Giấc ngủ sinh học là gì

Những thói quen xấu làm đảo lộn nhịp sinh học của cơ thể như thức khuya, dậy muộn, ăn uống không điều độ, lười vận động thể chất, có thể gây suy giảm sức khỏe của bạn. Do đó, việc phục hồi và duy trì nhịp sinh học điều độ là rất quan trọng giúp cho cơ thể có một sức khỏe tốt, dẻo dai.

1. Nhịp sinh học là gì và có mối liên hệ thế nào với sức khỏe?

Hiểu một cách đơn giản thì nhịp sinh học của cơ thể người giống như một chiếc đồng hồ sinh học để điều chỉnh mọi hoạt động, quá trình liên quan đến việc sản sinh hormone. Điều này có nghĩa là nhịp sinh học càng được tuân thủ thì hoạt động của hormone càng hiệu quả, giúp cơ thể tỉnh táo, sức khỏe dồi dào.

Giấc ngủ sinh học là gì

Nhịp sinh học có vai trò quan trọng với sức khỏe

Nhịp sinh học được đưa ra dựa trên đặc điểm sinh lý và hoạt động sống nói chung của con người, song cũng có mối liên hệ mật thiết với hoạt động thể chất, sinh hoạt của mỗi người. Vì thế, con người cần sinh hoạt điều độ, đúng giờ mỗi ngày để tạo và duy trì nhịp sinh học điều độ, từ đó nâng cao quá trình trao đổi chất, hấp thu dinh dưỡng và phát triển cơ thể.

Có thể thấy, để duy trì nhịp sinh học ổn định sẽ cần nhiều yếu tố, chủ yếu là thói quen sinh hoạt, ăn uống đều đặn đúng giờ. Giới trẻ hiện nay với lối sống sinh hoạt thiếu điều độ nên nhịp sinh học có nhiều thay đổi, gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe.

Giấc ngủ sinh học là gì

Rối loạn nhịp sinh học do thói quen sống thiếu khoa học là tình trạng thường gặp hiện nay

2. Nguyên nhân dẫn đến thay đổi nhịp sinh học

Những nguyên nhân thường dẫn đến thay đổi nhịp sinh học bao gồm:

2.1. Thiếu ngủ

Thiếu ngủ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe, đặc biệt khi tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến mất cân bằng nội môi, rối loạn quá trình điều hòa hormone. Thói quen thức khuya, ngủ muộn và dậy muộn là thói quen của nhiều bạn trẻ hiện đại, gây rối loạn nhịp sinh học cơ thể nghiêm trọng.

2.2. Làm ca đêm

Những người làm ca đêm, ca ngày luân phiên có sức khỏe suy giảm nhanh hơn so với người làm giờ cố định. Nguyên nhân là do thời gian làm việc không cố định làm thay đổi giờ nghỉ ngơi, ăn uống, sinh hoạt và dẫn đến rối loạn nhịp sinh học.

2.3. Ăn uống không đúng giờ giấc

Ăn uống không đúng giờ giấc, thường xuyên bỏ bữa và ăn không đủ chất là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn nhịp sinh học. Bệnh lý đầu tiên và dễ gặp nhất do thói quen xấu này là đau dạ dày, hơn nữa sức khỏe chúng ta cũng bị tàn phá nặng nề.

2.4. Thói quen tập thể dục

Ở người có thói quen tập thể dục đều đặn ở một vài thời điểm nhất định trong ngày, cơ thể sẽ hình thành thói quen tốt gọi là nhịp sinh học. Khi đó, hoạt động điều hòa nội tiết tố trong cơ thể, chế độ nghỉ ngơi, luyện tập đều đặn giúp sức khỏe hồi phục và duy trì ở trạng thái tốt mỗi ngày.

Giấc ngủ sinh học là gì

Thói quen tập thể dục hàng ngày duy trì nhịp sinh học khỏe mạnh

Còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến thay đổi nhịp sinh học, cần thay đổi những thói quen sinh hoạt thiếu khoa học để xây dựng lại nhịp sinh học tốt cho mỗi chúng ta.

3. Làm gì để khôi phục và duy trì nhịp sinh học điều độ?

Khi bị rối loạn nhịp sinh học, hãy điều chỉnh ngay hôm nay bằng những cách sau:

3.1. Xây dựng chu kỳ ngủ - thức một cách khoa học

Thời điểm ngủ vào ban đêm và thức vào buổi sáng cần được cố định để tạo thành thói quen mỗi ngày. Điều này là cần thiết và quan trọng nhất để hồi phục nhịp sinh học như cũ. Hãy tạo 1 số thói quen sau để duy trì hoạt động ngủ - thức của bạn khoa học hơn:

Không sử dụng điện thoại và thiết bị điện tử trước khi đi ngủ

Khi mắt tiếp xúc với ánh sáng mạnh, đặc biệt là ánh sáng xanh từ màn hình thiết bị điện tử trước khi ngủ sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất melatonin, trực tiếp làm giảm chất lượng giấc ngủ. Hơn nữa, các nghiên cứu đã chỉ ra, thói quen dùng điện thoại trước khi ngủ khiến con người giảm cảm giác buồn ngủ nên thường ngủ muộn hơn.

Do đó, các chuyên gia khuyên rằng chúng ta nên tránh dùng điện thoại hoặc máy tính trước khi đi ngủ ít nhất 1 giờ.

Tạo không gian phòng ngủ thoải mái, dễ chịu

Các điều kiện phòng ngủ đều ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, chăn màn, Do đó, để có nhịp sinh học đều đặn, hãy tạo điều kiện ngủ tốt nhất với các lưu ý sau:

  • Dùng đèn ngủ có cường độ ánh sáng phù hợp.

  • Dùng máy tạo độ ẩm, điều hòa để cân bằng nhiệt độ, độ ẩm.

  • Không sử dụng phòng ngủ để làm việc.

Giấc ngủ sinh học là gì

Điều kiện giấc ngủ rất quan trọng trong việc khôi phục nhịp sinh học cho cơ thể

Tạo thói quen ngủ và thức dậy ở giờ nhất định

Nên đảm bảo giờ ngủ đêm mỗi ngày của bạn từ 7 - 8 giờ với giấc ngủ sâu là điều kiện cơ bản để nhịp sinh học và sức khỏe tốt. Tốt nhất nên ngủ sớm trước 11 giờ đêm và thức dậy 5 - 6 giờ sáng và duy trì đều đặn hàng ngày.

3.2. Lưu ý chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất là điều kiện cơ bản của một sức khỏe tốt, ngoài ra cũng ảnh hưởng tới hoạt động trao đổi chất, nhịp sinh học và giấc ngủ của mỗi chúng ta. Nên hạn chế dùng các thức uống kích thích như caffeine, trà vào buổi chiều sau 3 giờ hoặc buổi tối vì chất kích thích sẽ khiến bạn khó ngủ.

Khẩu phần ăn hàng ngày nên bố trí phù hợp vào 3 bữa ăn chính và 1 - 2 bữa ăn phụ, hãy cố gắng tập thói quen ăn nhiều vào buổi sáng và trưa, ăn ít và lựa chọn thức ăn dễ tiêu hóa vào buổi tối. Không nên ăn ngay trước khi đi ngủ vì giấc ngủ của bạn có thể bị ảnh hưởng và năng lượng không được tiêu thụ sẽ tích tụ dưới dạng mỡ thừa.

Giấc ngủ sinh học là gì

Chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học là rất quan trọng

3.3. Hoạt động thể chất điều độ

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, hoạt động thể chất với cường độ vừa phải và điều độ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên, nếu lạm dụng vận động thể chất quá mức lại gây phản tác dụng.

Nếu gặp khó khăn trong việc xây dựng bài tập phù hợp, hãy tìm đến chuyên gia thể hình để được tư vấn.

3.4. Đầu tư vào bữa ăn sáng

Không ít người trẻ ngày nay có xu hướng bỏ bữa ăn sáng do nhiều lý do, song thói quen này gây nhiều tổn hại đến sức khỏe và làm rối loạn nhịp sinh học. Ăn sáng đầy đủ không chỉ bổ sung năng lượng cho cả ngày dài mà còn tốt cho sự tập trung, khôi phục nhịp sinh học và cải thiện sức khỏe.

Như vậy, duy trì nhịp sinh học ổn định là rất cần thiết với mỗi chúng ta, đảm bảo cho một sức khỏe tốt và lâu dài. Hãy duy trì những thói quen tốt, sinh hoạt khoa học để cơ thể có nhịp sinh học khỏe mạnh. Nếu có các triệu chứng rối loạn nhịp sinh học kéo dài, nên đi khám để được điều trị sớm.