Giả sử em là tác giả của truyện em hãy viết một cái kết khác cho văn bản bài học đường đời đầu tiên

I CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Văn bản Bài học đường đời đầu tiên trích từ chương I của tác phẩm nào ?

A Tuyển tập Tô Hoài

B Những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn

C Dế Mèn phiêu lưu kí

D Tập kí về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn

2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản Bài học đường đời đầu tiên là phương thức nào ?

A Miêu tả C Nghị luận

B Tự sự D Biểu cảm

3. Văn bản Bài học đường đời đầu tiên được kể bằng lời của nhân vật nào ?

A Tác giảC Dế Mèn

B Người kể chuyện D Dế Choắt

4. Đọc hai đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.

Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng.

Cái chàng [], người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ.

a) Mỗi đoạn văn trên viết về nhân vật nào ?

b) Hai đoạn văn trên có cùng sử dụng một phương thức biểu đạt không ? Đó là phương thức biểu đạt nào ?

c) Chi tiết nào sau đây không thể hiện được vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn ?

A Đôi càng mẫm bóng

B Râu dài và cong một vẻ rất đỗi hùng dũng

C Cái đầu to, nổi từng tảng rất bướng

D Đưa hai chân lên vuốt râu

E Chân đạp phanh phách vào các ngọn cỏ

d) Cả hai nhân vật cùng được chọn tả các chi tiết thân hình, cánh, càng, râu nhưng mỗi nhân vật lại gợi cho người đọc một ấn tượng riêng về sức vóc và tính nết. Theo em, ấn tượng ấy là gì ? Nhờ đâu nhà văn có thể gợi cho ta ấn tượng đó về nhân vật ?

e) Hãy tìm các chi tiết điền vào bảng sau để thấy rõ sự khác nhau giữa hai nhân vật.

Giả sử em là tác giả của truyện em hãy viết một cái kết khác cho văn bản bài học đường đời đầu tiên

g) Câu văn Cái chàng [], người gầy gò vả dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện có bao nhiêu tính từ ? (gạch chân dưới các tính từ theo sự lựa chọn của mình)

A Một C Ba

B Hai D Bốn

Những tính từ đó có tác dụng gì đối với việc miêu tả nhân vật ?

h) Tìm và viết lại các chi tiết có sử dụng phép so sánh trong hai đoạn văn trên.

5. Vì sao Dế Mèn đặt tên bạn là Dế Choắt ?

A Thấy bạn bẩm sinh yếu đuối, còm cõi, muốn chế giễu

B Cậy mình to khoẻ và mạnh mẽ hơn

C Thấy bạn không dám trêu chị Cốc

D Thấy bạn không biết đào hang

6. Trước cái chết thương tâm của Dế Choắt, Dế Mèn đã có thái độ như thế nào ?

A Buồn rầu và nghĩ về bài học đường đời đầu tiên

B Thương xót, hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên

C Ngẫm nghĩ về cách ứng xử không tốt của mình với Dế Choắt

D Than thở và ân hận vì mình quá hung hăng, dại dột

7. Liệt kê những đặc sắc nghệ thuật trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên.

8. Dòng nào nhận xét đúng về những nhân vật trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên ?

A Đó là những nhân vật vốn là con người mang lốt vật

B Đó là những nhân vật được tả thực như chúng vốn thế

C Đó là những nhân vật được gán cho những nét tâm lí, tính cách, tư duy và quan hệ như của con người

D Đó là những nhân vật biểu tượng của đạo đức luân lí

9. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.

Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao, ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ chẳng được miếng nào.

a) Đoạn văn trên thuộc phần nào trong văn bản Bài học đường đời đâu tiên ?

A Phần thứ nhất C Phần kết thúc

B Phần thứ hai D Phần mở đầu

b) Đoạn văn trên miêu tả cảnh đầm nước qua con mắt của nhân vật nào trong truyện ?

A Chị Cốc C Dế Choắt

B Dế Mèn D Cò, sếu, Vạc

c) Đoạn văn trên có mấy phó từ (gạch chân các phó từ trong đoạn văn) ?

A BaC Năm

B Bốn D Sáu

d) Dòng nào sau đây nói chưa đúng vai trò của nghệ thuật miêu tả trong đoạn văn trên ?

A Giúp hình dung được những đặc điểm nổi bật của cảnh hồ nước sau mấy hôm mưa

B Làm hiện ra trước mắt những đặc điểm nổi bật của hồ nước và những sinh vật được miêu tả

C Bộc lộ rõ nhất năng lực quan sát của người miêu tả

D Bộc lộ rõ nhất tâm trạng của các con vật được miêu tả

e) Có ý kiến cho rằng đoạn văn trên không chỉ làm cho truyện kể sinh động hơn, thực hơn mà còn góp phần khắc hoạ tính cách nhân vật. Em có đồng ý với ý kiến trên không ? Vì sao ?

10. Hãy viết một đoạn văn diễn tả những suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên.

11. Kết thúc chương truyện, nhân vật Dế Mèn kể : Tôi đem xấc Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên. Bằng sự tưởng tượng của mình, em hãy tả lại cảnh trên.

12. Một trong những điểm thú vị của chương truyện là nhà văn đã sử dụng khá thành công bài ca dao Cái Cò, cái Vạc, cái Nông. Theo em, bài ca dao góp phần vào sự phát triển của truyện như thế nào ?

13. Văn miêu tả không có dạng bài nào ?

A Tả cảnh C Tả đồ vật

B Tả người D Thuật lại một chuyện

14. Hãy nêu sự khác biệt cơ bản nhất giữa văn miêu tả với văn kể chuyện.

15. Tìm sáu phó từ, lần lượt điền vào chỗ trống trong câu văn : Dế Mèn / / kiêu căng, hống hách để có sáu câu văn khác nhau.

16. Chỉ ra sự khác nhau về nội dung mỗi câu trên. Từ đó rút ra kinh nghiệm gì khi dùng phó từ ?

17. Chỉ ra các phó từ trong câu văn : Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được ; cho biết các phó từ đó có quan hệ như thế nào với các động từ.

II GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KHÓ

Phần Tự luận

4. b) Hai đoạn văn cùng sử dụng phương thức miêu tả.

Phương thức biểu đạt chủ yếu được dùng để diễn tả nội dung của mỗi đoạn văn trên là miêu tả.

d) Cả hai nhân vật cùng được nhà văn chọn tả những bộ phận chính tạo nên dáng vẻ đặc trưng của loài dế là thân hình, càng, cánh, râu, các bộ phận ở đầu, nhưng mỗi đoạn văn lại gợi ra ấn tượng khác nhau về một nhân vật: Dế Mèn khoẻ mạnh, cường tráng ; Dế Choắt ốm yếu, gầy gò.

Ấn tượng ấy có được là do cách chọn chi tiết miêu tả của nhà văn tạo nên.

Ví dụ, cùng tả cánh nhưng mỗi nhân vật lại có một bộ cánh với những đặc điểm riêng biệt:

+ Dế Mèn : Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ đã thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi.

+ Dế Choắt: Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê.

h) Các chi tiết có sử dụng phép so sánh :

Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.

Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.

Người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.

Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê.

7. Liệt kê những đặc sắc nghệ thuật trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên theo các ý sau :

Nghệ thuật miêu tả

Nghệ thuật kể chuyện

Nghệ thuật sử dụng từ ngữ.

9. e) Đoạn văn miêu tả cảnh đầm nước rất sinh động, gợi liên tưởng đến xã hội loài người. Nó không chỉ làm cho truyện kể sinh động hơn, thực hơn mà còn góp phần khắc hoạ tính cách nhân vật Dế Mèn.

Trong đoạn, sự cảm nhận của Dế Mèn về cư dân ở đầm nước rất sâu sắc, đầy cảm thông : Những kẻ yếu đuối, vật lộn cật lực thế mà cũng không sống nổi. Điều đó cho ta hiểu thêm một nét tính cách khác của Dế Mèn : đa cảm, biết quan tâm đến cuộc sống quanh mình, biết cảm thông với cuộc sống vất vả của những cư dân khác.

10. Để viết đoạn văn diễn tả những suy nghĩ về nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, có thể tập trung vào các nội dung sau :

+ Điểm còn đáng trách ở Dế Mèn ;

+ Điểm đáng quý, đáng cảm thông ở Dế Mèn.

Nên bám vào những câu văn thể hiện trực tiếp tâm tư nhân vật Dế Mèn có trong văn bản. Ví dụ : Tôi lại tưởng thế là không ai dám ho he, tôi cho là tôi giỏi tôi coi thường và gã cũng sợ tôi lắm, tôi có tính tự đắc. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình,

11. Chú ý mục đích miêu tả : thể hiện được nỗi buồn thương, ân hận của Dế Mèn.

Chú ý tưởng tượng về một không gian, thời gian, cảnh vật phù hợp với tâm trạng nhân vật.

Tưởng tượng những hành động, cử chỉ, lời nói thể hiện được sự ân hận, tiếc thương của Dế Mèn với Dế Choắt và bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra, có ý nghĩa làm thay đổi cuộc đời nhân vật này.

12. Bài ca dao : Cái Cò, cái Vạc, cái Nông rất quen thuộc với trẻ em, nhất là trẻ em ở nông thôn. Đưa bài ca dao này vào câu chuyện (câu hát của Dế Mèn trêu chị Cốc) là sáng tạo của Tô Hoài khi kể chuyện.

Câu hát ấy vừa thể hiện sự tinh nghịch, ranh mãnh của Dế Mèn, vừa là lí do rất tự nhiên để chị Cốc đi tìm và trừng trị kẻ cạnh khoé mình. Do đó mới có chuyện Dế Choắt chết oan.

15. Có thể điền vào chỗ trống các phó từ chỉ quan hệ thời gian như : đã, sẽ, hoặc mức độ : rất, hay,

16. Các câu sử dụng phó từ khác nhau nên có sự khác nhau về nội dung.

Khi nói và viết, dùng phó từ phải hết sức chính xác, phù hợp với nội dung cần diễn đạt.

17. Các phó từ trong câu văn Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được:

Phó từ cũng bổ sung ý nghĩa tương tự cho động từ muốn.

Phó từ không chỉ sự phủ định trạng thái nêu ở động từ được.

Phần Trắc nghiệm

Câu .

1

2

3

4c

5

6

8

9a

9b

9d

13

Lựa chọn

C

A

C

D

A

B

C

B

B

D

D