Giếng trời nên đặt ở đâu trong nhà

Thiết kế giếng trời trong nhà được coi là giải pháp hữu hiệu nhất để không khí được lưu thông, thu hút ánh sáng tự nhiên cho các phòng, giúp không gian sống trở nên thoáng mát, dễ chịu hơn. Theo quan niệm phong thủy, giếng trời là nơi hấp thu nguyên khí giao hòa của đất trời. Vì thế, khu vực này cũng cần được bố trí, sắp xếp hài hòa, tránh những điều phạm, khiến mọi thành viên trong gia đình bị ảnh hưởng. Bố trí phong thủy giếng trời như thế nào cho đúng? Mời quý vị cùng tham khảo bài viết dưới này với chúng tôi.

Giếng trời có vai trò như thế nào cho không gian sống?

Giếng trời nên đặt ở đâu trong nhà

Giếng trời là một khoảng không gian trống, được thiết kế theo hướng thẳng đứng, thông từ mái nhà xuống thẳng tầng trệt

Giếng trời là một bộ phận trong kiến trúc của các ngôi nhà hiện đại, thường thấy nhất ở những ngôi nhà ống (khi khó lấy sáng từ hai bên hông nhà).

Xét về mặt kiến trúc, giếng trời chính là phương pháp tối ưu để tiếp nhận nguồn sáng tự nhiên từ bên ngoài vào một cách dễ dàng, tạo nên sự thông thoáng, tránh bí bách, ngột ngạt. Nó giúp các thành viên gần gũi với thiên nhiên hơn, có những cảm giác thoải mái, dễ chịu. Nhờ việc bố trí giếng trời, ngôi nhà cũng có thêm điểm nhấn ấn tượng.

Xét theo phong thủy, giếng lấy sáng có tác dụng rất lớn trong việc đem tới sự cân bằng sinh khí cho căn nhà, giúp mang lại sức khỏe, tài lộc cho gia chủ. Chính vì thế, vị trí của chúng cũng cần phải được bố trí phù hợp, tránh những vi phạm tuyệt kỵ để không gây ảnh hưởng tới mọi thành viên trong gia đình.

>>> Xem thêm: Bí quyết lưu thông không khí trong nhà ở

Bố trí phong thủy giếng trời

Vị trí 

Giếng đăt tại khu vực chính giữa (trung cung)

Vị trí trung tâm ngôi nhà được xem là nơi để giếng trời tốt nhất, bởi nơi đây sẽ lấy ánh sáng và không khí tốt, tỏa đều cho không gian ngôi nhà, về phong thủy thì nó giúp điều hòa, cân bằng năng lượng. Giếng trời bố trí tại trung cung của nhà thuộc hành Thổ, hài hòa với các hành khác theo một trong hai nguyên tắc:

Hỏa thăng – Thủy giáng – Thổ bình hòa

Mộc chuyển – Kim ẩn – Thổ trung dung

Về cơ bản, Thổ chính là cầu nối để bốn hành Kim, Mộc, Thủy có thể tương tác, tăng giảm, cân bằng với nhau, thông qua các yếu tố: màu sắc, vật liệu, kiểu dáng mà tạo nên một không gian có sinh khí hài hòa, tốt nhất cho gia chủ.

Giếng trời nên đặt ở đâu trong nhà

Giếng trời hợp phong thủy thường được bố trí tại các cung tốt lành (Tài lộc hay Thiên Mạng) và thường đặt ở hướng Đông, Nam hoặc Tây, không đặt ở hướng Bắc của ngôi nhà.

Làm giếng lấy sáng cho nhà khuyết góc thì gia chủ nên lưu ý đặt vào các góc khuyết thuộc hành Hỏa để tạo ra sự vuông vắn cho không gian, đúng với quy luật Hỏa sinh Thổ theo thuyết âm dương ngũ hành.

Với giếng có diện tích nhỏ hẹp, có thể bố trí cạnh cầu thang theo dạng góc chéo (thuộc hành Hỏa) để giúp không khí lưu thông và vận chuyển tốt hơn.

Đối với những ngôi nhà có cầu thang đi về một bên và đổi tầng, hoặc cầu thang lệch, gia chủ có thể làm giếng trời dạng xiên, để làm tăng sự thông thoáng.

Giếng không đặt ở chính giữa (trung cung)

Nếu như giếng trời không nằm ở khu vực trung cung thì gia chủ có thể đặt ở các vị trí khác như:

Bố trí giếng trời ở góc để sửa chữa góc khuyết. Bên cạnh đó, nên kết hợp thêm tiểu cảnh để kích hoạt luồng khí tốt, điều hòa, cân bằng sinh khí trong nhà.

Tạo không gian hồ nước cho giếng trời, vừa làm giảm sự nóng nực do ánh mặt trời chiếu xống, mà vẫn đảm bảo được độ sáng, vừa tạo sự sinh động, dễ chịu cho không gian.

Phong thủy có nguyên tắc "tụ thủy tắc khí bất tán". Tụ thuỷ nhưng không để úng thuỷ, tức là nước phải có sự chuyển động, luân chuyển, như vậy mới tránh tù đọng và kích thích cho dòng năng lượng luân chuyển.

Gia chủ có thể đặt bể cá có bơm nước tuần hoàn, hoặc đơn giản là một hệ thống phun nước.

Chú ý: Vì giếng trời mang tính động, là nơi ánh có nắng và gió, nên tối kỵ đặt bếp gần khu vực này, vì bếp cần phải "tàng phong" thì mới có thể "tụ khí" được.

Giếng trời nên đặt ở đâu trong nhà

Khi cạnh bếp hoặc phòng ăn

Làm giếng lấy sáng ở phòng ăn, nên bố trí dạng thẳng có mái che hoặc dạng ống để Mộc sinh Hỏa cục tốt.

Trường hợp ngôi nhà của gia chủ có giếng trời cạnh phòng bếp nên dùng cây cảnh, suối nước để tạo sự tương sinh (Thủy sinh Mộc).

Nếu giếng cạnh phòng ngủ cần bố trí những chậu cây cảnh để không gian được thoáng mát, nhận được sinh khí, tốt cho sức khỏe.

Đặt giếng trời ở đâu thì tốt?

Giếng trời nên đặt ở đâu trong nhà

Việc mở giếng trời không những giúp thu nhận được ánh sáng tự nhiên và giúp ngôi nhà được thoát gió, mà còn giúp cân bằng, điều hòa Âm – Dương. Bố trí giếng trời ở trung tâm căn nhà chính là giải pháp tốt nhất để kích hoạt năng lượng, tăng tính hoạt động của Trung Cung Dương Cơ.

Tuy nhiên, nếu ngôi nhà không có chiều sâu lớn, diện tích nhỏ, không bị tối thì không nhất thiết phải làm giếng trời. Việc mở nhiều khoảng lấy sáng có thể dẫn đến Dương thịnh Âm suy, trong nhà lúc nào cũng thấy nóng nực (đặc biệt là ngôi nhà ở hướng Tây, khi ánh sáng mặt trời gay gắt chiếu vào mỗi buổi chiều).

Khu vực trung cung, khu vực thái cực là nơi có các bộ sao vượng hướng. Nếu nơi này không có các sát khí của địa khí như Tam Sát, Thiên Hình, Độc Hoả, Đại Sát và Thiên Khí thì gia chủ mở giếng trời tại đây là tốt nhất.

Vì giếng trời không có hướng, nên chúng ta không cần xem xét đến hướng của nó. Thế nhưng, không nên mở giếng trời tại phía Bắc căn nhà, bởi hướng này thuộc cung Khảm, thường có khí xấu không tốt cho sức khỏe của con người.

Lưu ý về kích thước và hình thế

Giếng trời nên đặt ở đâu trong nhà

Không nên để kích thước quá nhỏ, vì như vậy sẽ không hấp thu được nguyên khí của trời đất vào trong không gian sống, thậm chí có thể tạo hiệu ứng ngược, tạo nên những luồng sát khí. Giếng lấy sáng là nơi tiếp nhận sinh khí và chuyển giao tới nhiều không gian sống, nên không để gần nhà vệ sinh, kéo theo uế khí, tạp khí tới các phòng khác.

Tùy theo kiến trúc của ngôi nhà, quý gia chủ có thể thiết kế giếng lấy sáng với hình thế sao cho phù hợp, tương sinh với ngũ hành. Nhà hình Mộc, giếng cũng nên là hình Mộc (hình chữ nhật), hoặc hình Thủy uốn lượn. Nhà hình Thổ vuông vắn thì nên để giếng có hình Kim – tròn, elip

Khi mở giếng, gia chủ cần cân nhắc xem nhà mình ở hướng nào, để bố trí loại mái che cho phù hợp, giúp chủ động hơn trong việc chống mưa, tránh nắng, điều tiết ánh sáng vào nhà.

>>> Xem thêm: Xem tuổi làm nhà, nên hay không?

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN NHÀ Ở TẠI ĐÂY.

Công ty TNHH Kiến Trúc Phong Thủy Tam Nguyên

Hotline: 1900.2292

Địa chỉ liên hệ:

  • Văn phòng Hà Nội: Lô A12/D7, ngõ 66 Khúc Thừa Dụ, Khu đô thị mới, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
  • Văn phòng Quảng Ninh: Số 81 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
  • Văn phòng Đà Nẵng: Tầng 12, Tòa ACB, 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • Văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh: Số 38 Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP HCM

Bố trí giếng trời trong nhà hợp phong thủy.

Theo quan niệm về phong thuỷ, vị trí đặt giếng trời có ảnh hưởng quan trọng đến tài lộc, sức khỏe của gia đình. Nếu khéo léo vận dụng phong thủy ngũ hành sẽ đem lại sự cân bằng, hài hòa về trường khí nội thất. Tuy nhiên nếu tùy tiện bố trí giếng trời sẽ mang lại điều không  may mắn cho gia chủ. Bài viết dưới đây được Nhà Đẹp Đông A tổng hợp và mang đến khách hàng những thông tin hữu ích trong việc bố trí thiết kế giếng trời khoa học, hợp phong thủy.

Giếng trời nên đặt ở đâu trong nhà

Giếng trời là gì?

Giếng trời làm một khoảng không gian thông theo phương đứng từ tầng trệt tới mái. Nó có thể có hoặc không trong công trình.

Giếng trời được coi là phương pháp tối ưu giúp lưu thông khí trong nhà, hút khí trời, ánh sáng vào bên trong ngôi nhà bạn.  Giếng trời được ứng dụng chủ yếu trong các công trình nhà ống hiện nay. Đem lại sự hài hòa, cân bằng về trường khí nội thất.

Vị trí đặt giếng trời

Giếng trời nên đặt ở đâu trong nhà

Giếng trời được đặt ở nhiều vị trí trong ngôi nhà bạn như: giữa nhà, cạnh cầu thanh, phòng ăn, nhà bếp,…Cho dù là ở đâu thì giếng trời vẫn đảm được quá trình lưu thông không khí trong nhà được thuận lợi, không bị cản trở. Tùy theo kích thước ngôi nhà mà người ta có cách tính toán, và đặt ở vị trí sao cho thích hợp nhất.

Lưu ý:

Giếng trời không nên đặt ở phía trước nhà, vì phần không gian trước nhà là phần đã được thoáng, và nhận ánh sáng tự nhiên.

Trong khi đó, phần sau nhà luôn bị tối, không có sự giao lưu giữa khí trời, ánh sáng tự nhiên với không gian bên trong. Bởi vậy lỗ thông thủy ở đây sẽ giúp tạo các lực hút gió, ánh sáng vào nhà. Tuy  nhiên hiện nay phổ biến hơn cả là giếng trời đặt ở giữa nhà tại khu vực cầu thang.

Một giếng trời hợp phong thủyphải đảm bảo được đặt ở cung tốt chẳng hạn như cung Tài Lộc, Cung Thiên mạng. Khi đặt giếng trời thì không có hướng cụ thể, tuy nhiên người ta thường kiêng kị, tránh hướng Bắc của ngôi nhà.

Xét về phương diện nội thất: Thông thường trong các thiết kế, kts vẫn kết hợp giếng trời với tiểu cảnh hay bể cá để tạo điểm nhấn cho không gian nơi đây. Hơn nữa còn tạo cảm giác gần gũi, và yêu quý ngôi nhà hơn với thiên nhiên nữa nhé.

Bố trí giếng trời theo ngũ hành

Vai trò của giếng trời trong phân bố và thông thoáng cho nhà. Giếng trời được bố trí tại trung tâm của mặt bằng nhà.  Đây là khu vực mang đặc tính của hành Thổ, cân bằng với các hành khác theo nguyên tắc Hỏa thăng – Thủy giáng – Thổ bình hòa hoặc Mộc chuyển – Kim ẩn – Thổ trung dung.

Bốn hành còn lại trong ngũ hành đều lấy Thổ làm cầu nối để tăng giảm, qua lại tương tác với nhau thông qua vật liệu, màu sắc, đường nét của những không gian trống mà giếng trời đặc trưng. Khi bố trí giếng trời cần quan sát không gian bên cạnh là gì, thuộc ngũ hành nào để từ có có sự điều chỉnh, và lựa chọn chất liệu sao cho phù hợp. Đối với những ngôi nhà thấp tầng, mà gia chủ lại không muốn đặt phòng thờ trên lầu cao thì giếng trời có mái là lựa chọn hoàn hào để đặt phòng thờ vừa tiện cho việc hương khói mỗi ngày mà không bị tác động của các không gian phía trên xuống bàn thờ bên tầng dưới.

Bố trí giếng trời theo dạng nhà và cấu trúc ngôi nhà

Giếng trời nên đặt ở đâu trong nhà

Nếu như ngôi nhà của bạn có hình dạng méo mó, thì vị trí đặt giếng trời thích hợp là ở các góc theo mệnh dạng hành Hỏa để trả lại hình vuông vức cho nội thất bởi theo quan niệm phong thủy thì Hỏa sinh Thổ.

Tuy không thoáng như giếng trời độc lập nhưng khi trên nóc thang có cửa trời dạng chéo thì khả năng luân chuyển khí vẫn tố và có thể tận dụng cầu thang để làm điểm nhấn trang trí cho ngôi nhà.

Nếu diện tích là không lớn, cần tiết kiệm thì giếng trời có thể kết hợp với những ô trống trong nhà như giữa hoặc bên cạnh cầu thang. Vẫn đảm bảo khả năng luân chuyển nội khí được diễn ra và tận dụng vách cầu thang để làm điểm nhấn trang trí cho không gian thêm ấn tượng và đặc sắc hơn.

Trường hợp nhà có cầu thang đi về một bên và đổi tầng, hay dạng cầu thang lệch tầng thì một giếng trời xiên được tạo nên thuộc hành Hỏa vừa thuận tiện về giao thông mà còn đảm bảo sự thông thoáng, tầm nhìn rộng cho ngôi nhà.
Còn nếu giếng trời đặt ở phòng ăn thuộc mệnh Mộc có thể sử dụng suối nước và cây cảnh để có mệnh Thủy và Mộc tương sinh. Giếng trời nên ở dạnh thẳng đứng hoặc ống và trên đỉnh phải có mái che.

Còn nếu giếng trời đặt bên cạnh phòng an thuộc mệnh Mộc có thể dùng suối nước, cây cảnh để có Mộc và Thủy tương sinh.

Giếng trời được thiết kế bên phòng ngủ thì cách bài trí thiên về tính thủy và mộc bằng cách trang trí nhẹ nhàng, màu tươi sáng. Giếng trời thường được thiết kế thoáng, sử dụng vật liệu gần gũi với thiên nhiên thuộc hành thổ, mộc, thủy kết hợp khung sắt nghệ thuật vừa bảo vệ vừa là điểm nhấn biến giếng trời trở thành điểm nhấn nổi bật cho nội thất.

Xem thêm các mẫu thiết kế khác