Giáo dục chính trị lối sống thể chất và thể thao trường học cho học sinh

Giáo dục chính trị lối sống thể chất và thể thao trường học cho học sinh

Thực hiện Công văn số 448/PGD&ĐT ngày 13/9/2021 của Phòng GD&ĐT Lạng Giang về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị, công tác học sinh, sinh viên,  giáo dục thể chất, hoạt động thể thao và y tế trường học năm học 2021-2022;

 Trường THCS Tân Dĩnh báo cáo tổng kết công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác HSSV giáo dục thể chất, thể thao và y tế trường học năm học 2021-2022  cụ thể như sau:

A. Công tác chỉ đạo thực hiện

Xây dựng kế hoạch của đơn vị về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác HSSV... năm học 2021-2022

Tiếp tục tổ chức thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo chuyên đề năm 2020 về “Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Ban hành Quy tắc ứng xử Văn hóa giai đoạn 2020-2025 của đơn vị.

          Xây dựng Kế hoạch giáo dục kỹ năng sống năm học 2021-2022 , phù hợp với học sinh theo quy định tại Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT.

         B. Kết quả thực hiện

I. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng

  1. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự, hoàn thiện quy định về chức năng, nhiệm vụ để nâng cao năng lực tham mưu, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ GDCT, CTHS, GDCT YTTH năm học 2021-2022 tại  đơn vị.
  2.  Tổ chức thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 05/CT-TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tuyên truyền, hướng dẫn cán bộ, nhà giáo và HSSV tích cực tham gia Cuộc thi trực tuyến “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2019 (trang web Cuộc thi http://hocvalamtheobac.vn); sử dụng thiết thực bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lôi sông” dành cho học sinh phổ thông trong các hoạt động dạy, học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Giới thiệu rộng rãi trang thông tin về Chủ tịch Hồ Chí Minh (http://www.hochiminh.vn) tới nhà giáo, người học để nghiên cứu, tham khảo học tập và làm theo Bác.
  3. Xây dựng Kế hoạch và tổ chức thực hiện Đề án “Tăng cường quản lý, giáo dục chính trị tư tưởng đối với HS trên môi trường mạng đến năm 2025”. Hướng dẫn HS sử dụng mạng an toàn, hiệu quả. Tổ chức tuyên truyền, thông tin đúng, đầy đủ đến HS về Luật An ninh mạng được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 12/6/2018, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
  4. Tăng cường công tác nắm bắt tình hỉnh chính trị, tư tưởng trong HS. Tổ chức hiệu quả hoạt động đối thoại giữa lãnh đạo nhà trường, cán bộ, nhà giáo với HS để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và xử lý kịp thời những vấn đề khó khăn, bức xúc trong HS. Chủ động phát hiện và phối hợp với Công an, chính quyền địa phương xử lý các vấn đề phức tạp về chính trị, tư tưởng liên quan đến HS. Không để HS bị dụ dỗ, lôi kéo tham gia các hội, nhóm, tổ chức tôn giáo.
  5. Tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ phụ trách công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức, lối sống và công tác HS, giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên phụ trách công tác Đoàn, Đội, giáo viên tư vấn tâm lý, ... tham gia các đợt tập huân của Bộ GD&ĐT, Trung ương Đoàn, Sở GD&ĐT, Tỉnh Đoàn, địa phương tổ chức.
  6. Đấy mạnh công tác truyền thông, tuyên dương, vinh danh các tấm gương, hành động tiêu biêu trong học tập và rèn luyện của HS. Kịp thời tiếp nhận, cập nhật, khai thác thông tin trên cổng Thông tin điện tử của Bộ GD&ĐT (http://www.moet.gov.vn), tài khoản Facebook của Vụ GDCT&CTHSSV viên (https://www.faceb00k.c0m/gia0ducct.vu.9.), trang Fanpages “Học sinh, Sinh viên Việt Nam(https://www.facebook.com/cthssvvn/).
  1. Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống
  1. Triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho HS.
  •  Xây dựng và nhân rộng mô hình tốt, điển hình tiêu biểu về giáo dục đạo đức, lối sống cho HS. Tăng cường các điều kiện đảm bảo thực hiện tôt công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho HS (nhân lực, cơ sở vật chât, tài liệu thực hành...).
  • Hướng dẫn HS tham gia chuyên mục “Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa” trên Hệ Tri thức Việt số hóa tại địa chỉ https://itrithuc.vn/; khuyến khích cán bộ, nhà giáo, HS xây dựng các bài giảng, video clip, hình ảnh, bài viết về giáo dục đạo đức, lối sống phù hợp với từng cấp học, trình độ đào tạo.
  • Tích cực triển khai hiệu quả Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngàỵ 28/12/2017 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn công tác tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông; tăng cường thực hành tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông.
  • Chú trọng công tác xây dựng kỷ cương, nền nếp, dân chủ trong trường học và tạo môi trường để HS rèn luyện, phấn đấu. Duy trì việc hát Quốc ca trong các Lễ chào cờ. Phân công HS trực tiếp, thường xuyên tham gia trực nhật lớp, lao động, làm đẹp cảnh quan khuôn viên nhà trường.
  1. Xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học”
  • Tổ chức và thực hiện có hiệu quâ Bộ Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục theo Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019; xây dựng văn hóa trường học gắn với uy tín và thương hiệu của nhà trường. Mỗi nhà trường cần xây dựng các hệ giá trị văn hóa, đạo đức cốt lõi là chuẩn mực để nhà giáo, cán bộ quản lý, HS lấy đó làm mục tiêu phấn đấu.

-Triển khai thực hiện hiệu quả Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT ngày 18/10/2017 quy định tổ chức hoạt động văn hóa của HS trong các cơ sở giáo dục của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ trong các trường học; khuyến khích HS tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật, văn hóa quần chúng; chú trọng nâng cao hiệu quả tổ chức các hội thi, liên hoan văn nghệ cho HS góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và định hướng thị hiếu âm nhạc giúp HS hướng tới các giá trị Chân-Thiện-Mỹ.

  • Đấy mạnh văn hóa đọc trong trường học, tăng cường tổ chức các phòng đọc, tủ sách phụ huynh, tủ sách lớp học,... để định hướng, tạo điều kiện cho HS đọc sách, say mê, yêu quí sách.

Nhà trường đẩy mạnh việc thành lập các câu lạc bộ sở thích, tài năng, tổ chức các diễn đàn, tọa đàm và khuyến khích HS tham gia nhằm phát triển năng lực, phẩm chất, kỹ năng sống.

     3.Phối hợp với tổ chức Đoàn - Hội - Đội rà soát, quản lý chặt chẽ về nội dung, hình thức các trò chơi, hoạt động ngoại khóa của HS. Nghiêm cấm tổ chức cho học sinh tham gia các trò chơi (trên môi trường mạng hoặc tương tác trực tiêp) có nội dung, hình thức bạo lực, phản cảm, không phù hợp với văn hóa dân tộc, chuẩn mực đạo đức xã hội.

   4.Tăng cường công tác tổ chức và quản lí các hoạt động giáo dục kĩ năng sống, cho HS theo Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ GDĐT về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.

  • Tham mưu, xây dựng kế hoạch chỉ đạo công tác giáo dục kỹ năng sống trong các cấp học trên địa bàn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS. Các cơ sở giáo dục, đào tạo nghiên cứu lựa chọn, đưa vào sử dụng các tài liệu giáo dục kỹ năng sống phù hợp cho HS theo qui định tại Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT.

  5.Tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục HS (theo Chỉ thị số 71/2008/CT-BGDDT ngày 23/12/2008 của Bộ GD&ĐT, Quy chế phôi hợp nhà trường-gia đình-xã hội trong giáo dục HS trên địa bàn tỉnh Băc Giang kèm theo Quyết định số 420/QĐ-ƯBND ngày 16/9/2015 của UBND tỉnh).

  1. Thực hiện có hiệu quả các nội dung xây dựng Trường học thân thiện - Học sinh tích cực thiết thực, chất lượng, hiệu quả trong các nhà trường. Tổ chức các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường, triển khai bộ tài liệu về giáo dục bảo tồn động vật hoang dã đe dọa bị tuyệt chửng cho học sinh tiểu học. Đẩy mạnh việc chăm sóc, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ, chăm sóc người có công (theo Chương trình 652/CTr-BGDĐT- BLĐTBXH ngày 25/07/2012 của Bộ GD&ĐT và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội).
  2. Triển khai Đề án “Thông tin, truyền thông về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai. trong trường học giai đoạn 2013-2020” theo Quyết định số 329/QĐ-BGDĐTngày 25/01/2014 của Bộ GD&ĐT.
  3. Xây dựng và phát triển môi trường học và sử dụng tiếng Anh trong trường học và trình độ đào tạo.
  1. Triển khai thực hiện tốt Kế hoạch số 05/KH-ƯBND ngày 30/01/2019 của UBND huyện Lạng Giang về việc thực hiện Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Chỉ thị số 933/CT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về tăng cường các giải pháp phòng chống bạo lực học đường; Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BGDDT-BVHTTDL-BLDTBXH-BCA ngày 05/05/2016 về việc hướng dẫn thực hiện giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
  2. Tăng cường công tác quản lý HS tổng hợp tình hình và báo cáo Phòng GD&ĐT theo quy định. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống ma túy, phòng, chông HIV/AIDS trong trường học; phòng ngừa tội phạm và phòng, chông vi phạm pháp luật trong HS đến năm 2025” gắn vói việc thực hiện các nhiệm vụ:

- Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong nhà trường (Quyết định số 46/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/8/2007 của Bộ GD&ĐT). Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và công an trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự trường học theo quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT/BCA-BGDĐT ngày 28/8/2015 và các văn bản liên tịch có liên quan.

  • Thực hiện tốt Quy định về công tác phòng chống tệ nạn ma tuý trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (Thông tư số 31/2009/TT-BGDĐT ngày 23/10/2009 của Bộ GD&ĐT).
  • Tăng cường các hoạt động tuyên truyền phòng, chống tội phạm, tệ nạn ma tuý, mại dâm, đặc biệt là thời gian đầu năm học, sau kỳ nghỉ Tết và các hoạt động cao điểm hưởng ứng Ngày toàn dân phòng chống ma tuý (26/6/2021).
  1. Triển khai có hiệu quả các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa trong nhà trường. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật vê trật tự toàn giao thông trong trường học; đảm bảo an toàn giao thông cho HS trong và khu vực công trường học, an toàn giao thông trên các xe đưa đón HS tới trường. Triển khai bộ tài liệu giáo dục ”Văn hóa giao thông” cho học sinh trung học cơ sở.
  2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, thực hành và trải nghiệm đổi mới sáng tạo nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho HS; tận dụng nguồn lực của địa phương và các doanh nghiệp trên địa bàn tạo môi trường hỗ trợ học sinh khởi nghiệp thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo dựa trên nền tảng tư duy tài chính (Finance thinking) và tư duy thiết kế (Designthinking).
  3. Tổ chức thực hiện Thông tư số 33/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn công tác xã hội trong trường học. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách của Nhà nước liên quan đến HS.
  4. Tiếp tục thực hiện việc tổ chức mặc đồng phục, lễ phục của HS theo Chỉ thị số 1537/CT-BGDĐT ngày 05/5/2014, Thông tư số 26/2009/TT-BGDĐT ngày 30/9/2009 và các văn bản chỉ đạo của Phòng và sở GD&ĐT.
  1. Công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao
  1. Công tác giáo dục thể chất

- Tổ chức, thực hiện chương trình môn học giáo dục thể (GDTC) chất đảm bảo thời lượng, phù hợp về nội dung, hình thức. Đổi mới phương pháp GDTC theo hướng phát triển năng lực HS, tạo sự hứng thú, yêu thích cho HS đối với GDTC. Thực hiện nghiêm việc kiểm tra, đánh giá thể lực HS theo Quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày18/9/2008.

  • Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên đảm bảo thực hiện chương trình GDTC thuộc chương trinh giáo dục phổ thông mới.
  • Triển khai hiệu quả khung phân phối chương trình cấp trung học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất HS; sử dụng những bộ tài liệu về giáo dục thể chất dành cho học sinh phổ thông đã được Bộ GD&ĐT thẩm định, để bổ sung kiến thức nâng cao chất lượng GDTC và thể thao trường học.
  • Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án “Tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2017-2020, định hướng đền 2025”.
  • Trên cơ sở nội dung đã được tập huấn về hướng dẫn triển khai dạy võ cổ truyền,  nhà trường vận dụng linh hoạt để đưa nội dung dạy võ cổ truyền vào giảng dạy ở các tiết thể thao tự chọn trong môn GDTC cấp THCS. Giáo viên chủ động biên soạn chương trình đảm bảo đúng thời gian quy định, phù hợp với đặc điểm học sinh, phấn đấu 1/2 học sinh của nhà trường được học Võ cổ truyền ngay trong giờ học GDTC (phần thể thao tự chọn).
  1. Hoạt động thể thao trườnghọc
  • Đẩy mạnh phong trào tập luyện thể thao trong nhà trường, tạo điều kiện cho HS, cán bộ nhà giáo được thường xuyên tham gia tập luyện, thi đấu nhằm duy trì, nâng cao sức khỏe, thể lực phục vụ tốt cho hoạt động giảng dạy.
  • Đẩy mạnh việc thành lập các câu lạc bộ thể thao trong nhà trường. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả bài thể dục buổi sáng và bài thể dục giữa giờ đảm bảo 100% học sinh tham gia vào tất cả các buổi trong tuần (có thể xen kẽ bài võ cổ truyền, các bài dân vũ phù hợp đặc điểm học sinh vào các buổi tạo thêm sự vui vẻ, hứng thú và sức khỏe cho học sinh):

+ Tập thể dục giữa giờ thường xuyên hàng ngày vào giờ ra chơi sau tiết học thứ 2 của mỗi buổi học.

+ Tận dụng tối đa các điều kiện hiện có của nhà trường để tổ chức thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ cho học sinh trong toàn trường tham gia.

+ Các bài tập được sử dụng để tổ chức tập cho học sinh: Bài tập thể dục buổi sáng (Vươn cao Phù Đổng...), thể dục giữa giờ (Năng động Việt Nam...) hoặc do nhà trường chủ động biên soạn sao cho phù hợp với đặc điểm học sinh của nhà trường; bài võ cổ truyền “Căn bản công pháp” cấp THCS 36 động tác theo nội dung đã được Sở GD&ĐT tập huấn; các bài nhảy dân vũ kết hợp trên nền nhạc tạo không khí vui tươi, hứng thú, thu hút học sinh tích cực tham gia.

-Vận dụng linh hoạt tổ chức dạy võ cổ truyền phù hợp với đối tượng học sinh,triển khai luyện tập dưới nhiều hình thức như: Câu lạc bộ, đan xen các buổi thể dục giữa giờ... biểu diễn trong các hoạt động tập thể của nhà trường.

  • Tăng cường công tác xã hội hóa, tạo điều kiện, thu hút sự tham gia của các tổ chức xã hội nhằm phát triển phong trào thể thao trường học. Bố trí kinh phí, tổ chức và tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, HKPĐ năm học 2020-2021.
  1. Công tác phòng, chổng tai nạn đuối nước
  • Đẩy manh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh về cách nhận biết nguy cơ đuối nước; hình thành ý thức, thói quen nếu không biết bơi tuyệt đối không được xuống nước khi không có sự giám sát, đồng ý của người lớn; học sinh biết bơi phải biết bơi ở những nơi an toàn; hướng dân các em kỹ năng cứu đuối an toàn, phòng ngừa các vụ đuối nước tập thể đáng tiếc xảy ra;
  • Giao nhiệm vụ cho giáo viên, hàng ngày dành thời gian quán triệt, nhắc nhở khuyến cáo các em trên đường từ nhà đến trường, từ trường vê nhà và thời gian nghỉ hè tuyệt đối không được chơi, đùa nghịch gần ao, hồ, sông suối, kênh, rạch, hố công trình, nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước, tự ý hoặc rủ nhau tắm, đi bơi khi không có người lớn đi cùng;
  • Thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục ý thức, kiến thức, kỹ năng an toàn phòng, chống tai nạn đuối nước trong các hoạt động giáo dục của nhà trường, trong các giờ học thể dục; tổ chức các buổi sinh hoạt tuyên truyền về tác hại, ảnh hưởng của đuối nước, giải pháp phòng, ngừa;
  • Tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình, chính quyền địa phương triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn cho HS trước, trong và sau các dịp nghỉ lễ, nghỉ hè; chủ động các phương án ứng phó trước hiện tượng thời tiết bất thường, thiên tai bão, lũ, lụt..nhằm đảm bảo an toàn cho HS;

V. Công tác Y tế trườnghọc

  1. Thực hiện hiệu quả công tác y tế trường học. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ sở giáo dục trong công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe HS, đảm bảo các điều kiện vệ sinh trường học. Tăng cường các hoạt động thể lực HS để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hen phế quản và phòng, chống các bệnh không lây nhiễm trong trường học.
  2. Phối  hợp với Y tể tại địa phương tổ chức các hoạt động phòng, chống dịch Covid 19, các dịch, bệnh trong trường học (Các dịch, bệnh theo mùa và các dịch, bệnh mới xuất hiện). Tham gia các hội nghị, hội thảo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ y tế trường học. Chú trọng giáo dục dân số, giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS cho HS.

         3.Thực hiện các quy định về an toàn trường học:

                   - Thực hiện các quy định về công tác an toàn trường học, đảm bảo môi trường trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn, không trồng các loại cây có độc tố trong khu vực nhà trường; Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, đảm bảo quyền trẻ em, tạo cơ hội học tập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật, học sinh nghèo; công tác phòng, chống xâm hại trẻ em.

  1. Phối họp chặt chẽ với cơ quan Bảo hiểm xã hội tiếp tục đẩy mạnh hướng dẫn, tuyên truyền cho cha mẹ HS và vận động HS tham gia BHYT bắt buộc. Duy trì tỷ lệ 100% HS tham gia BHYT năm học 2021-2022.
  2. Xây dựng mô hình “Trường học xanh-sạch-đẹp- an toàn”. Tiếp tục triển khai có hiệu qủa công tác nước sạch và vệ sinh môi trường; chú trọng công tác giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường; các công trình vệ sinh đảm bảo sạch, hợp vệ sinh theo quy định; tổ chức tuyên tuyền, giáo dục ý thức, hành vi vệ sinh, cách xử dụng và bảo quản các công trình cấp nước và công trình vệ sinh; tổ chức cho HS trực tiếp tham gia lao động, vệ sinh trường, lớp học, công trình vệ sinh; khắc phục, giải quyết triệt để tình trạng mất vệ sinh, thiếu nước, hư hỏng, khóa cửa nhà vệ sinh tại các công trình cấp nước và vệ sinh trường học; xây dựng hướng dẫn, nội quy bảo quản, sử dụng nhà vệ sinh để đảm bảo các công trình vệ sinh luôn sạch sẽ.
  3. Tổ chức các hoạt động giáo đục ngoài giờ lên lóp, tư vấn và truyền thông về giáo dục sức khỏe, chăm sóc sức khỏe tâm thần cho HS, hạn chế sử dụng đồ nhựa trong trường học thông qua các hình thức, mô hình phù họp. Phối hợp tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày BHYT Việt Nam (01/7); Ngày nước thế giới (22/3); Tuần lễ quôc gia nước sạch, vệ sinh môi trường; Ngày toàn dân hiển máu nhân đạo (07/4); Ngày thế giới không thuốc lá (31/5); Ngày môi trường thế giới (05/6); Ngày vệ sinh yêu nước (02/7); Tháng hành động vì trẻ em (từ 01-30/6); Tuần lễ tiêm chủng (09- 15/5); Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (15/4-15/5) và các sự kiện khác liên quan đến công tác truyền thông chăm sóc sức khỏe HS.

         7. Phòng, chống tai nạn thương tích học sinh:

         - Đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích. Tăng cường giáo dục học sinh kỹ năng phòng, tránh các loại tai nạn thương tích trong nhà trường và ngoài cộng đồng; nhắc nhở học sinh không chơi các trò chơi nguy hiểm.

           - Thực hiện hiệu quả công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ trong nhà trường; thống kê, kiểm soát, bảo quản, thu gom và xử lý các hóa chất, chất thải độc hại nguy hiểm trong nhà trường; rà soát thiết bị phục vụ dạy học, thiết bị phục vụ các hoạt động vui chơi của học sinh; kịp thời sửa chữa, thay thế, khắc phục thiết bị đã quá cũ, quá hạn, có nguy cơ xảy ra tai nạn, nhằm đảm bảo an toàn đối với học sinh.

                   VI. Công tác truyền thông về nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh, giáo dục thể chất, hoạt động thể thao và y tế trường học

         - Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục về vị trí, vai trò của nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng, công tác học sinh, giáo dục thể chất , hoạt động thể thao và y tế trường học trong quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

         - Chủ động thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách mới về GD&ĐT và chủ động xử lý các vấn đề truyền thông về nhiệm vụ GDTC, CTHS, GDTC và YTTH, qua đó góp phần định hướng dư luận, tạo niềm tin, xây dựng hình ảnh đẹp về giáo dục trong đời sống xã hội.

         - Tăng cường truyền thông nội bộ, truyền thông người tốt, việc tốt, tạo sức lan tỏa, sự đồng thuận trong toàn xã hội.

VII. Tham gia các cuộc thi và hoạt động chính trong năm học 2021-2022

  • Tham gia tốt cuộc thi trực tuyến “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2021”;

         - Tham gia Hội khỏe Phù Đổng HKPĐ cấp huyện năm 2022.

  1. Một sổ hoạt động phối hợp

         Tăng cường công tác phối hợp với Công an, UBND xã Tân Dĩnh và ban ngành đoàn thể của địa phương trong công tác quản lý học sinh; đẩy mạnh giáo dục an toàn giao thông, đảm bảo an ninh trật tự trường học, phòng chống bạo lực học đường, tệ nạn xã hội; chú trọng công tác giáo dục văn hóa, tư tưởng; giáo dục thể chất và chăm sóc sức khỏe. Tăng cường công tác tư vấn học đường nhằm tư vấn cho học sinh, phụ huynh các vấn đề về tâm lý lứa tuổi.

C. Phương hướng tới        

     1.Kiện toàn Ban công tác giáo dục chính trị tư tưởng hàng năm; phân công phân nhiệm rõ ràng, cụ thể cho từng thành viên.

        2.Ban công tác giáo dục chính trị tư tưởng triển khai đầy đủ nội dung kế hoạch đến các tổ, bộ phận, cá nhân trong nhà trường.

3. Tiếp tục thực hiện kế hoạch Giáo dục Chính trị và công tác học sinh, sinh viên... năm học 2022 - 2023.

4. Thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống Covid-19 theo chỉ đạo để đảm bảo an toàn sức khỏe cho đội ngũ cán bộ, viên chức và học sinh.

      5. Báo cáo sơ kết, tổng kết thực hiện công tác giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên ... năm học 2022 - 2023  về Phòng Giáo dục và Đào tạo đúng thời gian qui định.

Trên đây là sơ kết công tác giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên... năm học 2021-2022 của trường THCS Tân Dĩnh  ./.