Đường bờ biển nước ta dài, nhiều cánh đồng muối, hằng năm cung cấp bao khoảng bao nhiêu tấn muối

- Miền quê Việt Nam luôn nổi tiếng với những cánh đồng muối bao la rực rỡ, nó không chỉ là nơi sản xuất muối mà còn là những danh lam thắng cảnh cực kì đẹp đẽ và đặc trưng của đất nước ta. Ghé những vùng nổi tiếng với nghề làm muối vào tháng 12 năm nay đến tháng 5 năm sau, khách du lịch sẽ dễ dàng nhìn thấy những cánh đồng muối được kết tinh từ giọt ngọc biển trải dài quanh dọc đường bờ biển, đẹp và lộng lẫy, đặc biệt vào những buổi sớm tinh mơ. Hãy cùng khám phá vẻ đẹp của 4 nơi sản xuất muối lớn nhất Việt Nam nhé.

Cà Ná (Ninh Thuận)


Những hạt muối như những viên pha lê lấp lánh giữa biển

Vùng biển Ninh Thuận luôn nổi tiếng với nghề làm muối di truyền từ đời này sang đời khác, đặc biệt là làng muối Cà Ná, một trong những nơi sản xuất muối lớn nhất Việt Nam. Bạn chỉ cần ra khỏi thành phố Phan Rang Tháp Chàm chừng 30km là đến được với làng chài nổi tiếng này.

Cà Ná sở hữu một khung cảnh yên bình, đẹp đẽ và rộng bát ngát với hơn một nghìn ha ruộng muối trải dài theo bờ biển, trở thành làng chài muối lớn nhất Việt Nam. Hàng ngày vào buổi sáng sớm, bạn sẽ được chiêm ngưỡng hàng ngàn ô ruộng muối được người dân đắp lên, mỗi ô có thể lên đến hàng ngàn ha đất. Loại muối được sản xuất ở nơi đây nhận được rất nhiều đánh giá cao từ giới chuyên môn và được cho rằng là loại muối ngon nhất ở Đông Nam Á.

Phương Cựu (Ninh Thuận)

Nằm cách thành phố Phan Rang chỉ 15km, Phương Cựu được xem như một trong những làng muối lớn nhất miền Trung. Tới đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một cảnh đẹp huyền ảo, lung linh và bình yên dưới ánh nắng của bình minh lẫn hoàng hôn.

Trong tiếng sóng rầm rì của biển cả, bạn sẽ được nhìn thấy vẻ đẹp của cánh đồng muối sống động với sự chăm chỉ, cần cù của những người dân nơi đây. Họ sẽ bắt đầu với việc dẫn nước biển vào những thửa ruộng, sau một thời gian bốc hơi để lại những hạt muối trên cánh đồng. Sau đấy, muối sẽ được cào thành gò nhỏ cho khô sau đó thu gom về các kho trữ muối thô, rồi được đưa về các nhà máy để làm sạch. Bạn sẽ được chứng kiến tất cả những công đoạn làm muối của người dân nơi đây.


Nét đẹp lao động của người dân làng muối Phương Cựu

Diêm Điền (Thái Bình)

Ở huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình nằm cách thủ đô Hà Nội 110 km về hướng Đông Nam sẽ có một làng chài muối là một trong ba khu dự trữ sinh quyển lớn nhất vùng châu thổ sông Hồng mang tên Diêm Điền.

Khác với những làng nghề muối khác, Diêm Điền lại có thời gian thu hoạch muối là vào tháng 4 đến tháng 7. Vào khoảng thời gian này, Diêm Điền có gió nồm và nắng gắt, là thời điểm hoàn hảo để người dân thu hoạch được những hạt muối trắng to và đậm vị mặn mà.

Sa Huỳnh (Quảng Ngãi)

Được hình thành từ thế kỷ 19, cánh đồng muối Sa Huỳnh trở thành một trong những vựa muối quan trọng ở miền Trung. Đến Sa Huỳnh vào khoảng thời gian từ tháng 12 năm này đến tháng 5 năm sau, bạn sẽ được nhìn thấy một vẻ đẹp mộc mạc, bình dị của những người dân làm nghề nơi đây, họ chăm chỉ cần cù từ sáng đến chiều để cho ra những hạt muối trắng tinh đậm vị, đó là lý do vì sao nghề làm muối ở nơi đây vẫn được lưu truyền, giúp người dân kiếm sống, ổn định tài chính.


Khung cảnh bình yên trên cánh đồng muối Sa Huỳnh

Trên đây chính 4 cánh đồng muối lớn nhất của nước ta. Mỗi làng chài đều có những đặc điểm khác nhau nhưng mỗi khách du lịch đều khi nhìn thấy đều có thể cảm nhận được sự khó khăn của người dân để cho ra những hạt muối thơm ngon hàng ngày.

Bạc Liêu là một tỉnh thuộc duyên hải đồng bằng sông Cửu Long, nằm trên bán đảo Cà Mau, miền đất cực Nam của Việt Nam. Ở Bạc Liêu có hai huyện gắn bó lâu năm với nghề làm muối, đó là huyện Hòa Bình và Đông Hải. Muối ở Bạc Liêu từ xa xưa đã nổi tiếng khắp vùng Nam Bộ bởi hương vị đậm đà, độc đáo, rất riêng biệt. Không những thế, với những ruộng muối mênh mông, phủ một màu trắng tinh khiết đã làm nên một khung cảnh tuyệt đẹp thu hút đông đảo khách du lịch đến đây mỗi năm. Điều ấn tượng đầu tiên khi đến đây đó là khung cảnh thơ mộng, trong lành, cả ruộng muối rộng lớn, bát ngát được phủ kín bởi màu trắng tinh khôi của những hạt muối li ti. Khi có ánh nắng mặt trời chiếu vào, ruộng muối trở nên lung linh, lấp lánh đẹp đến ngỡ ngàng. Ruộng muối được chia thành các ô nhỏ vuông vắn, thẳng tắp nhìn rất bắt mắt, xung quanh là những bờ biển xanh thăm thẳm trải dài. Muối khi được thu hoạch sẽ được gộp thành những đống to, nhỏ khác nhau, nhìn từ xa như những viên kim cương nhấp nhô giữa cánh đồng. Không chỉ có khung cảnh đẹp, cảnh tượng người dân nơi đây chăm chỉ, cần mẫn thu hoạch muối nhìn cũng thật duyên dáng và đẹp đến mê hồn.

Đến đây, du khách có thể thoải mái "sống ảo", lưu lại những tấm ảnh đẹp cùng với bạn bè người thân mà không mất phí tham quan. Đến tham quan cánh đồng muối Bạc Liêu, du khách nên chọn thời điểm thích hợp, khi thời tiết khô ráo, nắng nhẹ. Tốt nhất, du khách nên ghé thăm cánh đồng muối Bạc Liêu vào tháng 12 đến tháng 5 bởi đây là khoảng thời gian bắt đầu mùa thu hoạch. Vào mùa này, cánh đồng muối trở nên nhộn nhịp, tươi vui hơn hẳn. Người dân luôn có mặt ở đồng tất bật thu hoạch muối. Đến thăm cánh đồng muối và quan sát những người dân ở đây lao động, du khách sẽ trân trọng và nâng niu hơn những hạt muối trắng. Những người dân ở đây, ngày ngày với đôi quang gánh vẫn cần mẫn làm ra những hạt muối, những gánh muối mặn mà mang hương vị đặc sắc của biển cả. Những hình ảnh con người gắn bó với nghề muối, đã góp phần làm nên nét đẹp độc đáo cho vùng đất thân thương này.

Du khách nên đến đây vào buổi sáng hoặc buổi tối để bắt được những khung cảnh đẹp nhất của cánh đồng muối. Và đặc biệt quý khách nên tránh đến vào buổi trưa bởi đây là thời điểm nắng gắt, nước đang bốc hơi để hình thành muối nên sẽ rất nóng nực, oi bức. Vào lúc bình minh và hoàng hôn, cánh đồng muối rất đẹp. Tất cả khung cảnh thiên nhiên hòa quyện vào nhau, màu xanh thăm thẳm của bầu trời, màu trắng tinh khôi của muối, xa xa màu hoang sơ của núi rừng cộng thêm ánh nắng chan hòa đủ làm mọi thứ trở nên huyền ảo, thơ mộng. Cánh đồng muối là một địa điểm lý tưởng, thích hợp với những du khách thích trải nghiệm sự nắng gió. Đến đây, du khách không chỉ được đắm chìm trong khung cảnh hữu tình mà còn được biết thêm về quá trình làm ra những hạt muối "tinh hoa của đất trời", sự vất vả, cần cù của những con người nông dân...

Cánh đồng muối Bạc Liêu

Bạc Liêu

Với trên 3.260 km đường bờ biển và trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng và lợi thế lớn về tài nguyên biển và hải đảo. 

Vai trò đặc biệt quan trọng

Biển và hải đảo có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng và an ninh của hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhất là những quốc gia có biển. 


 

Phong cảnh Vịnh Vĩnh Hy, Ninh Thuận. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN

Chiếm tới 71% diện tích hành tinh với độ sâu trung bình 3.710m và tổng khối nước 1,37 tỷ km3, biển và đại dương có khả năng cung cấp một nguồn tài nguyên vô cùng lớn cho loài người. 

Trong đó, sinh vật biển là nguồn lợi quan trọng nhất, bao gồm hàng trăm nghìn loài động vật, thực vật và vi sinh vật như: cá, tôm, cua, mực... làm thực phẩm; cá mập, báo biển, gấu biển... cung cấp thịt, mỡ, da và lông quý cho công nghiệp; rong và tảo đủ màu sắc, là nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm và công nghiệp hoá chất… Các số liệu thống kê cho thấy, sản lượng khai thác thủy sản từ biển và đại dương toàn thế giới liên tục gia tăng, cụ thể: năm 1960: 22 triệu tấn, 1970: 40 triệu tấn, 1980: 65 triệu tấn, 1990: 80 triệu tấn, năm 2000: 94 triệu tấn, con số này duy trì ở mức trên dưới 80 triệu tấn trong những năm gần đây. Theo đánh giá của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), lượng thủy sản đánh bắt tối đa từ biển là 100 triệu tấn.

Bên cạnh sinh vật biển, biển và đại dương cũng là nguồn cung cấp hóa chất và khoáng sản với trữ lượng lớn. Tổng lượng muối tan chứa trong nước biển là 48 triệu km3, trong đó có muối ăn, iốt và 60 nguyên tố hoá học khác. Các loại khoáng sản khai thác chủ yếu từ biển như dầu khí, quặng Fe, Mn, quặng sa khoáng và các loại muối. Năng lượng sạch từ biển và đại dương như năng lượng thuỷ triều (than xanh), năng lượng sóng... hiện đang được khai thác phục vụ vận tải biển, chạy máy phát điện và nhiều lợi ích khác của con người.

Biển và hải đảo cũng là nơi chứa đựng tiềm năng lớn để phát triển du lịch, tham quan, nghỉ ngơi, giải trí... Các bãi cát rộng, dài; các phong cảnh đẹp tạo thuận lợi cho việc xây dựng các khu du lịch và nghỉ dưỡng.

Ngoài ra, biển và đại dương còn có một vai trò hết sức quan trọng giúp rút ngắn khoảng cách và thời gian đi lại cho các vùng miền, các quốc gia trên thế giới, thông qua phát triển các tuyến giao thông đường thủy. Hiện nay, vận tải biển đã trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế. 


 

Cầu tàu tại vịnh, nơi đây là điểm xuất phát của những chuyến tàu đưa du khách khám phá vẻ đẹp của vịnh biển đẹp nhất miền Trung. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN


Biển đảo Việt Nam: tiềm năng và lợi thế 

Việt Nam là một quốc gia nằm ven Biển Đông với chỉ số biển cao gấp 6 lần chỉ số biển trung bình toàn cầu. Cụ thể, Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km từ Bắc xuống Nam, chiếm tỷ lệ khoảng 100km2 đất liền/1 km bờ biển (mức trung bình trên thế giới 600 km2 đất liền/1 km bờ biển); hơn 3.000 hòn đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia rộng hơn 1 triệu km2 (gấp 3 lần diện tích đất liền). 

Hiện cả nước có đến 28 tỉnh, thành phố ven biển, chiếm 42% diện tích đất liền và 45% dân số toàn quốc. Với những đặc điểm trên, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có lợi thế và tiềm năng to lớn về tài nguyên biển.

Về nguồn lợi hải sản và tính đa dạng sinh học: trên vùng biển Việt Nam đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau. Ngoài ra, còn phát hiện khoảng 1.300 loài trên các hải đảo. Đa dạng sinh học biển và các hệ sinh thái đã cung cấp nguồn lợi hải sản to lớn cho nền kinh tế. Năm 2015, sản lượng thủy sản khai thác của cả nước đạt trên 3 triệu tấn; trong 7 tháng đầu năm 2016, con số này đã đạt trên 1,8 triệu tấn.


 

Ngư dân vận chuyển cá ngừ đại dương từ tàu cá lên bờ. Ảnh: Nguyên Lý/TTXVN

Về khoáng sản, biển Việt Nam có khoảng 35 loại hình khoáng sản có quy mô trữ lượng khai thác khác nhau. Trong đó, dầu khí là tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa nước ta có tầm chiến lược quan trọng. Ngành dầu khí Việt Nam đã đạt mốc khai thác 100 triệu tấn dầu thô năm 2011; mốc 200 triệu tấn dầu thô năm 2012. Năm 2013, xuất khẩu dầu thô đạt mốc 300 triệu tấn. Ngoài ra, biển Việt Nam còn có tiềm năng băng cháy-loại hình tài nguyên mới của thế giới; vùng ven biển còn chứa đựng tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như titan, zircon, thiếc, vàng, sắt, mangan, thạch cao, đất hiếm…

Về tiềm năng phát triển du lịch biển, với 125 bãi biển lớn nhỏ, nắng ấm quanh năm, không khí trong lành với nhiều cảnh quan đẹp... là điều kiện lý tưởng để xây dựng các khu nghỉ mát, nghỉ dưỡng, du lịch cao cấp. Trong đó bãi biển Đà Nẵng đã được tạp chí Forbes bầu chọn là 1 trong 6 bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh. Việt Nam cũng là 1 trong 12 quốc gia có các vịnh đẹp nhất thế giới là Vịnh Hạ Long, Vịnh Nha Trang. Bên cạnh đó, đảo và vùng ven biển tập trung nhiều di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên; nhiều di tích văn hóa-lịch sử; các lễ hội dân gian của cư dân miền biển; tín ngưỡng, phong tục tập quán liên quan đến biển… Với lợi thế này, ngành du lịch biển Việt Nam hàng năm thu hút khoảng 15 triệu lượt khách, trong đó có 3 triệu khách quốc tế, đạt tốc độ tăng bình quân 13%/năm. 

Một lợi thế quan trọng khác là vùng biển Việt Nam thuộc Biển Đông - một trong những con đường giao thương hàng hải quốc tế nhộn nhịp nhất trên thế giới, nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Bờ biển mở ra cả 3 hướng Đông, Nam và Tây Nam nên rất thuận lợi cho việc giao lưu thương mại quốc tế và hội nhập kinh tế biển. Theo báo cáo của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, bờ biển nước ta có 10 điểm có thể xây dựng cảng biển nước sâu và nhiều điểm cảng trung bình với tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển đạt 50 triệu tấn/năm. Đến nay, Việt Nam đã ký hiệp định hàng hải thương mại với 26 quốc gia. Việt Nam đã phát triển được 30 cảng biển với 166 bến cảng, 350 cầu cảng với tổng chiều dài khoảng 45.000m; xây dựng 18 khu kinh tế ven biển… Mặt khác, vùng biển rộng lớn với nhiều đảo cũng là không gian trọng yếu để bảo đảm an ninh-quốc phòng.

Có thể thấy, từ bao đời nay biển đảo không những cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân trong nước, mà còn là điều kiện đặc biệt cần thiết để Việt Nam phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như thuỷ sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tầu, du lịch... Hiện tại, kinh tế biển và vùng ven biển có vai trò vô cùng quan trọng, đóng góp khoảng 50% GDP cả nước.

Video liên quan

Chủ đề