Dòng rò định mức là gì năm 2024

Cầu dao chống giật là một thiết bị điện rất quan trọng và cần sử dụng trong tất cả các công trình dân dụng cũng như công nghiệp. Bằng việc so sánh sự chênh lệch giữa 2 dòng điện đi và về trên đường dây, khi phát hiện có dòng điện rò vượt mức cho phép, cầu dao chống giật sẽ tự động ngắt mạch điện 1 cách nhanh chóng để đảm bảo an toàn cho người dùng.

Do đó, khi lắp đặt cầu dao chống giật sức khoẻ con người sẽ được bảo vệ tốt hơn, tránh những nguy hiểm có thể xảy ra do giật điện. Hơn nữa, thiết bị điện này còn là biện pháp làm giảm chi phí tiền điện hàng tháng cho gia đình vì không rò điện trên đường dây.

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại cầu dao chống giật khác nhau như: ELCB, RCCB, RCBO,…Mỗi loại sẽ có những tính năng riêng, tuỳ vào nhu cầu mà chúng ta cân nhắc chọn loại cho phù hợp.

  • RCCB: Đây là loại cầu dao chuyên dùng để chống giật, bảo vệ chống dòng rò 100%. Hoàn toàn không có các chức năng khác và cần lắp thêm với một MCB để bảo vệ ngắn mạch, quá tải.
  • ELCB: Không chỉ chống giật mà loại cầu dao này cũng rất hữu hiệu trong việc bảo vệ quá tải, có thể xem chúng là sự kết hợp giữa MCB và RCD. Tuy nhiên, giá thành của ELCB cũng khá cao.
  • RCBO: Loại cầu dao này cũng giống với ELCB, vừa bảo vệ quá tải vừa chống dòng rò và ngắt mạch khi có sự cố điện hoặc có người bị điện giật

2. Các thông số cầu dao chống giật quan trọng cần biết

Dưới đây là các thông số cầu dao chống giật rất quan trọng và đòi hỏi người mua, cũng như người sử dụng cần tìm hiểu thật kỹ. Chúng thường được dán hoặc in trực tiếp lên sản phẩm nên có thể quan sát rất dễ dàng.

2.1. Mã sản phẩm của cầu dao chống giật, chống dòng rò

Tất cả CB chống dòng rò, chống giật của các đơn vị lớn như Schneider electric thì tên/ mã sản phẩm cũng như mã dòng sản phẩm luôn được ghi rõ ràng trên thân thiết bị. Điều này giúp người bán và người mua có thể phân biệt, chọn đúng sản phẩm phù hợp, cũng như dễ dàng tra cứu thông tin sản phẩm

EZ9D34616 APTOMAT CẦU DAO CHỐNG DÒNG RÒ RCBO SCHNEIDER 1P+N 16A 30MA

2.2. Dòng điện định mức

Thông số cầu dao chống giật này giúp cho biết dòng quá tải, đơn vị là A và kí hiệu dòng điện định mức là In. Bạn cần mua đúng dòng điện định mức, để thiết bị hoạt động tốt nhất, tránh chọn loại quá lớn trong khi nhu cầu sử dụng ở mức vừa phải, hoặc loại quá thấp nhưng mạng điện lại cần nhiều hơn.

2.3. Dòng điện rò

Dòng điện rò hay còn gọi là độ nhạy rò rỉ (earth-leakage sensitivity), thường sẽ được ký hiệu một con số với đơn vị mA. Với các thiết bị dùng trong gia đình sẽ có giá trị là 30mA.

Thông số cầu dao chống giật này thể hiện một trong những chức năng chính của nó là bảo vệ dòng điện rò, thể hiện mức cường độ dòng điện rò khiến cho CB sẽ tự động ngắt nếu phát hiện.

2.4. Điện áp định mức

Đây cũng là một thông số cầu dao chống giật quan trọng và thường có 1 con số và đơn vị đo “V” (vol), cộng với dấu ~ thể hiện dòng điện xoay chiều. Mức điện áp định mức của những chiếc cầu dao chống giật đa phần sẽ từ 240V hoặc 415V.

2.5. Dòng cắt danh định

Dòng cắt danh định thể hiện khả năng chịu đựng dòng điện lớn nhất của tiếp điểm cầu dao chống giật trong 1 khoảng thời gian. Đa phần trên bảng thông số cầu dao chống giật dòng cắt định danh sẽ có đơn vị tính “A” hoặc “kA”.

2.6. Ký hiệu tiêu chuẩn kỹ thuật IEC

Thể hiện tiêu chuẩn sản xuất của cầu dao điện chống giật về độ an toàn, chất lượng

Ngoài ra, thông số cầu dao chống giật cũng có ký hiệu nút test chức năng dòng rò, ký hiệu dây nóng, dây nguội, ký hiệu đường cong đặc tính, ký hiệu dạng kết nối AC

Dòng rò là gì?

Dòng rò là hiện tượng thường hay xảy ra ở các thiết bị điện. Nó làm dòng điện dư thừa trong quá trình hao tổn năng lượng điện, sau đó chuyển nguồn năng lượng này ra ngoài vỏ thiết bị, gây rủi ro các tai nạn về điện ngoài ý muốn, làm nguy hiểm đến sức khỏe con người.

Ảnh hưởng của dòng điện rò rỉ với con người

Cơ thể người rất nhạy cảm với dòng điện, bảng dưới đây cho ta thấy sự tác dụng của dòng điện phụ thuộc vào trị số của nó. Hiện nay mức độ cho phép an toàn của dòng rò là từ 0-3,5mA, riêng đối với thiết bị y tế cầm tay là 0-0,75mA.

Trị số dòng điện (mA)Tác dụng dòng điện xoay chiềuTác dụng của dòng điện một chiều0,6-1,5Bắt đầu thấy ngón tay tê.Không có cảm giác gì.2-3Ngón tay tê rất mạnh.Không có cảm giác gì.3-7Bắp thịt co lại và rung.Đau như kim châm cảm thấy nóng.8-10

Tay đã khó rời khỏi vật có điện nhưng vẫn rời được.

Ngón tay, khớp tay, lòng bàn tay cảm thấy đau.

Nóng tăng lên.20-25Tay không rời khỏi vật có điện, khó thở.Nóng ngày càng tăng lên, thịt co quắp lại nhưng chưa mạnh.50-80Cơ quan hô hấp bị tê liệt. Tim bắt đầu đập mạnh.Cảm giác nóng mạnh,bắp thịt ở tay co rút, khó thở.90-100Cơ quan hô hấp bị tê liệt. Kéo dài 3 giây hoặc dài hơn tim sẽ tê liệt dẫn đến ngừng đập.Cơ quan hô hấp bị tê liệt.

Phương pháp đo kiểm tra phát hiện dòng rò.

Dòng điện rò rỉ rất nguy hiểu, vì vậy cần phải phát hiện kịp thời nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu ảnh hưởng của nó. Một cách đơn giản để kiểm tra phát hiện dòng rò mà bất kỳ ai cũng có là sử dụng là sử dụng bút thử điện. Bạn chỉ cần dùng bút thử điện chạm lên những bề mặt vỏ ngoài của thiết bị, nếu đèn của bút phát sáng thì nơi đó sẽ có dòng điện rò rỉ và cần sửa chữa ngay lập tức.

Ngoài ra, trong bảo trì và sửa chữa điện chuyên dùng, người ta thường dùng ampe kìm đo dòng rò để kịp thời kiểm tra và phát hiện dòng rò. Bằng cách này, người dùng chỉ cần kẹp kềm ampe vào dây điện là có thể biết được nhanh chóng và chính xác lượng điện rò rỉ ra bên ngoài là bao nhiêu để có phương án xử lý phù hợp.

Ampe kìm đo dòng rò với độ phân giải thấp hơn hoặc bằng 0,1 mA có thể đo chính xác mức độ rò rỉ dòng điện nhỏ nhanh chóng. Thuận tiện cho việc phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố rò rỉ điện.

Biện pháp xử lý & khắc phục dòng rò.

Biện pháp xử lý dòng rò phổ biến nhất hiện nay đó là nối đất an toàn các thiết bị sử dụng điện. Theo chức năng của các loại nối đất, nó được chia làm 3 loại sau đây:

  • Nối đất chống sét: đảm bảo an toàn cho thiết bị điện. Nối từ bộ phận thu sét xuống đất.
  • Nối đất an toàn: nhằm đảm bảo an toàn cho con người. Nối đất an toàn là nối tất cả các bộ phận kim loại của thiết bị điện hay của các kết cấu kim loại xuống hệ thống nối đất.

Cả 2 loại nối đất trên được gọi là nối đất bảo vệ.

  • Nối đất làm việc: nhằm đảm bảo điều kiện làm việc bình thường cho thiết bị điện và 1 số bộ phận của thiết bị điện theo chế độ đã được quy định sẵn, đây là loại nối đất bắt buộc để đảm bảo các điều kiện vận hành của thiết bị.

Trong rất nhiều trường hợp, 2 hoặc 3 nhiệm vụ nối đất trên được thực hiện trên cùng một hệ thống nối đất.

Các loại nối đất thường được thực hiện bằng một hoặc hệ thống những cọc thép (hoặc đồng) đóng vào đất hoặc những thanh ở một độ sâu nhất định.

Việc nối đất đóng góp một phần không nhỏ trong việc bảo vệ thiết bị an toàn cũng như đảm bảo an toàn cho người dùng. Nói một cách chính xác, việc nối đất là nhằm giảm trị số dòng điện chạy qua cơ thể con người đến mức không gây ra nguy hiểm đến tính mạng. Điều này sẽ xảy ra khi những vật liệu cách điện như khung, vỏ máy thiết bị hỏng, dẫn đến rủi ro bị điện giật khi người dùng vô tình chạm phải bề mặt thiết bị.

Chủ đề