Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa việt nam năm 2024

Nghị quyết số 103/2023 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 thông qua tại kỳ họp thứ 6 đề ra mục tiêu tăng trưởng (GDP) đạt từ 6 - 6,5%. Để đạt được mục tiêu này, nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu là một trong những giải pháp được Chính phủ quan tâm thực hiện, trong đó, đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch đang là hướng đi được các bộ, ngành địa phương quan tâm thực hiện trong năm 2024.

GÓC NHÌN CHUYÊN GIA: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA GÓP PHẦN THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI

CHƯA CHÚ TRỌNG ĐÚNG MỨC ĐẾN CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU GẮN VỚI CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG, XÃ HỘI

Xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc khả quan

Tại kỳ họp thứ 6, đóng góp ý kiến về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, hoạt động xuất khẩu hàng hóa vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Trước hết, tăng trưởng xuất khẩu chưa thật sự bền vững trong trung và dài hạn, tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng xuất khẩu ổn định. Vì vậy để đạt được mục tiêu tăng trưởng 2024 theo Nghị quyết Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành đã và đang tập trung đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường tiềm năng, trong đó có thị trường Trung Quốc.

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa việt nam năm 2024

Xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc đã tăng 10 lần nhờ Nghị định thư

Theo số liệu mới nhất của Bộ Công Thương, những khó khăn từ suy giảm kinh tế toàn cầu, cầu thế giới suy giảm, đặc biệt là từ những tháng đầu năm dẫn đến đơn hàng xuất khẩu giảm đã ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu chung của cả nước. Vì vậy, tính đến hết tháng 11/2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 322,5 tỷ USD, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Tuy nhiên theo đánh giá, trong bối cảnh khó khăn chung nhưng xuất khẩu các sản phẩm của ngành nông nghiệp tiếp tục có những đóng góp ấn tượng, là điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu cả nước. Cụ thể, là nhóm hàng nông sản như gạo, rau quả, cà phê, hạt điều; trong đó, nổi bật là mặt hàng hàng rau quả với kim ngạch xuất khẩu trong 11 tháng năm 2023 đạt trên 5 tỷ USD, tăng trên 70% so với cùng kỳ năm 2022.

Nhiều chuyên gia nhận định, Việt Nam tham gia hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thông qua việc ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, đa phương. Ngoài ra, cơ quan chức năng đẩy mạnh xúc tiến, mở rộng thị trường, thúc đẩy các giải pháp tạo thuận lợi thương mại… đã giúp xuất khẩu rau quả đạt kết quả khả quan.

Theo đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của rau quả Việt Nam nên khi nước này mở lại một số cửa khẩu cùng với những nghị định thư được ký kết từ cuối năm 2022 cũng tạo đà thúc đẩy ngành hàng rau quả tăng trưởng. Hơn nữa, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc còn hưởng lợi khi Hải quan Trung Quốc đã phê duyệt thêm mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam. Đây là động lực lớn cho tăng trưởng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường này.

Nhận định từ các chuyên gia, trong tháng cuối năm, các chỉ số kinh tế của Việt Nam có nhiều chuyển biến khả quan do tác động của chính sách tài khóa mở rộng, đẩy mạnh đầu tư công, kinh tế tư nhân và tiêu dùng trong nước phục hồi đã thúc đẩy đà tăng xuất khẩu. Những chỉ số tích cực này thể hiện sự nỗ lực của nền kinh tế, góp phần tạo đà tăng trưởng cao hơn trong năm 2024 và những năm tiếp theo.Đặc biệt, sự dịch chuyển chuỗi cung ứng và dòng vốn đầu tư toàn cầu là một trong số những cơ hội, bởi Việt Nam vẫn đang hưởng làn sóng đầu tư nước ngoài (FDI) lần thứ tư như việc hãng Intel mở rộng nhà máy sản xuất, toàn bộ hệ thống tai nghe của Apple sẽ tiếp tục mở rộng tại Việt Nam…Bên cạnh đó, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng; hội nhập quốc tế được đẩy mạnh như việc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ và Nhật Bản…là những tín hiệu khả quan với nền kinh tế Việt Nam..

Xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng 6,2% sau 11 tháng năm 2023, cán mốc 57 tỷ USD, là điểm sáng hiếm hoi, trong khi xuất khẩu sang nhiều thị trường chủ lưc giảm mạnh. Số liệu của Bộ Công thương, 11 tháng qua, xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc đã đạt 155,7 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 56 tỷ USD, tăng 6,2%, là điểm sáng trong xuất khẩu của cả nước trong bối cảnh xuất khẩu sang hầu hết các thị trường chủ lực đều giảm.

Như vậy, Xuất khẩu sang Trung Quốc tăng là nhờ thực hiện tốt các giải pháp về xuất khẩu sang các nước có chung đường biên giới, hàng hóa cơ bản không bị ách tắc, kể cả lúc cao điểm thời vụ, các doanh nghiệp từng bước nắm chắc các quy định mới của nhà nhập khẩu. Trung Quốc cũng là thị trường duy nhất trong số các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đạt mức tăng trưởng dương. Cụ thể, xuất khẩu của nước ta sang Trung Quốc đảo chiều từ mức giảm 2,2% 6 tháng đầu năm, sang mức tăng 6,2% sau 11 tháng.

Trong khi xuất khẩu các thị trường lớn khác đều giảm. Cụ thể, EU giảm 8,1%, Hàn Quốc giảm 4%; Nhật Bản giảm 4,3%, ASEAN giảm 6,2%; riêng Hoa Kỳ giảm mạnh nhất 13,1% so với cùng kỳ. Trung Quốc nhiều năm liền là đối tác thương mại lớn nhất, nguồn cung ứng hàng hóa lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Việt Nam cũng đã trở thành quốc gia có quy mô trao đổi thương mại lớn thứ 4 với Trung Quốc trên thế giới (năm 2022); đồng thời cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN.

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, quy mô thương mại Việt Nam - Trung Quốc năm 2022 đạt 175,56 tỷ USD, tăng 5,47% so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 57,7 tỷ USD, tăng 3,18%; nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 117,8 tỷ USD, tăng 6,63%.

Thương mại 2 chiều Việt Nam-Trung Quốc còn tiến xa, bởi quan hệ chính trị, ngoại giao song phương tiếp tục được củng cố và phát triển tốt đẹp đã tạo thuận lợi cho hoạt động hợp tác giữa các Bộ ngành và địa phương 2 nước, đặc biệt, Trung Quốc luôn là 1 trong những mục tiêu ưu tiên trong chính sách kinh tế đối ngoại của nước ta.

Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh: Trung Quốc đã có thỏa thuận hợp tác song phương với Việt Nam, cũng như các hiệp định đa phương Việt Nam, Trung Quốc (như Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP); giai đoạn tới, Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh việc tham gia vào Hiệp định Đối tác Toàn diện và xuyên Thái Bình Dương (CTCPP)….

Hoạt động thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc tiếp tục ổn định, hiệu suất thông quan nâng cao. Tại một số địa phương có các cửa khẩu biên giới quan trọng đối với thương mại song phương như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, lượng hàng hóa thông quan hàng ngày càng cải thiện. Nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của thị trường tỷ dân cực lớn, nhưng Trung Quốc hiện không còn là thị trường dễ tính như trước, các tiêu chuẩn của hàng hóa nhập khẩu tiếp tục được nâng lên, từ nông lâm thủy sản cho tới hàng công nghiệp như dệt may, giày dép...

Ngoài ra, mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc rất tương đồng với Việt Nam, điều này vừa tạo ra lợi thế và thách thức đối với hàng hóa nước ta. Việc cạnh tranh hàng xuất khẩu ra các thị trường truyền thống của Việt Nam sẽ không dễ dàng, nhất là khi nguyên liệu phục vụ cho các ngành sản xuất xuất khẩu của nước ta vẫn còn phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Để tiếp tục tăng kim ngạch xuất khâủ chính ngạch vào thị trường Trung Quốc, thực hiện mục tiêu tăng trưởng 2024 theo Nghị quyết 103 của Quốc hội, tại Kỳ họp lần thứ 12 Ủy ban hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Trung Quốc, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc đã thống nhất một số vấn đề cần giải quyết và lĩnh vực trọng điểm cần tăng cường hợp tác, mục tiêu đưa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại Việt – Trung phát triển theo hướng ổn định hơn, cân bằng và bền vững hơn.

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa việt nam năm 2024

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã đưa ra hàng loạt giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc 2024

Trong đó, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc khẳng định sẽ tiếp tục mở cửa cho nhiều loại nông sản của Việt Nam, sẵn sàng phối hợp triển khai các biện pháp tạo thuận lợi thông quan nhằm đảm bảo lợi ích của người nông dân Việt Nam, hỗ trợ phát hiện thương hiệu Việt Nam tại thị trường Trung Quốc...

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã đưa ra hàng loạt giải pháp nhằm thúc đẩy hợp tác thương mại với thị trường tỷ dân tại Hội nghị Thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại các tỉnh biên giới phía Bắc với Trung Quốc. Trong đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các địa phương khẩn trương rà soát Quy hoạch lại vùng trồng, vùng nuôi và tổ chức lại sản xuất, chế biến theo Đề án xuất khẩu chính ngạch, thực hiện tốt Đề án Xuất khẩu chính ngạch, đẩy mạnh xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, tăng cường giao thương để doanh nghiệp hai nước có điều kiện tìm hiểu cơ hội hợp tác thương mại đầu tư ở khu vực biên giới.

Bộ trưởng đề nghị các địa phương khẩn trương rà soát Quy hoạch lại vùng trồng, vùng nuôi và tổ chức lại sản xuất, chế biến theo Đề án xuất khẩu chính ngạch, thực hiện tốt Đề án Xuất khẩu chính ngạch, đẩy mạnh xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, tăng cường giao thương để doanh nghiệp hai nước có điều kiện tìm hiểu cơ hội hợp tác thương mại đầu tư ở khu vực biên giới.

Để đẩy nhanh xuất khẩu chính ngạch, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường đàm phán với phía bạn sớm ký kết Nghị định thư về kiểm dịch động thực vật cho nông sản có thế mạnh của Việt Nam, đàm phán cấp mới mã số nhập khẩu hàng nông sản của Việt Nam có thế mạnh.

Với Bộ Tài chính, trực tiếp là Tổng cục Hải quan, đề nghị tiếp tục phối hợp các tỉnh biên giới trong việc triển khai xây dựng, áp dụng cửa khẩu thông minh và áp dụng công nghệ trong quản lý các hoạt động thông quan xuất nhập khẩu, nâng năng lực thông quan, đáp ứng được nhu cầu về thương mại biên giới.

Trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, Quảng Tây và Vân Nam đều là thị trường truyền thống, đóng vai trò rất quan trọng không chỉ với 07 tỉnh biên giới phía Bắc mà đối với tổng thể quan hệ hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc. Với kim ngạch xuất khẩu đạt 56 tỷ USD, đây là điểm sáng trong xuất khẩu của cả nước trong bối cảnh xuất khẩu sang hầu hết các thị trường chủ lực đều giảm.

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa việt nam năm 2024

Trung Quốc hiện là thị trường duy nhất trong số các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đạt mức tăng trưởng dương

Các địa phương đẩy mạnh các giải pháp xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc

Sau hơn 4 năm đàm phán, Việt Nam chính thức xuất khẩu chính ngạch trái sầu riêng vào thị trường Trung Quốc và tỉnh Đồng Nai là một trong những tỉnh có cơ hội lớn để đẩy mạnh xuất khẩu trái sầu riêng theo đường chính ngạch vào thị trường tỷ dân này với 140 vùng trồng và 82 cơ sở đóng gói được cấp mã số

Toàn tỉnh Đồng Nai hiện có hơn 76.600ha cây ăn trái lâu năm, trong đó có nhiều loại cây ăn trái đang có thế mạnh xuất khẩu; trước đây, các nước như: Hoa Kỳ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều đưa ra yêu cầu về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói với nông sản nhập khẩu. Từ năm 2023, thị trường lớn Trung Quốc đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe, yêu cầu từ vùng trồng đến cơ sở đóng gói đều phải được cấp mã số mới đủ chuẩn xuất khẩu vào các thị trường này. Theo đó, từ rất sớm tỉnh Đồng Nai đã phối hợp cùng các địa phương và đơn vị liên quan thực hiện triển khai hướng dẫn cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói theo Văn bản số 1776/BNN-BVTV ngày 23.3.2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu. Đến nay, Đồng Nai có 140 vùng trồng và 82 cơ sở đóng gói nông sản đã được cấp mã số xuất khẩu đi Trung Quốc, Hoa Kỳ, châu Âu, Australia, New Zealand…

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa việt nam năm 2024

Mục tiêu đến năm 2025, 100% vùng trồng được cấp mã số để phục vụ xuất khâủ chính ngạch

Mục tiêu đến năm 2025, 100% vùng trồng được cấp mã số

Đồng Nai là một trong những tỉnh đi đầu thực hiện hiệu quả việc triển khai cấp mã số vùng trồng sầu riêng xuất khẩu vào Trung Quốc. Để chuẩn bị cho công tác xuất khẩu chính ngạch sản phẩm sầu riêng sang thị trường Trung Quốc, ngay từ đầu năm 2021, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với cơ quan chuyên môn các huyện, thành phố tuyên truyền, hướng dẫn cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu xuất khẩu nông sản những quy định về cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói. Qua đó, Đồng Nai đã có 7 vùng trồng sầu riêng đạt chuẩn và được cấp mã số vùng trồng với tổng diện tích được cấp mã số đạt 533ha.

Đồng Nai đặt mục tiêu xây dựng và nhân rộng 30 mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, trong đó 08 mô hình sản xuất theo hướng an toàn thực phẩm, 22 mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất; do đó, nhằm đáp ứng định hướng phát triển của ngành và yêu cầu của thị trường. Định hướng đến năm 2025, tỉnh Đồng Nai có thêm 73 mã số vùng trồng với tổng diện tích hơn 6.448ha; trong đó, tiếp tục xây dựng thêm 22 mã số vùng trồng cho cây bưởi với diện tích gần 1.700ha; 21 mã vùng trồng sầu riêng với hơn 1.500ha; 7 mã số vùng trồng chuối với diện tích hơn 1.500ha, 4 mã số vùng trồng thanh long với diện tích 460ha.

Đặc biệt ngành nông nghiệp sẽ tập trung hình thành liên kết chuỗi sản phẩm từ vùng trồng, nhà đóng gói, nhà xuất khẩu, địa phương và cơ quan quản lý nhà nước. Tăng cường mối liên kết với các vùng trồng, các cơ sở đóng gói để kiểm soát hàng hóa xuất khẩu từ các vùng trồng và cơ sở đóng gói để tránh việc mạo danh mã số, đưa sản phẩm từ ngoài vùng trồng hoặc cơ sở đóng gói chưa có mã số vùng trồng vào chuỗi sản phẩm và kiểm soát khâu xuất khẩu, cũng như các hành vi vi phạm liên quan đến sử dụng mã số.

Về dài hạn, mã số vùng trồng sẽ là nền tảng cho việc triển khai truy xuất nguồn gốc và là giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản bằng các nền tảng số, tích hợp giá trị, tạo sự thuận lợi cho nông dân, hợp tác xã, người tiêu dùng; đồng thời giúp gia tăng giá trị nông sản của các địa phương, qua đó góp phần thiết thực tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng công khai, minh bạch, bình đẳng và hội nhập quốc tế.

Nhìn nhận về triển vọng xuất khẩu rau quả trong năm 2024, nhiều chuyên gia cho rằng, năm 2024 sẽ có thêm nhiều diện tích trồng sầu riêng đến kỳ thu hoạch, đồng thời nhu cầu tiêu thụ ở thị trường lớn nhất là Trung Quốc vẫn còn rất lớn. Thế nhưng, để nắm bắt cơ hội cần áp dụng nông nghiệp sản xuất tốt, đáp ứng tiêu chuẩn, quy định mới mà thị trường nhập khẩu đặt ra. Hơn nữa, doanh nghiệp cần mở rộng thêm những mặt hàng rau quả xuất khẩu chính ngạch. Nhà nước, nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp phải liên kết chặt chẽ, tăng cường năng suất, chất lượng rau quả để đáp ứng yêu cầu của quốc gia nhập khẩu.

Nhằm gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương sẽ tiến hành đẩy mạnh đàm phán, ký kết các hiệp định, cam kết và liên kết thương mại mới với đối tác tiềm năng để đa dạng hóa sản phẩm, thị trường, chuỗi cung ứng; hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tận dụng cam kết trong FTA để đẩy mạnh xuất khẩu.

Cùng đó, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đàm phán với Trung Quốc mở cửa thêm thị trường xuất khẩu cho mặt hàng rau quả khác của Việt Nam; chú trọng việc điều tiết tốt tốc độ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu ở khu vực cửa khẩu thuộc biên giới Việt Nam - Trung Quốc, nhất là nông sản, thủy sản có tính chất thời vụ, chuyển nhanh và mạnh sang xuất khẩu chính ngạch.Ngoài ra, sẽ tăng cường cảnh báo sớm các vụ kiện phòng vệ thương mại, hướng dẫn doanh nghiệp cách ứng phó với vụ kiện. Đặc biệt, đến năm 2030, lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu chất lượng cao, phát thải thấp sẽ chiếm hơn 20% tổng lượng gạo xuất khẩu của toàn vùng chuyên canh, tạo đà thúc đẩy thương mại lúa gạo quốc gia theo hướng bền vững.

Tín hiệu khả quan cho xuất khẩu dệt may 2024

Ông Lê Tiến Trường – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) cho biết: Thị trường đã bắt đầu ghi nhận một số tín hiệu sớm về khả năng phục hồi và khách hàng đã tăng cường trao đổi. Tổng thể thị trường năm 2024 có nhiều khả năng cải thiện nhu cầu hơn năm 2023 nhưng mức độ cải thiện nhỏ bởi tổng cầu năm 2024 dự kiến vẫn thấp hơn năm 2022 từ 5 - 7%.

Ngoài ra, việc một số doanh nghiệp ghi nhận đơn hàng với quy mô nhỏ hơn trong thời gian gần đây có thể phản ánh việc đối tác đang dần chuẩn bị cho khả năng chính thức áp dụng cơ chế EPR (trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất) và CBAM (cơ chế điều chỉnh biên giới carbon). Cùng đó, đơn giá có thể tăng hơn trên nền số lượng giảm và yêu cầu chất lượng, tiêu chuẩn phi tài chính khác cao lên.

Cùng quan điểm này, nhiều doanh nghiệp ngành thuỷ sản cũng chỉ ra bức tranh của ngành thuỷ sản từ nửa cuối năm 2023 dù khởi sắc nhưng gặp nhiều khó khăn. Tình trạng này dự kiến sẽ kéo dài sang cả năm 2024. Do vậy, để tận dụng được những lợi thế sẵn có, đón đầu cơ hội từ thị trường xuất khẩu, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản, đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đề nghị cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp, thương nhân cần tập trung kiện toàn chuỗi sản xuất, nâng cao chất lượng nguồn cung và phát triển xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, uy tín và thương hiệu.

Mặt khác, doanh nghiệp cần nghiêm túc tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. Đây là vấn đề cơ bản, đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh và thuận lợi cho mọi doanh nghiệp trong thương mại xuyên biên giới, đặc biệt với sản phẩm thực phẩm.

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa việt nam năm 2024

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, cần tận dụng khai thác lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), kéo lại đà xuất khẩu

Cần tận dụng khai thác lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), kéo lại đà xuất khẩu

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, để phục hồi xuất khẩu hàng Việt, trong lúc này việc đầu tiên là phải đẩy mạnh xúc tiến thương mại mà cụ thể là vai trò, trách nhiệm của Bộ Công thương, đại sứ quán, tham tán thương mại ở nước ngoài trong việc giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, cung cấp thông tin cho DN nắm bắt thị trường theo nhu cầu của từng quốc gia. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng cần tăng cường cảnh báo và hỗ trợ DN trong việc phòng tránh áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại của nước nhập khẩu.

Dư địa cho xuất khâủ 2024 còn rất lớn bởi với 17 FTA đang triển khai thì Việt Nam mới tận dụng được 30% cơ hội này. Đây là khoảng trống, dư địa lớn mà DN Việt Nam có thể tận dụng. Hiện nay đang vào thời điểm ký kết hợp đồng của năm 2024, doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt được cơ hội, tận dụng ưu đãi FTA. Khi chúng ta tận dụng được các FTA thì được hưởng nhiều lợi ích từ thuế suất thấp, ưu đãi từ cơ chế hỗ trợ giữa các thành viên ký kết FTA, thông qua việc gỡ bỏ rào cản phi thuế quan.

Cũng theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, 2024, cần tiếp tục tổ chức kết nối các DN trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp FDI lớn toàn cầu đang đầu tư tại Việt Nam. Hỗ trợ DN tận dụng các cam kết trong các FTA, trong đó đặc biệt là các Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu, thông qua tuyên truyền về quy tắc xuất xứ và cấp giấy chứng nhận xuất xứ, các cơ hội và cách thức tận dụng cơ hội từ các hiệp định. Nâng cao hiệu quả và điều tiết tốt tốc độ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu thuộc biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc.