Hải quân việt nam có bao nhiêu tàu bbc

Để bảo vệ lãnh thổ và lợi ích quốc gia trên Biển Đông cùng với nhu cầu hiện đại hóa lực lượng hải quân và không quân, Việt Nam đã tăng chi tiêu quân sự, theo GlobalData.

Chi phí mua lại quốc phòng của Việt Nam dự kiến sẽ tăng theo cấp số nhân và dự báo đạt độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ở mức kỷ lục 8,5% giai đoạn 2023-2027, đạt 8,5 tỷ đôla vào năm 2027, theo GlobalData.

Báo cáo của GlobalData, 'Thị trường quốc phòng Việt Nam - Mức độ hấp dẫn, cảnh quan cạnh tranh và dự báo đến năm 2027', cho thấy Việt Nam tập trung tăng đầu tư vào hoạt động mua lại và ngân sách hoạt động khác.

Yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông và sức mạnh ngày càng tăng của các lực lượng vũ trang Trung Quốc đã thúc đẩy chính phủ Việt Nam tăng cường khả năng quân sự của mình, GobalData nhận định.

Về tiền đồng, chi tiêu quốc phòng của Việt Nam ghi nhận tốc độ CAGR là 5,9% trong giai đoạn 2018-22, ở mức 138,5 nghìn tỷ đồng vào năm 2022, Trong khi giai đoạn 2023-27, dự báo tốc độ CAGR tăng mạnh 11,3%, trị giá 228. 2 nghìn tỷ đồng vào năm 2027.

Akash Pratim Debbarma, Chuyên gia phân tích hàng không và quốc phòng tại GlobalData, nhận xét rằng dù nền kinh tế Việt Nam đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 nhưng đã thể hiện khả năng phục hồi đáng kể.

"Kế hoạch mua sắm Tàu ngầm hạng trung và tàu tuần tra là minh chứng cho cam kết của Việt Nam nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia và bảo vệ yêu sách lãnh thổ của mình trước bất kỳ hành động ngoại xâm lược nào, trong bối cảnh hiện nay, từ Trung Quốc ", Asia Pacific Defence Reporter dẫn lời ông Akash Pratim Debbarma.

Việt Nam đang tính đến việc mua máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 (Su-57) của Nga. Nếu mua, Việt Nam có thể trở thành khách hàng đầu tiên của Nga về mặt hàng này.

Ngoài ra, Việt Nam cũng có kế hoạch mua máy bay huấn luyện Yak-130, dự kiến sẽ mở đường cho việc mua các loại máy bay phản lực tiên tiến của Nga như Su-30S.

Ngân sách quốc phòng của Việt Nam đã gia tăng mỗi năm từ năm 2015, với đà tăng trưởng trung bình khoảng 7,2% mỗi năm, theo Defense News.

Hồi đầu năm ngoái, Việt Nam đã ký hợp đồng để mua 12 máy bay phản lực huấn luyện L-39NG của hãng Aero Vodochody, Séc. Dự kiến, các máy bay chiến đấu này sẽ được giao cho Việt Nam trong thời gian từ 2023 đến 2024.

Giá trị của hợp đồng, này, theo Defense News, không được tiết lộ

Đầu năm 2020, Việt Nam cũng ký hợp đồng đặt mua 12 máy bay huấn luyện phản lực Yak-130 của Nga.

Việt Nam chủ yếu trang bị cho quân đội của mình các vũ khí và trang thiết bị quân sự của Nga. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Việt Nam bắt đầu đa dạng hóa nguồn cung thông qua việc mua máy bay vận tải của Airbus, và tiếp nhận các tàu đã qua sử dụng của hải quân Hàn Quốc và Cảnh sát biển Hoa Kỳ, bài viết trên Defense News cho hay.

Một số cây viết chuyên về quân sự ở Mỹ nói rằng vật thể mà ngư dân Việt Nam mới thu được ở Phú Yên có thể là loại Yu-6 của Hải quân Quân Giải phóng Trung Quốc.

Người dân Phú Yên mới đây đã bàn giao một quả ngư lôi 'khắc chữ Hán' cho nhà chức trách.

Cùng lúc, các trang mạng xã hội Việt Nam lo lắng về sự hiện diện của hải quân Trung Quốc đâu đó ngoài khơi Việt Nam, và ghi nhận tin về một vài vụ khác, khi "vật thể lạ' dạt vào bờ biển nước này.

'Hình trụ, đầu màu cam và có khắc chữ Trung Quốc'

Theo trang VOV, trưa 19/12, Đồn Biên phòng An Hải đã xác định tin "ngư dân địa phương đưa được vật thể lạ này vào bờ biển thôn Phước Đồng, xã An Hải an toàn".

"Theo đo đạc, vật thể này hình trụ, dài khoảng 6,8m; đường kính 54cm; phần đầu hơi nhọn, màu cam. Ở phần thân màu cam có một số chốt với nhiều ký hiệu khác nhau. Phía đuôi có hai cánh quạt đường kính 39cm, giống như chân vịt tàu thuyền. Một số chỗ trên thân có khắc chữ Trung Quốc," theo bài trên VOV.

Biên phòng và công an đã "bố trí lực lượng bảo vệ hiện trường, chờ bàn giao vật thể lạ này cho Hải quân Việt Nam", nguồn tin này cho biết.

Tin về 'vật thể lạ' hình ngư lôi dạt vào Phú Yên được một số nhà quan sát nước ngoài chú ý.

Hai cây bút về quân sự ở Hoa Kỳ, Joseph Trevithick và Tyler Rogoway viết trên trang The Drive cho rằng với kích cỡ, màu sắc, hình dạng như báo Việt Nam mô tả, vật thể kia "rất có nhiều khả năng là ngư lôi Yu-6" của Hải quân TQ (PLAN).

Ông Joseph Trevithick đã viết tin này trên Twitter.

Chỗ màu cam ở đầu ngư lôi là nơi gắn đầu đạn (warhead), nhưng đây có thể chỉ là loại huấn luyện.

Joseph Trevithick và Tyler Rogoway cũng nêu giả thuyết rằng, "một trong số 80 tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc có thể đã phóng ra ngư lôi này trong một cuộc diễn tập ở Biển Nam Trung Hoa".

Tuy nhiên, hiện chưa có xác nhận cụ thể gì từ phía nhà chức trách ở Việt Nam về nguồn gốc, thể loại của 'vật thể lạ' có gắn chân vịt.

Nhiều thế hệ ngư lôi

Hải quân việt nam có bao nhiêu tàu bbc

Nguồn hình ảnh, Fotoholica Press

Chụp lại hình ảnh,

Ống phóng ngư lôi trong tàu ngầm -hình chỉ có tính minh họa

Các trang về công nghệ quốc phòng Phương Tây cho hay Yu-6 (鱼 Ngư-6) là loại Trung Quốc sản xuất tương ứng với Mark-48 của Hoa Kỳ.

Đây là thế hệ mới nhất, được sản xuất ồ ạt, trang bị cho tàu ngầm, dùng để chống hạm và chống tàu ngầm đối phương.

Yu-6 dùng bộ vi mạch Intel để dẫn đường, cao cấp hơn Yu-4 vẫn dùng công nghệ Liên Xô cũ.

Trước nữa, Trung Quốc có Yu-3, thiết kế năm 1964 và phải đến 1984 mới thử xong để đem vào sử dụng, chuyên dùng cho tàu ngầm chống tàu ngầm (ASW combat) nhưng bị cho là kém ngư lôi Liên Xô và Mỹ.

Sau đó, Trung Quốc dùng mô hình SAET-50 của Liên Xô để chế ra Yu-4 nhưng không đủ chất lượng để cung cấp cho hải quân.

Họ phải cải tiến loại này thành Yu-4A để đem vào sử dụng.

Bước ngoặt xảy đến năm 1978, khi Trung Quốc bắt được một trái ngư lôi Mk46 Mod 1 của Hoa Kỳ ngoài Biển Đông.

Công nghệ Mỹ được Trung Quốc sao chép để chế ra Yu-5, Yu-6 dùng cho tàu ngầm và Yu-7 chuyên để thả từ phi cơ (air-launched torpedo).

Yu-5 có tầm hoạt động 30 km, còn Yu-6 tới 45 km.

Cả hai vẫn phải dùng vi mạch Hoa Kỳ và Nhật Bản cho phần điều khiển.

Hải quân việt nam có bao nhiêu tàu bbc

Nguồn hình ảnh, Xinhua/Getty

Chụp lại hình ảnh,

Hôm 27/03/2018 Reuters đưa tin ảnh vệ tinh của Planet Labs Inc chụp hôm 26/03 cho thấy hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc đang cùng chừng 40 tàu chiến và tàu ngầm đi vào Biển Đông ở phía Nam đảo Hải Nam trong đợt phô trương sức mạnh mới nhất. Tàu Liêu Ninh vốn là tàu gốc của Liên Xô mà TQ mua từ Ukraine về và tân trang và lắp thiệt bị.

Trở lại vụ vật thể lạ như ngư lôi dạt vào Phú Yên, Joseph Trevithick và Tyler Rogoway viết rằng Hải quân VN sẽ "tháo ra từng mảnh để tìm hiểu xem công nghệ ngư lôi Trung Quốc có gì hay".