Giáo trình tâm lý học đại cương nguyên vấn long

Giáo trình tâm lý học đại cương nguyên vấn long
37
Giáo trình tâm lý học đại cương nguyên vấn long
10 MB
Giáo trình tâm lý học đại cương nguyên vấn long
0
Giáo trình tâm lý học đại cương nguyên vấn long
6

Giáo trình tâm lý học đại cương nguyên vấn long

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 37 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

Giáo trình tâm lý học đại cương nguyên vấn long
pdf

11 1 63

Giáo trình tâm lý học đại cương nguyên vấn long
ppt

52 0 33

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ BỘ MÔN TÂM LÝ GIÁO DỤC Giảng viên: Nguyễn Xuân Long Thời gian : 45 tiết TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tâm lý học đại cương. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên). NXB ĐH Sư phạm Hà Nội, 2006. 2. Bài tập thực hành tâm lý học. Trần Trọng Thuỷ (chủ biên). NXB ĐHQG Hà Nội, 2002. 3. Bộ câu hỏi ôn tập và đánh giá kết quả học tập môn Tâm lý học đại cương. Phan Trọng Ngọ (chủ biên). NXB ĐH Sư phạm Hà Nội, 2005. 4. Tâm lý học đại cương Chương I. Tâm lý học là một khoa học 2 Nguyễn Xuân Long- ĐHNN- ĐHQGHN Phần I. Những vấn đề chung của tâm lý học Phần II. Nhận thức và sự học Phần III. Nhân cách và sự hình thành nhân cách Phần IV. Sự sai lệch hành vi cá nhân và hành vi xã hội Chương I. Tâm lý học là một khoa học 3 Nguyễn Xuân Long- ĐHNN- ĐHQGHN PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC Chương 1 Tâm lý học là một khoa học Chương 2 Cơ sở tự nhiên Chương 3 Sự hình thành và cơ sở xã hội của tâm lý người và phát triển tâm lý, ý thức Chương I. Tâm lý học là một khoa học 4 Nguyễn Xuân Long- ĐHNN- ĐHQGHN CHƯƠNG I. TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC I. Khái quát về khoa học tâm lý 1. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển TLH 1.1. Những tư tưởng TLH thời cổ đại Hê-ra-clit (530- 470 TCN) • Đặt “tâm hồn” vào sự vận động chung của cơ thể và vũ trụ. • Thế giới hiện thực có quy luật của nó, cơ thể có quy luật của cơ thể và tâm hồn. Chương I. Tâm lý học là một khoa học 5 Nguyễn Xuân Long- ĐHNN- ĐHQGHN Đê-mô-crit (460- 370 TCN) • Ông coi tâm hồn cũng như 1 dạng vật thể mang tính chất cơ thể, do các “nguyên tử lửa” tạo thành. • “Tâm hồn” cũng phải tuân theo quy luật tán xạ của vật lý.  Đại diện chủ nghĩa duy vật thời kì đó. Chương I. Tâm lý học là một khoa học 6 Nguyễn Xuân Long- ĐHNN- ĐHQGHN Xô-crat (469- 399 TCN) • Tuyên bố câu châm ngôn nổi tiếng: “Hãy tự biết mình…” • Định hướng to lớn cho TLH: Con người có thể và cần phải tự hiểu biết mình, tự nhận thức, tự ý thức về cái ta. Chương I. Tâm lý học là một khoa học 7 Nguyễn Xuân Long- ĐHNN- ĐHQGHN Platon (428- 348 TCN) • Ông cho rằng tư tưởng, tâm lý là cái có trước, thế giới thực tiễn là cái có sau. • Tâm hồn là động lực của cơ thể, nó quyết định sự hoạt động của cơ thể. Chương I. Tâm lý học là một khoa học 8 Nguyễn Xuân Long- ĐHNN- ĐHQGHN A-rit-tốt (384- 322 TCN) • Ông là người đầu tiên bàn về tâm hồn. Ông là một trong những người đầu tiên khẳng định vị trí và tầm quan trọng của việc nghiên cứu tâm lý. • A-rit-tốt cho rằng tâm hồn gắn liền với thể xác, tâm hồn gồm 3 loại: – Tâm hồn thực vật – Tâm hồn động vật – Tâm hồn trí tuệ Chương I. Tâm lý học là một khoa học 9 Nguyễn Xuân Long- ĐHNN- ĐHQGHN Đối lập với quan điểm duy tâm thời cổ đại về “tâm hồn” là quan điểm của các nhà triết học duy vật như: Ac-si-mét (TK V TCN) Ta-lét (TK VII- VI TCN) Chương I. Tâm lý học là một khoa học Heracrit (TK VI- V TCN) 10 Nguyễn Xuân Long- ĐHNN- ĐHQGHN

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNGGIÁO TRÌNHTÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNGThS. Lê Thị Hân - TS. Huỳnh Văn Sơn (Chủ biên)TS. Trần Thị Thu Mai - ThS. Nguyễn Thị Uyên ThyLỜI NÓI ĐẦULà một khoa học non trẻ ra đời mới hơn một thế kỷ qua. Tâm lý học ngàynay đã phát triển với những bước tiến mạnh mẽ bởi sự cần thiết và tính ứngdụng của nó trong mọi lĩnh vực của cuộc sống con người. Hiệu quả đặc biệt củaTâm lý học không chỉ đối với việc phát triển cá nhân, giải quyết những vấn đềcủa con người - xã hội mà còn góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả trong cáchoạt động đa dạng và phong phú của con người.Tâm lý học đại cương được xem là môn học cung cấp những kiến thức cơbản, khái quát về tâm lý con người. Từ việc tìm hiểu bản chất của tâm lý ngườiđến việc tiếp cận tâm lý con người dựa trên những mặt cơ bản như: nhận thức tình cảm - hành động đến việc tìm hiểu đời sống tâm lý con người với nhữnghiện tượng tâm lý có ý thức đến những bí ẩn trong đời sống vô thức. Khôngnhững thế, việc tiếp cận con người trên bình diện nhân cách cũng đem đếnnhững cách nhìn nhận, đánh giá và phát triển con người một cách sâu sắc vàtoàn diện. Việc nghiên cứu khoa học tâm lý sẽ thật bài bản và khoa học nếu nhưgiải quyết những vấn đề cốt lõi trong Tâm lý học đại cương một cách thấu đáo.Tâm lý học đại cương thực sự trở thành công cụ cần thiết đề tìm hiểunhững chuyên ngành sâu của Tâm lý học và cả những khoa học có liên quannhư Giáo dục học, Lý luận dạy học bộ môn cũng như những khoa học liênngành và chuyên ngành khác… Với sinh viên chuyên khoa Tâm lý học, việc tiếpcận Tâm lý học đại cương một cách hệ thống sẽ là nền tảng vững chắc cho việcnghiên cứu những chuyên ngành Tâm lý học khác. Với sinh viên không chuyênTâm lý học nói chung, khi tiếp cận Tâm lý học đại cương sẽ nhận thức được sâusắc cơ sở tâm lý của việc tìm hiểu học sinh và của việc tổ chức hoạt động dạyhọc một cách khoa học, nghệ thuật và hiệu quả.Quyển giáo trình Tâm lý học đại cương này là sản phẩm của bộ môn Tâmlý học sau nhiều năm nghiên cứu và đầu tư. Giáo trình nhằm đáp ứng yêu cầugiảng dạy, học tập và nghiên cứu cho sinh viên các trường nói chung và sinhviên Trường Đại học Sư phạm đối với môn Tâm lý học. Kết cấu giáo trình đượcbiên chế theo các chương ứng với sự đầu tư biên soạn của các cán bộ giảngdạy thuộc bộ môn Tâm lý học như sau:Chương 1: Nhập môn Tâm lý học. ThS. Nguyễn Thị Uyên ThyChương 2: Hoạt động và Giao tiếp. (TS. Huỳnh Văn Sơn)Chương 3: Sự hình thành và phát triền tâm lý, ý thức. (ThS. Lê Thị Hân)Chương 4: Hoạt động nhận thức. TS.Trần Thị Thu Mai (Cảm giác, Tri giác,Trí nhớ và Tưởng tượng), TS. Huỳnh Văn Sơn (Tư duy và Chú ý).Chương 5: Đời sống tình cảm. (ThS. Nguyễn Thi Uyên Thy)Chương 6: Ý chí. (TS. Huỳnh Văn Sơn)Chương 7: Nhân cách. (ThS. Lê Thị Hân)Đây là công trình mang tính tập thể nên sự kế thừa những tư liệu quý củanhững nhà khoa học đi trước, sự tiếp nối những thành tựu nghiên cứu giảng dạyvà đào tạo của Bộ môn Tâm lý học - Khoa Tâm lý Giáo dục trong nhiều năm qualuôn được trân trọng với cả tấm lòng thành. Giáo trình cũng được biên soạn theohướng tinh lọc những kiến thức cơ bản và thiết thực phù hợp với hướng đào tạotheo hệ thống tín chỉ. Ngoài ra, phần tóm tắt kiến thức sau mỗi chương vừamang tính gợi mở nghiên cứu vừa định hướng cho việc ôn tập nội dung trọngtâm, đáp ứng đa dạng với các hình thức đánh giá như: luận đề, trắc nghiệm, tiểuluận...Với những cố gắng nhất định, giáo trình đã có những nét mới nhưng chắcchắn những hạn chế là không thể tránh khỏi. Rất mong nhận được sự đóng gópvà chia sẻ của các nhà khoa học, quý đồng nghiệp và bạn đọc để giáo trình tiếptục hoàn thiện hơn.Bộ môn Tâm lý học và nhóm tác giảChương 1. NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌCThế giới tâm lý người từ lâu vốn là chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiềungười thuộc mọi tầng lớp, mọi trình độ nói chung và các nhà khoa học nói riêng.Những hiểu biết về tâm lý người không còn đơn thuần dừng lại ở các kinhnghiệm ứng xử trong dân gian, mà cùng với sự phát triển của xã hội, chúngđược nghiên cứu và xây dựng thành một hệ thống tri thức mang tính khoa học Tâm lý học. Những thành tựu của Tâm lý học ngày nay đóng góp rất lớn chocuộc sống của con người trong mọi lĩnh vực, từ nhận thức đến hoạt động thựctiễn, đưa ngành khoa học này lên vị trí quan trọng trong hệ thống các ngànhkhoa học.Để khẳng định được vị trí của mình, Tâm lý học trải qua một quá trình pháttriển lâu dài trên con đường tìm ra đối tượng nghiên cứu, cách thức nghiên cứucũng như xây dựng hệ thống lý luận của riêng nó. Những phần nội dung sau đâysẽ giúp người nghiên cứu có cái nhìn tổng quát về ngành khoa học này.1.1. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC1.1.1. Tâm lý, Tâm lý học là gì?1.1.1.1 Tâm lý là gì?Ở phương Tây, vào thời cổ Hy Lạp, tâm lý được xem như là linh hồn haytâm hồn; phương Đông thì nhìn nhận “Tâm” là tâm địa, tâm can, tâm khảm, tâmtư, “Lý” là lý luận về cái tâm, "Tâm lý” chính là lý luận về nội tâm của con người.Ngày nay, trong đời sống, tâm lý được hiểu như tâm tư, tình cảm, sởthích, nhu cầu, cách ứng xử của con người. Từ “Tâm lý” được từ điển Tiếng Việtđịnh nghĩa là “ý nghĩ, tình cảm... làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trongcủa con người”. Các hiện tượng tâm lý con người rất đa dạng, bao gồm nhậnthức, hiểu biết (cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng, trí nhớ); xúc cảm, tìnhcảm (yêu, ghét, sợ, xấu hổ, giận, vui sướng); ý chí (kiên trì, dũng cảm, quyếttâm) hoặc những thuộc tính nhân cách của con người (nhu cầu, hứng thú, nănglực tính cách, khí chất).Hiểu một cách khoa học, tâm lý là toàn bộ những hiện tượng tinh thần nảysinh trong não người, gắn liền và điều khiển toàn bộ hoạt động, hành vi của conngười.1.1.1.2. Tâm lý học là gì?Thuật ngữ Tâm lý học xuất phát từ hai từ gốc La tinh là “Psyche” (linh hồn,tâm hồn) và “Logos” (khoa học). Vào khoảng thế kỷ XVI, hai tù này được đặtcùng nhau để xác định một vấn đề nghiên cứu, “Psychelogos” nghĩa là khoa họcvề tâm hồn. Đến đầu thế kỷ XVIII, thuật ngữ “Tâm lý học” (Psychology) được sửdụng phổ biến hơn và được hiểu như là khoa học chuyên nghiên cứu về hiệntượng tâm lý. Người nghiên cứu ngành khoa học này được gọi là nhà Tâm lýhọc.1.1.2. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của Tâm lý họcKhi đề cập đến lịch sử phát triển của ngành khoa học này, có thể chia raba giai đoạn chính: (1) thời cổ đại; (2) từ thế kỷ thứ XIX trở về trước; (3) Tâm lýhọc chính thức trở thành một khoa học.1.1.2.1. Tư tưởng Tâm lý học thời cổ đạiTừ xa xưa, con người đã luôn thắc mắc về những bí mật của thế giới tinhthần. Chính vì thế, những tìm hiểu về tâm lý người cũng xuất hiện từ rất lâu đời.Tuy nhiên, vào thời kỳ ấy, từ “tâm hồn”, “linh hồn” được sử dụng và Tâm lý họcchưa là một khoa học độc lập, nó xuất hiện và gắn liền với những tư tưởng củaTriết học.Khi đề cập đến tư tưởng Tâm lý học thời kỳ này, điều quan trọng trướcnhất cần nhấn mạnh là tác phẩm “Bàn về tâm hồn” của nhà Triết học Aristotle.Tác phẩm này được xem như cuốn sách đầu tiên mang tính khoa học về tâm lý.Bởi lẽ trong đó, ông khẳng định vị trí của tâm lý học là rất quan trọng, cần phảixếp hàng đầu và tâm hồn thực ra chính là các chức năng của con người. Theoông, con người có ba loại tâm hồn tương ứng với ba chức năng: dinh dưỡng,vận động và trí tuệ.Ngoài ra, các nhà Triết học thời bấy giờ nghiên cứu về tâm hồn đã đặtnhững câu hỏi: Tâm hồn do cái gì sinh ra? Tâm hồn tồn tại ở đâu? Để trả lờinhững câu hỏi này, có hai quan điểm đối lập nhau về tâm hồn, đó là quan niệmduy tâm cổ và duy vật cổ.Theo quan niệm duy tâm cổ, tâm hồn hay linh hồn là do Thượng đế sinhra, nó tồn tại trong thể xác con người. Khi con người chết đi, tâm hồn sẽ quay trởvề với một tâm hồn tối cao trong vũ trụ, sau đó sẽ đi vào thể xác khác. Đại điệncho quan niệm duy tâm cổ là nhà Triết học Socrate và Platon (428 - 348 TCN).Socrate với châm ngôn “Hãy tự biết mình” đã khơi ra một đối tượng mới choTâm lý học, đánh dấu một bước ngoặt trong suy nghĩ của con người: suy nghĩ vềchính mình, khả năng tự ý thức, thế giới tâm hồn của con người, khác hẳn vớicác hiện tượng Toán học hay Thiên văn học thời đó.Quan niệm duy vật cổ cố gắng tìm kiếm tâm hồn trong các dạng vật chấtcụ thể như đất, nước, lửa, khí mà tiêu biểu là Democrite (460 - 370 TCN). Ôngcho rằng tâm hồn là một dạng vật chất cụ thể, do các nguyên tử lửa sinh ra, đólà các hạt tròn nhẵn vận động theo tốc độ nhanh nhất trong cơ thể. Tính chất vậnđộng của những nguyên tử lửa này sẽ quy định tính chất của tâm hồn. Hay trongTriết học phương Đông, khí huyết trong người được xem là nguồn gốc của mọihiện tượng tinh thần. Tâm hồn như một dòng khí, khi các dòng khí này bị tắcnghẽn thì sẽ nảy sinh bệnh tật ở tâm hồn lẫn cơ thể.Như vậy, vào thời cổ đại, những tư tưởng về tâm lý, về thế giới tâm hồncon người ra đời ngay trong lòng của Triết học.1.1.2.2. Tâm lý học từ thế kỷ XIX trở về trướcTrước khi Tâm lý học được sinh ra như là một khoa học độc lập, có haivấn đề cần quan tâm là thái độ và phương pháp. Khi nói về thái độ, người taxem những bí mật của thế giới tinh thần con người phải được nghiên cứu mộtcách khách quan, như bất kỳ phần nào khác của thế giới tự nhiên.Nhà Triết học người Pháp, Descartes (1596 - 1650), người đi theo trườngphái nhị nguyên, đã đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ giữa tâm hồn và cơ thể.Ông cho rằng thể xác và tâm hồn tồn tại độc lập với nhau, chúng gắn kết vàtương tác với nhau qua tuyến tùng - một bộ phận rất nhỏ nằm gần đáy não. Sởdĩ ông cho rằng tuyến tùng là cầu nối giữa thế giới tinh thần và cơ thể vì chỉ cấutrúc này không đối xứng, nghĩa là không có sự phân đôi thành bên phải hay tráinhư các phần khác của cơ thể. Theo Descartes, cơ thể chính là một phần củathế giới vật lý, nó chiếm một vị trí trong không gian và tuân theo các quy luật vậtlý. Tinh thần và thế giới của những ý tưởng của nó thì là một cái gì đó hoàn toànkhác hẳn. Làm thế nào suy nghĩ “di chuyển cánh tay” gây ra ảnh hưởng vật lý?Tâm hồn (suy nghĩ, tình cảm, ý thức...) như một con người tí hon tồn tại bêntrong con người thể xác vật lý. Theo ông, một ý nghĩ tác động đến cơ thể theocơ chế phản xạ, như một vòi phun nước, có nước bơm vào thì có nước phun ra.Kim châm vào cơ thể kích thích tạo ra xung động thần kinh rồi chạy lên tuyếntùng từ đó chạy xuống tay và rụt tay lại. Ông đã đi tới học thuyết phản xạ và đặtnền tảng cho một khoa học mới - khoa Sinh lý thần kinh cấp cao của Pavlov.Sang đầu thế kỷ XVIII, nhà Triết học Đức, Christian Wolff, đã chia nhânchủng học ra thành hai thứ khoa học là khoa học về cơ thể và khoa học về tâmhồn. Năm 1732, ông xuất bản tác phẩm “Tâm lý học kinh nghiệm” và năm 1734,ông cho ra đời cuốn “Tâm lý học lý trí”. Từ đây, thuật ngữ “Tâm lý học” bắt đầuđược dùng phổ biến.Lametri (1709 - 1751), nhà Triết học người Pháp thì cho rằng không cóđịnh nghĩa chính xác về con người, nghiên cứu tâm hồn trong nội tại các cơquan cơ thể mới có thể có hiệu quả.Đó là những luận điểm của các nhà Triết học thể hiện quan điểm, thái độcủa mình đối với các hiện tượng tâm lý người. Tuy nhiên, vấn đề kế đến đặt ra làphương pháp nghiên cứu các hiện tượng tâm lý này. Những nhà Sinh lý học bắttay vào cuộc, họ quan tâm đến việc con người tiếp nhận và tổ chức các thông tinthu được từ các giác quan như thế nào. Để trả lời cho câu hỏi này, cách thức họtiến hành mang tính khoa học hơn. Thay vì đơn thuần dựa trên những lập luận lýgiải như Triết học, những nhà Sinh lý học đưa ra những dự đoán và tiến hànhquan sát có hệ thống để xác định tính chính xác của những dự đoán ấy.Từ đây, khoảng giữa thế kỷ thứ XIX, nhiều nhà Sinh lý học đã tiến hànhnhững nghiên cứu quan trọng làm tiền đề cho sự ra đời của Tâm lý học như mộtkhoa học độc lập. Chẳng hạn như, Hennann Von Helmholtz (1821 - 1894), ngườikhởi xướng Tâm Sinh lý học giác quan đã nghiên cứu mối quan hệ giữa nhữngkích thích vật lý, các quá trình xảy ra trong hệ thần kinh với các quá trình cảmgiác và tri giác của con người (tri giác nhìn không gian, thị giác màu sắc, tri giácâm thanh); Tâm Vật lý học của Gustav Fechner (1801 - 1887) và Emst HeinrichWeber (1795 - 1878) chú trọng vào mối tương quan giữa cường độ kích thíchvới hình ảnh tâm lý, Fechener chứng minh rằng các hiện tượng tâm lý như trigiác có thể được đo lường với sự chính xác cao; Franciscus Comelis Donders(1818 - 1889) nghiên cứu về thời gian phản ứng của cơ thể từ khi tiếp nhận kíchthích để suy ra những điểm khác biệt trong các quá trình nhận thức của conngười.1.1.2.3. Tâm lý học trở thành một khoa học độc lậpVào khoảng những năm 70 của thế kỷ XIX, các nhà Triết học và Sinh lýhọc khám phá các vấn đề của Tâm lý học một cách tích cực nhưng họ đi theonhững quan điểm riêng của mình. Trong đó, một giáo sư người Đức, WihelmWundt (1832 - 1920) đã đưa Tâm lý học thành một khoa học độc lập bằng việcthành lập phòng thí nghiệm chính thức đầu tiên nghiên cứu về Tâm lý lại trườngĐại học Leipzig (Đức) năm 1879, một sự kiện đánh dấu Tâm lý học ra đời. Năm1881, ông xuất bản tạp chí đầu tiên công bố những công trình nghiên cứu về tâmlý học. Do đó, ông được xem như cha đẻ của Tâm lý học ngày nay.Khái niệm của Wundt trong Tâm lý học đã thống lĩnh suốt hơn hai thập kỷ.Với vốn kiến thức được đào tạo trong ngành Sinh lý học, ông tuyên bố Tâm lýhọc mới là một ngành khoa học thật sự sau Hóa học và Vật lý. Theo Wundt, đốitượng nghiên cứu của ngành khoa học mới này là ý thức, đó là nhận thức vềnhững trải nghiệm túc thời của con người như tình cảm, ý nghĩ. Từ đây, Tâm lýhọc trở thành ngành khoa học nghiên cứu về ý thức và đòi hỏi phương phápnghiên cứu khoa học như Hóa học hay Sinh lý học, phương pháp nội quan,nghĩa là khách thể tự quan sát một cách có hệ thống và cẩn thận những trảinghiệm ý thức của mình và ghi chép lại thành bảng mô tả.Tuy nhiên, phương pháp này mang tính chủ quan rất cao cho dù khách thểnghiên cứu được huấn luyện tốt để ghi chép lại những trải nghiệm của bản thân,các kết quả thu được thường không thống nhất với nhau đối với một trải nghiệmý thức. Vì vậy, Tâm lý học của Wundt có vẻ đi vào bế tắc và trước bầu không khíkhoa học bừng phát, nhiều trường phái Tâm lý học hiện đại ra đời tìm kiếm đốitượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu khoa học cũng như hệ thống lýluận cho riêng nó.1.1.3. Một vài quan điểm Tâm lý học hiện đại1.1.3.1. Tâm lý học hành viChủ nghĩa hành vi do nhà Tâm lý học người Mỹ John B. Waston (1878 1958) sáng lập vào năm 1913, đặt trên nền tảng học thuyết phản xạ của IvanPavlov. Trường phái này cho rằng Tâm lý học chỉ nghiên cứu những hành vi cóthể quan sát được một cách trực tiếp và các yếu tố quyết định từ môi trường,bác bỏ trạng thái ý thức. Hành vi là tổng số các phản ứng (Response) của cơ thểđáp ứng lại các kích thích (Stimulus) từ môi trường.John B. Waston đã tuyên bố đanh thép có thể hiểu được hành vi conngười thông qua việc nghiên cứu và thay đổi môi trường sống của con người.Nói cách khác, ông lạc quan tin tưởng rằng bằng cách điều khiển, kiểm soát môitrường sống của con người thì có thể hiểu, hình thành và điều khiển hành vi củahọ theo mong đợi: “Hãy đưa tôi một tá trẻ sơ sinh khỏe mạnh, cơ thể cân đối, vàmột thế giới riêng thực sự của riêng tôi để nuôi dưỡng chúng và tôi sẽ đảm bảolà sẽ lấy ngẫu nhiên bất kỳ đứa trẻ nào và huấn luyện, dạy dỗ nó để trở thànhbất kỳ một chuyên gia nào mà tôi muốn như bác sĩ, luật sư, họa sĩ, nhà kinhdoanh, và vâng, thậm chí một người ăn mày hay tên trộm, bất kể tài năng, sởthích, xu hướng, năng lực, nghề nghiệp và dòng dõi của tổ tiên đứa bé.”(Waston1924). Với phát biểu này, Tâm lý học hành vi được biết đến với công thức nổitiếng về mối quan hệ tương ứng giữa hành vi và môi trường sống S  R. Ôngchứng minh thuyết của mình bằng một loạt những nghiên cứu thực nghiệm trênloài vật và cả trên con người (thực nghiệm trên cậu bé Albert). Về sau, B. F.Skinner đã đưa Tâm lý học hành vi trở nên nổi tiếng bằng cách bổ sung vàocông thức trên các yếu tố trung gian (O) như nhu cầu, sở thích, hứng thú, kỹ xảocùng tham gia điều khiển hành vi con người.Chủ nghĩa hành vi đã bị phê phán là máy móc hóa con người, chỉ tìm hiểunhững biểu hiện bên ngoài mà không nghiên cứu nội dung đích thực bên trongcủa tâm lý con người. Việc nhìn nhận mối liên hệ cứng nhắc giữa hành vi và môitrường đã đánh mất tính chủ thể trong tâm lý người. Tuy nhiên, trong bối cảnhTâm lý học rơi vào khủng hoảng vì bế tắc về đối tượng và phương pháp nghiêncứu, bằng việc xác định đối tượng nghiên cứu là hành vi và sử dụng phươngpháp thực nghiệm, Tâm lý học hành vi đã mở ra con đường khách quan choTâm lý học.1.1.3.2. Tâm lý học Ghestal (Tâm lý học cấu trúc)Tâm lý học Ghestal xuất hiện ở Đức vào những năm đầu thế kỷ XX gồmba nhà Tâm lý học sáng lập là Max Wertheimer (1880 - 1943), Kurt Koffka (1886- 1947), Wolfgang Kohler (1887 - 1964). Trường phái này nghiên cứu sâu vào hailĩnh vực là tư duy và tri giác, cố gắng giải thích hiện tượng tri giác, tư duy dựatrên cấu trúc sinh học sẵn có trên não (duy tâm sinh lý). Khi một sự vật, hiệntượng nào đó tác động vào con người, do trong não có sẵn một cấu trúc tươngtự với sự vật hiện tượng đó nên con người phản ánh được chúng. Như vậy bảnchất của quá trình tư duy và tri giác của con người đều có tính chất cấu trúc,nghĩa là con người tư duy và tri giác theo một tổng thể chỉnh thể trọn vẹn của sựvật, hiện tượng chứ không phải là tổng từng thành tố bộ phận, riêng lẻ. Đây làquan điểm chủ đạo của Tâm lý học Ghestal. Tính tổng thể, chỉnh thể của Tâm lýhọc Ghestal rất quan trọng trong nghiên cứu tâm lý nói chung nhưng vì quá chútrọng đến kinh nghiệm của cá nhân, vai trò của việc học hỏi những kiến thức mớiđã bị xem nhẹ.Tư tưởng của Tâm lý học Ghestal đã hướng khoa học tâm lý xem xét cáchiện tượng tâm lý như một tổng thể trọn vẹn cũng như đưa Tâm lý học đến đốitượng nghiên cứu là quá trình ý thức, nhận thức của con người hơn là nhữnghành vi quan sát được bên ngoài. Ngoài ra, trường phái này đã đóng góp rấtnhiều cho nền Tâm lý học trong việc xây dựng các quy luật về tư duy và tri giácnhu quy luật bừng hiểu - insight (là sự khám phá các mối quan hệ có tính chấtđột nhiên dẫn tới một giải pháp giải quyết vấn đề nào đó), quy luật hình nền, quyluật bổ sung. Những quy luật này ngày nay được vận dụng nhiều trong điện ảnh,hội họa. Hơn nữa, với phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu. Tâm lý họcGhestal đã thúc đẩy con đường khách quan cho Tâm lý học.1.1.3.3. Phân tâm họcNgười sáng lập Phân tâm học chính là Sigmund Freud (1856 - 1939), mộtbác sĩ tâm thần người Áo. Ông cho rằng các yếu tố thúc đẩy hành vi, suy nghĩcủa con người phần lớn nằm trong phần sâu thẳm mà con người không nhậnbiết cũng như không kiểm soát được. Các yếu tố ấy được gọi là vô thức. Vôthức chính là những nhu cầu bản năng của con người (trong đó gồm những bảnnăng căn bản như bản năng tình dục, bản năng sống, bản năng chết mà bảnnăng tình dục hay còn gọi là “libido” được Freud nhấn mạnh và xem như thànhtố căn bản trong cái vô thức của con người) không được thỏa mãn, bị dồn nén,được thể hiện thông qua giấc mơ, sự nói nhịu. Các bản năng luôn đòi hỏi đượcthỏa mãn nhưng nó bị ngăn chặn bởi chịu sự chế ước của các chuẩn mực xãhội, các điều cấm kỵ mà con người học được khi còn ấu thơ từ bố mẹ, thầy côhay những người có uy quyền khác. Đời sống tâm lý con người, theo Freud, lànhững mâu thuẫn giữa ba khối: Id(cái ấy, xung lực bản năng), Ego (cái tôi),Superego (cái siêu tôi). Để tìm hiểu được về thế giới vô thức của con ngườicũng như lý giải cho những rối nhiễu tâm lý, động cơ, nhân cách, ông đề nghịcác phương pháp như liên tưởng tự do, phân tích giấc mơ, chuyển di và chốngchuyển di, diễn giải.Với cách nhìn nhận sinh vật hóa con người, quan điểm của Freud đãkhuấy lên làn sóng phản đối mạnh mẽ vào đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, Phân tâmhọc đương đại đã đóng góp rất nhiều không chỉ trong việc hiểu và chữa trị cácrối loạn tâm lý mà còn giải thích những hiện tượng trong đời sống hàng ngàynhư định kiến, tính hung hăng, gây hấn, động cơ. Các lĩnh vực khác như y khoa,nghệ thuật, văn chương cũng chịu sự ảnh hưởng to lớn từ quan điểm của phântâm học.1.1.3.4. Tâm lý học nhân vănTừ chối quan điểm tâm lý được quy định bởi những động lực sinh học,quá trình vô thức hay môi trường, Tâm lý học nhân văn cho rằng con người kháchẳn loài vật ở chỗ có hình ảnh về cái tôi. Mỗi cá nhân đều có khuynh hướng pháttriển, khả năng tìm kiếm và đạt đến sự hài lòng, hạnh phúc trong cuộc sống. Giátrị, tiềm năng của con người rất được coi trọng. Đại diện cho trường phái này làCarl Roger (1902 - 1987) và Abraham Maslow (1908 - 1970). Theo C.Roger, bảnchất con người là tốt đẹp, con người có ý chí độc lập của bản thân và phấn đấucho cái tôi trở thành hiện thực. A.Maslow thì chú ý tới động cơ thúc đẩy, đó là hệthống các nhu cầu của con người, trong đó, nhu cầu tự tìm thấy hạnh phúc, tựhiện thực hóa tiềm năng của bản thân xếp thứ bậc cao nhất trong bậc thang nămnhu cầu (nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu yêu thương và thuộc về, nhucầu tự khẳng định, nhu cầu tự hiện thực hóa tiềm năng bản thân). Trên cơ sởtôn trọng bản chất tốt đẹp của con người, C.Roger khuyến khích sự tích cựclắng nghe và chấp nhận vô điều kiện để tạo ra môi trường thuận lợi cho sự pháttriển tự do cá nhân, giúp con người phát triển theo chiều hướng tốt đẹp, giảiquyết được nhiều những khó khăn tâm lý.Trường phái này đưa ra một bức tranh hoàn toàn khác về tâm lý người sovới Tâm lý học hành vi và Phân tâm học. Tuy nhiên, dù nhấn mạnh vào khíacạnh độc đáo tốt đẹp của thế giới nội tâm con người, Tâm lý học nhân văn cómột hạn chế là không giải thích được nguồn gốc của bản chất tốt đẹp này.1.1.3.5. Tâm lý học nhận thứcĐại điện cho trường phái Tâm lý học nhận thức là nhà Tâm lý học ngườiThụy Sĩ Jean Piaget (1896 - 1980). Phát triển từ chủ nghĩa cấu trúc và một phầnphản ứng lại chủ nghĩa hành vi, Tâm lý học nhận thức nghiên cứu về mối quanhệ giữa tâm lý với sinh lý, cơ thể và môi trường thông qua các hoạt động của trínhớ, tư duy, ngôn ngữ, tri giác. Trường phái này nhấn mạnh tìm hiểu cách thứccon người suy nghĩ, hiểu và biết về thế giới bên ngoài cũng như ảnh hưởng củacách con người nhìn nhận về thế giới khách quan đến hành vi, nghĩa là để hiểuđược tâm lý con người, giải thích được hành vi của con người thì cần tìm hiểucách thức con người tiếp nhận, gìn giữ và xử lý thông tin. Tâm lý học nhận thứcđã xây dựng được những lý thuyết về quá trình nhận thức của con người. Tuynhiên, vẫn còn nhìn nhận vai trò chủ thể một cách bị động.1.1.3.6. Tâm lý học thần kinhTrường phái này xem xét tâm lý con người tù góc độ chức năng sinh lý.Con người, thực chất là một loài động vật cấp cao và chịu sự chi phối của cácquy luật tự nhiên. Các nhà Tâm lý học đi theo quan điểm thần kinh học quan tâmnghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố di truyền, sinh học và hành vi conngười. Chẳng hạn như, cách thức các tế bào thần kinh liên kết với nhau, sự ảnhhưởng của não và hệ thần kinh đến hành vi, sự liên hệ giữa các cảm xúc củacon người như: niềm hy vọng, nỗi sợ hãi, sự tức giận với các chức năng cơthể... Bởi lẽ, mỗi biểu hiện tâm lý của con người đều được chia nhỏ ra thànhnhững khía cạnh khác nhau để tìm hiểu yếu tố sinh học của nó, quan điềm nàycó một sức hút khá lớn. Những nhà Tâm lý học tán thành quan điểm này đãđóng góp chính yếu trong việc hiểu và cải thiện cuộc sống con người, từ việcchữa trị một vài dạng khiếm thính nào đó cho đến việc tìm ra thuốc chữa các rốiloạn tâm thần nghiêm trọng.1.1.3.7. Tâm lý học Marxist (Tâm lý học hoạt động)Trong bối cảnh các quan điểm khác nhau về Tâm lý học cùng tồn tạinhưng lại có những bất đồng, thậm chí là đối nghịch nhau, tâm lý người về mặtbản chất vẫn chưa có được lời giải đáp thỏa đáng. Tâm lý được hình thành nhưthế nào, cơ chế vận hành của nó ra sao, thể hiện và tương tác với cuộc sốngthực của con người bằng con đường nào? Sau nhiều năm thai nghén, nghiêncứu và xây dựng, nền Tâm lý học hoạt động do các nhà Tâm lý học Xô Viết nhưL.X.Vygotsky (1896 - 1934), X.L.Rubinstein (1902 - 1960), A.N.Leontiev (1903 1979), lấy tư tưởng triết học Marxist làm tư tưởng chủ đạo và xây dựng hệ thốngphương pháp luận đã ra đời. Sự ra đời của Tâm lý học hoạt động đã đánh dấumốc lịch sử to lớn trong việc làm sáng tỏ bản chất hiện tượng tâm lý người dướigóc độ hoạt động, đưa tâm lý người thoát khỏi vòng khép kín con người sinh học- môi trường.Quan điểm xuất phát của Tâm lý học hoạt động gồm ba cơ sở chính:- Luận điểm về bản chất con người: con người không chỉ là một tồn tại tựnhiên mà còn là một tồn tại xã hội tồn tại lịch sử, như Marx từng nói: “Trong tínhhiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”.- Tư tưởng về hoạt động của con người: thế giới khách quan chứa đựnghoạt động của con người và các sản phẩm do hoạt động ấy tạo ra, nói khác đi,tâm lý con người được hình thành và thể hiện trong hoạt động.- Luận đề về ý thức: ý thức là sản phẩm cao nhất của hoạt động conngười, được tạo nên bởi những mối quan hệ giữa con người với thế giới xungquanh bởi cuộc sống thực của con người.Với luận điểm lịch sử, xã hội về con người, phân tích rõ cơ chế của hoạtđộng và bản chất của ý thức. Tâm lý học hoạt động thật sự đã mở ra thời đạimới cho ngành Tâm lý học, đưa Tâm lý học trở về đúng vị trí vai trò của nó,ngành Tâm lý học khách quan gắn liền và phục vụ cho đời sống thực của conngười.1.1.4. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của Tâm lý học1.1.4.1. Đối tượng nghiên cứu của Tâm lý họcĐối tượng nghiên cứu của Tâm lý học là các hiện tượng tâm lý, sự hìnhthành và vận hành của các hiện tượng tâm lý (hoạt động tâm lý).1.1.4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của Tâm lý học:Có thể khái quát về các nhiệm vụ nghiên cứu của Tâm lý học như sau:- Nghiên cứu các hiện tượng tâm lý.- Phát hiện các quy luật tâm lý.- Tìm ra cơ chế hình thành tâm lý.- Lý giải, dự báo hành vi, thái độ của con người.- Đưa ra các giải pháp phát huy nhân tố con người hiệu quả nhất, ứngdụng trong các lĩnh vực hoạt động và nâng cao chất lượng ci2mh sống.1.2. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ PHÂN LOẠI CÁC HIỆN TƯỢNG TÂMLÝ1.2.1. Bản chất các hiện tượng tâm lý theo quan điểm duy vật biệnchứng và duy vật lịch sửTheo quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tâm lý người cónguồn gốc từ hiện thực khách quan, cơ chế sinh lý là chức năng của não và cóbản chất xã hội lịch sử. Tâm lý người được hiểu là sự phản ánh thế giới kháchquan vào não, sự phản ánh này mang tính chủ thể và có bản chất xã hội lịch sử.1.2.1.1. Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quanMọi sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan đều có bản chất phảnánh ở các dạng khác nhau như phản ánh vật lý (quyển sách để lại hình ảnhphản chiếu trong tấm gương), hóa học (Natri kết hợp với Clo tạo ra muối), cơhọc (bước đi để lại vết chân trên cát), sinh lý (thức ăn nghiền nát thành chất dinhdưỡng được hấp thụ để nuôi cơ thể), xã hội (nghị định chuẩn bị được ban hànhthường có sự góp ý của Đại biểu Quốc hội hoặc người dân). Qua đó, có thể thấytrong bất kỳ phản ánh nào đều có hai hệ thống, một hệ thống tác động và một hệthống chịu sự tác động và cho ra một sự vật, hiện tượng nào đó. Nói khác đi,phản ánh có thể hiểu là sự tác động qua lại giữa hai hay nhiều hệ thống vật chấtmà kết quả để lại dấu vết ở cả hệ thống tác động lẫn hệ thống chịu sự tác động.Tâm lý cũng là một dạng phản ánh nhưng rất đặc biệt vì nó là trung gian giữaphản ánh sinh lý và phản ánh xã hội.Phản ánh tâm lý là sự tác động qua lại giữa thế giới khách quan và nãongười, đây là cơ quan vật chất có cấu trúc phức tạp nhất trong sinh giới. Kết quảcủa sự tác động này là để lại một dấu vết trên não, mang nội dung tinh thần, đóchính là hình ảnh tâm lý. Như vậy, thực chất tâm lý chính là hình ảnh về thế giớikhách quan. Nói cách khác, thế giới khách quan chính là nguồn gốc nội dungcủa tâm lý người. Tuy nhiên, hình ảnh này không khô cứng như hình ảnh phảnchiếu trong gương hay thu được từ máy chụp hình và nó có những đặc điềmriêng biệt.* Đặc điểm của phản ánh tâm lý- Tính trung thực: Hình ảnh tâm lý phản ánh trung thực những thuộc tínhcủa thế giới khách quan như màu sắc, hình dạng, âm thanh, mùi, vị, quy luật...trừ những trường hợp con người có bệnh về thần kinh hay các cơ quan nhậnthức có vấn đề khiến sự phản ánh bị sai lệch, bóp méo. Nhờ có sự phản ánhtrung thực này mà con người có thể hiểu đúng về thế giới khách quan để từ đócó những tác động thay đổi cải tạo một cách hợp lý nhằm phục vụ cho lợi íchcủa con người.- Tính tích cực: Phản ánh tâm lý mang tính tích cực được thể hiện ở chỗcon người không ngừng tác động vào thế giới khách quan để cải tạo thay đổi nócho phù hợp với mục đích của mình. Ngoài ra, trong quá trình phản ánh thế giớikhách quan, con người cố gắng vận dụng, sử dụng thêm rất nhiều kinh nghiệm,nỗ lực cá nhân để phản ánh.- Tính sáng tạo: Hình ảnh về thế giới khách quan được phản ánh mang cáimới, sáng tạo tùy thuộc vào kinh nghiệm và mức độ tích cực của chủ thể.* Tính chủ thể của tâm lýTrong phản ánh thế giới khách quan, thế giới khách quan tác động vàomột chủ thể nhất định và nó được khúc xạ qua lăng kính của chủ thể tạo nênnhững hình ảnh tâm lý mang màu sắc chủ thể riêng biệt, không hoàn toàn trùngkhớp với hiện thực. Tính chủ thể thể hiện như sau:- Cùng một hiện thực khách quan tác động vào nhiều chủ thể khác nhausẽ cho ra những hình ảnh tâm lý khác nhau ở từng chủ thể.- Cùng một hiện thực khách quan tác động vào một chủ thể trong nhữngthời điểm khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, điều kiện khác nhau, trạng thái khácnhau sẽ cho ra những hình ảnh tâm lý mang sắc thái khác nhau.- Chủ thể là người đầu tiên trải nghiệm những hiện tượng tâm lý, từ đó cóthái độ, hành động tương ứng khác nhau đối với hiện thực.Nguyên nhân dẫn đến tính chủ thể này trước hết là do sự khác biệt về đặcđiểm cấu tạo hệ thần kinh, cơ quan cảm giác vì con người khi sinh ra chỉ bìnhđẳng về mặt sinh học trên phương diện loài chứ không bình đẳng trên phươngdiện cá thể. Ngoài ra, khi phản ánh thế giới khách quan, con người vận dụng tấtcả tri thức, kinh nghiệm sống, nhu cầu sở thích của mình để tạo nên hình ảnhtâm lý, mà tất cả những yếu tố này khác nhau ở mỗi người. Một lý do khác, mỗicon người có môi trường sống khác nhau, cho dù cùng sống chung một mái nhà,học cùng một lớp nhưng mức độ tham gia hoạt động giao tiếp khác nhau thìcũng dẫn đến những khác biệt trong phản ánh tâm lý.Như vậy, tâm lý người là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan, hìnhảnh chủ quan này vừa mang tính trung thực, vừa mang tính tích cực và sángtạo, sinh động. Từ đó, muốn nghiên cứu tâm lý người thì cần tìm hiểu môitrường sống của người đó cũng như phải tác động thay đổi môi trường sống nếunhư muốn hình thành hoặc thay đổi một nét tâm lý nào đó ở con người. Bêncạnh đó, phản ánh tâm lý có tính chủ thể nên trong ứng xử giao tiếp cần tôntrọng cái riêng của mỗi người, nhìn thấy tính chủ thể của mỗi người trong đánhgiá, tránh sự áp đặt cũng như quá đề cao vai trò cá nhân.1.2.1.2. Tâm lý người là chức năng của bộ nãoTheo quan điểm duy vật biện chứng, vật chất có trước, tâm lý có sau vàkhông phải mọi vật chất đều sinh ra tâm lý, chỉ khi vật chất phát triển đến mộttrình độ nhất định mới sinh ra tâm lý. Tâm lý con người không phải là bộ não màlà chức năng của bộ não.Não người là cơ quan có tổ chức cao nhất, nó là cơ sở vật chất đặc biệt,là trung tâm điều hòa các hoạt động sống cơ thể. Xét về mặt sinh lý, một hìnhảnh tâm lý là một phản xạ có điều kiện, diễn ra qua ba khâu:- Khâu tiếp nhận: Những kích thích từ thế giới bên ngoài tác động vào cácgiác quan của cơ thể (mắt, tai, mũi, miệng, da) tạo nên hưng phấn theo dây thầnkinh hướng tâm dẫn truyền lên não.- Khâu xử lý thông tin diễn ra trong não bộ: Khi bộ não tiếp nhận kíchthích, ở đây sẽ diễn ra quá trình xử lý thông tin tạo nên những hình ảnh tâm lý.- Khâu trả lời: Sau khi tạo nên những hình ảnh tâm lý, từ trung ương thầnkinh các hưng phấn sẽ theo dây thần kinh ly tâm dẫn truyền đến các bộ phậncủa cơ thể để có phản ứng đáp trả.Với tư cách là trung tâm điều khiển hoạt động của con người, cấu trúc củanão gồm ba phần: (1) Não trước là phần lớn nhất và phức tạp nhất của não, baogồm đồi thị, dưới đồi, hệ viền và vỏ não; (2) Não giữa là một phần nhỏ của thânnão nằm giữa não trước và não sau, chức năng chủ yếu là xử lý các quá trìnhcảm giác; (3) Não sau bao gồm tiều não và hai cấu trúc nằm dưới thân não làhành tủy và cầu não, có vai trò quan trọng trong điều khiển những cử động củacác cơ. Trong đó, vùng vỏ não được xem là trung tâm của những hoạt động tâmlý cấp cao như tư duy, tưởng tượng, ngôn ngữ được phân thành bốn vùng chínhtương ứng với bốn chức năng khác nhau: (1) Vùng trán: vùng định hướng khônggian và thời gian; (2) Vùng đỉnh: vùng vận động; (3) Vùng thái dương: vùng thínhgiác; (4) Vùng chẩm: vùng thị giác. Ngoài ra não người còn có những vùngchuyên biệt như vùng nói Broca, vùng viết, vùng nghe hiểu tiếng nói Wemicke,vùng nhìn hiểu chữ viết Dejerine.Sự phân vùng chức năng chỉ mang tính chất tương đối vì trên thực tế mỗimột hiện tượng tâm lý diễn ra cần sự phối hợp của nhiều vùng khác nhau trên vỏnão, tạo thành một hệ thống chức năng. Mỗi vùng có thể tham gia thực hiệnnhiều hiện tương tâm lý khác nhau. Như vậy, trên não có rất nhiều hệ thốngchức năng để thực hiện những hiện tượng tâm lý đa dạng và phong phú, nhữnghệ thống chức năng này cũng rất cơ động và linh hoạt vì các hiện tượng phongphú phức tạp. Ngoài ra, sự hình thành và thể hiện những hiện tượng tâm lý cònchịu sự quy định, chi phối của những quy luật hoạt động thần kinh cấp cao (quyluật cảm ứng, quy luật lan tỏa và tập trung, quy luật hoạt động theo hệ thống).Tóm lại, não hoạt động theo hệ thống chức năng và tâm lý chỉ nảy sinh khicó sự hoạt động của não hay nói khác đi, chính tâm lý là chức năng của bộ não.1.2.1.3. Tâm lý người có bản chất xã hội và có tính lịch sửTâm lý người là sự tác động qua lại giữa não và thế giới khách quan, tuynhiên, nếu có não hoạt động bình thường và có thế giới khách quan thì đã đủ đểcó tâm lý người hay chưa? Trên thực tế, lịch sử có ghi chép lại những trườnghợp các đứa trẻ “hoang dã” được tìm thấy trong rừng, có cấu tạo thể chất hoàntoàn bình thường, cùng sống trong thế giới khách quan nhưng những biểu hiệnhoàn toàn không phải là tâm lý người như không nói được, không giao tiếp đượcvới người khác, di chuyển bằng hai tay hai chân, dùng miệng ăn hoặc uống trựctiếp. Điều này nói lên sự tách biệt khỏi thế giới con người là sự thiếu hụt nghiêmtrọng khiến cho tâm lý người khó hình thành được ở những đứa trẻ tưởng nhưsẽ có sự phát triển bình thường.Như vậy, sự hoạt động bình thường của não bộ, thế giới khách quan bênngoài chỉ là tiền đề ban đầu cho hình thành và phát triển tâm lý người. Thế giớikhách quan gồm có phần tự nhiên và phần xã hội. Điều kiện đủ là phần xã hộinày, đó chính là các mối quan hệ xã hội, ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, đồngnghiệp, những chuẩn mực đạo đức quan hệ kinh tế, nền văn hóa, chính trị...Phần xã hội này do con người tạo nên, sống trong đó và nó tác động ngược trởlại con người. Tất cả các yếu tố xã hội đó cần có để phản ánh vào não và từ đóhình thành được tâm lý người đúng nghĩa. Tâm lý người có nguồn gốc từ thếgiới khách quan, nhưng chính nguồn gốc xã hội là cái quyết định nên tâm lýngười.Con người sống trong môi trường xã hội mà trong đó chứa đựng toàn bộnhững sản phẩm vật chất và tinh thần được đúc kết và gìn giữ từ thế hệ nàysang thế hệ khác. Những yếu tố đó được gọi là nền văn hóa xã hội hay kinhnghiệm xã hội lịch sử. Với bản chất phản ánh, chính nó tạo nên chất liệu, nộidung cho tâm lý người. Tâm lý người phản ánh chính nền văn hóa xã hội, màngười đó sống. Nền văn hóa xã hội càng đa dạng thì tâm lý con người sẽ càngphong phú khi được vận hành trong đó. Một hứng thú, nhu cầu mới sẽ không thểnảy sinh nếu như không xuất hiện những hiện tượng, sự kiện hay sản phẩmmới.Nền văn hóa xã hội ấy được phản ánh vào não người thông qua conđường nào? Hay nói khác đi, tâm lý người được hình thành và phát triển bằngcách nào? Theo quan điểm Tâm lý học hoạt động, tâm lý người chỉ được hìnhthành thông qua con đường xã hội, còn gọi là cơ chế xã hội. Một sự phát triểndiễn ra theo hai con đường, con đường di truyền và con đường xã hội. Ở loàivật, con đường di truyền là chủ yếu; còn ở con người, con đường xã hội là chủyếu, cụ thể là thông qua giáo dục, hoạt động và giao tiếp. Chính qua sự dạy dỗcủa cha mẹ, thầy cô, người lớn và bằng hoạt động và giao tiếp của chính bảnthân, con người lĩnh hội, chiếm lĩnh những cái chung của nền văn hóa xã hội đểbiến nó thành cái riêng của chính mình, từ đó sáng tạo thêm những cái mới gópphần làm nền văn hóa xã hội phong phú và đa dạng hơn nữa.Bên cạnh đó, một điều có thể thấy rõ là xã hội không phải bất biến. Xã hộitrải qua những thời đại khác nhau sẽ có những biến thiên nhất định và mỗi xãhội sẽ được đặc trưng bởi một nền văn hóa, kinh tế đạo đức, chính trị khácnhau. Chính vì vậy nên tâm ly con người ở mỗi một thời đại, một xã hội khácnhau sẽ mang dấu ấn của thời đại và xã hội đó. Điều này tạo nên sự khác biệttâm lý giữa các thế hệ. Trên bình diện cá nhân cũng thế, mỗi con người theo thờigian có những biến cố, sự kiện xảy ra trong cuộc đời khiến cho tâm lý ngườicũng thay đổi theo sự phát triển, vận động của lịch sử cá nhân người ấy.Từ bản chất xã hội lịch sử của tâm lý người, có thể thấy để tìm hiểu rõ tâmlý con người, đánh giá đúng đắn bản chất các hiện tượng tâm lý thì cần phảinghiên cứu không chỉ môi trường sống của người đó mà còn phải tập trung cụthể vào hoàn cảnh, điều kiện gia đình, các sự kiện, biến cố quan trọng xảy ratrong cuộc dời của họ. Đồng thời, thông qua hiểu biết về lịch sử, kinh tế, văn hóaxã hội, có thể phán đoán, mô tả nét tâm lý chung của con người trong thời đạiđó, trong bối cảnh xã hội lịch sử đó. Ngoài ra, tâm lý người được hình thànhthông qua hoạt động và giao tiếp nên cần tổ chức các hoạt động đa dạng, mởrộng các mối quan hệ xã hội để tăng cường mức độ lĩnh hội cũng như hìnhthành những hiện tượng tâm lý cần thiết.1.2.2. Chức năng của tâm lýCác hiện tượng tâm lý nhìn chung điều khiển toàn bộ hoạt động, hành vicon người. Cụ thể hơn, tâm lý có chức năng cơ bản sau đây:Tâm lý định hướng cho con người trong cuộc sống. Nó tham gia vào từnhững việc tưởng chừng như rất nhỏ nhặt, chẳng hạn như mắt nhìn thấy sự vậtgiúp định hướng cho bước đi của ta đến việc nhận thức được một niềm tin nàođấy sẽ hướng con người hoạt động để bảo vệ niềm tin của mình. Ở đây chứcnăng định hướng của tâm lý đang đề cập đến vai trò của mục đích, động cơtrong hành động, hoạt động của con người. Tùy vào mục đích, động cơ khácnhau, tâm lý sẽ thôi thúc con người hướng hoạt động của mình để đạt được mụcđích ấy, chiếm lĩnh đối tượng cũng như kiềm hãm những hành động, hoạt độngkhông cần thiết trong quá trình hoạt động.Tâm lý có thể điều khiển, kiềm tra con người bằng việc đối chiếu hiện thựcvới những hình ảnh dự tính trong đầu hoặc với kế hoạch lập ra từ trước giúp chohoạt động có hiệu quả hơn. Nhờ chức năng này hoạt động của con người kháchẳn con vật về chất, nó được diễn ra một cách có ý thức.Một chức năng khác của tâm lý là giúp con người điều chỉnh hoạt độngcủa mình cho phù hợp với những mục tiêu ban đầu được xác định cũng như phùhợp với những hoàn cảnh thực tế.Với những chức năng như trên, tâm lý trở nên rất quan trọng, nó giữ vaitrò cơ bản và quyết định hoạt động con người.1.2.3. Phân loại các hiện tượng tâm lýCăn cứ vào thời gian tồn tại và vị trí tương đối của chúng trong nhân cách,các hiện tượng tâm lý được phân thành ba loại (1) Quá trình tâm lý. (2) Trạngthái tâm lý và (3) Thuộc tính tâm lý.* Quá trình tâm lý:Quá trình tâm lý là những hiện tượng tâm lý có mở đầu và kết thúc rõràng, thời gian tồn tại tương đối ngắn. Loại hiện tượng tâm lý này có tính diễnbiến rõ ràng và xuất hiện sớm trong đời sống cá thể, gồm quá trình cảm xúc (vui,buồn, sung sướng quá trình nhận thức (nhìn, nghe, sờ, nhớ) và quá trình ý chí(đấu tranh động cơ).* Trạng thái tâm lý:Trạng thái tâm lý lả những biện tượng tâm lý không tồn tại một cách độclập mà luôn đi kèm theo các hiện tượng tâm lý khác, làm nền cho các hiện tượngtâm lý ấy. Đặc điểm của trạng thái tâm lý là nó không có đối tượng riêng mà đốitượng của nó chính là đối tượng của hiện tượng tâm lý khác đi kèm, thời giantồn tại lâu hơn và tính ổn định cao hơn quá trình tâm lý, có cường độ trung bìnhhoặc yếu. Chẳng hạn như, chú ý, tâm trạng ủ rũ, trạng thái dâng trào cảm hứng,do dự khi đưa ra một quyết định nào đó.* Thuộc tính tâm lýThuộc tính tâm lý là những hiện tượng tâm lý mang tính chất ổn định vàbền vững cao, thời gian tồn tại rất lâu, được hình thành trong cuộc sống do sựlặp đi lặp lại nhiều lần và trở thành đặc trưng riêng của cá nhân ấy. Thuộc tínhtâm lý có thể là những phẩm chất của trí tuệ như tình nhạy cảm, quan sát tinh tế,óc phán đoán, hoặc của tình cảm như giàu cảm xúc, hay của ý chí nhu kiên trì,tự chủ và cũng có thể là những thuộc tính phức hợp của nhân cách, bao gồm xuhướng, năng lực, khí chất, tính cách.Quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý và thuộc tính tâm lý có mối quan hệ qualại với nhau. Một thuộc tính tâm lý có thể được thể hiện cụ thể ở các quá trìnhtâm lý hay trạng thái tâm lý. Người có lòng yêu thương loài vật sẽ tức giận trướchành vi hành hạ con vật của người khác, người giàu cảm xúc sẽ rơi vào trạngthái lâng lâng, ngất ngây chỉ với một cử chỉ quan tâm rất nhỏ từ người khác giới.Ngược lại, quá trình tâm lý hay trạng thái tâm lý với những điều kiện thuận lợiđược diễn ra thường xuyên có thể trở thành thuộc tính tâm lý. Chẳng hạn, ý nghĩtích cực trước mỗi biến cố trong cuộc sống sẽ khiến con người hình thành tínhlạc quan.Căn cứ vào sự tham gia của ý thức, hiện tượng tâm lý được phân hành (1)Hiện tượng tâm lý có ý thức và (2) Hiện tượng tâm lý không có ý thức* Hiện tượng tâm lý có ý thứcHiện tượng tâm lý có ý thức là hiện tượng tâm lý được chủ thể nhận biếtđang diễn ra, có sự bày tỏ thái độ và có thể điều khiển, điều chỉnh được chúng.* Hiện tượng tâm lý chưa có ý thứcHiện tượng tâm lý chưa có ý thức là những hiện tượng tâm lý không đượcchủ thể nhận biết đang diễn ra. Vì vậy, không thể bày tỏ thái độ hay điều khiển,điều chỉnh được chúng.Các cách phân chia khác:* Hiện tượng tâm lý sống động và hiện tượng tâm lý tiềm tàng.* Hiện tượng tâm lý cá nhân và hiện tượng tâm lý xã hội.Các hiện tượng tâm lý con người rất đa dạng và phong phú, phức tạp khócó thể tách bạch một cách hoàn toàn mà luôn đan xen vào nhau. Chúng đượcthể hiện ở nhiều mức độ khác nhau, có thể chuyển hóa, bổ sung cho nhau. Vìvậy, sự phân chia các hiện tượng tâm lý trên đây chỉ mang tính chất tương đối.1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÂM LÝ HỌC1.3.1. Các nguyên tắc phương pháp luận nghiên cứu Tâm lýĐây là những luận điểm cơ bản của khoa học tâm lý định hướng cho toànbộ quá trình nghiên cứu tâm lý người, bao gồm bốn nguyên tắc căn bản sau (1)Nguyên tắc quyết định luận, (2) Nguyên tắc thống nhất giữa ý thức và hoạt động,(3) Nguyên tắc phát triển và (4) Nguyên tắc hệ thống cấu trúc.1.3.1.1. Nguyên tắc quyết định luậnBất kỳ một sự biểu hiện tâm lý nào của con người cũng có nguyên nhântạo ra nó, có cái quyết định nó. Nguyên nhân hay cái quyết định tâm lý người cóthể hoặc từ chính chủ thể ấy hoặc từ môi trường bên ngoài. Đây là nguyên tắcthể hiện rõ nhất quan điểm duy vật biện chứng về bản chất của hiện tượng tâmlý người. Tâm lý người mặc dù có tiền đề vật chất từ não nhưng không đồngnghĩa bộ não quyết định toàn bộ nội dung, tính chất các biểu hiện tâm lý người.Tâm lý người có nguồn gốc từ hiện thực khách quan và chính kinh nghiệm lịchsử xã hội là chất liệu tạo nên nội dung của tâm lý người. Thế nhưng cái quyếtđịnh sự hình thành và biểu hiện tâm lý người chính là hoạt động của chủ thể đó.Con người không chỉ là một thực thể tự nhiên mà còn là thực thể xã hội, vănhóa, do đó sự phát triển của các hiện tượng tâm lý được quy định bởi các quyluật xã hội và quyết định thông qua chủ quan mỗi người.Nguyên tắc này đòi hỏi khi nghiên cứu tâm lý cần phải tìm được nguyênnhân và kết quả của những biểu hiện tâm lý người, từ đó đề ra những biện pháphữu hiệu để tác động, phát triển tâm lý người.1.3.1.2. Nguyên tắc thống nhất giữa tâm lý, ý thức, nhân cách vớihoạt động (Nguyên tắc hoạt động)Tâm lý, ý thức và những phẩm chất nhân cách con người chỉ có thể hìnhthành và phát triển thông qua hoạt động (vui chơi, học tập, lao động, giao tiếp),đồng thời một khi đã hình thành và phát triển thì nó tác động ngược trở lại hoạtđộng. Tâm lý người chính là sản phẩm, là kết quả của hoạt động của con ngườitrong đời sống xã hội. Do vậy, tìm hiểu tâm lý người, giải thích đúng bản chấtcủa nó chỉ có thể đạt được khi đặt trong hoạt động để nghiên cứu.1.3.1.3. Nguyên tắc phát triểnTâm lý con người nảy sinh, vận động và phát triển theo chiều dài phát triểncủa xã hội cũng như của lịch sử cá nhân người đó. Khi nghiên cứu tâm ý ngườiphải nhìn nhận chúng trong sự vận động phát triển. Sự phát triển tâm lý, ý thức,nhân cách phụ thuộc vào nội dung tính chất của các hoạt động mà con ngườitham gia vào.1.3.1.4. Nguyên tắc hệ thống cấu trúcCác hiện tượng tâm lý không tồn tại một cách độc lập riêng rẽ mà chúngcó quan hệ chặt chẽ với nhau và với các hiện tượng tự nhiên, xã hội khác. Khimột yếu tố thay đổi dù bên trong hay bên ngoài đều dẫn tới sự thay đổi của mộtbiểu hiện tâm lý khác. Vì vậy, khi nghiên cứu tâm lý phải đặt chúng trong một hệthống các hiện tượng tâm lý khác, trong toàn bộ nhân cách của con người, trongtoàn bộ bối cảnh hệ thống xã hội mà con người đang tồn tại. Khi ấy người