Đường hồ chí minh bắt đầu từ tỉnh nào năm 2024

Đường Hồ Chí Minh đang được mở rộng, kéo dài từ Cao Bằng tới mũi Cà Mau. Dự án hơn 3.000 km sẽ hoàn thành năm 2020, trong đó, gần 450 km theo tiêu chuẩn cao tốc.

Đường Hồ Chí Minh đã có dự án mở rộng kéo dài từ Nam ra Bắc dài hơn 3.000 km (từ mũi Cà Mau đến Pác Bó, Cao Bằng) và là tuyến quốc lộ thứ 2 chạy dọc vùng núi phía Tây từ Bắc vào Nam. Trên hình ảnh là đoạn gần thị trấn Xuân Mai (Hà Nội). Tuyến đường được xây dựng trên cơ sở nâng cấp mở rộng một số tỉnh lộ và quốc lộ cũng như làm mới một số đoạn. Trong ảnh, đoạn đi qua thị trấn Miếu Môn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Đặc điểm của đường Hồ Chí Minh là dùng vạch kẻ phân làn màu vàng. Tài xế khi lưu thông qua đây có thể phân biệt được với các con đường khác.

Năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định thành lập tuyến vận tải chiến lược để chi viện cho miền Nam và các nước bạn, do đó tuyến giao thông này về sau được đặt tên là đường Hồ Chí Minh. Hình ảnh tại khu vực huyện Lạc Sơn (Hòa Bình).

Trong thời kỳ kháng chiến, đường Hồ Chí Minh bắt đầu từ Nghệ An (thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, được đánh dấu bằng cột mốc số 0) tới Mũi Cà Mau. Sau này đường mới được mở rộng nâng cấp và kéo dài ra tới thị trấn Xuân Mai, Hà Nội. Việc nâng cấp xây dựng, mở rộng đường được khởi công xây dựng giai đoạn 1 từ năm 2000 đã đầu tư hoàn chỉnh với quy mô 2 làn xe (bao gồm cả kiên cố hóa và chống sạt lở đoạn từ Hòa Lạc - Hà Nội đến Tân Cảnh - Kon Tum) và đưa vào khai thác sử dụng toàn bộ từ 2008. Giai đoạn 2 (2007-2015), đầu tư nối thông toàn tuyến từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) với quy mô 2 làn xe, trong đó cơ bản hoàn thành vào năm 2015. Một số cầu lớn hoàn thành trong giai đoạn đến năm 2020. Trong ảnh là đoạn qua rừng quốc gia Cúc Phương. Giai đoạn 3 (2012-2020) tập trung vào việc đầu tư thực hiện khoảng 445 km theo tiêu chuẩn cao tốc gồm các đoạn từ Đoan Hùng (Phú Thọ) đến Chợ Bến (Hòa Bình), đoạn Cam Lộ (Quảng Trị) đến Túy Loan (Đà Nẵng), Dự án kết nối hệ thống giao thông trung tâm đồng bằng sông Mê Kông đoạn Mỹ An (Đồng Tháp) đến Rạch Sỏi (Kiên Giang). Sau năm 2020, các đoạn tuyến cao tốc còn lại được xây dựng và hoàn chỉnh toàn tuyến theo quy hoạch được duyệt. Trong ảnh là khu vực huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa. Đường Hồ Chí Minh sau khi hoàn thành sẽ đi qua địa phận 28 tỉnh, thành phố gồm trải dài từ Cao Bằng đến Cà Mau.

Tổng chiều dài 3.183 km (tuyến chính khoảng gần 2.500 km, tuyến phía Tây hơn 680 km. Trong ảnh là khu vực cầu Lam Kinh bắc qua sông Chu nằm trên địa phận Thọ Xuân (Thanh Hóa).
Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 hơn 13.300 tỷ đồng, giai đoạn 2 hơn 27.700 tỷ và giai đoạn 3 trên 273.000 tỷ đồng (chưa kể 23.000 tỷ đồng là tổng mức đầu tư của 133 km đường Hồ Chí Minh đi trùng với các dự án khác đã được bố trí nguồn vốn và triển khai).

Lê Hiếu - Mạnh Thắng

Cà Mau đường Hồ Chí Minh hùng vĩ Xuân Mai Hòa Bình Thanh Hóa Nghệ An cao tốc

Sau khi về quê ăn Tết, nhiều người bắt đầu quay trở lại các tỉnh phía Nam. Đường Hồ Chí Minh đoạn qua hai tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị nườm nượp người xe trong ngày mùng 4 Tết.

Xe biển số các tỉnh phía Nam nối đuôi nhau trên đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Quảng Trị ngày 13-2 - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Đường Hồ Chí Minh kết nối cao tốc qua 5 tỉnh

Ngày 13-2 (tức mùng 4 Tết Nguyên đán) nhiều người bắt đầu quay trở lại các tỉnh phía Nam. Rất nhiều tài xế đã chọn di chuyển trên đường Hồ Chí Minh đoạn qua hai tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị thay vì đi quốc lộ 1.

Chiều 13-2, dòng xe hướng Bắc - Nam trên đường Hồ Chí Minh đi qua hai tỉnh này rất đông. Trong đó hầu hết là xe ô tô mang biển số các địa phương phía Nam như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu.

Chị Nguyễn Thùy Chanh (quê Vũng Tàu) cho biết Tết này gia đình chị đi từ TP.HCM ra Ninh Bình ăn Tết quê chồng. Cả nhà quyết định chọn rẽ hướng quốc lộ 1 ở Quảng Bình lên đường Hồ Chí Minh vì đường này kết nối với tuyến cao tốc đi qua 5 tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi.

"Quảng Bình rất hẹp nên từ đường quốc lộ 1 lên đường Hồ Chí Minh chỉ chừng 20km. Nghe bạn tôi tư vấn đường này rất đẹp nên chúng tôi chọn đi đường Hồ Chí Minh từ Quảng Bình rồi tới luôn đầu nút cao tốc Cam Lộ. Rất thuận lợi" - chị Chanh nói.

Theo ghi nhận, đoạn đường Hồ Chí Minh đi qua hai tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị có mặt nhựa rất đẹp.

Đoạn đường này tuy không có dải phân cách, mỗi bên chỉ một làn đường nhưng rất ít xe máy nên các tài xế di chuyển thuận lợi. Không trạm thu phí, ít xe máy, ít đèn xanh đèn đỏ nên nhiều tài xế chọn đi đường Hồ Chí Minh khi qua hai tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị. Tuyến đường này lại ít khúc cua và có phong cảnh rừng cao su rất đẹp.

Nhiều người dân ven đường cũng tranh thủ dòng xe này mà bày bán các loại thức ăn nhanh.

Đường thông, kết hợp thăm thú nhiều điểm đến

Tuyến đường Hồ Chí Minh nối từ Quảng Bình đến điểm vào cao tốc Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) dài khoảng 140km.

Từ Cam Lộ có thể di chuyển thuận lợi hơn 300km tiếp theo trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn - Hòa Liên - Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Nhiều hội nhóm trên mạng xã hội thường "mách" nhau chọn hành trình này vì tiết kiệm được nhiều chi phí.

Anh Nguyễn Đình Thời, tài xế xe Bắc - Nam, cho biết nếu tài xế chọn đi theo đường Hồ Chí Minh từ Quảng Bình rồi đi trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn - Hòa Liên sẽ tiết kiệm được kha khá tiền vì suốt 300km không có trạm thu phí.

"Đường Hồ Chí Minh ít đèn đỏ nên cánh tài xế di chuyển đều ga, tiết kiệm được tiền xăng và tiền phí. Đường này cũng có cảnh quan rất đẹp"- anh Thời nói.

Nhiều tài xế cũng chọn đi đường Hồ Chí Minh kết hợp du xuân vì có nhiều điểm đến.

Chị Tố Nga (quận Phú Nhuận, TP.HCM) cho biết mọi năm gia đình chị thường di chuyển trên quốc lộ 1.

Tuy nhiên năm nay chọn đi đường Hồ Chí Minh khi quay trở lại phía Nam vì có dư thời gian thăm thú các nơi.

Địa điểm gia đình chị ghé thăm khi đi qua hai tỉnh này là động Phong Nha (tỉnh Quảng Bình) và nghĩa trang Trường Sơn (tỉnh Quảng Trị).

Chiều mùng 4 Tết có rất đông du khách đến tham quan động Phong Nha. Trong đó có nhiều xe Bắc - Nam chọn ghé qua vì điểm tham quan này chỉ cách đường Hồ Chí Minh chừng 1km - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Cảnh sát giao thông tiếp sức người dân đi xe máy trở lại các tỉnh thành phía Nam sau Tết

Cảnh sát giao thông tỉnh Phú Yên phát nước suối, sữa hộp miễn phí cho người dân trở lại các tỉnh thành phía Nam - Ảnh: Công an cung cấp

Ngày 13-2 (mùng 4 Tết), thượng tá Võ Hùng Tường - trưởng Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Phú Yên - cho biết nhằm tiếp sức cho người dân cả nước trở lại TP.HCM cũng như các tỉnh thành phía Nam sinh sống, làm việc sau khi kết thúc kì nghỉ Tết Giáp Thìn 2024, lực lượng cảnh sát giao thông của tỉnh đã tổ chức các điểm phát nước suối, khăn lạnh, sữa hộp miễn phí cho người dân trên tuyến quốc lộ 1A qua địa bàn tỉnh này, từ mùng 4 đến mùng 6 Tết.

Theo đó, trong ngày mùng 4 Tết (13-2) Phòng cảnh sát giao thông tỉnh đã phát miễn phí 450 suất gồm sữa hộp, nước suối, khăn lạnh cho người dân.

Đồng thời, tổ chức phân luồng bảo đảm trật tự an toàn giao thông, không để xảy ra ùn tắc giao thông, kịp thời tuyên truyền nhắc nhở người tham gia giao thông chấp hành nghiêm các quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Anh Nguyễn Minh Tài (quê Quảng Nam) chia sẻ: "Tôi làm công nhân ở Đồng Nai, năm nay công ty làm việc trở lại vào mùng 6 Tết nên tranh thủ chạy xe vào để kịp ngày làm, khi đến địa phận Phú Yên được các anh cảnh sát giao thông mời vào tặng quà. Tôi rất bất ngờ, rất vui và cảm ơn các anh".

Chủ đề