Giáo án dạy học theo góc môn hóa violet năm 2024

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC MÔN KHOA HỌC LỚP 4 NĂM 2021 - 2022

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO GÓC

1.Khái niệm

- Là một hình thức tổ chức hoạt động học tập theo đó học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học, cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập.

- Phương pháp dạy học theo góc cho phép học sinh được lựa chọn hoạt động mà mình thích. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng cho phép HS có các cơ hội khác nhau ở các góc khác nhau: khám phá, thực hành, hành động,…Nhờ vậy, các em có khả năng đáp ứng nhiều phong cách học khác nhau

2.Các bước tiến hành

  • *Bước 1: Lựa chọn nội dung bài học phù hợp

*Bước 2: Xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng góc

*Bước 3: Thiết kế các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ ở từng góc bao gồm phương tiện/ tài liệu

*Bước 4: Tổ chức thực hiện học theo góc

+ HS được lựa chọn góc theo sở thích

+ HS được học luân phiên tại các góc theo thời gian quy định để đảm bảo học sâu

*Bước 5: Tổ chức trao đổi, chia sẻ, kết luận

3.Ưu điểm và hạn chế

*Ưu điểm

-HS học trong không gian thoải mái. Hướng đến việc rèn luyện cho học sinh tố chất thiết thực như tính hợp tác, sáng tạo, tinh thần tập thể , trách nhiệm cao cũng như quan hệ ứng xử của mỗi thành viên khi làm việc nhóm, cặp.

-Tương tác cá nhân cao giữ GV và HS. GV luôn theo dõi và trợ giúp hướng dẫn khi Hs yêu cầu, GV có nhiều cơ hội hướng dẫn cá nhân, đặc biệt là các em học sinh trung bình , yếu.

-Quy trình và cách thức làm việc khi đã thành thục giúp GV tiết kiệm thời gian chuẩn bị bài, bám sát vào chuyên môn và đào sâu bài học.

-Sẽ phát sinh nhiều tình huống thú vị, từ đó giờ học trở nên phong phú, sinh động và hiệu quả.

*Hạn chế

- Cần không gian lớp học lớp nhưng số HS hạn chế.

- Mất thời gian, vì một bài học Hs khai thác theo các cách, các mức độ khác nhau nên cần nhiều thời gian. Ngoài ra còn thời gian hướng dẫn học sinh chọn góc, hướng dẫn nhóm và thời gian luân chuyển góc.

- Không phải mọi nội dung, tất cả môn học đều có thể áp dụng mà chỉ một số nội dung ,môn học phù hợp.

- GV phải chuẩn bị rất công phu về kế hoạch dạy học .

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Tên hoạt động: Khám phá (Bài: Nước có những tính chất gì ?) ( 10 phút)​

1. Mục tiêu

1.1. Năng lực đặc thù

-Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được một số tính chất của nước : nước là chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định: nước chảy từ trên cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hòa tan một số chất. -Năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên: Nêu được ví dụ về vận dụng một số tính chất của nước trong đời sống: làm mái nhà dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo mưa để không bị ướt,....

-Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được các tính chất của nước: không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía, thấm qua một số vật và có thể hoà tan một số chất.

1.2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, phân công nhiệm vụ có hiệu quả

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sử dụng công cụ phù hợp phục vụ cho bài học. Có khả năng tự làm thí nghiệm, khám phá các tri thức.

1.3. Phẩm chất chủ yếu

Trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ nguồn nước

2. Chuẩn bị