Giáo án toán hoạt động khởi động là làm gì năm 2024

  • 1. tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594 Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group H Ì N H T H Ứ C T Ổ C H Ứ C H O Ạ T Đ Ộ N G K H Ở I Đ Ộ N G Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection SÁNG KIẾN MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH KHI DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 10 WORD VERSION | 2023 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL [email protected] vectorstock.com/28062405
  • 2. VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 SÁNG KIẾN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ CẤP CƠ SỞ TÊN SÁNG KIẾN: MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH KHI DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 10 Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Duyên Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Thuận Thành số 1 Bộ môn: Toán Bắc Ninh, ngày 12 tháng 02 năm 2023
  • 3. HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở 1. Tên sáng kiến: Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học môn Toán lớp 10. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy học bộ môn Toán ở trường THPT 3. Tác giả của sáng kiến: - Họ tên: Nguyễn Thị Duyên - Đơn vị: Trường THPT Thuận Thành số 1 - Địa chỉ: xã Gia Đông, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh - Điện thoại: 4. Đồng tác giả sáng kiến (nếu có): Không có 5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không có 6. Các tài liệu kèm theo: 6.1. Thuyết minh mô tả giải pháp và kết quả thực hiện sáng kiến. 6.2. Đối với cuốn sản phẩm nộp về Sở, nộp về HĐSK tỉnh theo từng giai đoạn: Có biên bản họp Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở (lưu tại đơn vị thẩm định). Số lượng cuốn đề tài có đóng kèm các tài liệu trên nộp về Sở, nộp về HĐSK tỉnh theo từng giai đoạn: 01 cuốn đối với đề nghị công nhận SK cấp cơ sở; 05 cuốn đối với SK cấp cơ sở đề nghị thẩm định cấp ngành; 10 cuốn đối với SK cấp cơ sở đề nghị thẩm định cấp tỉnh. Thuận Thành, ngày 12 tháng 02 năm 2023 Tác giả sáng kiến Nguyễn Thị Duyên
  • 4. HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học môn Toán lớp 10. 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: tháng 10 năm 2022. 3. Các thông tin cần bảo mật: không có. 4. Mô tả giải pháp cũ thường làm: - Hoạt động khởi động môn Toán thường xuyên không được tổ chức trong quá trình soạn giảng. - Nếu có được tiến hành thì phương pháp tổ chức trong hoạt động thường đơn điệu chưa được đa dạng và phong phú. 5. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến: - Việc áp dụng sáng kiến có vai trò quan trọng trong việc tạo hứng thú và nâng cao chất lượng môn học. 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến: - Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong lĩnh hội kiến thức của học sinh. - Tạo ra hứng thú cho học sinh trong tiết học Toán. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực cho các em như: Năng lực hợp tác, năng lực phản biện, năng lực giải quyết vấn đề… - Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán ở trường THPT. 7. Nội dung:
  • 5. giải pháp mới hoặc cải tiến * Biện pháp 1: Tổ chức hoạt động khởi động bằng kĩ thuật KWL KWL là một kĩ thuật dạy học tích cực do Donns Ogle giới thiệu năm 1986. Trong đó, “K” (Know) – Những điều đã biết “W” (Want to know) – Những điều muốn biết “L” (Learned) – Những điều đã học được BẢNG KWL K (Những điều đã biết) W (Những điều muốn biết) L (Những điều đã học được) - …………………….. ……………………… -…………………….. ……………………… -……………………... ……………………… -……………………… ……………………… -…………………….. ……………………… -……………………... ……………………… - …………………………. …………………………… -………………………….. …………………………… -…………………….......... ………………………....... Trong hoạt động khởi động bài học nếu áp dụng kĩ thuật này, GV sẽ tổ chức cho HS hoạt động ở cột (K): Điền những điều các em đã biết về nội dung bài học và cột “W”: Điền những điều em muốn biết về nội dung bài học. Nội dung cột “L”: Những điều em đã được học về bài học sẽ giành phần hoạt động luyện tập. Việc các em ghi lại những gì mình đã học được và đối chiếu với cột K, cột W sẽ giúp các em hệ thống hóa được kiến thức và thấy được việc học của mình còn mở rộng ra ngoài cả những điều các muốn biết.
  • 6. sử dụng kĩ thuật KWL trong hoạt động khởi động bài học nói riêng và trong dạy học nói chung sẽ tăng cường sự tham gia tích cực của học sinh: Học sinh được chủ động tham gia, được bày tỏ ý kiến, được tôn trọng. Ngoài ra còn hình thành các kĩ năng xã hội cho các em: Giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, trình bày, đánh giá và tự đánh giá kết quả của mình và của bạn. Học sinh được học sâu và học thoải mái. * Biện pháp 2: Khởi động bài học bằng sử dụng sơ đồ tư duy - Bước 1: Giáo viên viết ra chủ đề của bài học trước ra giữa bảng với những từ thích hợp. - Bước 2: Chia lớp làm hai nhóm. Yêu cầu các nhóm lên bảng viết ra các kiến thức liên quan vào nhánh nhỏ. Nhóm nào hoàn thành xong theo yêu cầu của giáo viên trước sẽ thắng cuộc, mỗi học sinh chỉ viết một công thức liên quan. - Bước 3: GV gọi học sinh dưới lớp nhận xét chéo giữa hai nhóm. Cuối cùng GV nhận xét và chốt lại điểm số cho hai nhóm học sinh. * Kết quả đạt được Trong các giờ học có tổ chức các hoạt động khởi động đa dạng tạo được không khí học tập sôi nổi, thu hút học sinh vào các hoạt động học. Kết quả khảo sát cụ thể tại lớp 10A2 năm học 2022 - 2023. Mức độ hứng thú Số HS Tỉ lệ (%) Rất thích 30 65,2 Thích 11 23,9 Bình thường 5 10,9 Không thích 0 0 Sản phẩm được tạo ra từ sáng kiến:
  • 7. (9-10) Khá (7-9) TB (5-7) Yếu (<5) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Thực nghiệm 10A2 46 18 39,1 27 58,7 1 2,2 0 0 Đối chứng 10A14 45 12 26,6 26 57,7 7 15,7 0 0 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng giải pháp: - Các tiết học môn Toán. - Đối tượng: Học sinh lớp 10. 7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến: - Tạo hứng thú học tập đối với môn Toán của học sinh. - Nhằm giúp học sinh tích cực, chủ động hơn trong học tập Toán. - Góp phần phát triển phẩm chất, năng lực đối với học sinh. * Cam kết: Chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Xác nhận của cơ quan (Chữ ký, dấu) Tác giả sáng kiến (Chữ ký và họ tên) Nguyễn Thị Duyên
  • 8. MỞ ĐẦU………………………………………………………. 1 1. Mục đích của sáng kiến……………………………………………….. 2 2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến…………………………… 2 3. Đóng góp của sáng kiến trong các mặt………………………………... 2 PHẦN 2: NỘI DUNG…………………………………………………….. 3 Chương 1: Khái quát thực trạng của vấn đề tổ chức hoạt động khởi động khi dạy học Toán lớp 10…………………………………………… 3 1. Ưu điểm……………………………………………………………….. 3 2. Hạn chế và nguyên nhân………………………………………………. 3 Chương 2: Những biện pháp của sáng kiến đã áp dụng trong trường THPT Thuận Thành số 1……………………………………………….. 4 1. Cơ sở lí luận …………………………………………………………… 4 2. Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khởi động…………… 6 2.1. Biện pháp 1: Tổ chức hoạt động khởi động bằng tình huống có vấn đề…………………………………………………………………. 6 2.2. Biện pháp 2: Hoạt động khởi động thông qua tổ chức trò chơi….. 10 2.3. Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động khởi động bằng kĩ thuật KWL… 19 2.4. Biện pháp 4: Khởi động bài học bằng phương pháp sử dụng tranh ảnh, video hoặc âm nhạc……………………………………………… 23 2.5. Biện pháp 5: Khởi động bài học bằng sử dụng sơ đồ tư duy…….. 26 2.6. Biện pháp 6: Tổ chức hoạt động khởi động bằng phương pháp liên môn………………………………………………………………. 27 Chương 3: Kiểm chứng các biện pháp đã triển khai của sáng kiến…... 29 1. Mô tả cách thức nghiên cứu…………………………………………… 29 2. Kết quả đạt được………………………………………………………. 29
  • 9. LUẬN……………………………………………………. 31 1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của sáng kiến………. 31 2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến……………………………………... 31 3. Kiến nghị với các cấp quản lý…………………………………………. 32 PHẦN 4: PHỤ LỤC……………………………………………………… 33 1. Tranh, ảnh minh họa .…………………………………………………. 33 2. Tài liệu tham khảo…………………………………………………….. 35
  • 10. TỪ VIẾT TẮT GV Giáo viên HS Học sinh THPT Trung học phổ thông THCVĐ Tình huống có vấn đề TB Trung bình
  • 11. ĐẦU Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển công nghệ 4.0, hội nhập quốc tế với những ảnh hưởng của xã hội tri thức và toàn cầu hóa đòi hỏi đội ngũ lao động phải có tư duy sáng tạo cao, linh hoạt, có khả năng giải quyết các vấn đề phức hợp trong thực tiễn, có năng lực hợp tác làm việc, tìm tòi, khám phá,…Trước tình hình đó, ngành giáo dục nước ta đã và đang thực hiện các bước chuyển đổi từ phương pháp dạy học truyền thống sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, từ đó hình thành năng lực và phẩm chất cần thiết cho người học. Để đáp ứng cho chương trình giáo dục phổ thông mới đòi hỏi mỗi giáo viên (GV) cần không ngừng học hỏi, không ngại đổi mới trong từng giờ học của chính mình. Không phải bất cứ học sinh nào đều có sẵn niềm say mê, yêu thích môn học. Vì vậy, GV trước hết phải là người “thắp lửa đam mê”. Để học sinh hứng thú với môn học, tích cực, chủ động và mỗi khi đến tiết Toán các em không còn thấy nhàm chán, GV cần chú trọng đổi mới và đa dạng phương pháp trong tất cả các hoạt động: Hoạt động khởi động, hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng, mở rộng. Trong đó hoạt động khởi động chỉ chiếm khoảng vài phút đầu giờ nhưng có ý nghĩa rất lớn. Hoạt động khởi động giúp học sinh (HS) huy động những kiến thức, kĩ năng của bản thân để định hướng về bài học mới. Khởi động hiệu quả sẽ tạo một tâm thế tốt cho cả thầy và trò chinh phục những hoạt động tiếp theo. Hoạt động khởi động trong giờ Toán càng đa dạng sẽ luôn tạo được bất ngờ, thú vị, giúp HS phát huy năng lực bản thân và góp phần nâng cao chất lượng giờ học. Hiểu được tầm quan trọng của hoạt động khởi động trong mỗi tiết học Toán nên tôi luôn tìm tòi, áp dụng nhiều biện pháp khác nhau trong hoạt động này. Vậy nên tôi lựa chọn đề tài: “Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học môn Toán lớp 10”. 1. Mục đích của sáng kiến
  • 12. và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm : “Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học môn Toán lớp 10” nhằm các mục đích sau: - Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong lĩnh hội kiến thức của học sinh. - Tạo ra hứng thú cho học sinh trong tiết học Toán. - Góp phần hình thành và phát triển năng lực cho học sinh: Năng lực hợp tác, năng lực phản biện, năng lực giải quyết vấn đề… - Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán ở trường THPT 2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến - Tính mới : Bên cạnh các hình thức phổ biến trong hoạt động khởi động thường được sử dụng ở các trường THPT, sáng kiến đã đưa ra một số biện pháp hoàn toàn mới mẻ, dễ thực hiện và có hiệu quả cao. - Sáng kiến được áp dụng lần đầu thực tiễn tại trường THPT…. trong đầu năm học 2022 - 2023 với những ưu điểm nổi bật là: + Trình bày hệ thống cơ sở lí luận và thực tiễn về hoạt động khởi động. + Đưa ra hệ thống các biện pháp đa dạng trong hoạt động khởi động. + Đưa ra cách thực hiện, những lưu ý khi áp dụng và các ví dụ minh họa cụ thể. + Các số liệu cụ thể chứng minh cho hiệu quả của việc áp dụng đa dạng các biện pháp trong hoạt động khởi động. 3. Đóng góp của sáng kiến trong các mặt - HS tích cực, hứng thú trong học tập từ đó góp phần phát triển năng lực của bản thân. - GV đổi mới phương pháp dạy học, lấy HS làm trọng tâm để từ đó nâng cao chất lượng giờ dạy.
  • 13. DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG KHI DẠY HỌC TOÁN LỚP 10 1. Ưu điểm  Về cơ sở vật chất - Những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp chính quyền, cơ sở vật chất của nhà trường được đầu tư hiện đại. Máy chiếu, bảng thông minh kết nối với máy chiếu vật thể, loa, mic, mạng internet là điều kiện lí tưởng để GV tổ chức hoạt động khởi động đa dạng.  Về phía học sinh - Học sinh trường THPT Thuận Thành số 1 chủ yếu học sinh khá, giỏi có nhận thức tốt, biết khai thác và sử dụng công nghệ thông tin để khám phá kiến thức. Không chỉ vậy, học sinh còn có nhiều năng khiếu như MC, ca hát,…Các em chính là những động lực để GV tìm tòi, áp dụng nhiều biện pháp dạy học mới ở môn Toán trong đó có những biện pháp tích cực trong hoạt động khởi động.  Về phía giáo viên - Công tác dạy học các bộ môn trong đó có môn Toán nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Sở giáo dục và đào tạo Bắc Ninh, Ban giám hiệu và tổ chuyên môn: tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn cụm, sinh hoạt chuyên đề, các tiết dạy tốt để GV trao đổi, học hỏi kinh nghiệm và tìm ra những phương pháp, cách thức phát huy tối hiệu quả giờ dạy. - Ngày nay với sự bùng nổ của Công nghệ thông tin, các phương tiện truyền thông giúp GV có thể tiếp cận với những phương tiện, phần mềm dạy học hiện đại, tri thức trong mọi lĩnh vực một cách dễ dàng. Từ đó, GV có thể tổ chức giờ học với nhiều hình thức và phương pháp đa dạng, mới mẻ trong đó có hoạt động khởi động. 2. Hạn chế và nguyên nhân
  • 14. sở vật chất - Một số thiết bị dạy học hư hỏng sau thời gian sử dụng nhưng việc sửa chữa chưa được kịp thời. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học các môn học trong đó bộ môn Toán.  Về phía học sinh - Nhìn chung các em còn thụ động trong việc tiếp thu kiến thức môn học, các kiến thức liên quan có trong thực tế nhưng không thể hiện cụ thể nên cảm thấy môn Toán xa rời thực tế, khó tiếp thu. Việc làm quen với kĩ thuật, hình thức tổ chức dạy học mới dần được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều hạn chế: tinh thần tự giác, hợp tác, giải quyết vấn đề còn yếu.  Về phía giáo viên - Đa phần GV chỉ quan tâm đến hoạt động hình thành kiến thức mới mà ít khi đầu tư tìm tòi, sáng tạo trong các hoạt động khác. Trong những năm gần đây, việc soạn giảng theo hướng phát triển năng lực học sinh đòi hỏi mỗi tiết học gồm 5 bước, nhiều GV đã bắt đầu quan tâm đến hoạt động khởi động bài học. Nhưng trên thực tế phần khởi động, học sinh ít được hoạt động. Hoạt động khởi động được GV đầu tư thực hiện nhưng chỉ khi có tiết đăng kí dạy tốt hoặc thi giáo viên giỏi các cấp. Nguyên nhân chính là do nhiều GV còn xem nhẹ những hoạt động này thường có thói quen bỏ qua hoặc nếu có tiến hành thì chỉ qua loa cho có, do tâm lí ngại thay đổi, không muốn đầu tư thời gian thực hiện các hoạt động khởi động, sợ sự ồn ào gây ảnh hưởng đến lớp học khác,…Vì vậy, trong quá trình dạy, dù rất cố gắng, nhiều giáo viên cũng không thể lôi kéo sự tập trung của học sinh, hiệu quả giờ học bị giảm sút. CHƯƠNG 2: NHỮNG BIỆN PHÁP CỦA SÁNG KIẾN ĐÃ ÁP DỤNG TRONG TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 1. Cơ sở lí luận 1.1. Một số khái niệm
  • 15. Theo từ điển tiếng Việt: “Khởi động” được hiểu là “thực hiện những động tác nhẹ trước khi bắt đầu”. Như vậy hoạt động khởi động được hiểu là một hoạt động nhằm thực hiện những thao tác cơ bản, nhẹ nhàng trước khi bắt đầu thực hiện một công việc cụ thể nào đó. - Hứng thú học tập: “Hứng thú là một thái độ đặc biệt của cá nhân đối với một hiện tượng nào đó vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa mang lại cảm xúc cho cá nhân trong quá trình học tập”. 1.2. Vai trò của hoạt động khởi động Ở mỗi bài học, hoạt động khởi động chỉ chiếm khoảng vài phút đầu giờ nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển tính tích cực học tập của học sinh, từ đó phát huy năng lực cho học sinh. Thứ nhất: Một bài học với cách khởi động thú vị, hấp dẫn sẽ có tác dụng kích thích hứng thú học tập. Bởi sự say mê, yêu thích đối với mỗi môn học không phải em nào cũng sẵn có. Phần nhiều nhờ sự sáng tạo của giáo viên biết cách dẫn dắt học sinh vào từng hoạt động học tập - trước tiên là hoạt động khởi động mà các em có được sự thích thú. Thứ hai: Hoạt động khởi động có tác dụng nối liền kiến thức cũ với kiến thức mới, tạo nền tảng cho việc thực hiện các nhiệm vụ học tập của bài học. Vì vậy, khi thiết hoạt động khởi động, giáo viên cần tạo cơ hội cho học sinh tái hiện lại các kiến thức nền đã học, cần thiết cho việc lĩnh hội nhiệm vụ mới. Như vậy, vừa giúp các em ghi nhớ chắc chắn hơn kiến thức cũ, vừa giúp hình thành các kĩ năng, kĩ xảo cần thiết trong học tập và trong cuộc sống. Thứ ba: Hoạt động khởi động giúp tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho người học. Bởi học tập Toán là một quá trình khám phá. Quá trình ấy phát huy được nội lực của học sinh, tư duy tích cực - độc lập - sáng tạo với mong muốn được hiểu biết và giải quyết mâu thuẫn giữa những điều đã biết và chưa biết. Có thể thấy, hoạt động khởi
  • 16. mâu thuẫn về mặt nhận thức sẽ kích thích sự tò mò của học sinh, khiến các em có mong muốn tìm được câu trả lời thỏa đáng cho các vấn đề còn thắc mắc, thậm chí còn biết tự đặt ra những vấn đề nghiên cứu tiếp theo. Thứ tư: Hoạt động khởi động giúp khái quát nội dung cơ bản của bài học, hướng sự suy nghĩ, tư duy của học sinh vào nội dung chính ngay từ đầu, bởi có một thực tế là khi bắt đầu bài học, nếu giáo viên không có sự định hướng, học sinh sẽ loay hoay với rất nhiều câu hỏi như: “Hôm nay không biết học bài gì? Nội dung có khó (hoặc hấp dẫn) hay không? Chúng ta sẽ phải thực hiện những nhiệm vụ nào?” Như vậy, tư duy học sinh bị phân tán sẽ ảnh hưởng đến việc lĩnh hội kiến thức của bài. 2. Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động khởi động 2.1. Biện pháp 1: Tổ chức hoạt động khởi động bằng tình huống có vấn đề  Vai trò tình huống có vấn đề trong hoạt động khởi động Tình huống có vấn đề (THCVĐ) là loại tình huống mà GV đặt ra trong quá trình tổ chức dạy học, trong những tình huống đó xuất hiện những mâu thuẫn mà chưa có lời giải đáp buộc HS phải tìm ra cách giải quyết. Đưa ra tình huống có vấn đề sẽ giúp cho học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo hơn trong việc chiếm lĩnh nguồn tri thức. Khởi động bài học bằng đưa ra THCVĐ tiết học sẽ trở nên sôi nổi ngay từ đầu bởi những ý kiến, tranh luận của học sinh.  Các bước tiến hành khởi động bài học bằng giải THCVĐ Bước 1. Giáo viên đưa ra THCVĐ. Bước 2. Yêu cầu học sinh đưa ra ý kiến của mình về THCVĐ. Bước 3. Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài học.  Lưu ý khi đưa ra tình huống có vấn đề - THCVĐ phải phù hợp với nội dung của bài học. - THCVĐ phải phù hợp với nhận thức, đặc biệt là tư duy của HS cấp THPT.
  • 17. liên quan tới nội dung bài học. - THCVĐ phải có sức hấp dẫn lôi cuốn và kích thích các em lòng mong muốn giải quyết. Ví dụ: Bài 1, Chương II – Toán 10 (Cánh diều): Bất phương trình bậc nhất hai ẩn. - GV đưa ra THCVĐ: Nhân dịp Tết Trung thu, một doanh nghiệp dự định sản xuất hai loại bánh: bánh nướng và bánh dẻo. Lượng đường cần cho mỗi chiếc bánh nướng, bánh dẻo lần lượt là 60g, 50g. Doanh nghiệp đã nhập về 500kg đường. Số bánh nướng và bánh dẻo doanh nghiệp dự định sản xuất cần thoả mãn ràng buộc gì để lượng đường sản xuất bánh không vượt quá lượng đường đã nhập về? - GV cho HS cả lớp suy nghĩ trong 3 phút và gọi HS đứng tại chỗ trả lời. - HS: Gọi , x y lần lượt là số bánh nướng, số bánh dẻo doanh nghiệp dự định sản xuất ( , x y ). + Ý kiến thứ nhất: 6 5 500 x y   . + Ý kiến thứ hai: 0,06 0,05 500 x y   . + HS giải thích kết quả đưa ra. - GV nhận xét, đưa ra kết quả đúng và dẫn dắt vào bài mới: Vậy điều kiện ràng buộc đối với , x y bên trên gọi là bất phương trình bậc nhất hai ẩn… Ví dụ: Bài 1, Chương IV – Toán 10 (Cánh diều): Giá trị lượng giác của một góc từ 0đến 180. Định lí côsin và định lí sin trong tam giác.
  • 18. hình ảnh “Cột cờ Lũng Cú” và đưa ra câu hỏi để HS thảo luận theo bàn. + Cột cờ Lũng Cú nằm ở tỉnh nào? + Đường lên cột cờ Lũng Cú có bao nhiêu bậc thang? + Nêu sự hiểu biết của em về cột cờ Lũng Cú. - HS thảo luận và nêu các ý kiến. - GV nhận xét và đưa ra một số thông tin giới thiệu về “Cột cờ Lũng Cú” và đưa ra THCVĐ liên quan đến bài học. Từ chân bệ cột cờ và đỉnh bệ cột cờ, bạn Nam đo được góc nâng (so với phương nằm ngang) tới một vị trí dưới chân núi lần lượt là 45và 50. Chiều cao h của đỉnh Lũng Cú so với chân núi là bao nhiêu mét?
  • 19. thể đặt câu hỏi tiếp theo: Tam giác ABC hoàn toàn xác định vì biết góc 135 , 40 , 20,25 A B AB      m. Có thể tính độ dài cạnh AC bằng cách nào? Câu hỏi này gợi cho HS giải tam giác bất kì. GV chỉ yêu cầu HS quan sát, không yêu cầu HS tính AC . GV tiếp tục gợi động cơ để hình thành khái niệm giá trị lượng giác của góc từ 0đến 180 bằng cách nhận xét: Để giải tam giác ABC bất kì, ta cần biết giá trị lượng giác không chỉ của góc nhọn mà còn cả góc tù. Vậy để tính chiều cao h như thế nào thì cô và các em sẽ đi nghiên cứu bài học ngày hôm nay. Ví dụ: Bài 2 (Tiết 2), Chương III – Toán 10 (Cánh diều): Hàm số bậc hai. Đồ thị hàm số bậc hai và ứng dụng. - GV trình chiếu hình ảnh và đưa ra câu hỏi: Đây là cổng được thiết kế hình parabol hướng bề lõm xuống dưới. Cổng này có tên là gì? Nằm ở đất nước nào? Cổng Acxơ
  • 20. ra THCVĐ: Làm thế nào để tính chiều cao của cổng (khoảng cách từ điểm cao nhất của cổng đến mặt đất)? - GV: Để tính chiều cao của cổng khi ta không thể dùng dụng cụ đo đạc để đo trực tiếp. Cổng dạng Parabol có thể xem là đồ thị của hàm số bậc hai, chiều cao của cổng tương ứng với đỉnh của Parabol. Do đó vấn đề được giải quyết nếu ta biết hàm số bậc hai nhận cổng làm đồ thị. - GV đưa ra cho học sinh một tình huống tương tự: Khi một quả bóng được đá lên, nó sẽ đạt đến một độ cao nào đó rồi rơi xuống. Mô tả quỹ đạo của quả bóng? Làm thế nào để tính được độ cao lớn nhất mà quả bóng đạt được? - HS đưa ra các ý kiến chủ quan, GV chưa kết luận đúng sai trong phần thảo luận của các HS, chỉ tôn trọng kết quả thảo luận của các nhóm và dẫn dắt vào bài mới. Như vậy buộc các em phải theo dõi bài học để tìm ra đáp án đúng. 2.2. Biện pháp 2: Hoạt động khởi động thông qua tổ chức trò chơi  Vai trò, ý nghĩa tổ chức trò chơi trong hoạt động khởi động - Sử dụng trò chơi trong dạy học nói chung và hoạt động khởi động nói riêng góp phần đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Đây là hoạt động tạo ra được không khí sôi nổi, thu hút và lôi cuốn
  • 21. của HS ngay từ đầu giờ học từ đó tạo hứng thú học tập với những hoạt động tiếp theo. - Tổ chức trò chơi trong hoạt động khởi động không những giúp học sinh định hướng tìm hiểu bài mới một cách nhẹ nhàng, hứng khởi mà còn giúp các em thể hiện được khả năng bản thân, mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp từ đó phát triển năng lực hợp tác.  Nguyên tắc thiết kế trò chơi khởi động Tổ chức trò chơi khởi động trong dạy học Toán giúp tăng tính hấp dẫn cho bài học và sự tích cực hoạt động của học sinh, giúp học sinh khơi gợi hứng thú, kích thích trí tìm tòi, khám phá của bản thân, dần dần dẫn dắt học sinh hướng tới tiếp cận bài học. Mặc dù diễn ra trong thời gian ngắn của hoạt động khởi động nhưng khi đưa trò chơi vào đòi hỏi phải đảm bảo một số nguyên tắc nhất định. - Đảm bảo tính hiệu quả: Hiệu quả trong nhận thức định hướng bài học mới thông qua trò chơi, người dạy có thể thu hút được sự chú ý của học sinh tới bài học, đạt được những mục tiêu ban đầu đã đề ra. Người học có thể phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác học tập; hiệu quả giáo dục khi học sinh có ý thức chơi và hoàn thành nhiệm vụ học tập. - Đảm bảo tính phát triển: Trò chơi phải đạt yêu cầu phát triển các năng lực cho học sinh: Năng lực tư duy, năng lực sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực hợp tác… - Đảm bảo tính hấp dẫn: Sự hấp dẫn thể hiện trên cả nội dung và hình thức chơi. Nội dung chơi bám sát nội dung dạy học nhưng có khả năng kích thích sáng tạo, óc tìm tòi, ham học hỏi. Hình thức chơi phong phú, đa dạng khơi gợi hứng thú, lôi cuốn sự chú ý của học sinh tới bài học. - Đảm bảo tính phù hợp: Trò chơi phải phù hợp với mục tiêu, đặc điểm bài học. Thời lượng trò chơi cần tương thích, gói gọn trong phần khởi động (5 - 7 phút). Đồng
  • 22. cần phù hợp đối tượng học sinh – Trung học phổ thông với những hứng thú, động cơ riêng biệt.  Một số lưu ý trong tổ chức và thiết kế trò chơi phần khởi động bài học - Tên trò chơi: Cụ thể, ngắn gọn đảm bảo phù hợp với mục tiêu của hoạt động khởi động, thu hút sự chú ý của học sinh. - Mục đích của trò chơi: Trả lời cho câu hỏi “Trò chơi sử dụng để làm gì?”. Mục đích phải được nêu rõ ràng, mạch lạc, cụ thể. Giáo viên cần nêu rõ trước lớp, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, dễ nhớ. - Chuẩn bị về cơ sở vật chất: Phân công cụ thể, giáo viên chuẩn bị những gì, học sinh chuẩn bị những gì. Trước hoạt động cần kiểm tra lại về cơ sở vật chất cho hoạt động (có hư hỏng, thiếu hụt hay không?) để kịp thời sửa chữa và bổ sung, tránh việc hoạt động bị gián đoạn. - Nội dung trò chơi, luật chơi: Nội dung kiến thức trò chơi GV phải định lượng được những kiến thức HS đã biết, chưa biết đảm bảo tính định hướng cho bài học mới, vừa tạo ra sự hấp dẫn; luật chơi phải rõ ràng, công bằng và phải được công bố trước lớp. Giáo viên cần sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, dễ nhớ. Đảm bảo mỗi cá nhân học sinh đều hiểu và áp dụng được. - Cách tiến hành: Tùy vào mỗi trò chơi có thể áp dụng từng bước hoặc rút ngắn các bước tiến hành. Không nên máy móc, rập khuân. Cần linh hoạt trong quá trình tổ chức. - Kết thúc: Giáo viên nhận xét, đánh giá cụ thể về hoạt động, tinh thần của học sinh tham gia hoạt động. Phải luôn có những lời khích lệ, cổ vũ các em để các em cố gắng và hào hứng hơn với các hoạt động tiếp theo.  Các bước tiến hành trò chơi khởi động Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi. Bước 2: Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:
  • 23. người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia (mấy đội chơi), trọng tài. - Các dụng cụ dùng để chơi. - Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm… - Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi. Bước 3: Thực hiện trò chơi. Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi và kết nối vào bài học mới. Bước này bao gồm những việc làm sau: - GV hoặc trọng tài là HS nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm. GV hoặc trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho đội đoạt giải (nếu có). - GV kết nối những nội dung kiến thức trong trò chơi vào bài học mới  Một số trò chơi tổ chức trong hoạt động khởi động - Trò chơi 1: “Nhanh tay, nhanh mắt” Trò chơi: Nhanh tay, nhanh mắt là trò chơi được sử dụng phổ biến trong dạy học. GV có thể tổ chức trò chơi này trong nhiều hoạt động khác nhau. Trong hoạt động khởi động nếu sử dụng trò chơi Nhanh tay, nhanh mắt giúp các em vừa rèn luyện về mặt tư duy, vừa định hướng các em vào bài học mới. Đây cũng là biện pháp mang lại không khí vui vẻ, hứng khởi khi bắt đầu bài học. Ví dụ: Bài 4 – Toán 10 (Cánh diều): Tổng và hiệu của hai vectơ. - Mục đích: HS rèn luyện khả năng nghe tốt, phản xạ nhanh, đặc biệt là một cách thú vị để GV kiểm tra một số kiến thức của bài cũ liên quan tới bài học mới.
  • 24. Những miếng bìa mica các màu có gắn sẵn nam châm. Với miếng bìa này, GV ghi các nội dung đã được học trong tiết 1 và ứng dụng trong tiết 2 của bài. GV gọi 2 học sinh bất kì lên bảng (2 học sinh có cùng lực học). - Luật chơi: + Ứng với các miếng bìa là câu hỏi đã được soạn sẵn. Mỗi câu hỏi sau khi GV đọc, HS có 30s suy nghĩ và chọn miếng bìa gắn đáp án. + HS nào nhanh lấy được nhiều miếng bìa đúng thì HS đó thắng cuộc và nhận được phần thưởng từ ban tổ chức. Câu hỏi: Câu 1: Vectơ là một...có hướng. Câu 2: Hai vectơ có giá song song hoặc trùng nhau là hai vectơ…. Câu 3: Hai vectơ cùng phương và cùng chiều là hai vectơ…. Câu 4: Hai vectơ cùng phương và ngược chiều là hai vectơ…. Câu 5: Hai vectơ cùng hướng và cùng độ dài là hai vectơ…. Câu 6: Vectơ AA là ….
  • 25. hai điểm A, B phân biệt có bao nhiêu vectơ khác vectơ – không được tạo thành? Câu 8: Từ ba điểm A, B, C phân biệt có bao nhiêu vectơ khác vectơ – không được tạo thành? Câu 9: Cho hình vuông ABCD, vectơ bằng AB là? Câu 10: Cho hình vuông ABCD cạnh 2, độ dài AB bằng?  GV nhận xét, công bố kết quả, rút kinh nghiệm, trao thưởng và dẫn dắt để vào bài mới. - Trò chơi 2: “Hộp quà bí ẩn” Ví dụ: Bài 2 (Tiết 2) – Toán 10 (Cánh diều): Hàm số bậc hai. Đồ thị của hàm số bậc hai và ứng dụng. - Mục đích: Thu hút sự chú ý, kích thích hứng thú cho HS là một cách thú vị để GV kiểm tra một số kiến thức của bài cũ liên quan tới bài học mới. - Chuẩn bị: GV chuẩn bị powerpoint chiếu, các câu hỏi và các món quà tương ứng. - Luật chơi: Ứng với mỗi câu hỏi, gọi một HS bất kì trả lời và mỗi câu trả lời đúng được phần quà tương ứng.
  • 26. Điền từ thích hợp vào chỗ chấm. “Đồ thị hàm số bậc hai là một đường.................’’ Câu 2: Tọa độ đỉnh của đồ thị hàm số 2 2 1 y x x    là? Câu 3: Trục đối xứng của đồ thị hàm số 2 2 y x   là? Câu 4: Giao điểm của đồ thị hàm số 2 2 1 y x x    và trục tung là điểm có toạ độ? Câu 5: Tìm hàm số bậc hai biết đồ thị của nó đi qua 3 điểm       0;1 , 2; 3 , 0;0 . A B O  Câu 6: Cho parabol có phương trình 2 y ax bx c    biết parabol đi qua gốc tọa độ O và có đỉnh   2;8 I . Khi đó a b c   bằng?  GV nhận xét, công bố kết quả, rút kinh nghiệm, trao thưởng và dẫn dắt để vào bài mới. - Trò chơi 3: “Ô chữ bí mật” Ví dụ: Bài 1 – Toán 10 (Cánh diều): Luyện tập hàm số và đồ thị - Mục đích: + GV tạo tâm thế thoải mái, hứng thú cho HS trước khi vào bài mới. + Giúp HS củng cố lại kiến thức đã được học. + Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm. + Xây dựng tinh thần đoàn kết. - Chuẩn bị: GV chuẩn bị powerpoint trình chiếu, câu hỏi và chia lớp thành 3 đội chơi. - Luật chơi: Các đội lần lượt chọn các câu hỏi và trả lời, đúng cộng 10 điểm, sai không bị trừ điểm và nhường cơ hội cho đội khác, đội nào có tín hiệu trả lời đúng được 10 điểm. Đội nào trả lời được từ khoá được cộng 30 điểm, sai bị trừ 20 điểm.
  • 27. Tập tất cả các giá trị của biến số làm cho hàm số có nghĩa gọi là … của hàm số. Câu 2: Cho hàm số   y f x  . Tập tất cả các giá trị của   f x tương ứng với mỗi x thuộc tập xác định gọi là … của hàm số. Câu 3: Tính đồng biến, nghịch biến của hàm số còn gọi là … của hàm số. Câu 4: Hàm số 1 y x   có tập xác định là tập … Câu 5: Cho hàm số   y f x  . Tập tất cả các điểm     ; M x f x trong mặt phẳng toạ độ Oxy với mọi x thuộc tập xác định gọi là … Câu 6: Đường dài vô hạn, thẳng tuyệt đối và không bị giới hạn về hai phía gọi là …  GV nhận xét, công bố kết quả, rút kinh nghiệm, trao thưởng và dẫn dắt để vào bài mới: Luyện tập: Hàm số bậc nhất. - Trò chơi 4: “Đuổi hình bắt chữ”
  • 28. chữ” là một gameshow truyền hình được phát sóng phổ biến trên Đài phát tranh và truyền hình Hà Nội. Trên mạng xã hội cũng xuất hiện nhiều hình thức đố vui dựa theo gameshow truyền hình này. “Đuổi hình bắt chữ” đánh vào tâm lý tò mò ham tìm tòi của người chơi. “Đuổi hình bắt chữ” yêu cầu người chơi phải huy động giác quan và sự hiểu biết của bản thân một cách nhanh nhất để tìm ra ý nghĩa được nói đến thông qua hình ảnh, tranh vẽ hay những mảnh ghép. Chính điều này đã khiến “Đuổi hình bắt chữ” được xếp vào danh mục những trò chơi phát triển năng lực tư duy, góp phần nâng cao hiệu quả trong đào tạo, giáo dục. Nếu áp dụng trò chơi này trong hoạt động khởi động sẽ tạo ra được sự hấp dẫn, hào hứng với các em. Trong khuôn khổ nội dung của bài báo cáo, tôi chỉ xây dựng một số trò chơi trong phần đầu khởi động mỗi tiết học nhằm tạo hứng thú cho không khí lớp học, khơi gợi ý thức tự học, tìm tòi, khám phá của học sinh. Để thực hiện Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” đòi hỏi GV chuẩn bị từ khóa và hình ảnh phù hợp có liên quan đến nội dung bài học mới. GV đưa ra hình ảnh, nhiệm vụ của HS là phải bắt được từ khóa. Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” phần khởi động cần khoảng 3-5 hình ảnh. Khi HS đã bắt được từ khóa GV sẽ kết nối từ khóa để dẫn dắt vào bài học mới. Ví dụ: Bài 2 (Tiết 1) – Toán 10 (Cánh diều): Hàm số bậc hai. Đồ thị hàm số bậc hai và ứng dụng. - Mục đích: + Thu hút sự tập trung của HS, tạo sự hứng thú để HS sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới. + Định hướng vào nội dung của bài học mới. - Chuẩn bị: + GV đưa nhạc hiệu, hình hiệu của game show: Đuổi hình bắt chữ. + GV lần lượt đưa ra 3 hình ảnh có liên quan đến nội dung của bài học. - Luật chơi:
  • 29. vào hình ảnh để bắt được chữ. + HS giành quyền trả lời bằng cách giơ tay. Trả lời đúng nhận được một phần quà từ ban tổ chức, nếu trả lời sai nhường quyền trả lời cho HS khác. + Các hình ảnh đưa là gợi ý cho chủ đề bài học với từ khoá gồm 11 chữ cái. + Nếu sau 3 hình ảnh HS không đoán được chủ đề GV sẽ gợi ý. + HS trả lời đúng từ khoá ghi được 10 điểm.  GV nhận xét, công bố kết quả từ khoá “HÀM SỐ BẬC HAI”, rút kinh nghiệm, trao thưởng và dẫn dắt để vào bài mới. 2.3. Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động khởi động bằng kĩ thuật KWL  Kĩ thuật KWL KWL là một kĩ thuật dạy học tích cực do Donns Ogle giới thiệu năm 1986. Trong đó: - “K” viết tắt của từ Know – Những điều đã biết - “W” viết tắt của từ Want to know – Những điều muốn biết - “L” viết tắt của từ Learned – Những điều đã học được
  • 30. đã biết) W (Những điều muốn biết) L (Những điều đã học được) - …………………….. ……………………… -…………………….. ……………………… -……………………... ……………………… -……………………… ……………………… -…………………….. ……………………… -……………………... ……………………… - …………………………. …………………………… -………………………….. …………………………… -…………………….......... ………………………....... Trong hoạt động khởi động bài học nếu áp dụng kĩ thuật này, GV sẽ tổ chức cho HS hoạt động ở cột (K): Điền những điều các em đã biết về nội dung bài học và cột “W”: Điền những điều em muốn biết về nội dung bài học. Nội dung cột “L”: Những điều em đã được học về bài học sẽ hoàn thiện trong phần hoạt động luyện tập. Việc các em ghi lại những gì mình đã học được và đối chiếu với cột K, cột W sẽ giúp các em hệ thống hóa được kiến thức và thấy được việc học của mình còn mở rộng ra ngoài cả những điều các em muốn biết. Như vậy khi sử dụng kĩ thuật KWL trong hoạt động khởi động bài học nói riêng và trong dạy học nói chung sẽ tăng cường sự tham gia tích cực của học sinh: Học sinh được chủ động tham gia, được bày tỏ ý kiến, được tôn trọng. Ngoài ra còn hình thành các kĩ năng xã hội cho các em: Giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, trình bày, đánh giá và tự đánh giá kết quả của mình và của bạn. Học sinh được học sâu và học thoải mái.  Lưu ý khi áp dụng kĩ thuật KWL
  • 31. Có thể học sinh chưa biết hoặc biết rất mơ hồ về chủ đề bài học, lúc này giáo viên nên khuyến khích học sinh và có thể hỏi “Vậy em muốn biết gì về chủ đề bài học hôm nay?” để gợi mở cho học sinh. Tại cột W: Đôi khi giáo viên gặp phải tình huống học sinh trả lời “em không biết hoặc em không muốn biết thêm gì” ... Lúc này, GV sử dụng câu hỏi gợi mở có liên quan đến nội dung bài học để kích thích sự tò mò của học sinh: “Em nghĩ mình sẽ muốn biết thêm được điều gì sau khi em đọc chủ đề này?” , hoặc chọn một ý tưởng từ cột K và hỏi: “Em có muốn tìm hiểu thêm điều gì có liên quan đến ý tưởng này không?”. Ngoài ra, giáo viên nên chuẩn bị sẵn một số câu hỏi của riêng mình để bổ sung vào cột W, có thể giáo viên mong muốn học sinh tập trung vào những ý tưởng nào đó, trong khi các câu hỏi của học sinh lại không mấy liên quan đến ý tưởng chủ đạo của bài học (chú ý là không được thêm quá nhiều câu hỏi của giáo viên). Thành phần chính trong cột W vẫn là những câu hỏi của học sinh. Tại cột L: Có thể tất cả các vấn đề các em đặt ra ở cột W không hẳn được tìm ra hết trong nội dung bài học. Trước tình huống đó, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng ra ngoài bài học, có thể tìm hiểu thêm ở nhà, qua sách báo, qua internet... Ví dụ: Bài 1 – Toán 10 (Cánh diều): Hệ phương trình bậc nhất ba ẩn. - GV giới thiệu về bảng KWL K (Những điều đã biết) W (Những điều muốn biết) L (Những điều đã học được) - …………………….. ……………………… -…………………….. …………………….. -……………………… ……………………… -…………………….. ……………………… - .……………………… ………………………….. -…………………............ ……………………….......
  • 32. gian 5 phút, nhóm cặp đôi sẽ thảo luận để viết những nội dung ở cột K: Những điều em đã biết và cột W: Những điều em muốn biết về bài “Hệ phương trình bậc nhất ba ẩn”. (Trong quá trình HS thảo luận và điền vào cột K và W, GV quan sát và kịp thời đưa ra những gợi ý, động viên các em để hoàn thành nhiệm vụ) - GV sẽ lựa chọn 1 nhóm bất kì, sử dụng máy chiếu vật thể chiếu lên để lấy ví dụ. + Ở cột K: GV yêu cầu cả lớp quan sát nội dung và nhận xét về những kiến thức các em đã biết về bài “Hệ phương trình bậc nhất ba ẩn”. + Ở cột W: GV yêu cầu các nhóm còn lại trong lớp dựa vào hiểu biết của mình có thể giải đáp cho nhóm được nêu ví dụ. (GV không đưa ra những giải đáp mà HS muốn biết trong cột W) - GV nhận xét chung về phần làm việc các nhóm, sau đó dẫn dắt vào bài. - Nội dung cột L: Những điều em đã học được về bài “Hệ phương trình bậc nhất ba ẩn” sẽ được viết vào cuối bài học.  Dự kiến sản phẩm của HS K (Những điều đã biết) W (Những điều muốn biết) L (Những điều đã học được) - Cách lập hệ phương trình bậc nhất ba ẩn từ bài toán thực tiễn. - Cách giải hệ phương trình bậc nhất ba ẩn bằng phương pháp thế, - Cách giải hệ phương trình bậc nhất ba ẩn bằng phương pháp Gauss. - Cách giải hệ phương trình bậc nhất ba ẩn bằng phương pháp thế, cộng đại số, phương pháp Gauss và máy tính cầm tay.
  • 33. và máy tính cầm tay. - Cách giải bài toán thực tiễn bằng lập hệ phương trình bậc nhất ba ẩn. 2.4. Biện pháp 4: Khởi động bài học bằng phương pháp sử dụng tranh ảnh, video hoặc âm nhạc)  Vai trò Hình ảnh, video tư liệu, ca nhạc là những phương tiện trực quan, sống động có tác động trực tiếp đến giác quan của người học. Có ý nghĩa trong việc giúp HS nhớ lâu và hiểu sâu những kiến thức môn học. Tiến hành hoạt động khởi động bằng biện pháp này đòi hỏi cả GV và HS phải có kiến thức rộng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội: Điện ảnh, âm nhạc, thời sự…  Cách tiến hành - Bước 1: GV đưa ra câu hỏi định hướng - Bước 2: HS quan sát tranh ảnh, video hoặc âm nhạc liên quan đến bài học. - Bước 3: HS trả lời câu hỏi định hướng - Bước 4: GV nhận xét, kết nối kiến thức Toán của bài học mới có liên quan đến nội dung tranh ảnh, video tư liệu hoặc âm nhạc để dẫn dắt vào bài.  Sử dụng hình ảnh trong hoạt động khởi động Ví dụ: Bài 1, Chương V – Toán 10 (Cánh diều): Quy tắc cộng. Quy tắc nhân. Sơ đồ hình cây. Gia đình bạn Thảo dự định đi du lịch từ Lào Cai đến Hà Nội bằng một trong hai phương tiện: Xe khách hoặc tàu hoả. Sau đó, từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh bằng một trong ba phương tiện: Máy bay, tàu hoả, xe khách. Hỏi gia đình bạn Thảo có bao nhiêu cách lựa chọn phương tiện để đi từ Lào Cai đến Thành phố Hồ Chí Minh, qua Hà Nội?
  • 34. hình ảnh và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét câu trả lời của HS dẫn dắt vào bài mới.  Sử dụng video trong hoạt động khởi động Ví dụ: Bài 2, Chương V – Toán 10 (Cánh diều): Hoán vị. Chỉnh hợp. - GV chiếu video https://www.youtube.com/watch?v=cqURSHFHBFs về một trận bóng đá (phần đá luân lưu) cho HS quan sát và đưa ra câu hỏi: Trong vòng đấu loại trực tiếp của giải bóng đá, nếu sau khi kết thúc 90 phút thi đấu và hai hiệp phụ mà kết quả vẫn hoà thì loạt đá luân lưu 11m sẽ được thực hiện. Trước hết, mỗi đội cử ra 5 cầu thủ thực hiện loạt đá luân lưu. Trong Toán học, mỗi cách xếp thứ tự đá luân lưu của 5 cầu thủ được gọi là gì?
  • 35. đoạn video và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét câu trả lời của HS dẫn dắt vào bài mới.  Sử dụng âm nhạc trong hoạt động khởi động Ví dụ: Bài 1 – Toán 10 (Cánh diều): Luyện tập định lí côsin và định lí sin trong tam giác. Giáo viên đưa ra một đoạn nhạc trong bài hát “Cây lúa Hàm Rồng” và giới thiệu về cầu Hàm Rồng, đồi Quyết Thắng, từ đó đưa ra câu hỏi để HS giải quyết trong nội dung chính của bài học. Bài toán: Khi đi thăm khu di tích lịch sử Hàm Rồng một người di chuyển theo hướng từ chân núi Ngọc qua cầu Hàm Rồng. Tại điểm A ở đầu cầu phía chân núi Ngọc người đó nhìn lên đỉnh đồi Quyết Thắng với hướng nhìn tạo với hướng di chuyển của người đó một góc 270 . Khi đứng tại điểm B (đầu cầu bên kia) người đó nhìn lên đỉnh đồi Quyết Thắng một góc 1030 so với hướng ngược hướng di chuyển của người đó. Biết rằng chiều dài của cầu Hàm Rồng là 168 m. a. Hãy tìm khoảng cách từ điểm A đến đỉnh đồi Quyết Thắng (điểm C) b. Tính chiều cao của đỉnh đồi Quyết Thắng so với cầu Hàm Rồng
  • 36. 5: Khởi động bài học bằng sử dụng sơ đồ tư duy * Thời gian: 5 phút * Các bước thực hiện - Bước 1: Giáo viên viết ra chủ đề của bài học trước ra giữa bảng với những từ thích hợp - Bước 2: Chia lớp làm hai nhóm. Yêu cầu các nhóm lên bảng viết ra các kiến thức liên quan vào nhánh nhỏ. Nhóm nào hoàn thành xong theo yêu cầu của giáo viên trước sẽ thắng cuộc, mỗi học sinh chỉ viết một công thức liên quan. - Bước 3: GV gọi học sinh dưới lớp nhận xét chéo giữa hai nhóm. Cuối cùng GV nhận xét và chốt lại điểm số cho hai nhóm học sinh. Ví dụ: Bài 1, Chương IV – Toán 10 (Cánh diều): Hệ thức lượng trong tam giác. GV chia lớp thành 2 nhóm là 2 dãy: Nhóm 1: Hoàn thành các công thức định lý côsin và định lý sin trong tam giác. Nhóm 2: Hoàn thành công thức tính diện tích trong tam giác.
  • 37. nhóm hoàn thành, giáo viên gọi học sinh nhận xét chéo, chốt kiến thức và cho điểm. * Ưu điểm và hạn chế - Ưu điểm: + Kích thích được hứng thú học tập và sự tự tin của HS. Rèn luyện cho HS năng lực tư duy. + GV có thể đánh giá được HS một cách toàn diện hơn. - Hạn chế: + Khó kiểm soát được thời gian. + Chỉ áp dụng được với đối tượng học sinh chủ động trong việc học. + Có thể gây ồn ào trong quá trình hoạt động. 2.6. Biện pháp 6: Tổ chức hoạt động khởi động bằng phương pháp liên môn Trong giảng dạy bộ môn Toán, người giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành kiến thức. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào những kiến thức trong sách giáo
  • 38. có thể tạo được sự hứng thú, thu hút các em đi sâu tìm hiểu, khám phá, tư duy. Để nội dung mang tính thực tiễn khách quan hơn giúp cho bài học trở nên sinh động, thu hút với các em, không gây nhàm chán mà tạo động lực để các em sáng tạo, tự tư duy theo cách suy nghĩ của bản thân. Những kiến thức được các em vận dụng ngay vào giải quyết những vấn đề thực tiễn, ít học vẹt, GV tổ chức khởi động bằng những ví dụ thực tiễn liên môn Toán với Vật lí, Sinh học, Hoá học,… Ví dụ: Bài 4, Chương IV – Toán 10 (Cánh diều): Tổng và hiệu của hai vectơ. - GV chuẩn bị một chiếc ghế nặng và hai dây thừng buộc vào chân ghế, sau đó gọi hai HS lên bảng, mỗi HS kéo một dây, chú ý kéo thẳng, HS đi theo hướng ra cửa lớp và yêu cầu HS dưới lớp quan sát hướng di chuyển của chiếc ghế. - Từ ví dụ này GV cho HS quan sát hình ảnh trên máy chiếu và đưa ra câu hỏi đặt vấn đề. Câu 1: Quan sát hình ảnh hai người cùng kéo một chiếc thuyềntheo hai hướng khác nhau (Hình 48). Tuy nhiên, chiếc thuyền lại không di chuyển cùng hướng với một trong hai người đó mà di chuyển theo một hướng khác. Tại sao chiếc thuyền lại di chuyển như vậy? Câu 2: Làm thế nào để xác định được hướng di chuyển của chiếc thuyền? - HS quan sát, liên tưởng tới một vật chịu tác động của hai lực trong môn Vật lí. - HS tìm câu trả lời, tuy nhiên sẽ khó để giải quyết câu 2.
  • 39. Kích thích sự tò mò của HS. + Làm thế nào để tìm được hướng di chuyển của chiếc thuyền? - GV nhận xét câu trả lời của HS và dẫn dắt vào bài mới. CHƯƠNG 3 : KIỂM CHỨNG CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI CỦA SÁNG KIẾN 1. Mô tả cách thức nghiên cứu - Mục đích thực nghiệm Tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Thuận Thành số 1 để kiểm chứng tính khả thi và tính hiệu quả của một số biện pháp sư phạm trong hoạt động khởi động môn Toán. - Đối tượng Căn cứ nội dung biện pháp thực nghiệm và căn cứ vào tình hình thực tiễn ở trường THPT, tôi đã chọn hai lớp mình giảng dạy là 10A2, 10A14 trường THPT Thuận Thành số 1 (một lớp đối chứng và một lớp thực nghiệm). Hai lớp tương đương với nhau về sĩ số và kết quả học tập. - Nội dung và phương pháp thực nghiệm Tại lớp thực nghiệm 10A2, tôi tiến hành tổ chức đa dạng các biện pháp trong hoạt động khởi động nhằm phát huy năng lực người học ở một số bài trong chương trình Toán 10. Tại lớp đối chứng 10A14, tôi tiến hành các hoạt động khởi động không sử dụng các phương pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập của HS: Ví dụ là một vài câu dẫn để vào bài học mới trong hoạt động khởi động. 2. Kết quả đạt được Để kiểm tra tính khả thi của biện pháp, tôi đã tiến hành lấy phiếu điều tra về hứng thú và kết quả học tập của học sinh khi thực hiện đa dạng hóa các biện pháp tổ chức
  • 40. động theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Kết quả khảo sát như sau: Bảng 2: Bảng khảo sát mức độ hứng thú với hoạt động khởi động trong giờ học Toán tại lớp thực nghiệm 10A2 Mức độ hứng thú Số HS Tỉ lệ (%) Rất thích 30 65,2 Thích 11 23,9 Bình thường 5 10,9 Không thích 0 0 Bảng 3: Bảng khảo sát mức độ hứng thú với hoạt động khởi động trong giờ học Toán tại lớp đối chứng 10A14 Mức độ hứng thú Số HS Tỉ lệ ( %) Rất thích 3 6,6 Thích 10 22,2 Bình thường 26 57,8 Không thích 6 13,4
  • 41. trên cho thấy, tại lớp thực nghiệm đa số HS đều rất thích những giờ học tổ chức hoạt động khởi động tích cực, rất ít HS nào không thích những giờ học này. Đây là kết quả bước đầu có ý nghĩa quan trọng, nó đã khẳng định sự cuốn hút, hứng thú của việc sử dụng đa dạng các biện pháp vào dạy học Toán học. Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng biện pháp này một cách có hiệu quả và nhận được sự hưởng ứng từ HS. Qua phân tích và thực nghiệm cho thấy việc đa dạng hóa để nâng cao chất lượng hoạt động khởi động trong chuyên đề này góp phần nhất định vào việc nâng cao chất lượng dạy – học và tạo hứng thú học tập cho học sinh.Với những giải pháp đưa ra hoàn toàn có thể ứng dụng rộng rãi trong nhiều giờ học và với nhiều đối tượng HS khác nhau. PHẦN 3. KẾT LUẬN 1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của sáng kiến - Hệ thống các biện pháp sử dụng trong hoạt động khởi động. 2. Hiệu quả của sáng kiến nếu được triển khai Qua phân tích và thực nghiệm cho thấy việc sử dụng một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học môn Toán lớp 10 góp phần nhất định vào việc nâng cao chất lượng dạy – học và tạo hứng thú học tập cho học sinh.Với những biện pháp đưa ra phù hợp với đặc trưng bộ môn , hoàn toàn có thể ứng dụng rộng rãi trong nhiều giờ học và với nhiều đối tượng học sinh khác nhau tại các trường THPT. 3. Kiến nghị với các cấp quản lý 3.1. Đối với tổ/nhóm chuyên môn Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn cần tăng cường hơn nữa việc cập nhật, chia sẻ những phương pháp hay, mới tới giáo viên. 3.2. Đối với Lãnh đạo nhà trường
  • 42. chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, có thước đo đánh giá cụ thể để khuyến khích giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo của GV trong việc lựa chọn các phương pháp giảng dạy thích hợp. - Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, hỗ trợ về kinh phí cho giáo viên thể nghiệm những phương pháp mới. 3.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo - Tổ chức tập huấn cho giáo viên những buổi chuyên đề trao đổi phương pháp cùng nhau tìm kiếm những giải pháp hiệu quả cho chất lượng môn Toán. - Xây dựng diễn đàn để GV Toán cùng nhau nghiên cứu khoa học, trao đổi và ứng dụng những phương pháp giảng dạy mới vào thực tiễn.
  • 43. LỤC Một số hình ảnh tổ chức hoạt động khởi động tại trường THPT Thuận Thành số 1. Hoạt động khởi động Bài 5, Chương IV – Toán 10 (Cánh diều): Tích của một số và một vectơ. Hoạt động khởi động Bài 2, Chương III – Toán 10 (Cánh diều): Hàm số bậc hai. Đồ thị hàm số bậc hai và ứng dụng.
  • 44. động Bài 4, Chương IV – Toán 10 (Cánh diều): Tổng và hiệu của hai vectơ.
  • 45. KHẢO [1]. Sách giáo khoa Toán 10 bộ Cánh Diều, NXB Đại học Sư Phạm. [2]. Sách giáo khoa Toán 10 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB Giáo dục Việt Nam. [3]. Sách giáo viên Toán 10 bộ Cánh Diều, NXB Đại học Sư Phạm. [4]. Dạy và học tích cực. Một số kĩ thuật và phương pháp dạy học, NXB Đại học Sư phạm. [5]. Dạy và học tích cực. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, Nguyễn Lăng Bình – Đỗ Hương Trà (2017). [6]. Các trang web, báo chí, …