Giải thích văn hóa xếp hàng là gì năm 2024

(HNM) - Văn hóa xếp hàng là cách giữ trật tự theo hàng, lối và sẵn lòng nhường chỗ cho người già, trẻ nhỏ... Văn hóa này không mới khi chúng ta làm rất tốt từ thời bao cấp và trong thời kỳ kinh tế thị trường mở cửa vẫn cần phát huy.

Giải thích văn hóa xếp hàng là gì năm 2024

Giáo dục là giải pháp quan trọng để hình thành văn hóa, thói quen xếp hàng.

Thế nhưng thực tế cho thấy, việc xô đẩy, chen ngang trong bất kỳ hoàn cảnh nào vẫn là thói quen xấu của không ít người Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Để thay đổi hành vi xấu đó, giáo dục là biện pháp quan trọng hàng đầu được nhiều người đề cập khi trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới.

PGS.TS Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Đẩy mạnh giáo dục để hình thành thói quen tốt

Theo tôi, thói quen chen lấn, xô đẩy, chen ngang khi xếp hàng của người dân Việt Nam xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, nó xuất phát từ một xã hội nông nghiệp, ai cũng muốn tranh hơn về lợi ích. Thứ hai, do yếu tố lịch sử của thời kỳ chiến tranh để lại. Trong chiến tranh, nếu ai không nhanh sẽ gặp rủi ro. Vì các thói quen đó nên trong xã hội hiện tại vẫn còn nhiều người muốn nhanh nên đã tranh giành để đạt được mục đích của mình. Để sửa thói quen xấu này không dễ và phải có thời gian. Theo tôi, một trong những giải pháp để xây dựng văn hóa xếp hàng, đồng thời từng bước loại bỏ thói quen xấu trên, là cần đẩy mạnh công tác giáo dục. Mỗi công dân từ khi là học sinh, nếu được dạy cách xếp hàng trật tự, không chen lấn thì khi lớn lên thói quen ấy sẽ được duy trì.

Ở bất cứ giai đoạn nào, việc xếp hàng có trật tự cũng cần thiết, đây không phải là việc làm xấu, nhưng không hiểu sao một bộ phận người dân vẫn cố tình không chấp hành. Phải khẳng định rằng, xếp hàng không có gì là xấu và thời bao cấp chúng ta đã làm rất tốt. Vì vậy, trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, việc xây dựng văn hóa xếp hàng, tạo thói quen tốt là việc cần làm thường xuyên nhằm xây dựng hình ảnh người Hà Nội văn minh, thanh lịch trong mắt bạn bè quốc tế.

Xếp hàng hiểu đơn giản là mọi người cùng xếp thành một hàng ngay ngắn, người nào đến trước thì xếp trước, người đến sau thì cứ xếp kế tiếp, nối tiếp nhau.

Và “văn hóa xếp hàng” dần được thay thế bằng “văn hóa chen lấn”. Bất kể già trẻ, gái trai, thường xuyên “quên” mất việc xếp hàng ở những địa điểm công cộng đã khá phổ biến. Thậm chí ở nhiều nơi, yêu cầu xếp hàng là bắt buộc nhưng nhiều người vẫn hành động theo “bản năng”. Trước một đám đông, một dãy người xếp hàng, họ tìm mọi cách để chen lên trước, dẫn tới tình trạng chen lấn xô đẩy hỗn loạn.

Thực tế hiện nay hình ảnh chen lấn, xô đẩy, mất trật tự nơi công cộng diễn ra tràn lan; khi tham gia giao thông, khi đến cơ quan hành chính, nơi mua vé xe, vé tàu… ai ai cũng muốn mình được đi trước. Hậu quả cho những lần xô đẩy, chen lấn ấy là hình ảnh xấu trong mắt người khác, là gương xấu cho con cháu, là những thương tích cho bản thân và mọi người xung quanh…

Văn hóa xếp hàng mỗi người đã được trang bị từ thuở còn thơ qua lời dạy dỗ của cha mẹ, ông bà. Và khi chúng ta còn ngồi trên ghế nhà trường, xếp hàng được thực hành mỗi ngày với việc xếp hàng ngay thẳng trật tự, không chen ngang, chờ đến lượt mình để vào lớp hay các buổi chào cờ đầu tuần hay các buổi lễ lớn trường tổ chức. Thời gian dần trôi, mỗi người chúng ta lớn lên theo nhịp sống hối hả, bận rộn và rồi chúng ta dần quên mất một nếp sống đẹp, văn minh ngày xưa ấy. Đâu đó, vẫn có người cho rằng mất thời gian, người lớn chứ con nít gì lại xếp hàng…Và chính những suy nghĩ “ngây thơ” ấy đã làm thay đổi dần một thói quen tốt ở đại bộ phận cá nhân tuân thủ. Bởi khi bạn xếp hàng bạn mất thời gian, chịu thiệt, mất quyền lợi, không được chọn cái mình thích vì nó hết mất trên kệ hàng…và rồi người ta thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Cứ thế, vài hành động xấu, ý thức tồi của người này ảnh hưởng đến người khác và phần nào đó tiêm nhiễm cho con cháu khi chúng nó mỗi ngày chứng kiến người lớn không làm những điều chúng đã được dạy.

Xếp hàng xưa và nay vẫn luôn là một nét đẹp cần được coi trọng và phát huy. Tại Bệnh viện Chuyên khoa Tâm thần Khánh Hòa, bên cạnh việc dùng thuốc, liệu pháp hoạt động, tâm lý hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân, các bệnh nhân được nhân viên y tế hướng dẫn để duy trì, tăng cường hay khôi phục lại những kỹ năng đã dần mất đi do sa sút vì bệnh tật. Bệnh nhân sẽ được trang bị những kỹ năng khi tham gia giao thông, khi đến nơi công cộng, cơ quan hành chính, cơ quan y tế hay khi tham gia hoạt động xã hội đó chính là văn hóa xếp hàng.

Một hành động dù nhỏ thôi, đơn giản thôi nhưng nếu mỗi bệnh nhân ai ai cũng nhớ xếp hàng từ những việc đơn giản như khi nhận cơm, nhận quà, hay xếp hàng sang Khoa Liệu pháp Hoạt động. Và hành động được thực hiện mỗi ngày, lặp đi lặp lại sẽ thành thói quen tốt, hình thành văn hóa từ trong môi trường bệnh viện. Hình ảnh đẹp ấy, ý nghĩa ấy phần nào sẽ lan tỏa cho những bệnh nhân mới vào khoa sẽ học hỏi và duy trì nét đẹp ấy.

Xếp hàng đôi lúc còn là sự ép buộc đối với một số bệnh nhân tuy nhiên khi bản thân bệnh nhân nhận thấy lợi ích của việc xếp hàng là sự ngăn nắp, trật tự, nề nếp thì chắc hẳn bệnh nhân sẽ tự giác tuân thủ thực hiện.

Bên cạnh những bệnh nhân cố gắng duy trì thực hiện tốt văn hóa xếp hàng thì cũng có những “con sâu làm rầu nồi canh”. Nhân viên y tế không bỏ cuộc, nhắc nhở bệnh nhân tuân thủ mỗi ngày, mỗi ngày với phương châm “mưa dầm thấm đất”.

Bất chợt đi đâu đó nhìn thấy hình ảnh xếp hàng, trong lòng bỗng trào dâng niềm tự hào, tự hào vì có những người làm gương sáng để cải thiện ánh nhìn của bạn bè quốc tế về văn hóa xếp hàng của người Việt Nam. Và không đi đâu xa, ngay tại bệnh viện Tâm thần Khánh Hòa này, mỗi bệnh nhân cũng đã và đang xây dựng văn hóa xếp hàng trong các sinh hoạt thường ngày. Ước mong, dù hành động nhỏ cũng sẽ mang lại hình ảnh đẹp trong lòng mỗi bệnh nhân. Trân trọng từng cố gắng hàng ngày của mỗi bệnh nhân và nhân viên y tế tại Bệnh viện.