Dv xử lý hồ sơ khó để vay vốn

(thitruongtaichinhtiente.vn) - Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội vừa đưa ra xét xử vụ án tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức liên quan đến hoạt động ngân hàng.

Theo cáo buộc, Lê Thị Như (SN 1974, ở quận Hà Đông) và Phạm Thị Hường (SN 1971, ở huyện Hoài Đức) quen nhau vào năm 2017. Do làm ăn thua lỗ, nợ nần nhiều, cả hai bàn nhau làm giả giấy tờ, tài liệu, hồ sơ giáo viên Trường tiểu học Mễ Trì để vay trả góp bằng lương tại 3 ngân hàng.

Khoảng tháng 5/2017, Như và Hường liên hệ với nhân viên một ngân hàng, giới thiệu là giáo viên Trường tiểu học Mễ Trì để vay tiền trả góp bằng lương. Như làm giả hồ sơ gồm CMND, hợp đồng lao động, đơn xác nhận và giấy xác nhận lương của Trường tiểu học Mễ Trì. Do nhân viên ngân hàng không phát hiện hồ sơ giả nên giải ngân 70 triệu đồng.

Với thủ đoạn trên, từ tháng 8/2017 đến tháng 2/2018, Như đã nhờ 18 người đứng tên hồ sơ vay để vay tiền trả góp bằng lương tại ngân hàng này. Như nói với những người này là cần tiền để kinh doanh và sẽ chịu trách nhiệm làm hồ sơ, trả tiền cho ngân hàng. Bị cáo thuê người làm giả hồ sơ vay, hướng dẫn họ cách trả lời khi nhân viên ngân hàng thẩm định hồ sơ và đưa họ đến ngân hàng làm thủ tục vay tiền. Đặc biệt, trong số những người này có hoàn cảnh khó khăn nên răm rắp làm theo lời Như.

Riêng tại ngân hàng P., Như lập 20 hồ sơ với 82 tài liệu giả để vay hơn 1,4 tỷ đồng. Đến nay bị cáo mới thanh toán 103 triệu đồng, còn chiếm đoạt hơn 1,3 tỷ đồng.

Với cách thức trên, khoảng tháng 3/2018, Như sử dụng tên giả là Lê Thị Nhàn, mạo danh là giáo viên Trường tiểu học Mễ Trì, làm 3 hồ sơ vay trả góp bằng lương, chiếm đoạt 281 triệu đồng của Ngân hàng B. Lần khác, vào tháng 3/2019, bị cáo sử dụng tên giả là Vũ Thị Hoài Mi, làm giả 4 tài liệu để chiếm đoạt số tiền 84 triệu đồng của S.

Tổng số Như phải chịu trách nhiệm về 102 tài liệu giả làm 24 hồ sơ, vay 3 ngân hàng hơn 1,8 tỷ đồng. Kết quả xác minh tại Trường tiểu học Mễ Trì thể hiện 24 khách hàng đứng tên trên hồ sơ vay không phải là giáo viên trường này.

Tại cơ quan điều tra, Như khai nhận trả công cho những người nhờ đứng tên hồ sơ vay từ 3- 7 triệu đồng/người. Còn Phạm Thị Hường đã làm giả 38 tài liệu để làm 10 hồ sơ vay 3 ngân hàng trên số tiền 840 triệu đồng

Trong vụ án này, cơ quan điều tra làm rõ hành vi vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng. Cụ thể, vào tháng 1/2019, thông qua dữ liệu khách hàng, Nguyễn Thị Huế đã liên hệ với Hường để giới thiệu các sản phẩm vay vốn. Hường đến ngân hàng gặp Huế và nộp các giấy tờ để vay tín chấp trả góp bằng lương. Sau khi kiểm tra, Huế ký xác nhận đã đối chiếu bản sao so với bản gốc và trình Giám đốc khách hàng cá nhân để phê duyệt. Trên cơ sở tờ trình, ngân hàng giải ngân cho Hường 80 triệu đồng.

Hai tháng sau, Huế, Long chuyển sang phòng giao dịch khác và tiếp tục nhận hồ sơ của 15 giáo viên Trường tiểu học Mễ Trì. Tại cơ quan điều tra, Huế khai nhận, quá trình thẩm định, bị cáo đã đi trực tiếp nơi ở, nơi làm việc của khách và không phát hiện sai phạm về thông tin. Tuy nhiên, Hường, Như khai Huế không đi thẩm định như kê khai trong hồ sơ vay.

Cơ quan điều tra xác minh, trong số 16 khách hàng chỉ có Hường là giáo viên Trường tiểu học Mễ Trì. Ngoài ra, 16 CMND của khách hàng kèm sổ hộ khẩu đều là giả.

Cơ quan tố tụng xác định Huế, Long không thực hiện đúng quy trình dẫn đến việc các đối tượng làm giả hồ sơ vay hơn 1 tỷ đồng. Còn các cán bộ ngân hàng khác, cơ quan điều tra xác định quá trình tiếp nhận, thẩm định hồ sơ khách hàng đúng quy định nên không xem xét trách nhiệm hình sự.

Với hành vi trên, Tòa án tuyên phạt Lê Thị Như mức án 18 năm tù và Phạm Thị Hường mức án 16 năm, 12 bị cáo là những người đứng tên trên hồ sơ vay cũng bị truy tố về 2 tội danh trên nhận mức án từ 2 năm tù – 6 năm tù. Hai nhân viên ngân hàng là Nguyễn Thị Huế và Lưu Vĩnh Long cùng nhận án 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.

12/01/2021

Khi nào thì bạn bị rơi vào nợ xấu nhóm 3? Nợ xấu nhóm 3 có thực sự nguy hiểm hay không? Liệu có thể xóa nợ xấu nhóm 3 ngay lập tức được hay không?

Bài viết này SHB Finance sẽ cùng bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Dv xử lý hồ sơ khó để vay vốn

Khi nào thì khách hàng bị mắc nợ xấu nhóm 3?

Như bài trước, SHB Finance đã đưa đến cho bạn những kiến thức cơ bản về nợ xấu cũng như ảnh hưởng khi bị nợ xấu, theo đó hiểu đơn giản nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3 đến nhóm 5, tức nợ quá hạn thanh toán từ 91 ngày trở lên. Trong đó, nợ nhóm 3 là khoản nợ đã quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.

Các khoản nợ này có thể đến từ các khoản vay tiêu dùng trong quá khứ, chi tiêu từ thẻ tín dụng, khoản mua trả góp thiết bị điện máy,... hay có khoản phí không ai ngờ đến như phí thường niên thẻ mà bạn đã quá lâu rồi không dùng đến mà chưa hủy thẻ.

Nợ xấu nhóm 3 có được vay ngân hàng không?

Nợ xấu cũng giống như việc bạn sang nhà hàng xóm mượn vài ký gạo và hứa 1 tháng sau sẽ trả. Tuy nhiên, sau 3 tháng hay nửa năm bạn vẫn chưa trả thì gần như chắc chắn nếu sang hỏi thì hàng xóm bạn sẽ không cho bạn mượn nữa.

Trong một số trường hợp, các tổ chức tín dụng sẽ hỗ trợ vay vốn nếu bạn bị lịch sử nợ chú ý (nợ nhóm 2- quá hạn từ 10 đến 90 ngày). Tuy nhiên, việc bị nợ xấu từ nhóm 3 thì gần như các tổ chức tín dụng sẽ từ chối hồ sơ vay vốn của bạn.

Do đó, tốt nhất bạn nên chú ý các khoản tín dụng của bạn để tránh việc bị các tổ chức tín dụng đánh giá bị nợ xấu. Dẫu vậy, nếu không may bị nợ xấu nhóm 3, bạn hoàn toàn có thể xử lý để tiếp tục được vay vốn trong tương lai.

Xử lý khi bị nợ xấu nhóm 3?

Dv xử lý hồ sơ khó để vay vốn

Trong trường hợp bạn nghi ngờ hoặc muốn biết bản thân có bị nợ xấu hay không, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu tổ chức tín dụng nơi bạn vay vốn kiểm tra thông tin, hoặc chủ động truy cập cổng thông tin của Trung tâm tín dụng quốc gia (CIC) để thực hiện tra cứu miễn phí.

Nếu chẳng may bạn chị nợ xấu nhóm 3, điều cần làm ngay lập tức đó là cần phải bình tĩnh đọc thật kỹ báo cáo chi tiết quan hệ tín dụng thể thân và không cung cấp bất cứ thông tin cá nhân hay chi phí cho cá nhân nào báo với bạn có thể hỗ trợ xóa lịch sử nợ xấu trên CIC.

Có hai trường hợp khi bị lịch sử nợ xấu trên báo cáo quan hệ tín dụng thể nhân:

1.Nhầm lẫn từ các tổ chức tín dụng:

-Kiểm tra chính xác thông tin lịch sử nợ xấu của bản thân.

-Gửi công văn đến tổ chức tín dụng liên quan hoặc Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia CIC để kiểm tra xác minh các thông tin.

-Trường hợp bị nhầm lẫn, CIC sẽ điều chỉnh thông tin hoặc tổ chức tín dụng sẽ cấp giấy xác nhận tình trạng nợ xấu của bạn.

2.Nợ xấu do bản thân:

-Kiểm tra chi tiết thông tin nợ xấu và số tiền bị chậm thanh toán.

-Thực hiện thanh toán toàn bộ gốc, lãi và phí liên quan đến khoản nợ xấu cho tổ chức tín dụng.

-Kiểm tra lại thông tin lịch sử quan hệ tín dụng. Lưu ý: thông tin lịch sử nợ xấu nhóm 2 sẽ được xóa sau 12 tháng, lịch sử nợ xấu nhóm 3 trở lên sẽ được xóa sau 60 tháng kể từ ngày bạn thanh toán toàn bộ chi phí cho tổ chức tín dụng.

Quay lại ví dụ ở trên, việc người hàng xóm nói bạn chưa trả gạo có thể do bạn đã trả rồi, nhưng vì lý do nào đó họ lại quên mất. Lúc này, bạn cần xác minh lại việc mình đã hoàn trả. Còn nếu thực sự bạn chưa trả, bạn sẽ cần một khoảng thời gian để lấy lại lòng tin từ người hàng xóm của mình, từ đó họ mới quyết định có tiếp tục cho mượn gạo khi bạn cần, tương tự việc CIC sẽ lưu lại thông tin lịch sử nợ xấu của bạn từ 12 tháng đến 5 năm.

Lời khuyên để không bị mắc nợ xấu?

Hiện nay, các tổ chức tín dụng đã nới lỏng bớt quy định trong các điều khoản cho vay, cũng như mở thẻ tín dụng, trả góp,... giúp tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của người dân. Tuy nhiên, bạn nên tỉnh táo trước các “cạm bẫy” đưa ra bởi các tổ chức tín dụng để tránh phát sinh nợ xấu.

Bạn hoàn toàn có thể áp dụng một số cách sau để không phát sinh nợ xấu:

-Xem xét kỹ về việc bản thân có cần thiết phải vay vốn (hay mua trả góp, mở thẻ tín dụng,...).

-Đọc kỹ các điều khoản trong hồ sơ tín dụng, tránh phát sinh các khoản chi phí mà bản thân chưa nắm rõ.

-Đặt lịch thanh toán tự động nếu bạn hay quên ngày thanh toán.

-Không chi tiêu tín dụng quá số tiền bạn có thể làm ra, khoản trả nợ vay hàng tháng không vượt quá 50% thu nhập.

-Trường hợp phát sinh sự cố ảnh hưởng đến nguồn thu nhập, bạn hoàn toàn có thể trao đổi với tổ chức tín dụng về việc cơ cấu lại khoản nợ, thời gian trả nợ.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm ở bài viết Hãy là người vay tiêu dùng thông minh của SHB Finance.