Gửi xe máy ở bờ hồ

Điều này đang gây bức xúc cho khách gửi xe, ảnh hưởng đến trật tự đô thị, đồng thời thất thoát lớn cho ngân sách.

Chiều tối ngày 19/8 vừa qua, chạy lòng vòng xung quanh hồ Hoàn Kiếm, anh Nguyễn Duy Phương mới tìm được một chỗ trông giữ xe máy trên phố Bảo Khánh. Anh Phương khá bất ngờ với cách thức thu phí theo giờ ở Việt Nam, khác hẳn với hình thức trông giữ xe theo ngày ở Đài Loan- nơi anh đang học tập, sinh sống:

"Tôi gửi xe ở khu vực Bảo Khánh, mức phí họ thu từ 5h-9 h tối là 20.000 đồng. Khi gửi họ chỉ đưa vé và không có một mức giá trên vé. Chút nữa tôi ra không biết họ có thu thêm hay không thì tôi không biết", anh Phương cho biết.

Gửi xe máy ở bờ hồ

Vé xe đưa cho khách gửi xe không ghi ngày, giờ được thu với giá 20.000 đồng

Dắt theo 2 bạn nhỏ đi ra từ một điểm trông giữ xe có biển trên phố Nguyễn Xí, chị Loan ở quận Thanh Xuân được một phụ nữ mặc đồng phục áo trắng, quần ghi xám dặn với theo phải lấy xe trước 10 giờ đêm.

Với số tiền phải trả là 20.000 đồng cho hơn 3 tiếng gửi xe, chị Loan chia sẻ: "Vé giấy không có ghi mệnh giá. Tất nhiên là cao rồi, bình thường nhà nước quy định ngày thu 3.000, đêm thu 5.000 nhưng họ thu lên gấp 4 lần nhưng do nhu cầu của mình. Mình cần mình phải trả thôi".

Theo khảo sát của phóng viên, xung quanh phố đi bộ Hồ Gươm có rất nhiều điểm trong giữ xe trên phố Nguyễn Xí, Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền…được cấp phép lẫn tự phát. Nếu gửi xe và lấy xe trước 5 giờ chiều, mức giá phổ biến 10 nghìn đồng/xe, vào các buổi tối cuối tuần, mức giá dao động từ 10 nghìn đồng đến 30 nghìn đồng/xe. Trong đó, có không ít điểm trông giữ xe hình thành ngay trên vỉa hè, lấn chiếm toàn bộ không gian đi lại của người đi bộ.

Anh Đức Huy phản ánh: "Của nhà dân người ta mở ra, xong lấn chiếm vỉa hè, bắt đầu người ta giữ xe. Cái này chắc là cũng có nhưng mà họ đã làm việc với cơ quan, với Nhà nước rồi thì người ta cho để xe ở đây mới để được chứ".

Gửi xe máy ở bờ hồ

Dù biết mức giá trông giữ xe cao hơn quy định, nhưng nhiều người dân vẫn phải chấp nhận nếu muốn vào khu phố đi bộ

Tình trạng “loạn”giá trông giữ xe ở khu vực này cũng xảy ra tương tự đối với ô tô. Trong vai một người đang tìm chỗ gửi xe, phóng viên nhận được lời chào mời với mức giá khác nhau trên cùng một tuyến phố Hai Bà Trưng (hướng từ Quán sứ đi Nhà hát lớn) dù khu vực này không hề có biển được phép trông giữ ô tô:

"Trông đến 7h30, 100.000 đồng. Ở đây trông cả một dọc dài chứ có phải mình xe chị đâu mà chị lo".

"3 tiếng 100.000 đồng, 4 tiếng cũng 100.000 đồng. Chị để ở đây thoải mái mà, bắt bọn em chịu. Không bị cẩu đâu, chị yên tâm".

Gửi xe máy ở bờ hồ

Một địa điểm trông giữ xe trên phố Hai Bà Trưng luôn đông đúc dịp cuối tuần

Theo Quyết định số 44/2017 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, giá dịch vụ trông giữ xe máy (xe máy điện) tại địa bàn các quận, các điểm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, vào ban ngày là 3.000 đồng/lượt, đêm là 5.000 đồng/lượt. Mức giá dịch vụ trông giữ ô tô trên các tuyến phố  Lý Thái Tổ, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng, Phủ Doãn, Quán Sứ… 30 nghìn đồng/lượt/ 1 giờ. Tuy nhiên, mức giá thực tế mà người dân phải trả cao hơn rất nhiều, thậm chí cao gấp 4-6 lần.

Chị Kim Hồng, ở quận Hai Bà Trưng bày tỏ lo ngại: "Đa số thu 10.000 ban ngày, còn buổi tối thu 20.000, có những chỗ người ta lấy 30.000 khu vực Hai Bà Trưng. Đấy là người ta tự thu. Không phải riêng mình, mà cộng đồng người ta thu rất lớn. Phố đi bộ rất đông. Nhà nước nên quản lý".

Thống kê của Ban quản lý phố cổ, có khoảng 40.000 lượt khách đến tham quan phố đi bộ trong 3 ngày đầu mở cửa lại vào đầu tháng 3. 

Trung bình có khoảng 10.000 lượt khách đến phố đi bộ vào ngày cuối tuần, thành phố Hà Nội cần có những biện pháp quản lý, không để tình trạng “loạn” giá trông giữ xe ở khu vực này, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng đến người dân./.

Để phục vụ người dân đến tham quan và vui chơi vào những dịp cuối tuần lễ Tết, UBND TP Hà Nội đã thành lập 78 điểm gửi xe phố đi bộ Hà Nội với diện tích 17.380 m2. Bạn có thể tham khảo qua bài tổng hợp dưới đây.

1. Các tuyến phố đi bộ là các tuyến phố nào?

Các tuyến phố đi bộ ở Hà Nội bao gồm: Phố Đinh Tiên Hoàng, Lê Lai Lê Thạch, Đinh Lễ, Nguyễn Xí, Tràng Tiền (đoạn từ Ngô Quyền đến Đinh Tiên Hoàng), Hàng Khay, Lê Thái Tổ (một nửa đường phía Hồ Hoàn Kiếm đoạn từ Hàng Trống đến Hàng Khay), Lò Sũ, Hàng Dầu (đoạn từ ngã tư Lò Sũ – Hàng Dầu đến Đinh Tiên Hoàng), khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Trần Nguyên Hãn (từ Đinh Tiên Hoàng đền Lý Thái Tổ), Lương Văn Can (đoạn từ Hàng Hành đến Lê Thái Tổ), Bảo Khánh (đoạn từ ngõ Bảo Khánh đến Lê Thái Tổ), Hàng Bài (đoạn từ Hai Bà Trưng đến Tràng Tiền). 

Thời gian các tuyến phố đi bộ hoạt động: Vào mùa hè: Từ 19h30 tới 24h, vào mùa đông: Từ 18h30 tới 24h các ngày T6, T7 và Chủ nhật. Trong khoảng thời gian này, những tuyến phố đi bộ này sẽ cấm các phương tiện hoạt động.

Gửi xe máy ở bờ hồ
Gửi xe phố đi bộ Hà Nội

Xem thêm: Khái quát thông tin về 36 phố cổ Hà Nội xưa và nay

2. Các điểm gửi xe phố đi bộ Hà Nội

Hiện nay sở Xây dựng Hà Nội đã lên phương án bố trí 78 gửi xe phố đi bộ Hà Nội để trông giữ ô tô, xe đạp, xe máy có diện tích 17.380 m2 với sức chứa 87 xe du lịch, xe chở khách, hơn 600 xe ô tô con, hơn 2.700 xe đạp, xe máy.

Với mỗi địa điểm trông giữ xe đều có biển báo: “Nơi trông giữ (xe đạp, xe máy, ô tô) phục vụ các tuyến phố đi bộ”. Có bảng niêm yết phí trông giữ theo quy định.

Đối với xe du lịch, xe khách trên 25 chỗ: gửi ô tô phố đi bộ Hà Nội bao gồm các điểm Trần Khánh Dư (sát tường rào Bảo tàng lịch sử), điểm đỗ xe Trần Quang Khải (bãi đá), điểm đỗ xe Phùng Hưng cụt (Lê Văn Linh – Phan Đình Phùng).

Gửi xe máy ở bờ hồ
Gửi xe ô tô phố đi bộ Hà Nội

Click ngay: Các quán bánh cuốn ở Hà Nội ngon

Đối với xe con gồm 18 điểm gửi xe ô tô phố đi bộ Hà Nội: trong đó có 15 điểm dự kiến tại tuyến phố: Lý Thái Tổ (đoạn từ Lò Sũ đến Lê Lai), Ngô Quyền (từ số 16 đến 22 và từ Lê lai đến Lê Thạch), Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng (trước số 34-38), 6 Quang Trung (từ Hai Bà Trung đến Tràng Thi), Lê Phụng Hiểu (vườn hoa Diên Hồng), 8 Cổ Tân (vườn hoa Cổ Tân), Phạm Ngũ Lão, Trần Nhật Duật (bãi đỗ xe cao tầng), Phùng Hưng (vỉa hè và lòng đường), Bát Đàn, Nhà Thờ, Hàng Trống, trên hè tại số 5 Quang Trung…

Hiện tại sở Xây dựng đang tiếp tục đề xuất thêm 3 điểm tại Trần Nguyên Hãn (đoạn từ Ngô Quyền – Tông Đản), Bà Triệu (đoạn từ Tràng Thi đến Trần Hưng Đạo), Tông Đản (đoạn từ Lý Đạo Thành đến Tràng Tiền).

Gửi xe phố đi bộ Hà Nội đối với xe máy và xe đạp gồm: 57 điểm trông giữ trong đó phố Hai Bà Trưng có 15 điểm, Lý Thái Tổ có 5 điểm, Ngô Quyền có 8 điểm, Quang Trung có 4 điểm, Lê Phụng Hiểu có 1 điểm. 24 điểm bổ sung mới gồm: Ngô Quyền có 4 điểm, Lý Thái Tổ có 4 điểm, Hai Bà Trưng có 10 điểm, Bà Triệu có 1 điểm, Quang Trung có 1 điểm, Hàng Bài có 2 điểm, Hàng Gai có 2 điểm.

Gửi xe máy ở bờ hồ
Gửi xe ở phố đi bộ Hà Nội

3. Cần lưu ý gì khi gửi xe ở phố đi bộ Hà Nội

Cần đi sớm vào những dịp cuối tuần để có thể gửi xe được ở điểm trông giữ xe do Ủy ban phường quy định bởi ở đây có bảng giá niêm yết. Hạn chế gửi xe ở những điểm tự phát, giá cả sẽ bị đắt hơn gấp nhiều lần. Tốt nhất bạn cần hỏi và trao đổi giá trước khi gửi xe.

Kiểm tra xe thật kỹ trước khi ra khỏi khu vực gửi xe: những ngày lễ Tết số lượng xe cộ rất đông, hãy nhớ đặc điểm của chiếc xe, biển số và vị trí để xe, điều giúp cho bạn sau khi vui chơi xong có thể tìm đúng xe của mình nhanh nhất.

Chắc chắc một điều là phải khóa an toàn và cẩn thận, đồng thời bạn phải lưu ý mang tiền, các giấy tờ quan trọng theo người. Không nên để các giấy tờ cá nhân trong cốp, tránh trường hợp bị móc mất. Ở cốp chỉ nên để mũ bảo hiểm, áo mưa, mũ nón để phòng trời mưa thôi.

Trên đây là một số lưu ý khi gửi xe phố đi bộ Hà Nội. Hy vọng đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc.