi phối thôn tính các xí nghiệp ngoài độc quyền bằng nhiều biện pháp như: độc chiếm nguồn nguyên liệu, nguồn nhân công, phương tiện vận tải, tín dụng, hạ giá có hệ thống… để đánh bại đối thủ.

Hai là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau. Loại cạnh tranh này có nhiều hình thức: cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền trong một ngành, kết thúc bằng một sự thoả hiệp hoặc bằng sự phá sản của một bên; cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền khác ngành có liên quan với nhau về nguồn nguyên liệu, kỹ thuật…

Ba là, cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền. Những nhà tư bản tham gia cácten, xanhđica cạnh tranh với nhau để giành thị trường tiêu thụ có lợi hoặc giành tỷ lệ sản xuất cao hơn. Các thành viên của tơrớt và côngxoócxiom cạnh tranh với nhau để chiếm cổ phiếu khống chế, từ đó chiếm địa vị lãnh đạo và phân chia lợi nhuận có lợi hơn.

Như vậy với những chia sẻ trên bạn đã có thể nắm được những thông tin về cạnh tranh và độc quyền.