Đối tượng hạch toán chi phí là gì

Đối tượng kế toán tập hợp chi phí (hay gọi tắt là đối tượng tập hợp chi phí) là phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm.

Giới hạn (hoặc phạm vi) để tập hợp chi phí sản xuất có thể là:

+ Nơi phát sinh chi phí: Phân xưởng, đội trại sản xuất, bộ phận chức năng…

+ Nơi gánh chịu chi phí: Sản phẩm, công việc hoặc lao vụ do doanh nghiệp đang sản xuất, công trình, hạng mục công trình, đơn đặt hàng…

Như vậy, thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành chính là xác định nơi các chi phí đã phát sinh và các đối tượng gánh chịu chi phí.

Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên rất quan trọng trong toàn bộ tổ chức công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Khi xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, phải dựa vào và cân nhắc hàng loạt các nhân tố sau:

–  Đặc điểm và công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất.

–  Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.

–  Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm.

–  Đặc điểm của sản phẩm (đặc tính kỹ thuật, đặc điểm sử dụng, đặc điểm thương phẩm…).

–  Yêu cầu kiểm tra, kiểm soát chi phí và yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ của doanh nghiệp.

–  Yêu cầu tính giá thành theo các đối tượng tính giá thành.

–  Khả năng, trình độ quản lý nói chung và hạch toán nói riêng.

….

Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình của doanh nghiệp ở các ngành mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là:

–   Đối với ngành Công nghiệp: Từng loại sản phẩm, công việc, nhóm sản phẩm cùng loại, từng chi tiết, bộ phận sản phẩm, từng phân xưởng, bộ phận, giai đoạn công nghệ, từng đơn đặt hàng…

–   Đối với ngành Nông nghiệp: Từng loại cây trồng, con gia súc, từng loại sản phẩm chế biến; từng nhóm cây trồng, nhóm gia súc hoặc nhóm sản phẩm chế biến cùng loại…

–  Đối với ngành Xây dựng cơ bản: Từng công trình, hạng mục công trình, từng phân xưởng sản xuất hay đội xây dựng…

Xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tập hợp chi phí sản xuất một cách kịp thời, chính xác theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định là cơ sở, tiền đề quan trọng để kiểm tra, kiểm soát quá trình chi phí, tăng cường trách nhiệm vật chất đối với các bộ phận, đồng thời cung cấp số liệu cần thiết cho việc tính các chỉ tiêu giá thành theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • đối tượng tập hợp chi phí
  • thực chất của việc xác định đối tượng chi phí là gì
  • ,

    Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn tập hợp chi phí phục vụ cho nhu cầu hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm cũng như các nhu cầu khác của quản lí.

    Hình minh hoạ (Nguồn: buildinggreen)

    Khái niệm

    Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn tập hợp chi phí phục vụ cho nhu cầu hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm cũng như các nhu cầu khác của quản

    Xác định đúng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng trong hạch toán và trong quản lí. 

    Đối tượng hạch toán chi phí và tính giá thành là căn cứ để kế toán mở các tài khoản và các sổ chi tiết, tổ chức ghi chép ban đầu và tập hợp số liệu theo đúng đối tượng. 

    Tập hợp đúng và đầy đủ chi phí góp phần tăng cường chế độ hạch toán trong nội bộ doanh nghiệp. Nó cũng là điều kiện để tăng cường quản lí sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp. 

    Tập hợp đúng và đầy đủ chi phí là cơ sở để tính đúng giá thành sản phẩm và xác định chính xác kết quả kinh doanh.

    Xác định đối tượng

    Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí phụ thuộc vào các yếu tố sau:

     - Tính chất, đặc điểm tổ chức sản xuất, qui trình công nghệ,

    - Trình độ quản lí và nhu cầu thông tin của quản ,

    - Yêu cầu thông tin cho việc tính giá thành,

    - Trình độ và khả năng của bộ máy kế toán,

    Đối tượng tập hợp chi phí có thể là toàn bộ qui trình công nghệ (toàn doanh nghiệp) hoặc từng giai đoạn công nghệ (từng phân xưởng).

    - Trong các doanh nghiệp sản xuất giản đơn hoặc không thể phân chia quá trình sản xuất thành các giai đoạn công nghệ thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là toàn bộ qui trình công nghệ hoặc trên phạm vi toàn doanh nghiệp. 

    Ví dụ: Sản xuất điện trong nhà máy điện hoặc sản xuất nước trong nhà máy nước,... Đối tượng tính giá thành trong các doanh nghiệp này các sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất.

    - Ngược lại, trong các doanh nghiệp mà qui trình sản xuất có thể phân chia thành các giai đoạn công nghệ tại các phân xưởng thì đối tượng tập hợp chi phí lại theo từng giai đoạn công nghệ. 

    Đối tượng tính giá thành ở đó sẽ là từng bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc cụm chi tiết sản phẩm. Giá thành sản phẩm cuối cùng được tập hợp trên cơ sở giá thành của các bộ phận cấu thành nên chúng.

    - Trường hợp doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đơn chiếc hoặc hàng loạt theo đơn đặt hàng: Đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn hàng. Đối tượng tính giá thành trong trường hợp này thường chỉ là sản phẩm cuối cùng theo từng đơn.

    (Tài liệu tham khảo: Những vấn đề kế toán cơ bản trong doanh nghiệp nhỏ và vừa, TS. Vũ Đình Hiển, Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012)

    Diệu Nhi

    Hạch toán quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm hai giai đoạn liên tục kế tiếp nhau và có mối quan hệ với nhau, giai đoạn đầu hạch toán tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ theo từng đối tượng, chịu chi phí như từng hoạt động kinh doanh, từng hợp đồng kinh doanh... và phân tích các chi phí đó theo yêu cầu quản lý cụ thể như theo khoản mục chi phí, theo yếu tố chi phí... Giai đoạn hai là tính gía thành sản phẩm theo từng đối tượng tính gía thành trên cơ sở số liệu của chi phí đã tập hợp được.

    Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính gía thành là một trong những điều kiện chủ chốt để tính gía thành được chính xác.

    Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất chính là phạm vi giới hạn để tập hợp các chi phí sản xuất, có thể là nơi phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận) hoặc có thể là đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng).

    Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí thực chất là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí phát sinh và đối tượng chịu chi phí. Khi xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, trước hết là phải căn cứ vào mục đích sử dụng, sau đó là căn cứ vào địa điểm phát sinh chi phí.

    Xác định đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với yêu cầu quản lý doanh nghiệp, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến việc tập hợp số liệu ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết.

    Đối tượng tính giá thành sản phẩm có thể là sản phẩm, bán sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành, tuỳ theo yêu cầu của hạch toán và tiêu thụ sản phẩm.

    Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính gía thành sản phẩm giống nhau ở bản chất chung, chúng đều là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí, cùng phục vụ công tác quản lý, phân tích và kiểm tra chi phí và giá thành. Nhưng chúng có nhiều điểm khác nhau sau:

    • Xác định đối tượng tập hợp chi phí là xác định phạm vi phát sinh chi phí được tập hợp phát sinh trong kỳ. Còn xác định đối tượng tính gía thành có liên quan đến kết quả sản xuất.
    • Một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể có nhiều đối tượng tính gía thành.

    Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp đối tượng tính gía thành sản phẩm cũng là đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Do đó để phân biệt đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính gía thành ngay cả khi chúng đồng nhất là một, chúng ta cần căn cứ vào các cơ sở sau :

      • Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất:
    • Với sản xuất giản đơn, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩm hay toàn bộ quá trình sản xuất, hoặc có thể là một nhóm sản phẩm, đối tượng tính gía thành sản phẩm là sản phẩm cuối cùng.
    • Với sản xuất phức tạp, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm, các giai đoạn chế biến. Còn đối tượng tính gía thành sản phẩm là sản phẩm ở bước cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo.
      • Căn cứ vào loại hình sản xuất:
    • Với sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ, đối tượng chi phí là đơn đặt hàng riêng biệt, còn đối tượng hạch toán giá thành là sản phẩm của từng đơn.
    • Đối với sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn, tuỳ thuộc vào quy trình công nghệ là đơn giản hay phức tạp mà đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết, nhóm chi tiết, giai đoạn công nghệ. Còn đối tượng tính gía thành có thể là sản phẩm cuối cùng hay bán thành phẩm.
      • Căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh:
    • Với trình độ cao, có thể chi tiết đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các góc độ khác nhau, ngược lại nếu trình độ thấp thì đối tượng đó có thể bị hạn chế và thu hẹp lại.
    • Việc xác định rõ mối quan hệ và sự khác nhau giữa đối tượng chi phí sản xuất và đối tượng tính gía thành sản phẩm là vấn đề mang tính định lượng cho tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm. Đồng thời thể hiện được mục đích và phạm vi tiến hành hai giai đoạn của công tác kế toán nêu trên.

    * Kỳ tính giá thành:

    Là thời kỳ mà kế toán tính gía thành cần phải tính được giá thành thực tế cho sản phẩm hoàn thành.

    Xác định kỳ tính gía thành thích hợp sẽ giúp cho việc tổ chức, công tác tính giá thành khoa học hợp lý, đảm bảo cung cấp số liệu về giá thành thực tế kịp thời, phát huy được chức năng Giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp.

    Video liên quan

    Chủ đề