Hầm xương lâu có tốt không

Nước hầm xương đã trở thành một nguyên liệu, một thực phẩm bổ sung rất phổ biến trong thời gian gần đây, đặc biệt là đối với những người quan tâm đến sức khỏe. Đó là bởi vì những lợi ích mà nước hầm xương đem lại. Bài này sẽ giới thiệu cho bạn tất cả kiến thức về nước hầm xương – từ cách chế biến tới những lợi ích tiềm năng của nguyên liệu bổ dưỡng này.

Mục lục ẩn

1 Nước hầm xương là gì?

2 Cách làm nước hầm xương

2.1 Nguyên liệu

2.2 Cách làm:

3 Uống nước hầm xương có tác dụng gì?

3.1 Nước hầm xương chứa nhiều Vitamin và khoáng chất quan trọng

3.2 Nước hầm xương có lợi cho hệ tiêu hóa

3.3 Nước hầm xương giúp chống lại chứng viêm

3.4 Nước hầm xương giúp cải thiện sức khỏe khớp

3.5 Nước hầm xương có lợi cho việc giảm cân

3.6 Nước hầm xương cải thiện giấc ngủ và chức năng não

4 Những mẹo nhỏ khi sử dụng nước hầm xương

4.1 Cách lưu trữ nước hầm xương

4.2 Nên uống bao nhiêu nước hầm xương mỗi ngày?

4.3 Kết luận

Nước hầm xương là gì?

Nước hầm xương được chế biến bằng cách ninh xương và mô liên kết (gân, sụn) của động vật. Nguyên liệu giàu dinh dưỡng này thường được sử dụng trong súp, nước cốt, nước sốt và các món canh. Gần đây, nước hầm xương trở nên phổ biến như một thức uống tốt cho sức khỏe.

Nước hầm xương đã có từ thời tiền sử. Khi những người săn bắn, hái lượm tìm cách để biến các bộ phận không ăn được của động vật như xương, móng, khớp… thành nước dùng để họ có thể uống.

Bạn có thể dễ dàng làm nước hầm xương bằng cách sử dụng xương từ bất kỳ động vật nào – thịt lợn, thịt bò, thịt bê, gà tây, thịt cừu, bò rừng, trâu, thịt nai, gà hay cá. Tủy và các mô liên kết như bàn chân, móng, mỏ… đều có thể được sử dụng cùng.

Cách làm nước hầm xương

Bạn có thể chế biến nước hầm xương bằng cách rất đơn giản. Trên mạng có rất nhiều công thức được chia sẻ, tuy nhiên, hầu như chẳng ai làm nước hầm xương theo một công thức chuẩn mực nào cả. Bởi tất cả những gì bạn cần chỉ là một chiếc nồi lớn, nước, giấm và xương. 

Hãy thử bắt đầu với một công thức đơn giản nhất:

Nguyên liệu

  • 4 lít nước
  • 30ml giấm táo
  • 1-2kg xương động vật
  • muối, tiêu vừa ăn

Cách làm:

  • Cho tất cả nguyên liệu vào nồi lớn, nồi áp suất hoặc nồi nấu chậm
  • Đun sôi
  • Giảm nhỏ lửa và ninh trong 12-24 giờ (hoặc trong nồi áp suất điện chọn thời gian áp suất là 120 phút). Thời gian nấu càng lâu thì nước hầm xương càng ngon và bổ dưỡng.
  • Để nước dùng nguội. Lọc và loại bỏ xương, cặn.

Để nước dùng bổ dưỡng nhất, nên kết hợp giữa nhiều loại xương: xương ống, xương đuôi, xương chân, xương cục… Bạn cũng có thể trộn nhiều loại xương động vật vào cùng một mẻ nước hầm. Việc thêm giấm vào là rất quan trọng và cần thiết vì nguyên liệu này sẽ giúp thẩm thấu hết tất cả chất dinh dưỡng quý giá từ xương vào nước hầm – thứ cuối cùng mà bạn tiêu thụ. Ngoài ra, bạn có thể thêm các loại rau, thảo mộc hay gia vị tùy thích vào nước hầm để gia tăng hương vị. Các nguyên liệu phổ biến có thể bổ sung vào nước hầm xương là tỏi, hành tây, cần tây, cà rốt, mùi tây, xạ hương. Bạn nên thêm ngay từ đầu cùng xương.

Như bạn đã thấy, nước hầm xương không hề khó khi chế biến. Những lợi ích sức khỏe dưới đây sẽ khiến bạn bị thuyết phục và thử làm ngay!

Uống nước hầm xương có tác dụng gì?

Nước hầm xương chứa nhiều Vitamin và khoáng chất quan trọng

Nước hầm xương vô cùng bổ dưỡng. Tuy nhiên, hàm lượng chất dinh dưỡng cũng phụ thuộc vào thành phần mà bạn sử dụng để ninh cùng. Ví dụ như:

  • Xương động vật rất giàu canxi, magie, kali, phốt pho và các khoáng chất vi lượng khác – những chất cần thiết để xây dựng và củng cố xương của bạn. 
  • Xương cá chứa i-ốt – chất cần thiết cho chức năng tuyến giáp khỏe mạnh và sự trao đổi chất của cơ thể.
  • Sụn cung cấp cho bạn glucosamine và chondroitin – các hợp chất tự nhiên được tìm thấy trong sụn giúp hỗ trợ cho khớp.
  • Tủy cung cấp vitamin A, vitamin K2, các khoáng chất như kẽm, sắt, boron, mangan và selen, cũng như các axit béo omega-3 và omega-6.

Tất cả các bộ phận động vật này cũng chứa collagen – sẽ biến thành gelatin khi nấu chín và tạo ra một số axit amin quan trọng. Khi tất cả các thành phần được đun sôi, các chất dinh dưỡng trong chúng được giải phóng vào nước, ở dạng cơ thể bạn có thể dễ dàng hấp thụ. Nhiều người không có đủ các chất dinh dưỡng này trong chế độ ăn uống, vì vậy uống nước hầm xương là cách đơn giản nhất để bổ sung. 

Hầm xương lâu có tốt không

Xem thêm: Cách làm canh sườn bò hầm củ cải

Nước hầm xương có lợi cho hệ tiêu hóa

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng sức khỏe tổng thể của bạn phụ thuộc nhiều vào sức khỏe đường ruột. Và nước hầm xương không chỉ dễ tiêu hóa mà còn có thể hỗ trợ quá trình tiêu hóa của các loại thực phẩm khác. Chất gelatin có trong nước hầm xương sẽ thu hút và giữ chất lỏng một cách tự nhiên. Gelatin cũng có thể liên kết với nước trong đường tiêu hóa của bạn, giúp thức ăn di chuyển qua ruột dễ dàng hơn. Đây cũng là chất được chứng minh có khả năng bảo vệ và chữa lành lớp niêm mạc của đường ruột. Một axit amin trong gelatin được gọi là glutamine giúp duy trì chức năng của thành ruột và đã được biết đến để ngăn ngừa và chữa lành một tình trạng được gọi là “ruột bị rò rỉ”. Rò rỉ ruột có liên quan đến một số bệnh mãn tính khi hàng rào giữa ruột và máu của bạn bị suy giảm. Lúc đó, các chất mà cơ thể bạn thường không cho phép rò rỉ vào máu sẽ vượt qua hàng rào một cách dễ dàng, dẫn đến viêm và nhiều vấn đề khác.

Vì tất cả những lý do kể trên, uống nước hầm xương rất có lợi cho những người bị rò rỉ ruột, hội chứng ruột kích thích (IBS) hoặc bệnh viêm ruột (IBD) – như viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn.

Nước hầm xương giúp chống lại chứng viêm

Hầm xương lâu có tốt không

Xem thêm: Canh sườn hầm khoai sọ 

Các axit amin được tìm thấy trong nước hầm xương, bao gồm glycine và arginine, có tác dụng chống viêm mạnh mẽ. Đặc biệt, arginine có thể đặc biệt có lợi trong việc chống lại chứng viêm mãn tính.

Một nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng việc sử dụng arginine đường uống cho chuột bị hen suyễn làm giảm viêm đường thở và cải thiện các triệu chứng của bệnh hen suyễn. Một nghiên cứu khác cũng trên chuột cho thấy rằng bổ sung arginine có thể giúp chống lại chứng viêm ở những người bị béo phì. 

Nước hầm xương giúp cải thiện sức khỏe khớp

Collagen là chất đạm chính được tìm thấy trong xương, gân và dây chằng. Trong quá trình nấu, collagen từ xương và mô liên kết bị phá vỡ thành một loại chất đạm khác, gọi là gelatin. Gelatin chứa các axit amin quan trọng hỗ trợ sức khỏe khớp.

Gelatin chứa proline và glycine – những chất cơ thể bạn cần để xây dựng mô liên kết, gồm gân (kết nối cơ với xương) và dây chằng (kết nối xương với xương).

Nước hầm xương cũng chứa glucosamine và chondroitin, là các hợp chất tự nhiên được tìm thấy trong sụn (mô kết cấu đệm giữa các đầu xương ở khớp để giảm chấn). Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng glucosamine và chondroitin có thể giúp giảm đau khớp và làm giảm các triệu chứng của viêm xương khớp.

Nước hầm xương có lợi cho việc giảm cân

Nước hầm xương thường rất ít calo, nhưng vẫn có thể giúp bạn thỏa mãn cơn đói. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ăn súp và canh hầm thường xuyên có thể làm tăng cảm giác no và giúp giảm trọng lượng cơ thể cùng mỡ bụng. Ngoài ra, nước hầm xương cũng chứa nhiều chất đạm, giúp cải thiện khả năng kiểm soát cơn thèm ăn, hỗ trợ giảm cân và duy trì khối lượng cơ nạc. Một nghiên cứu trên 53 nam giới cũng cho thấy rằng khi kết hợp với luyện tập cơ bắp (tập đối kháng), collagen giúp tăng khối lượng cơ và giảm mỡ trong cơ thể.

Hầm xương lâu có tốt không

Xem thêm: Canh rau củ hầm bằng nồi Instant Pot

Nước hầm xương cải thiện giấc ngủ và chức năng não

Axit amin glycine, có trong nước hầm xương, có thể giúp bạn thư giãn. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng glycine cũng giúp thúc đẩy giấc ngủ.

Một nghiên cứu cho thấy rằng uống 3 gam glycine vào mỗi buổi tối đã cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ ở những người khó ngủ.

Uống glycine trước khi ngủ đã giúp họ:

  • ngủ nhanh hơn
  • duy trì một giấc ngủ sâu hơn
  • thức dậy ít lần hơn trong suốt đêm

Nghiên cứu này cũng cho thấy glycine giúp giảm các cơn buồn ngủ ban ngày và cải thiện chức năng thần kinh và trí nhớ.

Do đó, uống nước hầm xương sẽ thu nhận được tất cả những lợi ích trên.

Những mẹo nhỏ khi sử dụng nước hầm xương

Dưới đây là những mẹo nhỏ để làm và sử dụng nước hầm xương được hiệu quả nhất.

Cách lưu trữ nước hầm xương

Mặc dù đơn giản và tiết kiệm thời gian nhất là chế biến theo một mẻ lớn. Nhưng mỗi mẻ nước hầm xương chỉ có thể bảo quản an toàn trong ngăn mát tủ lạnh được tối đa 5 ngày. Nếu muốn bảo quản lâu hơn, bạn có thể đông lạnh trong các hộp nhỏ và hâm nóng từng phần khi ăn nếu cần.

Nên uống bao nhiêu nước hầm xương mỗi ngày?

Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Nhưng nhiều người khuyên bạn nên uống khoảng hơn 200ml nước hầm xương mỗi ngày để có lợi cho sức khỏe tối ưu. Tuy nhiên, ít vẫn hơn là không uống, dù một lần mỗi tuần hay mỗi ngày một lần, hãy cố gắng uống thường xuyên nhất nếu có thể.

Không phải ai cũng dễ dàng uống được nước hầm xương. Nhưng lại rất may vì nước hầm xương có rất nhiều cách để tận dụng và chế biến. Bạn có thể sử dụng để nấu súp, nấu canh, làm nước sốt, nước thịt cho các món mặn.

Dưới đây là một công thức sốt cà chua đơn giản sử dụng nước hầm xương:

Nguyên liệu:

  • 2 cup (473 ml) nước hầm xương
  • 2 lon tương cà chua hữu cơ
  • 2 tbs (30 ml) dầu ô liu nguyên chất
  • ½ tsp lá oregano
  • ½ tsp lá húng quế
  • 2 tép tỏi băm
  • muối, tiêu vừa ăn

Cách làm: 

  • Cho tất cả nguyên liệu vào một chiếc nồi nhỏ
  • Đun ở lửa vừa và cao trong 4 đến 6 phút, thỉnh thoảng khuấy đều
  • Giảm lửa nhỏ và đậy nắp lại, để sốt sôi thêm 5 phút
  • Ăn kèm mì ống hoặc bánh mì, hoặc sử dụng trong nhiều công thức nấu ăn khác.

Kết luận

Nước hầm xương chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng và một số chất được biết đến là có lợi cho sức khỏe một cách đáng kinh ngạc. Vậy nên, điều chắc chắn cần biết là nước hầm xương vô cùng bổ dưỡng và cần bổ sung thêm vào chế độ ăn uống của bạn. Bạn sẽ thu được rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu sử dụng nước hầm xương đều đặn mỗi ngày.