Đóng thuế nhập khẩu ở đâu

Đã nhập khẩu thì phải có tờ khai - căn cứ trên tờ khai biết số tiền thứ

NK, VAT, tên cảng nhập khẩu - Nộp tiền thì có 2 cách: Lên kho bạc nhà nước quận mà chị cục hải quan đóng đô nộp nếu số tiền lớn, nếu số tiền nhỏ thì nộp tại hải quan cũng được, Cách 2 là chuyển khoản qua ngân hàng theo mẫu mới ban hành đó bạn ( Nhớ ghi rõ TK số .. ngày ....)

Nộp thuế xuất nhập khẩu

Là dịch vụ Dành cho các khách hàng có nhu cầu nộp các khoản thuế xuất nhập khẩu nộp thuế cho các Cục/Chi cục Hải quan trên toàn quốc. VietinBank sẽ truyền thông tin nộp thuế sang cơ quan Hải quan ngay sau khi thực hiện giao dịch để hạch toán & gạch nợ kịp thời cho khách hàng.

VietinBank cũng tạo điều kiện xóa bỏ khoảng cách địa lý giữa khách hàng và cơ quan hải quan thông qua việc cung cấp ngay chứng từ thu NSNN cho khách hàng ở tất cả các điểm giao dịch của VietinBank trên phạm vi toàn quốc.

  • Tại quầy: khách hàng có thể thực hiện giao dịch nộp tiền mặt/chuyển khoản tại quầy. Khách hàng điền thông tin vào Bảng kê nộp thuế theo mẫu quy định của Bộ tài chính và gửi đến quầy giao dịch của VietinBank.
  • VietinBank eFAST: VietinBank kết nối giao dịch điện tử với tất cả cơ quan hải quan trên toàn quốc nhằm phục vụ thu thuế xuất nhập khẩu điện tử.  

Lợi ích dành cho doanh nghiệp

  • Hình thức thanh toán đa dạng;
  • Được cung cấp dịch vụ 24/7 bao gồm cả các ngày nghỉ, lễ;
  • Dữ liệu nộp NSNN tại VietinBank được kết nối trực tiếp với hệ thống của Tổng cục Hải Quan đảm bảo ghi nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của khách hàng một cách chính xác, kịp thời và nhanh chóng;
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí.

Xuất nhập khẩu là một lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế quốc gia, vì vậy pháp luật quy định rất cụ thể để điều chỉnh hoạt động trong lĩnh vực này, đặc biệt là về thuế. Thuế xuất nhập khẩu là thuế gián thu, một loại thuế gián thu như các loại thuế gián thu khác, đánh vào việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, thuế xuất nhập khẩu lại có những đặc điểm riêng biệt. Pháp luật Việt Nam quy định cụ thể về lĩnh vực này như thế nào? Đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thế? Bài viết sẽ tìm hiểu về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý:

– Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016.

– Nghị định 134/2016 NĐ-CP Nghị định hướng dẫn luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

1. Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu:

Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định thì đối tượng chịu thuế bao gồm:

“1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

2. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

4. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:

a) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;

Xem thêm: Miễn thuế là gì? Phân biệt thuế suất 0%, miễn thuế và không chịu thuế?

b) Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;

c) Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoàihàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quanhàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;

d) Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.

5. Chính phủ quy định chi Tiết Điều này.”

Khoản 5 Điều 2  Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được hướng dẫn thêm bởi Điều 2 Nghị định 134/2016 NĐ-CP hướng dẫn luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã hướng dẫn cụ thể về đối tượng chịu thuế bao gồm:

1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

2. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; hàng hóa nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vào thị trường trong nước.

3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Nghị định số 08/2015 NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

Xem thêm: Các loại thuế phải nộp khi nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam

4. Hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là hàng hóa do doanh nghiệp chế xuất xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối theo quy định của pháp luật thương mại, pháp luật đầu tư.

Theo quy định trên đấy đối tượng chịu thuế xuất, nhập khẩu có những dấu hiệu đặc trưng sau đây:

Thứ nhất: đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chỉ bao gồm hàng hóa, không bao gồm các đối tượng dịch vu. Mặc dù thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng có tính chất là một loại thuế gián thu như các loại thuế gián thu khác, đánh vào việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, do đặc trưng của hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu mà luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chỉ có đối tượng chịu thuế là hàng hóa

Thứ  hai: hàng hóa thuộc diện chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu là hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. Dấu hiệu được phép xuất khẩu, nhập khẩu là dấu hiệu pháp lý quan trọng nhất của hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Có nghĩa là hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, nhập khẩu nếu có xuất khẩu, nhập khẩu thì không  thuộc diện chịu thuế xuất nhập thuộc danh mục cấm xuất nhập khẩu.

Việc xuất nhập khẩu các mặt hàng thuộc danh mục bị cấm xuất khẩu, nhập khẩu được coi là những hành vi buôn lậu và tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật có liên quan

Thứ ba: hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu không có sự phân biệt về mục đích, kinh doanh hay phi kinh doanh, chính ngạch hay tiểu ngạch, miễn là hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới, cửa khẩu Việt Nam.

Theo quy định của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có thể phân loại hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thành các nhóm sau đây:

Nhóm 1: Hàng  hóa  xuất nhập khẩu vì mục đích kinh doanh của các cá nhân và tổ chức kinh doanh.

Xem thêm: Invoice là gì? Cách ghi ngày tháng của Invoice hàng hóa xuất khẩu

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của các tổ chức kinh tế Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được phép mua bán,trao đổi,vay nợ với nước ngoài. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của các tổ chức kinh tế nước ngoài

Hàng hóa của các cá nhân tổ chức kinh doanh từ thị trường trong nước được xuất khẩu vào các khu chế xuất tại Việt Nam và hàng hóa của các doanh nghiệp trong khu chế xuất được nhập vào thị trường Việt Nam

Nhóm 2: Hàng  hóa  được  xuất, nhập khẩu không vì mục đích kinh doanh trực tiếp

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là hàng mẫu, quảng cáo, dự hội chợ triển lãm; Hàng hóa hàng viện trợ hoàn lại, không hoàn lại.

Hàng xuất, nhập khẩu vượt quá mức tiêu chuẩn miễn thuế của các tổ chức quốc tế, cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam và các cá nhân nước ngoài làm việc tại các tổ chức nói trên hoặc tại các hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Nhóm 3: Hàng hóa có tính chất là tài sản, hành lý cá nhân khi xuất nhập cảnh

Hàng hóa vượt quá tiêu chuẩn hành lý được miễn thuế mang theo người của cá nhân người Việt Nam và nước ngoài khi xuất nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới Việt Nam.

Hàng là tài sản di chuyển vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế của cá tổ chức, cá nhân nước ngoài xuất khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam do hết thời hạn cư trú tại Việt Nam và của cá nhân người Việt Nam được phép xuất cảnh để định cư ở nước ngoài.

Xem thêm: Luật sư tư vấn thủ tục xuất khẩu lao động trực tuyến miễn phí

Hàng là quà biếu, quà tặng vượt tiêu chuẩn miễn thuế.

 Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568     

2. Đối tượng nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:

Tổ chức, cá nhân có hàng hóa thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế trên đây đều là đối tượng nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu ủy thác thì tổ chức nhận ủy thác chịu trách nhiệm nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Điều 3 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định về đối tượng nộp thuế như sau:

“1. Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.

Xem thêm: Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu phải thanh toán qua ngân hàng

3. Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩugửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

4. Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm:

a) Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế;

c) Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế;

d) Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh;

đ) Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp;

e) Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Thuế xuất khẩu là gì? Khái quát về thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu?

5. Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật.

6. Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.

7. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật”

Theo quy định trên thì có ít nhất sáu chủ thể phải nộp thuế theo quy định của pháp luật. Phân tích một số người nộp thuế để hiểu hơn về vấn đề này.

a. Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

 Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải đảm bảo hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của mình phải theo giấy phép của Bộ, ngành liên quan khi tiến hành hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này. Theo đó hàng hóa phải bảo đảm các quy định về tiêu chuẩn nhất định, phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền trước khi thông quan.

b. Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.

Chủ hàng hóa xuất khẩu – nhập khẩu có thể ủy thác cho một tổ chức khác thực hiện công việc này thông qua thỏa thuận ký hợp đồng ủy thác.

Xem thêm: Thuế thu nhập doanh nghiệp: Đối tượng chịu thuế, cách tính, mức nộp

c. Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩugửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. 

Hàng hóa có sự dịch chuyển qua biên giới Việt Nam sẽ phải chịu thuế xuất khẩu – nhập khẩu. Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì người đó vẫn phải nộp thuế xuất khẩu – nhập khẩu. Trừ trường hợp thuộc diện không phải nộp thuế.

d. Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế.

Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế gồm: Đại lý làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, người được chủ hàng hóa ủy quyền, chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp, người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Video liên quan

Chủ đề